- 1Quyết định 242-TTg năm 1993 về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Chỉ thị 15/2000/CT-BGD&ĐT về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 182/2001/QĐ-UB | Nha Trang, ngày 16 tháng 01 năm 2001 |
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VIỆC DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA BAN HÀNH THEO CHỈ THỊ SỐ 15/2000/CT-BGD&ĐT NGÀY 17/5/2000 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994 ;
- Căn cứ Quyết định số 242/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập ;
- Căn cứ Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD&ĐT ngày 17/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm.
- Theo đề nghị của ông Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Khánh Hòa tại tờ trình số 2113/2000/GD-ĐT ngày 13/12/2000.
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1 : Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về “tổ chức quản lý việc dạy thêm, học thêm” trên địa ban tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2 : Giao trách nhiệm Sở Giáo dục-Đào tạo căn cứ Quy định hướng dấn tổ chức thực hịên.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2001.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA |
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DẠY THÊM HỌC THÊM CỦA NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 182/2001/QĐ-UB ngày 16-01-2001
của Uỷ ban nhân dân tỉnh )
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Lớp dạy thêm, học thêm được nêu trong quy định này là các lớp hoạt động giảng dạy ngoài giờ chính khoá cho học sinh phổ thông, ôn luyện thi tuyển sinh ở các cấp bậc học, các trung tâm luyện thi.
(Các trung tâm tin học ngoại ngữ không nằm trong quy định này ).
Điều 2: Hình thức dạy thêm học thêm có 2 loại:
1. Dạy thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của các Trường phổ thông công lập và ngoài công lập ( Bán công, Dân lập ):
- Đối với bậc tiểu học thực hiện theo đúng nội dung hướng dẫn tại điểm a, phần 1, mục II của Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD-ĐT, bao gồm việc phụ đạo học sinh kém, việc bồi dưỡng học sinh giỏi và không thu tiền của học sinh. Việc dạy thêm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 5 có thu tiền thực hiện theo các điều của Chương II quy định này.
- Đối với bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông thực hiện theo đúng nội dung hướng dẫn điểm b, phần 1, mục II của Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD-ĐT, bao gồm việc phụ đạo học sinh kém, việc bồi dưỡng học sinh giỏi và không thu tiền của học sinh. Việc dạy thêm, ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 9 và 12 có thu tiền thực hiẹn theo các điều của Chương II Quy định này.
2. Các cơ sở giáo dục hoặc cá nhân mở lớp dạy thêm nhu cầu học thêm của người học trong trường học, ngoài trường học hoặc cơ sở giáo dục khác ( gọi tắt là nhà trường ) trên cơ sở tính tự nguyện, không được ép buộc với bất kỳ hình thức nào đối với người học. Lớp chỉ được hoạt động sau khi đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
Điều 3: Nội dung dạy thêm cho học sinh đang học phổ thông phải là nội dung thuộc chương trình phổ thông hoặc nội dung nâng cao kiến thức để luyện thi tuyển vào các trường phổ thông công lập, trường phổ thông chuyên, trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI VIỆC DẠY THÊM HỌC THÊM CÓ THU TIỀN
Điều 4: Giáo viên đương chức hoặc các đối tượng khác muốn mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường do nhu cầu của người học phải có đủ các điều kiện sau đây và lớp chỉ đạt được hoạt động sau khi đăng ký và đã được cơ quan thẩm quyền ( theo sự phân cấp ) cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
1. Điều kiện đối với người dạy:
- Về mặt đạo đức phẩm chất chính trị: Có phẩm chất đạo đức tốt, không bị kỷ luật. Chấp hành mọi đường lối chủ trương của Đảng - Nhà nước đề ra và các quy định của Giáo dục.
- Về mặt chuyên môn: đạt chuẩn đào tạo theo quy định ứng với cáp đăng ký dạy thêm. Đã kinh qua thời gian giảng dạy ở khối lớp, bộ môn đăng ký dạy thêm đã dạy tại trường tối thiểu là 3 năm.
- Về năng lực: đối với giáo viên đương chức phải là giáo viên dạy giỏi cấp trường được đồng nghiệp và học sinh tin tưởng. Đối vớ các đối tượng khác phải là người có bằng cấp sư phạm về bộ môn giảng dạy.
2. Điều kiện cơ sở vật chất nơi mở lớp dạy tại nhà: Phòng học phải đúng quy cách, đủ ánh sáng thoáng mát, bảo đảm vệ sinh môi trường, có đủ chỗ ngồi và tầm nhìn cho học sinh.
3. Hồ sơ thủ tục để tổ chức hoặc cá nhân đăng ký dạy thêm gồm:
- Đơn xin mở lớp dạy thêm có xác nhận và đề nghị của nhà trường đang hoặc đã công tác.
- Văn bằng đào tạo ( bản sao có công chứng )
- Giấy xác nhận của xã phường nơi đặt địa điểm mở lớp.
- Bản đăng ký kế hoạch giảng dạy, chương trình, thu học phí v. v...
4. Nơi nhận hồ sơ đăng ký dạy thêm:
- Mở lớp dạy thêm cấp tiểu học, trung học cơ sở nộp về Phòng Giáo dục.
- Mở lớp dạy thêm cấp ở cấp trung học phổ thông hoặc các trung tâm luyện thi nộp về Sở Giáo dục - Đào tạo.
Điều 5: Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục - Đào tạo thực hiện theo trách nhiệm phân cấp gồm:
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dạy thêm.
- Tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm.
- Tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm ( Cơ sở giáo dục hoặc cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường có trách nhiệm trình báo với chính quyền địa phương nơi mở lớp ).
- Ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm học thêm nếu cơ sở vi phạm các điều trong Quy định này.
- Thực hiện chế độ thanh tra kiểm tra xử lý các vi phạm của các lớp dạy thêm học thêm trong và ngoài trường.
Điều 6: Chế độ thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm.
1. Các lớp dạy thêm, học thêm đều chịu sự thanh tra giám sát theo sự phân cấp quản lý của ngành và địa phương ( Cụ thể là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm và nơi địa phương đăng ký mở lớp ).
2. Hiệu trưởng các trường phổ thông chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các lớp dạy thêm do giáo viên của trường mở trong hay ngoài nhà trường.
3. Uỷ ban nhân dân các xã - phường - thị trấn phối hợp với ngành Giáo dục ở địa phương kiểm tra quản lý các lớp dạy thêm ở ngoài nhà trường thuộc địa bàn quản lý.
4. Các lớp do giảng viên các Trường Cao đẳng, Đại học, giáo dục chuyên nghiệp mở trong hay ngoài nhà trường để luyện thi tuyển sinh phải chịu sự kiểm tra quản lý của khoa, phòng và Ban giám hiệu của trường, đồng thời chịu sự kiểm tra theo chức năng quản lý Nhà nước của Sở Giáo dục - Đào tạo.
5. Tuỳ theo mức độ vi phạm của các lớp dạy thêm mà cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Điều 7: Đối với các lớp dạy thêm có nhu cầu thu tiền được thực hiện:
- Mức học phí thu theo Công văn Liên Sở Giáo dục - Tài chính số 523/LS-GD-TC ngày 21-04-1999 về việc thi chi học phí học thêm của học sinh Tiểu học - Trung học cơ sở.
Trong quá trình triển khai cần thiết bổ sung sửa đổi thì Liên sở Tài chính - Vật giá và Giáo dục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện - thị xã - thành phố Nha Trang và thủ trưởng các Sở Ban Ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 15/2000/CT-BGD-ĐT của Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo và quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về tổ chức quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn toàn tỉnh.
Điều 9: - Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD-ĐT ngày 17-05-2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Quy định này được thi hành kể từ ngày 01-02-2001 và giao trách nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo sơ kết rút kinh nghiệm vào cuối năm học này, đề xuất tiếp tục những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nhằm quản lý tốt việc dạy thêm học thêm trên địa bàn toàn tỉnh theo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- 1Quyết định 60/2008/QĐ-UBND Quy định về tổ chức, quản lý việc dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Chỉ thị 18/2004/CT-UB về chống bỏ học - chống dạy thêm học thêm không đúng qui định do Tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 918/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 1Quyết định 60/2008/QĐ-UBND Quy định về tổ chức, quản lý việc dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Quyết định 184/2004/QĐ-UB Quy định về tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm đối với bậc Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 1Quyết định 242-TTg năm 1993 về việc dạy thêm ngoài giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Chỉ thị 15/2000/CT-BGD&ĐT về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Chỉ thị 18/2004/CT-UB về chống bỏ học - chống dạy thêm học thêm không đúng qui định do Tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 918/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Quyết định 182/2001/QĐ-UB về tổ chức quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa ban tỉnh Khánh Hòa theo chỉ thị 15/2000/CT-BGD&ĐT do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- Số hiệu: 182/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/01/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Minh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2001
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực