Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1925/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 04 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V CÔNG BỐ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG SUẤT 600M3/NGÀY ĐÊM TẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP , ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

Căn cứ Thông tư số 02/2015/TT-BXD ngày 02/4/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước;

Căn cứ Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30/05/2014 của Bộ Xây dựng V/v công bố định mức dự toán công tác sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước;

Căn cứ Quyết định số 591/QĐ-BXD ngày 30/05/2014 của Bộ Xây dựng V/v công bố định mức dự toán duy trì hệ thống thoát nước;

Căn cứ Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của UBND tỉnh V/v quy định tỷ lệ lợi nhuận định mức áp dụng khi xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước tại thị xã Gia Nghĩa của Công ty Cổ phần cấp nước và Phát triển đô thị Đắk Nông.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1237/TTr-SXD và Kết quả thẩm định số 1236/KQTĐ-SXD ngày 22/9/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố áp dụng định mức công tác quản lý, vận hành, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 600m3/ngày đêm tại thị xã Gia Nghĩa (theo phụ lục kèm theo).

Điều 2.

Định mức này được sử dụng vào việc lập đơn giá quản lý, vận hành, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và quản lý chi phí cho hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt công suất 600 m3/ngày, đêm tại thị xã Gia Nghĩa trong khi chưa có Công bố định mức cụ thể của Bộ Xây dựng.

Khi Bộ Xây dựng có công bố định mức cụ thể cho các công tác nêu trên, Sở Xây dựng kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ Quyết định này.

Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về kết quả thẩm định định mức nêu trên do đơn vị thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng; Tài chính; Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước và Phát triển đô thị Đắk Nông; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng (thay b/c);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CTTĐT, KTTC, CNXD(V).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hải

 

PHỤ LỤC

(kèm theo Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông)

ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG SUẤT 600M3/NGÀY ĐÊM TẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG

Phần I

THUYẾT MINH ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG SUẤT 600 M3/NGÀY ĐÊM TẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA

1. Nội dung định mức: Định mức công tác, quản lý, vận hành, thu gom và xử lý nước thải cho hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt công suất 600 m3/ngày, đêm tại thị xã Gia Nghĩa bao gồm các hao phí cần thiết về nguyên vật liệu, điện năng, lao động và thiết bị để thu gom, xử lý một đơn vị nước thải sinh hoạt.

2. Căn cứ để xác lập định mức:

- Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

- Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP , ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Vận dụng các định mức công việc tương tự tại các Quyết định 590/QĐ-BXD ngày 30/05/2014 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành hệ thống cấp nước; Quyết định số 591/QĐ-BXD ngày 30/05/2014 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán duy trì hệ thống thoát nước đô thị.

- Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt).

- Hồ sơ thuyết minh thiết kế chi tiết và quy trình xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải công suất 600 m3/ngày đêm tại thị xã Gia Nghĩa.

3. Quy trình của Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt công suất 600 m3/ngày, đêm tại thị xã Gia Nghĩa (theo Hồ sơ thuyết minh thiết kế chi tiết):

Công suất nước thải giai đoạn 1 đến năm 2015 là 600m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn là chuỗi các hồ xử lý sinh học bao gồm (i) Hồ kỵ khí; (ii) Hồ tùy tiện (Hồ lưỡng tính); (iii) Hồ ổn định lần đầu và (iv) Hồ ổn định lần cuối.

Lớp chống thấm cho đáy và thành của các hồ xử lý nước sinh hoạt theo hướng từ trên xuống dưới bao gồm: Đáy và thành của các hồ được xây dựng bằng lớp đá hộc M100, dày 300mm bên trên lớp bê tông lót M100, tiếp đến là lớp vật liệu tiêu chuẩn chống thấm GCL (Geotextile Clay Linner) và bên dưới cùng là lớp đất đồi đầm chặt K>=0.98.

Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý từ chuỗi các hồ xử lý sinh học được dẫn vào hố ga tập trung nước, chảy theo ống xả nước bên ngoài đến suối.

a) Hố ga thăm và ngăn tiếp nhận nước thải sinh hoạt:

- Nước thải sinh hoạt sau khi được bơm đến từ trạm bơm nước thải số 09 (PS9) bằng ống HDPE Dn200 sẽ được dẫn vào hố ga thăm kích thước (0.8x0.8x1.36)m. Nước thải từ hố ga này được dẫn vào ngăn tiếp nhận phía trước hồ kỵ khí bằng ống nhựa uPVC Dn300. Kích thước của ngăn tiếp nhận (0.8x0.7x1.4)m. Hố ga thăm và ngăn tiếp nhận được xây dựng bằng BTCT.

- Nước thải sinh hoạt từ ngăn tiếp nhận được dẫn vào hồ kỵ khí bằng hai ống HDPE Dn200 để phân phối nước vào hồ đều. Mặt khác, để kiểm soát nước vào hồ ngay tại đầu ống dẫn (trong ngăn tiếp nhận) bố trí các cửa phai (400x400)mm. Đồng thời, để xử lý sự cố và điều khiển quá trình xử lý sự cố trong ngăn tiếp nhận cũng được bố trí các cửa phai chắn.

b) Hồ kỵ khí:

- Đây là hồ đầu tiên trong chuỗi hồ xử lý sinh học. Hồ kỵ khí nhằm mục đích lắng cặn, xử lý bùn cặn với điều kiện yếm khí và nhiệt độ trung bình thiết kế của hồ là 20 độ C nhằm đảm bảo cho các vi sinh vật hoạt động có hiệu quả.

- Diện tích của hồ là 260m2, hồ có dạng hình chữ nhật với chiều rộng 8m, chiều dài 46m, chiều cao trung bình bao gồm cả phần chứa nước và phần bảo vệ H=4.0m, mái taluy xung quanh hồ m=1:1, dung tích hữu ích của hồ 780m3, thời gian nước lưu lại trong hồ là 1.5 ngày.

c) Hồ tùy tiện (Hồ lưỡng tính)

- Hồ tùy tiện được hoạt động ở chế độ kỵ khí và hiếm khí, nhằm mục đích tiếp tục lắng cặn - xử lý cặn còn sót lại từ hồ kỵ khí và xử lý sạch nước trong ở chu trình xử lý hiếu khí.

- Diện tích của hồ là 3.400 m2, hồ có dạng hình chữ nhật với chiều rộng 48,6m, chiều dài 74,6m, chiều cao trung bình bao gồm cả phần chứa nước và phần bảo vệ H=2.7m, mái taluy xung quanh hồ m=1:1, dung tích hữu ích của hồ 5.100m3, thời gian nước lưu lại trong hồ là 8.5 ngày.

d) Hồ ổn định lần đầu:

- Đây là hồ tiếp nhận nước thải từ hồ tùy tiện với nhiệm vụ là tiếp tục làm sạch nước thải và khử trùng. Nhờ chiều sâu của hồ chỉ là 1m nên ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua hết lớp nước trong hồ và hơn nữa khi hàm lượng chất hữu cơ trong hồ đã được làm sạch đáng kể thì vi sinh vật (vi khuẩn) sẽ cũng từ đó mà bị giảm nguồn dinh dưỡng để phát triển. Khối lượng vì thế sẽ bị chết dần trong thời gian sinh sống trong hồ với điều kiện sống như vậy.

- Diện tích của hồ là 2.400 m2, hồ có dạng hình chữ nhật với chiều rộng 49,2m, chiều dài 50,2m, chiều cao trung bình bao gồm cả phần chứa nước và phần bảo vệ H=2,4m, mái taluy xung quanh hồ m=1:1, dung tích hữu ích của hồ 2.400 m3, thời gian nước lưu lại trong hồ là 4 ngày.

đ) Hồ ổn định lần cuối:

- Nước thải sinh hoạt sau khi qua hồ ổn định lần đầu sẽ được chuyển qua hồ ổn định lần cuối. Đây là hồ cuối cùng trong chuỗi các hồ xử lý nước thải sinh hoạt. Mục đích của hồ này là sẽ làm sạch tối đa các chất bẩn còn sót lại từ việc xử lý trước đây và đồng thời sẽ cũng diệt trùng tối đa các vi khuẩn còn sót lại.

- Diện tích của hồ là 1.800 m2, hồ có dạng hình chữ nhật với chiều rộng 36.8m, chiều dài 48.8m, chiều cao trung bình bao gồm cả phần chứa nước và phần bảo vệ H=3m, mái taluy xung quanh hồ m=1:1, dung tích hữu ích của hồ 1.800 m3, thời gian nước lưu lại trong hồ là 3 ngày.

e) Hệ thống phân phối nước và hệ thống xả tràn:

- Nước thải sinh hoạt được dẫn từ hồ này sang hồ khác thông qua các ống uPVC Dn200 và qua các hố thăm để kiểm soát lượng nước vào ra khỏi từng hồ bằng các tấm ngăn chảy tràn và các cửa phai.

- Mặt khác, để xả sự cố và xả tràn sử dụng hệ thống ống uPVC Dn300 được nối với các hố thăm, ngăn tiếp nhận nước vv...Nước xả tràn sẽ được nối với hố ga để xả vào suối Đăk Nia.

f) Ống thoát nước sau khi xử lý: Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể ổn định cuối cùng được chuyển đến ngăn thu nước nằm sát ngay bể này và sau đó được dẫn qua hệ thống ống RC Dn400 đến suối Đăk Nia.

4. Kết cấu của tập định mức:

- Định mức được trình bày theo loại các công tác vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt công suất 600 m3/ngày, đêm của thị xã Gia Nghĩa. Mỗi định mức được trình bày gồm: thành phần công việc, đơn vị tính và các định mức phù hợp để thực hiện công việc đó.

- Định mức được kết cấu thành 02 phần:

+ Phần 1: Thuyết minh định mức.

+ Phần 2: Bảng định mức dự toán.

5. Hướng dẫn áp dụng định mức:

- Định mức được sử dụng vào việc lập đơn giá quản lý, vận hành, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và quản lý chi phí cho hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt công suất 600 m3/ngày, đêm tại thị xã Gia Nghĩa.

- Hao phí vật liệu, công cụ lao động khác (như chổi, xẻng, cuốc, găng tay, thùng chứa ..v.v) trực tiếp sử dụng để thực hiện công việc không có trong định mức này. Các hao phí này được xác định trong chi phí chung của dự toán chi phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Chi phí quản lý trong 1 năm được tính bằng 5% tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty Cổ phần cấp nước và phát triển đô thị Đắk Nông.

Phần II

ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, THU GOM, XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG SUẤT 600 M3/NGÀY ĐÊM TẠI THỊ XÃ GIA NGHĨA

Chương I

QUẢN LÝ VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

XLNT.01 Xử lý nước thải sinh hoạt thông thường: (vận dụng định mức NS1.02.001 ban hành theo Quyết định s590/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành hệ thống cấp nước)

1. Thành phần công việc:

a) Vận hành các hồ xử lý nước thải sinh hoạt như quy trình:

- Theo dõi lượng nước thải về khu xử lý, phối hợp với bộ phận vận hành các trạm bơm nước thải để vận hành các trạm bơm (thông báo dừng bơm, bật bơm theo tình hình hoạt động của trạm xử lý).

- Vận hành các hồ xử lý nước thải sinh hoạt như quy trình theo yêu cầu bao gồm đóng van để bể lọc làm việc, xả lọc (rửa bể lọc) theo chu kỳ (trung bình 24 giờ/lần hoặc 16 giờ/lần tuỳ theo chất lượng nguồn nước);

- Làm vệ sinh các hồ xử lý (sàn, máng thu...) và hệ thống điều khiển kiểm tra hệ thống điều khiển, van nước, van khí, hệ thống ống;

- Theo dõi hoạt động của các hồ xử lý (tính ổn định, xem xét nước từ các hồ xử lý sang);

- Ghi sổ diễn biến công việc, các sự cố xảy ra.

- Theo dõi chế độ làm việc của bể các hồ xử lý;

- Kiểm tra thường xuyên các thiết bị khác (Van, hệ thống ống);

- Theo dõi chất lượng nước sau xử lý, lấy mẫu nước thải sinh hoạt sau xử lý để kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải ra môi trường,..

- Vớt rác trên mặt các hồ xử lý nước thải sinh hoạt.

- Làm vệ sinh các hồ xử lý (Vệ sinh nhỏ hàng ngày);

- Ghi sổ nhật ký vận hành; giao nhận ca.

b) Vận hành nhà hóa chất (gồm pha vôi, phun hóa chất diệt ruồi, muỗi)

- Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản các hóa chất theo yêu cầu của phòng thí nghiệm;

- Vận hành các thiết bị cân, pha hóa chất (vôi, hóa chất diệt ruồi);

- Rắc vôi bột khử trùng; phun hóa chất diệt ruồi, muỗi.

- Vận hành máy khuấy, máy bơm định lượng;

- Theo dõi chế độ làm việc của máy khuấy, máy bơm định lượng theo yêu cầu kỹ thuật (lưu lượng, áp lực, vòng quay, cường độ dòng điện, điện thế, các trạng thái làm việc của máy khuấy, máy bơm...);

- Ghi sổ các diễn biến xảy ra.

c) Vận hành phòng thí nghiệm

- Lấy mẫu kiểm tra nước nguồn, nước sau xử lý để kiểm tra theo quy định;

- Các mẫu lấy một ca, một lần (pH, độ đục);

- Kiểm tra, phân tích các thông số chất lượng nước theo yêu cầu.

d) Vệ sinh trạm xử lý

- Quét dọn vệ sinh trong trạm xử lý...

- Vận hành hệ thống điện chiếu sáng; bảo vệ trạm, chăm sóc cây xanh.

2. Bảng định mức:

Đơn vị tính: 100 m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

ĐVT

Định mức

XLNT.01

Xử lý nước thải sinh hoạt, trạm xử lý công suất 600m3/ng.đ

 

 

 

Vật liệu

 

 

Vôi bột

kg

0,456

Hóa chất diệt ruồi, muỗi

lít

0,011

Nhân công

 

 

Công nhân bậc 4/7

công

0,526

XLNT.02 Nạo vét bùn các hồ xử lý nước thải sinh hoạt bằng xe hút bùn 3 tấn, cự ly vận chuyển bùn đến bãi thải 15 km. (Vận dụng định mức TN2.01.10 ban hành theo Quyết định s591/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán duy trì hệ thống thoát nước đô thị)

1. Thành phần công việc:

- Chuẩn bị xe (Bơm nước vào bình, đổ nhiên liệu, kiểm tra xe)

- Di chuyển xe đến địa điểm thi công.

- Lắp đặt vòi hút, di chuyển vòi hút đến vị trí cần hút bằng thuyền, neo thuyền.

- Hút bùn đầy téc.

- Vận chuyển bùn đến bãi đổ, xả sạch bùn.

- Sau khi hoàn thành công việc, thu dọn mặt bằng làm việc, vệ sinh và tập trung dụng cụ, phương tiện về nơi quy định.

2. Bảng định mức:

Đơn vị tính: m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

ĐVT

Định mức

XLNT.02

Nạo vét bùn các hồ xử lý nước thải bằng xe hút bùn 3 tấn, cự ly vận chuyển bùn đến bãi thải 15 km.

 

 

 

Nhân công

 

 

Công nhân 4/7

công

0,25

Máy thi công

 

 

Xe hút bùn 3 tấn

ca

0,083

Ghi chú: Định mức quy định tại Bảng số 02 tương ứng với cự ly vận chuyển bùn bình quân 15 km. Khi cự ly vận chuyển bình quân thay đổi thì định mức hao phí máy thi công được điều chỉnh với các hệ số sau:

Cụ ly L (km)

Hệ số

≤ 8

0,895

8 < L ≤ 10

0,925

10< L ≤ 15

0,955

15 < L ≤ 18

1,045

18 < L ≤ 20

1,075

Chương II

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG

XLNT.03 Nạo vét bùn cống ngầm bằng xe hút bùn 3 tấn, cự ly vận chuyển bùn đến bãi thải 15 km (cống tròn có đường kính ≥ 700mm và các loại cống khác có tiết diện tương đương). (Vận dụng định mức TN2.01.10 ban hành theo Quyết định số 591/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán duy trì hệ thống thoát nước đô thị)

1. Thành phần công việc:

- Chuẩn bị xe (Bơm nước vào bình, đổ nhiên liệu, kiểm tra xe).

- Di chuyển xe đến địa điểm thi công.

- Đặt biển báo hiệu công trường, lắp đặt vòi hút.

- Mở nắp ga, chờ khí độc bay đi.

- Hút bùn ở hố ga và chui vào lòng cống để hút.

- Xả nước.

- Hút đầy téc.

- Vận chuyển bùn đến bãi đổ bùn, xả sạch bùn.

- Đóng nắp ga, vệ sinh, thu dọn mặt bằng làm việc và tập trung dụng cụ, phương tiện về nơi quy định.

2. Bảng định mức:

Đơn vị tính: m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

ĐVT

Định mức

XLNT.03

Nạo vét bùn cống ngầm bằng xe hút bùn 3 tấn, cự ly vận chuyển bùn đến bãi thải 15 km (cống tròn có đường kính ≥ 700mm và các loại cống khác có tiết diện tương đương)

 

 

 

Nhân công

 

 

Công nhân 4/7

công

0,20

y thi công

 

 

Xe hút bùn 3 tấn

ca

0,066

Ghi chú:

1. Do khoảng cách giữa các hố ga khoảng 20m, cống có đường kính <300mm, nên không cần chui vào lòng cống để hút bùn, nên lấy bằng 80% định mức TN2.01.10 ban hành theo Quyết định số 591/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng.

2. Định mức quy định tại Bảng số 02 tương ứng với cự ly vận chuyển bùn bình quân 15 km. Khi cự ly vận chuyển bình quân thay đổi thì định mức hao phí máy thi công được điều chỉnh với các hệ số sau:

Cự ly L (km)

Hệ số

≤ 8

0,895

8 < L ≤ 10

0,925

10 < L ≤ 15

0,955

15 < L ≤ 18

1,045

18 < L ≤ 20

1,075

XLNT.04 Quản lý, vận hành tuyến ống áp lực D200 (vận dụng định mức NS2.02.02 ban hành theo Quyết định s590/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành hệ thống cấp nước):

1. Thành phần công việc:

a) Quản lý kỹ thuật:

- Quản lý hiện trạng tuyến ống áp lực trên bản đồ. Bao gồm cập nhật thường xuyên những thay đổi trên mạng lưới và thống kê các tài sản trên mạng lưới.

- Phối hợp với các đơn vị có công trình ngầm để việc triển khai dự án đảm bảo an toàn cho tuyến ống áp lực.

b) Quản lý áp lực:

- Thu thập và cập nhật hàng ngày áp lực nước trên tuyến ống áp lực.

c) Quản lý lưu lượng:

- Thu thập và cập nhật hàng ngày lưu lượng nước trên tuyến ống áp lực.

d) Quản lý đường ống và các thiết bị trên mạng:

- Lập kế hoạch kiểm tra các tuyến ống và thiết bị miệng khóa van, van, hố ga, đồng hồ.

- Kiểm tra hàng ngày tài sản, tình trạng hoạt động các đường ống và thiết bị trên tuyến ống áp lực. Phát hiện và sửa chữa phòng ngừa các sự cố.

e. Vận hành mạng:

- Đề xuất phương án vận hành dựa trên các số liệu về áp lực, lưu lượng.

- Vận hành theo đúng phương án được duyệt.

- Cập nhật phương án vận hành trên hồ sơ.

2. Bảng định mức:

Đơn vị tính: 1 km/tháng

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

ĐVT

Định mức

XLNT.04

Quản lý, vận hành tuyến ống áp lực

 

 

 

Nhân công

 

 

Kỹ sư bậc 4/8

công

0,50

Công nhân 4/7

công

1,34

Máy thi công

 

 

Máy bơm nước 8CV

ca

0,008

Ô tô vận chuyển 2,5 tấn

ca

0,01

Ghi chú: Do tuyến ống áp lực ít thiết bị (van, khóa, hố van) hơn mạng lưới cấp nước nên định mức công nhân vận hành lấy khoảng 50% định mức của tuyến ống cấp nước)

XLNT.05 Bảo dưỡng thiết bị trên mạng và vệ sinh tuyến ống áp lực D200 (vận dụng định mức NS2.03.002 ban hành theo Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành hệ thống cấp nước):

1. Thành phần công việc:

a) Bảo dưỡng đồng hồ tổng điện từ, đồng hồ cơ:

- Bơm hút nước nạo vét bùn vệ sinh sạch hố ga.

- Kiểm tra cảm biến đo lưu lượng các điểm đấu nối (Sensor); kiểm tra hiệu chỉnh thông số điện trở, điện cực.

- Vệ sinh công nghiệp: các thiết bị trong tủ, dây nối cổ cáp.

- Kiểm tra hệ thống điện và tiếp địa.

- Kiểm tra hiện thị: vệ sinh các vi mạch, đo tính toán cài đặt thông số kỹ thuật.

b) Xúc xả đường tuyến ống:

- Chuẩn bị mặt bằng tại điểm xả, mở van xả cặn (tháo bích tại tê xả).

- Vận hành mạng dồn nước để xúc xả đường ống.

- Đóng van xả cặn. Vận hành mạng trả lại hiện trạng ban đầu.

- Vệ sinh hoàn trả mặt bằng

c) Bảo dưỡng các loại van cửa, van bướm, van xả cạn và hố ga:

- Bơm hút nước nạo vét bùn vệ sinh sạch hố ga.

- Kiểm tra hiện trạng van. Tháo van ra khỏi hệ thống, vệ sinh bên ngoài van.

- Tháo, vệ sinh bên trong và các chi tiết khác.

- Tháo, vệ sinh bảo dưỡng bộ truyền và bầu van.

- Lắp ráp van hoàn chỉnh, sơn chống gỉ vỏ van theo màu quy định.

d) Kê nâng miệng khóa, nắp hố ga van:

- Kiểm tra hiện trạng, tháo ra khỏi hệ thống,vệ sinh hố ga.

- Kê nâng van lắp miệng khóa ống dựng, nắp ga.

- Lắp hoàn chỉnh, trát vá hoàn trả mặt đường.

2. Bảng định mức:

Đơn vị tính: 1 km/tháng

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

ĐVT

Định mức

XLNT.05

Bảo dưỡng thiết bị trên mạng và vệ sinh tuyến ống áp lực

 

 

 

Vật liệu

 

 

Nước sạch súc xả

m3

2,50

Vật liệu khác

%

5

Nhân công

 

 

Công nhân 4/7

công

0,61

Máy thi công

 

 

Máy bơm nước 8CV

ca

0,035

Ô tô vận chuyển 2,5 tấn

ca

0,198

Máy phát điện 10 KW

ca

0,012

Máy khác

%

5

XLNT.06 Công tác vận hành trạm bơm nước thải sinh hoạt (vận dụng định mức NS2.04.00 ban hành theo Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành hệ thống cấp nước)

1. Thành phần công việc:

a) Trong thời gian không chạy máy bơm nước thải:

- Vệ sinh thiết bị, nhà bơm, xung quanh trong ngoài trạm bơm.

- Kiểm tra bể chứa, ống truyền dẫn từ trạm bơm ra.

b) Trong thời gian chạy bơm:

- Thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật trước khi mở máy và sau khi chạy máy bơm. Theo dõi thường xuyên các chỉ tiêu kỹ thuật như: đồng hồ vôn, ampe, tình trạng hoạt động của máy, đồng hồ áp lực đầu bơm, van 1 chiều, van 2 chiều,....

- Thường xuyên theo dõi mực nước trong bể chứa.

c) Dừng chạy bơm.

- Ghi chép nhật ký hoạt động bơm

- Lau vệ sinh các thiết bị.

2. Bảng định mức:

Đơn vị tính: 100 m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

ĐVT

Định mức

XLNT.06

Vận hành trạm bơm nước thải sinh hoạt

 

 

 

Vật liệu

 

 

Dầu nhờn

kg

0,0048

Mỡ

kg

0,0019

Vật liệu khác

%

5

Điện năng

KWh

18,5

Nhân công

 

 

Công nhân 4/7

công

0,26

Ghi chú: Do trạm bơm nước thải không có Nhà trạm bơm nên định mức công nhân vận hành lấy khoảng 70% định mức của trạm bơm tăng áp

XLNT.07 Bảo dưỡng trạm bơm tăng áp (vận dụng định mức NS2.05.00 ban hành theo Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng)

1. Thành phần công việc:

a) Bảo dưỡng bể chứa nước:

- Định kỳ vệ sinh, kiểm tra bể chứa theo quy trình kỹ thuật.

- Quét vôi thành bể.

- Hút bùn bể.

b) Bảo dưỡng phần công nghệ:

- Vệ sinh, cọ rửa, sơn chống gỉ lại các đường ống công nghệ.

- Bảo dưỡng các máy bơm, các động cơ:

+ Nhận, vận chuyển vật tư, tháo dỡ bơm, tháo dỡ động cơ kiểm tra vệ sinh các thiết bị.

+ Bơm: Tháo các vòng bi, rửa sạch mỡ cũ, thay mỡ mới và thay thế định kỳ vòng bi.

+ Động cơ: Tháo rời kiểm tra phần động cơ, vệ sinh sạch sẽ Roto, Stator, thay vòng bi trục động cơ, tra mỡ vòng bi. Kiểm tra và khắc phục giảm cách điện, kiểm tra thông số, lắp đặt căn chỉnh.

+ Kiểm tra hiệu chỉnh khớp nối trục động cơ bơm Lắp ráp bơm, động cơ. Chạy thử, ghi thông số kỹ thuật bàn giao đơn vị quản lý.

c) Bảo dưỡng phần điện:

- Kiểm tra vệ sinh các tủ điện và các thiết bị điện.

- Kiểm tra vệ sinh các giá đỡ dây điện, hộp nối, dây điện, ổ cắm.

- Siết chặt lại các đầu cốt, đầu nối. Kiểm tra lại các hệ thống tiếp địa.

2. Bảng định mức:

Đơn vị tính: Trạm/năm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

ĐVT

Định mức

XLNT.07

Bảo dưỡng trạm bơm nước thải sinh hoạt.

 

 

 

Vật liệu

 

 

Giẻ lau

kg

3,35

Mỡ chịu nhiệt

kg

4,80

Xăng

lít

1,45

Vật liệu khác

%

5

Nhân công

 

 

Công nhân bậc 4/7

công

50

Máy thi công

 

 

Máy bơm áp lực 75 KW

ca

0,81

Xe hút bùn 3 tấn

ca

1,96

Ghi chú: Do trạm bơm nước thải không có Nhà trạm bơm nên định mức công nhân bảo dưỡng lấy khoảng 45% định mức của trạm bơm tăng áp.

XLNT.08 Công tác quản lý khách hàng (vận dụng định mức NS2.01.00 ban hành theo Quyết định s590/QĐ-BXD ngày 30/05/2015 của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành hệ thống cấp nước):

1. Thành phần công việc:

1.1. Quản lý khách hàng.

a) Quản lý khách hàng:

- Cập nhập thường xuyên các thông tin thay đổi của khách hàng.

- Theo dõi, phân tích số liệu xác định hiệu quả kinh doanh.

- Lưu trữ cuống hóa đơn: hóa đơn liên 1 sau khi nhập vào hệ thống quản lý ghi thu và kiểm tra theo dõi nợ.

- Tổng hợp thu: Vào ngày cuối cùng trong tháng, sau khi đã kết thúc công việc nhập hóa đơn, bộ phận vi tính in báo cáo tổng kết thu của cả tháng để đối chiếu với thủ quỹ, cân đối số tiền mặt tư nhân, cơ quan được nộp trong tháng

b) In ấn:

- In phục vụ công tác ghi thu và quản lý khách hàng (sổ đọc, sổ soát, bản kê, chứng từ nộp tiền, thông tin phục vụ kiểm tra kiểm soát...In báo cáo tổng kết)

- In hóa đơn: Ghi lại sê-ri đầu, cuối của mỗi khối hóa đơn được in ra, kiểm tra so sánh số hóa đơn. Tổng kết hóa đơn.

- In ấn hợp đồng của khách hàng mới.

1.2. Thu tiền xử lý nước thải sinh hoạt và theo dõi nợ:

- Nhận, kiểm tra số lượng, chất lượng in hóa đơn. Thu từng nhà khách hàng theo lộ trình như nhân viên ghi đọc đã thực hiện.

- Tổng hợp số tiền thu được liên 1 hóa đơn và nộp tiền vào quỹ. Cuối mỗi ngày tổng kết giao thủ quỹ 1 bản và giao phòng Tài chính kế toán 1 bản để cân đối số tiền mặt thực tế nộp vào quỹ.

- Thông báo nợ, xác minh nguyên nhân nợ. Đưa thông báo ngừng hoặc dừng dịch vụ thoát nước.

- Tổng hợp hóa đơn nợ tồn: Sau khi kết thúc ngày nộp tiền cuối cùng trong tháng, nhân viên thu phải có trách nhiệm tự kiểm kê lại số hóa đơn nợ tồn hiện đang giữ. Kê chi tiết danh sách khách hàng còn nợ theo tháng hóa đơn, cộng tổng số hóa đơn và số tiền còn nợ từng tháng. Phân tích chi tiết nguyên nhân khách hàng còn nợ tiền nước.

1.3. Giải quyết thắc mắc, tranh chấp, xử lý vi phạm của khách hàng và các đối tượng khác trên địa bàn quản lý.

a) Giải quyết thắc mắc, tranh chấp:

- Xác minh thực tế theo nội dung thắc mắc, phối hợp các bộ phận liên quan trong và ngoài đơn vị thu nhận thông tin.

- Lập biên bản giải quyết thắc mắc.

- Trả lời thắc mắc, tranh chấp.

b) Thanh kiểm tra vi phạm:

- Căn cứ số liệu hệ thống quản lý ghi thu tổng hợp các trường hợp khách hàng xả thải bất thường hoặc theo đề nghị của nhân viên ghi đọc.

- Đi hiện trường kiểm tra thực tế. Lập biên bản kiểm tra thực tế nước thải của khách hàng.

- Thu thập chứng cứ vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thoát nước và xử lý nước thải. Xác định mức độ vi phạm. Lập hồ sơ vi phạm, kiến nghị giải quyết.

2. Bảng định mức:

Đơn vị tính: 1.000 khách hàng/tháng

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

ĐVT

Định mức

XLNT.08

Công tác quản lý khách hàng

 

 

 

Vật liệu

 

 

Giấy liên tục

tờ

140

Giấy A4

tờ

150

Phôi hóa đơn tiền nước

tờ

1006

Mực in Laser

hộp

0,095

Mực in giấy liên tục

băng

0,35

Mực in hóa đơn tiền nước

băng

0,015

Vật liệu khác

 

5

Nhân công

 

 

Công nhân 4/7

công

15

Ghi chú: Do công tác quản lý khách hàng nước thải được kết hợp với chi phí thu nước sạch sinh hoạt nên định mức nhân công là 15 công so với trung bình 37,76 công của nước sạch.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1925/QĐ-UBND năm 2016 công bố áp dụng định mức công tác quản lý, vận hành, thu gom, xử lý nước thải sinh họat cho hệ thống xử lý nước thải sinh họat công suất 600m3/ngày đêm tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

  • Số hiệu: 1925/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/11/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Trần Xuân Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản