ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2013/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 07 tháng 11 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/2013/QĐ-UBND NGÀY 07/02/2013 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THÁI BÌNH, GIAI ĐOẠN 2011-2015 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2011/QĐ-UBND NGÀY 16/8/2011 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo kết luận số 676-TB/TU ngày 04/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương mua xi măng trả chậm để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 452/TTr-SKHĐT ngày 06/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Bổ sung một số nội dung của Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi là Quyết định số 02) như sau:
"Điều 3. Nguồn vốn và nguyên tắc hỗ trợ
1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần bằng tiền; hoặc vừa hỗ trợ một phần bằng xi măng, vừa hỗ trợ bằng tiền; hoặc chỉ hỗ trợ một phần bằng xi măng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới theo sự lựa chọn của xã, thôn, cộng đồng dân cư…"
"Điều 4. Tiêu chí lựa chọn các xã để hỗ trợ đầu tư
2. Việc lựa chọn xã để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới dựa vào các tiêu chí sau:
đ) Trường hợp thực hiện hỗ trợ bằng xi măng, căn cứ vào số lượng vật tư mua được và khả năng tự huy động nguồn lực đối ứng của các xã, thôn, cộng đồng dân cư (sau đây gọi chung là các cơ sở), Ủy ban nhân dân tỉnh mở rộng số cơ sở để hỗ trợ cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới ở tất cả các xã trong tỉnh (trừ các xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới). Các cơ sở huy động được nguồn lực đối ứng, chỉ nhận hỗ trợ một phần bằng xi măng theo quy định của tỉnh thì được ưu tiên hỗ trợ trước; các cơ sở có yêu cầu hỗ trợ bằng tiền hoặc vừa hỗ trợ bằng tiền, vừa hỗ trợ bằng xi măng thì xếp thứ tự hỗ trợ sau khi hỗ trợ cho các cơ sở chỉ cần hỗ trợ bằng xi măng, nếu tỉnh còn nguồn kinh phí theo kế hoạch".
"Điều 6. Hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới
2… Trường hợp các cơ sở chỉ nhận hỗ trợ bằng xi măng, thực hiện theo định mức như sau:
Stt | Công trình được hỗ trợ | Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cần đạt được | Mức hỗ trợ xi măng cho một (01) km |
I | Danh mục công trình nhóm 1 |
|
|
1 | Đường giao thông nội đồng trục chính | Bề rộng nền đường 4,5 m; cao trình mặt đường cao hơn so với mặt ruộng 0,3m; hai bên đường xây tường chắc chắn; dưới mặt ruộng có móng rộng 0,22 m, cao 0,20 m và tường trên mặt ruộng dày 0,11 m, cao 0,14 m; mặt đường bê tông xi măng M200, rộng 3,5 m dày 14 cm | 194 tấn |
2 | Kênh cấp 1, loại III | Tường gạch xây M75 dày 22cm, đáy bằng bê tông cốt thép M200 dày 10 cm hoặc sử dụng sản phẩm bê tông thành mỏng, theo loại kênh như sau: |
|
- Loại kênh có B ≥ 0,9 m | 153 tấn | ||
- Loại kênh có B < 0,9 m | 131 tấn | ||
3 | Đường giao thông trục thôn | Mặt đường rộng 3,5 m, nền đường 5,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 16 cm | 196 tấn |
Trường hợp khó khăn về giải phóng mặt bằng: Mặt đường rộng 3,0m, nền đường 4,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 16 cm. | 168 tấn | ||
Trường hợp mở rộng thêm mặt đường đối với những tuyến đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng nhưng chưa đảm bảo đủ bề rộng mặt đường theo quy định. | 50 kg cho một (01) m2 | ||
4 | Đường nhánh cấp I của đường giao thông trục thôn | Mặt đường rộng 3,0m, nền đường 4,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 14 cm | 147 tấn |
Trường hợp khó khăn về giải phóng mặt bằng: Mặt đường rộng 2,5 m, nền đường 3,5 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 14 cm | 123 tấn | ||
Trường hợp mở rộng thêm mặt đường đối với những tuyến đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng nhưng chưa đảm bảo đủ bề rộng mặt đường theo quy định. | 50 kg cho một (01) m2 | ||
II | Danh mục công trình nhóm 2 |
|
|
5 | Đường giao thông trục xã | Mặt đường rộng 3,5 m, lề đường 1,5 m, nền đường 6,5 m; Kết cấu mặt đường bằng bê tông xi măng M300 dày 18 cm | 284 tấn |
Đối với các công trình khác theo Quyết định 02, gồm: Trạm Y tế, Trường học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở); Nhà văn hóa thôn; Sân bãi thể thao thôn; Khu thu gom xử lý rác thải; Chợ nông thôn; Nhà văn hóa xã; Trụ sở xã; Sân bãi thể thao xã; nếu các cơ sở có nhu cầu hỗ trợ xi măng, đảm bảo chứng minh được nguồn vốn đối ứng thi công hoàn thành công trình thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, giao cho các sở, ngành tính toán định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở hỗ trợ xi măng. Nguồn vốn đối ứng các công trình nhóm 2 do Ủy ban nhân dân xã làm chủ đầu tư phải được chứng minh bằng số tiền có trong tài khoản của xã tại Kho bạc Nhà nước;
Trường hợp các cơ sở có yêu cầu vừa hỗ trợ bằng tiền, vừa hỗ trợ bằng xi măng thì số tiền được tính bằng mức tiền hỗ trợ theo Quyết định 02 trừ đi số tiền tương ứng với số lượng xi măng theo định mức".
"Điều 9. Xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí và xi măng hỗ trợ đầu tư
4. Lập danh mục công trình đề nghị hỗ trợ xi măng và phân bổ khối lượng hỗ trợ xi măng:
a) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các xã thực hiện phổ biến đến thôn, cộng đồng dân cư: căn cứ vào Quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới của xã, cơ chế, chính sách của tỉnh, của huyện, thành phố; căn cứ khả năng huy động nguồn lực đối ứng thực hiện hoàn thành công trình để lập danh mục cụ thể từng công trình đề nghị tỉnh hỗ trợ xi măng kèm theo kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng. Kế hoạch đầu tư xây dựng phải ghi rõ số lượng và thời gian nhận xi măng đối với từng danh mục công trình.
b) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ Quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, hướng dẫn của các sở, ngành chuyên môn và kiểm tra thực tế để thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định danh mục công trình, kế hoạch đầu tư xây dựng của từng cơ sở theo đơn vị xã; thẩm định, xác nhận nguồn vốn đối ứng của các danh mục công trình nhóm 1; tổng hợp kế hoạch đầu tư xây dựng công trình chung toàn huyện, thành phố, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
c) Các sở, ngành thẩm định nguồn vốn đối ứng của các danh mục công trình thuộc nhóm 2;
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ kế hoạch đầu tư xây dựng công trình của các xã đã được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ khối lượng xi măng hỗ trợ cho các cơ sở theo đơn vị xã.
đ) Căn cứ quyết định phân bổ khối lượng xi măng hỗ trợ cho các xã, Quỹ Đầu tư và phát triển tỉnh xây dựng Kế hoạch nhận xi măng từ Doanh nghiệp cung ứng xi măng (Bên bán) và giao xi măng cho các cơ sở theo đơn vị xã.
5. Kế hoạch hỗ trợ bổ sung năm 2013 và năm 2014 toàn tỉnh như sau:
- Đối với hỗ trợ bằng xi măng: Số lượng khoảng 500.000 tấn xi măng; ưu tiên hỗ trợ những xã đăng ký trước đến khi hết số lượng trên.
- Đối với hỗ trợ bằng tiền và kết hợp hỗ trợ bằng xi măng: Ngoài 500.000 tấn xi măng, Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới năm 2014 khoảng 100 tỷ đồng để hỗ trợ cho các xã đăng ký hoàn thành tất cả các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới năm 2013, năm 2014 và các xã đạt nhiều tiêu chí hơn. Việc lựa chọn xã để hỗ trợ thực hiện xếp thứ tự xã theo quy định tại Quyết định 02, ưu tiên hỗ trợ xã xếp thứ tự đầu tiên đến khi hết số kinh phí nêu trên.
"Điều 14. Quản lý, cấp phát vốn, khối lượng xi măng hỗ trợ đầu tư và Quản lý hồ sơ, tài liệu
7. Trình tự quản lý, cấp phát và thanh, quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ:
a) Trình tự quản lý, cấp phát xi măng:
- Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc đã ký giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Bên bán; căn cứ kế hoạch hỗ trợ xi măng được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho các huyện, thành phố (chi tiết đến các xã); Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện ký hợp đồng mua bán với Bên bán.
- Căn cứ kế hoạch hỗ trợ xi măng được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp từng đợt theo đề nghị của các xã để đề nghị Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh cấp phát xi măng.
Hồ sơ đề nghị của các xã (theo mẫu), gồm:
+ Biểu tổng số liệu khối lượng xi măng cần dùng theo từng đợt của xã;
+ Văn bản đề nghị cấp xi măng của xã.
Ủy ban nhân dân xã chỉ được đề nghị cấp xi măng hỗ trợ cho danh mục công trình theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ khi đã có mặt bằng, đã huy động được nguồn vốn mua đủ các loại vật tư, huy động được nhân công và các điều kiện khác để thi công hoàn thành công trình.
Hồ sơ đề nghị của huyện, thành phố (theo mẫu) gồm:
+ Biểu tổng hợp nhu cầu theo từng đợt của huyện, thành phố;
+ Văn bản đề nghị cấp xi măng của huyện, thành phố;
- Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tổng hợp gửi Bên bán. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Bên bán khảo sát điều kiện về giao thông để thống nhất xây dựng kế hoạch giao hàng chi tiết về tiến độ, thứ tự và trình tự cấp hàng theo đợt cho từng huyện, xã, gửi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Bên bán bố trí phương tiện vận chuyển xi măng đến trung tâm các xã và bố trí nhân công bốc dỡ xi măng, giao cho các xã theo khối lượng, thời gian, địa điểm giao nhận trong kế hoạch giao hàng chi tiết đã thống nhất đảm bảo trước thời điểm thi công công trình theo kế hoạch đăng ký; tổ chức ký nhận và gửi Phiếu giao hàng có chữ ký của hai bên giao nhận cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.
Chứng từ kèm theo khối lượng xi măng giao nhận, gồm:
+ Phiếu xuất kho của bên bán;
+ Phiếu giao hàng có chữ ký của đại diện bên nhận hàng (là Ủy ban nhân dân xã hoặc Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã) và Bên bán.
- Ủy ban nhân dân xã hoặc Ban quản lý xây dựng nông thôn mới chuẩn bị nhà kho để bảo quản xi măng theo hướng dẫn của Sở Xây dựng khi tiếp nhận từ Bên bán; thực hiện việc quản lý, sử dụng, phân phối xi măng cho các thôn, nhóm cộng đồng dân cư (đối với công trình nhóm 1) và tổ chức thực hiện (đối với công trình nhóm 2), chỉ đạo các thôn, nhóm cộng đồng dân cư thực hiện đầu tư công trình theo quy mô đăng ký và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình theo Quy định này; tổ chức nghiệm thu và quyết toán công trình theo đúng quy định.
- Hằng tuần, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp khối lượng giao nhận của các xã; phối hợp với Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh lập, ký nhận vào Bảng kê tổng hợp khối lượng giao nhận của các xã (theo mẫu) để làm cơ sở thanh quyết toán với Bên bán.
b) Thanh, quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ:
- Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tổng hợp các hóa đơn, chứng từ, các biên bản giao nhận để làm cơ sở cho việc thanh, quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ theo hợp đồng ký kết và khối lượng xi măng giao nhận thực tế;
- Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kinh phí trả nợ cho Bên bán, Sở Tài chính thực hiện cấp tạm ứng kinh phí cho Quỹ Đầu tư phát triển theo hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền, để thanh toán cho Bên bán theo tiến độ của Hợp đồng đã ký;
- Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh chủ động vay vốn ngân hàng và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thanh toán cho Bên bán.
- Cuối niên độ ngân sách, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình thanh toán hỗ trợ xi măng cho các xã gửi Sở Tài chính làm căn cứ để tổ chức hạch toán."
"Điều 15. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
b) Căn cứ kế hoạch đầu tư xây dựng công trình nông thôn mới của huyện, thành phố (chi tiết đến các xã) đã được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định; trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn, khối lượng xi măng hỗ trợ hằng năm cho các xã được lựa chọn hỗ trợ đầu tư.
2. Sở Tài chính:
d) Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành liên quan xây dựng Hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục quản lý, cấp phát xi măng và thanh quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ.
4. Sở Xây dựng:
d) Thực hiện việc lấy mẫu giám định chất lượng xi măng trong quá trình giao nhận và hướng dẫn các địa phương trong việc bảo quản xi măng; quy trình kỹ thuật, đong đo xi măng trong quá trình tổ chức thi công công trình.
5. Sở Giao thông vận tải:
c) Phối hợp với các huyện, thành phố tạo điều kiện cho Bên bán vận chuyển xi măng đến nơi giao nhận.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
f) Thực hiện quy trình lập, thẩm định kế hoạch đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới; quy trình quản lý, cấp phát, thanh quyết toán xi măng theo đúng Quy định này;
g) Chỉ đạo các xã tạo điều kiện cho Bên bán vận chuyển xi măng đến nơi giao nhận đảm bảo an toàn, theo đúng kế hoạch đã thống nhất với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các xã.
11. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh:
a) Thực hiện đúng quy trình cấp phát, thanh quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ theo Quy định này;
b) Theo dõi tình hình thực hiện hỗ trợ xi măng báo cáo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu."
"14. Xử lý vi phạm
Trường hợp các xã thực hiện không đúng quy định đã ban hành tại Quyết định số 02 và Quy định này; sử dụng xi măng không đúng mục đích, không đúng định mức quy định theo quy mô đã đăng ký, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật công trình theo quy định thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý vi phạm theo quy định của phát luật; đồng thời dừng việc hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới của xã đó".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành thuộc tỉnh; Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Nghị quyết 15/2012/NQ-HĐND phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2012-2015
- 2Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2015
- 3Quyết định 1959/QĐ-UBND năm 2013 bổ sung Quyết định 2321/QĐ-UBND về quản lý xây dựng công trình trên lô đất tiếp giáp đường Điện Biên Phủ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2016
- 5Quyết định 1457/QĐ-UBND năm 2013 tỷ lệ hỗ trợ của ngân sách nhà nước và cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Quyết định 01/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận 4 kèm theo Quyết định 03/2010/QĐ-UBND
- 7Quyết định 160/2014/QĐ-UBND sửa Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 475/2013/QĐ-UBND
- 8Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2014 về nội dung thực hiện cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Quyết định 498/QĐ-TTg
- 9Quyết định 23/2014/QĐ-UBND điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam
- 10Quyết định 2157/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và cấp phát kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 11Quyết định 778/QĐĐC-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 23/2014/QĐ-UBND điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 24/2013/QĐ-UBND
- 12Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về thực hiện cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện “Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La” theo Quyết định 498/QĐ-TTg và Thông tư 03/2013/TT-BKHĐT
- 13Quyết định 26/2000/QĐ-UB về phân cấp quản lý công trình thủy lợi và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 14Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND về quy định cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 15Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 16Quyết định 17/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 1Quyết định 02/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 09/2011/QĐ-UBND
- 2Quyết định 17/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị quyết 15/2012/NQ-HĐND phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2012-2015
- 4Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2015
- 5Quyết định 1959/QĐ-UBND năm 2013 bổ sung Quyết định 2321/QĐ-UBND về quản lý xây dựng công trình trên lô đất tiếp giáp đường Điện Biên Phủ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2016
- 7Quyết định 1457/QĐ-UBND năm 2013 tỷ lệ hỗ trợ của ngân sách nhà nước và cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Quyết định 01/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp quận 4 kèm theo Quyết định 03/2010/QĐ-UBND
- 9Quyết định 160/2014/QĐ-UBND sửa Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 475/2013/QĐ-UBND
- 10Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2014 về nội dung thực hiện cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Quyết định 498/QĐ-TTg
- 11Quyết định 23/2014/QĐ-UBND điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam
- 12Quyết định 2157/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và cấp phát kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 13Quyết định 778/QĐĐC-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 23/2014/QĐ-UBND điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 24/2013/QĐ-UBND
- 14Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về thực hiện cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện “Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La” theo Quyết định 498/QĐ-TTg và Thông tư 03/2013/TT-BKHĐT
- 15Quyết định 26/2000/QĐ-UB về phân cấp quản lý công trình thủy lợi và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 16Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND về quy định cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 17Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
Quyết định 19/2013/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 02/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 09/2011/QĐ-UBND
- Số hiệu: 19/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/11/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực