Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2013/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 07 tháng 02 năm 2013 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THÁI BÌNH, GIAI ĐOẠN 2011-2015 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2011/QĐ-UBND NGÀY 16/8/2011 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc, cơ chế vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành hướng dẫn, lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 20/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Thông báo số 550-TB/TU ngày 07/02/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015; Công văn số 25/HĐND-CTHĐ ngày 06/02/2013 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc trả lời đề nghị tại Tờ trình số 17/TTr-UBND ngày 05/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 69/TTr-SKHĐT ngày 07/02/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
“Điều 3. Nguồn vốn và nguyên tắc hỗ trợ
1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần bằng tiền cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới, nguồn vốn bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác;
Mức hỗ trợ theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật từng danh mục công trình theo quy định;
Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tổng mức kinh phí hỗ trợ theo danh mục công trình cho từng xã được lựa chọn theo quy định; ưu tiên hỗ trợ các xã hoàn thành 19 tiêu chí trong năm kế hoạch.
2. Ngoài phần vốn tỉnh hỗ trợ, các huyện, thành phố căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới; trong đó ưu tiên hỗ trợ các công trình không được ngân sách tỉnh hỗ trợ, không nhất thiết phải xây dựng mới mà chỉ cần cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chí.
3. Nguồn vốn ngân sách cấp xã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới bao gồm các khoản thu trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và các nguồn vốn hợp pháp khác;
Ngoài phần vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện, căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, ngân sách xã thực hiện hỗ trợ một phần cho thôn, cộng đồng dân cư đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới.
4. Thôn, cộng đồng dân cư tổ chức vận động các nguồn lực tài trợ và sự đóng góp của nhân dân trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tự nguyện và được Ủy ban nhân dân xã phê duyệt theo quy định của pháp luật.”
“Điều 4. Tiêu chí lựa chọn các xã để hỗ trợ đầu tư
1. Việc lựa chọn xã để hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng căn cứ vào việc đăng ký thực hiện của các xã trên cơ sở đồng thuận, tự nguyện của hộ gia đình, cá nhân được giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
2. Việc lựa chọn xã để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới dựa vào các tiêu chí sau:
a) Hoàn thành công tác đồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng;
b) Tổng số tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đạt được từng năm theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; trong đó nhất thiết tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh thì Đảng bộ, chính quyền xã phải đạt “trong sạch vững mạnh” và các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; về tiêu chí An ninh trật tự xã hội phải đạt theo quy định. Năm 2013 chọn xã đạt 11/19 tiêu chí trở lên (ở thời điểm Quý I) để hỗ trợ;
c) Huy động được nguồn lực đối ứng để thực hiện đầu tư hoàn thành công trình;
d) Giải phóng được mặt bằng thi công công trình đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 Điều 6.”
“Điều 5. Hỗ trợ dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng
1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng bình quân 600 triệu đồng/xã và không giới hạn số xã được hỗ trợ;
2. Ngân sách tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ qua ngân sách huyện, thành phố theo tổng số xã thực hiện dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng; căn cứ quy mô diện tích của các xã, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định hỗ trợ cụ thể đối với từng xã cho phù hợp.”
“Điều 6. Hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới
1. Phân nhóm danh mục công trình để thực hiện phương thức hỗ trợ và tổ chức thực hiện đầu tư như sau:
a) Danh mục các công trình nhóm 1, bao gồm: Đường giao thông nội đồng trục chính; Kênh cấp 1, loại III; Đường giao thông trục thôn; Đường nhánh cấp 1 của đường giao thông trục thôn; Nhà Văn hóa thôn và Sân bãi thể thao thôn;
b) Danh mục các công trình nhóm 2, bao gồm: Khu thu gom xử lý rác thải; Trường Mầm non trung tâm; Trường Tiểu học; Trường Trung học cơ sở; Trạm Y tế xã; Chợ nông thôn; Đường giao thông trục xã; Nhà Văn hóa xã; Trụ sở xã; Sân bãi thể thao xã.
2. Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần cho các danh mục công trình tại Khoản 1, Điều này, cụ thể như sau:
Stt | Công trình được hỗ trợ | Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cần đạt được | Mức hỗ trợ |
I | Danh mục công trình nhóm 1 |
|
|
1 | Đường giao thông nội đồng trục chính | Bề rộng nền đường 4,5 m; cao trình mặt đường cao hơn so với mặt ruộng 0,3 m; hai bên đường xây tường chắc chắn: dưới mặt ruộng có móng rộng 0,22m, cao 0,20m và tường trên mặt ruộng dày 0,11 m, cao 0,14 m và: |
|
- Mặt đường đổ cát hoặc đất cát pha rộng 3,5 m; | 250 triệu đồng/km | ||
- Mặt đường bê tông xi măng M200, rộng 3,5 m dày 14 cm hoặc vật liệu khác bảo đảm tải trọng tương đương. | 350 triệu đồng/km | ||
2 | Kênh cấp 1, loại III | Tường gạch xây M75 dày 22 cm, đáy bằng bê tông cốt thép M200 dày 10 cm hoặc sử dụng sản phẩm bê tông thành mỏng, theo loại kênh như sau: |
|
- Loại kênh có B ≥ 0,9 m | 800 triệu đồng/km | ||
- Loại kênh có B < 0,9 m | 690 triệu đồng/km | ||
Trường hợp tường gạch xây dày 16 cm, đáy bằng bê tông cốt thép M200 dày 10 cm, theo loại kênh như sau: |
| ||
- Loại kênh có B ≥ 0,9 m | 680 triệu đồng/km | ||
- Loại kênh có B < 0,9 m | 590 triệu đồng/km | ||
3 | Đường giao thông trục thôn | Mặt đường rộng 3,5 m, nền đường 5,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 16 cm hoặc đá dăm láng nhựa | 490 triệu đồng/km |
Trường hợp khó khăn về giải phóng mặt bằng: Mặt đường rộng 3,0 m, nền đường 4,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 16 cm hoặc đá dăm láng nhựa | 420 triệu đồng/km | ||
Trường hợp mở rộng thêm mặt đường đối với những tuyến đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng, hoặc đá dăm láng nhựa nhưng chưa đảm bảo đủ bề rộng mặt đường theo quy định | 140.000 đồng/m2 | ||
4 | Đường nhánh cấp 1 của đường giao thông trục thôn | Mặt đường rộng 3,0 m, nền đường 4,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 14 cm hoặc đá dăm láng nhựa | 370 triệu đồng/km |
Trường hợp khó khăn về giải phóng mặt bằng: Mặt đường rộng 2,5 m, nền đường 3,5 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 14 cm hoặc đá dăm láng nhựa | 310 triệu đồng/km | ||
Trường hợp mở rộng thêm mặt đường đối với những tuyến đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng nhưng chưa đảm bảo đủ bề rộng mặt đường theo quy định | 125.000 đồng/m2 | ||
5 | Xây mới Nhà Văn hóa thôn | Nhà 01 tầng, diện tích sàn xây dựng 100 m2 | 160 triệu đồng/nhà |
6 | Sân bãi thể thao thôn | Diện tích không quá 3.000 m2. Sân đất san phẳng, đầm nện kỹ, xây rãnh tiêu nước xung quanh | 40.000 đồng/m2 |
II | Danh mục công trình nhóm 2 |
|
|
1 | Khu thu gom xử lý rác thải | Diện tích khoảng 10.000 - 15.000 m2 | 1.000 triệu đồng/khu |
2 | Xây mới phòng học Trường Mầm non trung tâm | Phòng học đạt chuẩn quốc gia | 200 triệu đồng/phòng |
3 | Xây mới phòng học Trường Tiểu học | Phòng học đạt chuẩn quốc gia | 150 triệu đồng/phòng |
4 | Xây mới phòng học Trường Trung học cơ sở | Phòng học đạt chuẩn quốc gia | 150 triệu đồng/phòng |
5 | Trạm Y tế xã | - Xây mới trạm có quy mô 10 phòng chức năng đạt chuẩn quốc gia | 1.000 triệu đồng/trạm |
- Trường hợp khó khăn thì đầu tư xây mới giai đoạn 1 là 06 phòng, còn lại tận dụng một số phòng chức năng đã có để đạt tổng số 10 phòng | 100 triệu đồng/phòng | ||
6 | Xây mới Chợ nông thôn | Chợ tối thiểu đạt tiêu chuẩn chợ loại 3 | 550 triệu đồng/chợ |
7 | Đường giao thông trục xã | Mặt đường rộng 3,5 m, lề đường 1,5 m, nền đường 6,5 m; kết cấu mặt đường đá dăm dày 15 cm láng nhựa 4,5 kg/m2 hoặc bê tông bảo đảm tải trọng tương đương. | 710 triệu đồng/km |
8 | Xây mới Nhà Văn hóa xã | Nhà Văn hóa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 1.100 triệu đồng/nhà |
9 | Xây mới Trụ sở xã | Nhà 02-03 tầng, diện tích sàn xây dựng 800-850 m2. | 2.000 triệu đồng/trụ sở |
10 | Sân bãi thể thao xã | Diện tích khoảng 8.000 - 12.000 m2. Sân đất san phẳng, đầm nện kỹ, xây rãnh tiêu nước xung quanh | 450 triệu đồng/sân |
3. Ngân sách tỉnh không hỗ trợ đầu tư các công trình sau:
a) Công trình đã được xây dựng và đã đạt tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, không có tên trong danh mục được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ;
b) Nhà Văn hóa thôn đối với những thôn đã có Nhà Văn hóa thôn (kể cả Nhà Văn hóa thôn có diện tích nhỏ hơn 100 m2), hoặc có Nhà Văn hóa xã trên địa bàn thôn, hoặc đã có Đình làng làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng;
c) Sân bãi thể thao thôn đối với thôn đã có Sân bãi thể thao xã trên địa bàn thôn;
d) Chợ nông thôn không nằm trong quy hoạch mạng lưới chợ được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.”
“Điều 7. Thực hiện ưu tiên hỗ trợ đầu tư
Việc phân bổ và thanh toán vốn hỗ trợ đầu tư được thực hiện theo nhóm mục tiêu ưu tiên như sau:
1. Dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng;
2. Đường giao thông nội đồng trục chính; Kênh cấp 1 loại III; Đường giao thông trục thôn; Đường giao thông nhánh cấp 1 của đường giao thông trục thôn; Khu thu gom xử lý rác thải; Trường học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở); Trạm Y tế xã; Nhà Văn hóa thôn; Sân bãi thể thao thôn;
3. Chợ; Đường giao thông trục xã; Nhà Văn hóa xã; Trụ sở xã; Sân bãi thể thao xã.
Trên địa bàn một xã phải thực hiện cơ bản hoàn thành mục tiêu ưu tiên số 1, sau đó mới được hỗ trợ thực hiện nhóm mục tiêu ưu tiên số 2 và nhóm mục tiêu tiếp sau theo thứ tự nêu trên.”
“Điều 8. Cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư
1. Cấp quyết định đầu tư:
a) Đối với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và các công trình nhóm 1: Ủy ban nhân dân xã là cấp quyết định đầu tư.
b) Đối với công trình nhóm 2:
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với các công trình được ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ trên 03 tỷ đồng trong tổng mức vốn đầu tư.
- Ủy ban nhân dân xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với các công trình được ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ đến 03 tỷ đồng trong tổng mức vốn đầu tư.
2. Chủ đầu tư:
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã là chủ đầu tư công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn xã.”
“Điều 9. Xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư
Việc xây dựng kế hoạch và phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới được thực hiện hằng năm theo quy trình:
1. Lựa chọn các xã để hỗ trợ đầu tư:
a) Các xã tự đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và các tiêu chí tại Điều 4 sửa đổi, bổ sung nêu trên để đăng ký và đề nghị được lựa chọn hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
b) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đánh giá, lựa chọn và tổng hợp danh sách các xã cùng với số tiêu chí đã đạt được theo quy định của tỉnh, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định để lựa chọn các xã trong danh sách của các huyện, thành phố đã báo cáo đề nghị; tổng hợp các xã đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh (trường hợp số xã đủ điều kiện không đồng đều giữa các huyện, thành phố và nhiều hơn 70 thì lựa chọn đủ 70 xã theo số tiêu chí đạt được từ cao trở xuống, không phân biệt địa giới hành chính cấp huyện);
d) Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho các huyện, thành phố về dự kiến danh sách các xã được lựa chọn hỗ trợ đầu tư và tổng số vốn dự kiến hỗ trợ đối với từng xã để chỉ đạo việc lập danh mục công trình và xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng.
2. Lập danh mục công trình, xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng.
a) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các xã (được Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến lựa chọn) căn cứ vào Quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới của xã; căn cứ cơ chế, chính sách của tỉnh, của huyện, thành phố; căn cứ mức hỗ trợ và thứ tự ưu tiên đầu tư tại Khoản 2 Điều 6 sửa đổi, bổ sung nêu trên; căn cứ khả năng huy động nguồn lực đối ứng thực hiện hoàn thành công trình để lập danh mục cụ thể từng công trình đề nghị tỉnh hỗ trợ kèm theo kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng;
Việc xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới phải phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực của xã và cộng đồng dân cư không để xảy ra nợ công và không vi phạm Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong việc huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới;
b) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kiểm tra thực tế và căn cứ Quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh để xác nhận danh mục công trình, kế hoạch thực hiện của từng xã kèm theo bản tổng hợp kế hoạch chung toàn huyện, thành phố, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và sở, ngành liên quan kiểm tra thực tế và thẩm định danh mục công trình và mức kinh phí hỗ trợ cho từng danh mục công trình của xã;
b) Căn cứ kết quả thẩm định danh mục và kế hoạch đầu tư xây dựng của xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ vốn hỗ trợ cho các xã và chỉ đạo cấp bổ sung vốn cho ngân sách xã;
c) Trường hợp xã chưa có đủ điều kiện thực hiện theo thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh về số kinh phí dự kiến hỗ trợ thì Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đề xuất chuyển một phần hoặc toàn bộ số kinh phí đó cho xã khác đủ điều kiện và tích cực thực hiện, không phân biệt địa giới hành chính cấp huyện và không nhất thiết phải đủ 70 xã.”
“Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật; dự toán xây dựng công trình
1. Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; dự toán xây dựng công trình:
a) Đối với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng:
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã tổ chức lập và phê duyệt dự toán tổng thể công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng toàn xã.
b) Đối với các công trình nhóm 1:
- Không phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ lập dự toán xây dựng công trình trên cơ sở thiết kế mẫu hoặc thiết kế điển hình và bảng phân tích vật liệu;
- Giao Trưởng thôn hoặc đại diện Nhóm cộng đồng dân cư lập dự toán xây dựng công trình theo quy định về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình và giá thực tế tại địa phương, trình Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã phê duyệt.
c) Đối với các công trình nhóm 2:
- Các công trình có tổng mức vốn đầu tư xây dựng công trình đến 03 tỷ đồng, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã tự lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định xây dựng cơ bản hiện hành. Trường hợp Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã không đủ năng lực thì mới thuê tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện; hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện toàn bộ hoặc một số phần việc mà Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã không tự thực hiện được.
- Đối với các công trình có tổng mức vốn đầu tư xây dựng trên 03 tỷ đồng, việc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình phải do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự án xây dựng công trình:
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định trước khi quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự án xây dựng công trình.”
“Điều 11. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình
1. Đối với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và các công trình nhóm 1: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã giao cho Trưởng thôn tổ chức thực hiện bằng hình thức giao cộng đồng dân cư tự thực hiện xây dựng công trình; không đưa nhà thầu có pháp nhân thực hiện thi công đối với các công trình này.
2. Đối với các công trình nhóm 2: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình theo quy định hiện hành.”
“Điều 12. Giám sát hoạt động xây dựng
1. Tất cả các công trình đầu tư xây dựng nông thôn mới phải thực hiện giám sát cộng đồng theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế giám sát cộng đồng; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTUMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức giám sát thi công công trình xây dựng bao gồm: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, tổ chức tư vấn giám sát (nếu có) và ban giám sát cộng đồng. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã tổ chức thực hiện giám sát thi công và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định (đối với công trình thuộc nhóm 2).”
“Điều 13. Nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì, quản lý khai thác công trình
1. Đối với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và các công trình nhóm 1:
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã phối hợp với Thôn, Cộng đồng dân cư tổ chức nghiệm thu một lần khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cử cán bộ kiểm tra, tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu công trình hoàn thành của thôn, cộng đồng dân cư làm cơ sở để thực hiện thanh, quyết toán vốn hỗ trợ.
2. Đối với các công trình nhóm 2:
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình để đưa vào sử dụng theo quy định;
Sau khi nghiệm thu, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã phải bàn giao công trình và toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công trình cho Ủy ban nhân dân xã để giao cho thôn, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng;
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã hoặc chủ quản lý sử dụng công trình; các tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình, cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm về bảo hành công trình xây dựng theo quy định.”
“Điều 14. Quản lý, cấp phát vốn hỗ trợ đầu tư và Quản lý hồ sơ, tài liệu
1. Trình tự quản lý, cấp phát vốn hỗ trợ đầu tư:
Căn cứ kế hoạch vốn hỗ trợ được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho các xã, Sở Tài chính thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu kinh phí hỗ trợ cho ngân sách xã qua ngân sách huyện, thành phố. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý nguồn vốn hỗ trợ đúng quy định. Sau khi có hồ sơ ban đầu, xã ứng 50% vốn hỗ trợ cho Thôn hoặc Nhóm cộng đồng dân cư (đối với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và các công trình nhóm 1); ứng cho nhà thầu thi công theo quy định (đối với công trình nhóm 2) để triển khai thực hiện. Sau khi nghiệm thu công trình hoàn thành thực hiện thanh toán toàn bộ vốn hỗ trợ.
2. Tạm ứng và thanh toán hỗ trợ đầu tư.
a) Đối với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và các công trình nhóm 1:
- Hồ sơ ban đầu, gồm:
+ Dự toán và quyết định của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã về việc phê duyệt Dự toán công trình của thôn, cộng đồng dân cư (đối với công trình nhóm 1); Dự toán và quyết định của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã về việc phê duyệt Dự toán tổng thể công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng toàn xã (đối với công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng).
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân xã về việc hỗ trợ vốn đầu tư và giao cho thôn hoặc cộng đồng dân cư thực hiện đối với từng công trình cụ thể.
Hồ sơ ban đầu nêu trên được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện xây dựng công trình từ khi tạm ứng vốn đến khi thanh toán toàn bộ vốn hỗ trợ.
- Hồ sơ tạm ứng vốn hỗ trợ tại Kho bạc Nhà nước, gồm:
+ Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư;
+ Giấy rút vốn đầu tư.
- Hồ sơ thanh toán vốn hỗ trợ tại Kho bạc Nhà nước, gồm:
+ Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành (theo mẫu);
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
+ Giấy rút vốn đầu tư;
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư.
b) Đối với công trình nhóm 2: Thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về đầu tư xây dựng.
3. Quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã: Thực hiện theo Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và Quyết định số 12/2007/QĐ-UBND ngày 12/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
4. Quản lý kinh phí hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Quyết toán vốn hỗ trợ đầu tư:
Hằng năm Sở Tài chính căn cứ kết quả nghiệm thu công trình hoàn thành, thanh, quyết toán vốn đầu tư của các xã thực hiện việc quyết toán vốn hỗ trợ đầu tư đối với các huyện, thành phố; tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh lập báo cáo trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
6. Quản lý hồ sơ, tài liệu:
Toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới (kể cả công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và công trình nhóm 1) đều phải được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân xã theo quy định”.
“Điều 15. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ hằng năm cho các xã được lựa chọn hỗ trợ đầu tư.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư công trình hoàn thành của các xã.
d) Theo dõi tình hình thực hiện cơ chế, chính sách báo cáo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ.
2. Sở Tài chính:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Cân đối vốn từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể để hỗ trợ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Quản lý, cấp phát nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Đôn đốc giải ngân, thanh quyết toán các nội dung hỗ trợ; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định hiện hành.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Xây dựng thiết kế điển hình các công trình: Đường giao thông nội đồng trục chính, kiên cố kênh mương cấp 1, loại III; hướng dẫn các địa phương thực hiện.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc đánh giá, thẩm định lựa chọn các xã để hỗ trợ đầu tư hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
d) Tổ chức, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện cơ chế, chính sách theo đúng quy định.
4. Sở Xây dựng:
a) Xây dựng thiết kế mẫu hoặc thiết kế điển hình các công trình: Trường Mầm non, Trường Tiểu học, Trường Trung học cơ sở, Trạm Y tế xã, Khu thu gom xử lý rác thải, Chợ, Trụ sở xã, Nhà Văn hóa xã, Sân bãi thể thao xã; xây dựng thiết kế điển hình các công trình: Nhà Văn hóa thôn, Sân bãi thể thao thôn và hướng dẫn các địa phương thực hiện.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
c) Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, thực hiện công tác quản lý đầu tư các công trình xây dựng nông thôn mới theo quy định hiện hành.
5. Sở Giao thông Vận tải:
a) Xây dựng thiết kế mẫu hoặc thiết kế điển hình công trình đường giao thông trục xã; xây dựng thiết kế điển hình công trình: Đường giao thông trục thôn, đường nhánh cấp 1 của đường giao thông trục thôn và hướng dẫn các địa phương thực hiện việc quản lý, vận hành công trình cho phù hợp với thực tế xây dựng của các địa phương.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
6. Kho bạc Nhà nước tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn hỗ trợ đầu tư đúng quy định hiện hành.
7. Các sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện Quyết định này.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
a) Hằng năm thực hiện đánh giá, lựa chọn các xã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng xã nông thôn mới.
b) Xây dựng cơ chế chính sách của huyện, thành phố giai đoạn 2013-2015 để hỗ trợ cho các xã.
c) Huy động các nguồn lực hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, thành phố.
đ) Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện việc cấp bổ sung nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện, thành phố cho ngân sách xã; các phòng chuyên môn có liên quan tham gia thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của xã, nghiệm thu công trình hoàn thành; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn hỗ trợ đầu tư đúng quy định hiện hành.
e) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Kế hoạch và Đầu tư.
9. Ủy ban nhân dân các xã được lựa chọn hỗ trợ đầu tư lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới, phối hợp với nguồn lực của tỉnh, huyện, thành phố và huy động nguồn lực của địa phương, của nhân dân thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy định; quản lý mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới đúng theo quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư thực hiện giám sát cộng đồng trong xây dựng hạ tầng nông thôn mới ở xã theo quy định hiện hành.”
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh trước đây trái với Quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Những danh mục công trình chuyển tiếp đã thực hiện và hỗ trợ theo cơ chế, chính sách ban hành tại Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 và Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 26/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh thì tiếp tục được áp dụng cơ chế, chính sách đó cho phần khối lượng công việc còn lại để hoàn thành và thanh, quyết toán công trình.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 05/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Tân Phú
- 2Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định phân cấp, uỷ quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của tỉnh Bắc Kạn
- 3Nghị quyết 82/2007/NQ-HĐND.K7 bổ sung, điều chỉnh danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Quyết định 3166/QĐ-UBND năm 2012 về quy định tạm thời về điều chỉnh chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Quyết định 03/2009/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định 235/1999/QĐ-UB, 99/2001/QĐ-UB, 28/2007/QĐ-UBND do tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2015
- 7Quyết định 07/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 27/2003/QĐ-UB do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 8Quyết định 1174/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp đường giao thông các xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- 9Quyết định 19/2013/QĐ-UBND điều chỉnh khoản 2 Điều 13 Quyết định 15/2012/QĐ-UBND do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 10Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định đầu tư xây dựng công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 11Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về Quy định Cơ chế đầu tư đặc thù đối với công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Định
- 12Quyết định 03/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý và phân công, phân cấp quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Quyết định 2157/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và cấp phát kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 14Nghị quyết 16/2014/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình của dự án đầu tư trong Khu quy hoạch đô thị mới Vạn Tường thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
- 15Quyết định 2887/1999/QĐ-UB bổ sung Quyết định 55/1999/QĐ-UB quy định thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng ở xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của tỉnh Nghệ An
- 16Quyết định 1903/2014/QĐ-UBND về quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng nông thôn mới theo cơ chế đầu tư đặc thù thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2014-2020
- 17Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020
- 18Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND về quy định cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 19Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 20Quyết định 17/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 1Quyết định 09/2011/QĐ-UBND về Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 19/2013/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 02/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 09/2011/QĐ-UBND
- 3Quyết định 17/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 1Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-BKHĐT-UBTƯMTTQVN-BTC hướng dẫn quyết định 80/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế giám sát đầu tư cộng đồng do Bộ Kế hoạch và đầu tư - Ban thường trực Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 72/2010/TT-BTC hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 12/2007/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn không còn phù hợp để thực hiện Nghị định 99/2007/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 11Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 13/2011/NQ-HĐND phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015
- 15Quyết định 05/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận Tân Phú
- 16Quyết định 2755/QĐ-UBND năm 2012 điều chỉnh quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, mức hỗ trợ đầu tư công trình: Đường giao thông nội đồng trục chính; Kênh mương cấp 1, loại III; Nhà Văn hóa thôn, kèm theo Quyết định 09/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 17Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định phân cấp, uỷ quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của tỉnh Bắc Kạn
- 18Nghị quyết 82/2007/NQ-HĐND.K7 bổ sung, điều chỉnh danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 19Quyết định 3166/QĐ-UBND năm 2012 về quy định tạm thời về điều chỉnh chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 20Quyết định 03/2009/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định 235/1999/QĐ-UB, 99/2001/QĐ-UB, 28/2007/QĐ-UBND do tỉnh Bình Phước ban hành
- 21Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2015
- 22Quyết định 07/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 27/2003/QĐ-UB do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 23Quyết định 1174/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp đường giao thông các xã huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- 24Quyết định 19/2013/QĐ-UBND điều chỉnh khoản 2 Điều 13 Quyết định 15/2012/QĐ-UBND do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 25Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định đầu tư xây dựng công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 26Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về Quy định Cơ chế đầu tư đặc thù đối với công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Định
- 27Quyết định 03/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý và phân công, phân cấp quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 28Quyết định 2157/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và cấp phát kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 29Nghị quyết 16/2014/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình của dự án đầu tư trong Khu quy hoạch đô thị mới Vạn Tường thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
- 30Quyết định 2887/1999/QĐ-UB bổ sung Quyết định 55/1999/QĐ-UB quy định thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng ở xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của tỉnh Nghệ An
- 31Quyết định 1903/2014/QĐ-UBND về quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng nông thôn mới theo cơ chế đầu tư đặc thù thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2014-2020
- 32Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020
- 33Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND về quy định cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 34Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
Quyết định 02/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 09/2011/QĐ-UBND
- Số hiệu: 02/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/02/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/02/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra