Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1812/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 17 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH DANH MỤC DỮ LIỆU VỀ ĐỊA DANH VÀ DANH NHÂN ĐỂ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;

n cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;

n cứ Nghị quyết 05/2010/NQ-HĐND ngày 20/4/2010 của HĐND tỉnh quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tư vấn Đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Danh mục dữ liệu 348 mục từ về địa danh và danh nhân để thực hiện việc đặt tên, đổi tên đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn tỉnh (Có danh mục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ VH, TT&DL (b/c);
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CVP, PVP;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

DANH MỤC

TÊN ĐỊA DANH, DANH TỪ CÓ Ý NGHĨA, DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA-DANH LAM, THẮNG CẢNH, PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, SỰ KIỆN, LỊCH SỬ, CHIẾN THẮNG TIÊU BIỂU
(Xếp theo thứ tự A, B, C … bằng chữ cái đầu tiên của mục từ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1812/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh)

TT

Mục từ (Tên)

Thể loại

Xuất xứ/Nội dung

Ghi chú

01

Ái Tử

Địa danh - Di tích LSVH

Ở huyện Triệu Phong. Thủ phủ của chúa Nguyễn Hoàng, nơi định đô đầu tiên trong sự nghiệp mở cõi Phương Nam

Quảng Trị

02

Âu Lạc

Danh từ có ý nghĩa

Quốc hiệu nước ta thời Thục phán An Dương Vương (khoảng cuối TK III tr.CN - 197 tr.CN).

Quốc gia

03

Ba Lòng

Địa danh - Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Ở huyện ĐaKrông. Chiến khu cách mạng của tỉnh Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Quảng Trị

04

Bạch Đằng

Địa danh - chiến thắng LS tiêu biểu - di tích LSVH

Nơi diễn ra 3 lần đánh thắng quân xâm lược phương Bắc (938, 981 và 1288).

Quốc gia

05

Bắc Sơn

Danh từ có ý nghĩa

Tên một châu/huyện (Lạng Sơn). Nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp ngày 22-9-1940.

Quốc gia

06

Bến Hải

Địa danh và danh từ có ý nghĩa

Ở huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Ranh giới quân sự tạm thời trên vĩ tuyến 17 chia cắt nước Việt Nam thành 2 miền từ 1954-1972

Quảng Trị

07

Bến Tắt

Địa danh và di tích LSVH

Ở huyện Do Linh. Nơi có cầu treo Bến Tắt thuộc Đường Hồ Chí Minh

Quảng Trị

08

Cát Dinh

Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Ở huyện Triệu Phong. Thủ phủ của Chúa Nguyễn trong buổi đầu dựng nghiệp ở Đàng Trong (1558-1626)

Quảng Trị

09

Cần Vương

Tên một phong trào yêu nước

Khởi xướng ở Tân sở (Quảng Trị) do Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.

Quốc gia

10

Chi Lăng

Địa danh - Chiến thắng LS tiêu biểu - di tích LSVH

Thuộc tỉnh Lạng Sơn. Nơi diễn ra trận thắng lớn của nghĩa quân Lê Lợi diệt 1 vạn quân xâm lược Minh.

Quốc gia

11

Chương Dương

Địa danh - Chiến thắng LS tiêu biểu - Di tích LSVH

Nơi quân của Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên năm 1285.

Quốc gia

12

Cồn Cỏ

Địa danh - Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Hòn đảo tiền tiêu bảo vệ địa đầu giới tuyến miền Bắc. Nơi từng diễn ra cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta. Hai lần được nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVTND

Quảng Trị

13

Cồn Tiên

Địa danh - Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Ở huyện Do Linh. Cứ điểm quân sự của Mỹ-ngụy trên Hàng rào điện tử Mc.Namara. Ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Quảng Trị

14

Cửa Tùng

Danh thắng

Ở huyện Vĩnh Linh. Được mệnh danh là Nữ hoàng của các bãi tắm

Quảng Trị

15

Cửa Việt

Địa danh-Danh từ có ý nghĩa

Ở huyện Gio linh, Triệu Phong. Thương cảng thời chúa Nguyễn, địa danh gắn với chiến thắng thời chống Mỹ

Quảng Trị

16

Dốc Miếu

Địa danh - Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Ở huyện Do Linh. Cứ điểm quân sự mạnh của Mỹ-ngụy từng được mệnh danh là “Con mắt thần” của Hàng rào điện tử Mc.Namara. Ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Quảng Trị

17

Đại Cồ Việt

Danh từ có ý nghĩa

Quốc hiệu nước ta thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và đầu đời Lý (968-1054).

Quốc gia

18

Điện Biên Phủ

Địa danh - Chiến thắng LS tiêu biểu - Di tích LSVH

Thành phố tỉnh lỵ Điện Biên. Nơi ghi dấu chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta đánh tan quân đội Pháp, tiến tới ký kết Hiệp định Genève.

Quốc gia

19

Đông Kinh Nghĩa Thục

Danh từ có ý nghĩa

Tên một trường học lập từ 1907 ở Hà Nội. Nơi khởi xướng phong trào Đông Du chống Pháp.

Quốc gia

20

Hàm Tử

Địa danh và chiến thắng LS tiêu biểu

Ở xã Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên). Nơi Trần Nhật Duật đánh tan quân lược Nguyên năm 1285.

Quốc gia

21

Hiền Lương

Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Tên chiếc cầu bắc qua sông Bến Hải. Di tích tiêu biểu phản ánh nỗi đau chia cắt 2 miền Nam-Bắc và cuộc đấu tranh vì khát vọng thống nhất đất nước.

Quảng Trị

22

Khe Sanh

Địa danh và chiến thắng LS tiêu biểu

Ở huyện Hướng Hóa. Nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968

Quảng Trị

23

Làng Vây

Địa danh - Chiến thắng LS tiêu biểu - Di tích LSVH

Ở huyện Hướng Hóa. Nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968

Quảng Trị

24

Lao Bảo

Địa danh và danh từ có ý nghĩa

Ở huyện Hướng Hóa. Nơi gắn với di tích Nhà tù Lao Bảo thời Pháp và cửa khẩu quốc tế thời nay.

Quảng Trị

25

Mai Lĩnh

Danh từ có ý nghĩa

Tên của ngọn núi mang tính biểu trưng của văn hóa Quảng Trị trong cặp đôi sông núi: Non Mai - Sông Hãn; thuộc địa phận huyện Đakrông.

Quảng Trị

26

Quốc lộ 9

Danh từ có ý nghĩa

Tên con đường được đặt từ thời thuộc Pháp: La route Coloniale No 9 (Đường Thuộc địa số 9). Con đường gắn với nhiều chiến công huyền thoại trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Con đường Xuyên Á nay.

Quảng Trị

27

Tà Cơn

Địa danh - Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Ở huyện Hướng Hóa. Nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968

Quảng Trị

28

Tân Sở

Địa danh - Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Ở huyện Cam Lộ. Sơn phòng/Kinh đô dã chiến của phái chủ chiến triều Nguyễn chống Pháp, đứng đầu là Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Nơi khởi xướng phong trào Cần Vương chống Pháp (13-7-1885).

Quảng Trị

29

Tây Sơn

Địa danh và phong trào khởi nghĩa

Ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Nơi khởi xướng phong trào Tây Sơn của Nguyễn Huệ.

Quốc gia

30

Thạch Hãn

Danh từ có ý nghĩa

Tên của dòng sông mang tính biểu trưng của văn hóa Quảng Trị trong cặp đôi sông núi: Non Mai - Sông Hãn. Thắng tích được tạc vào Cửu đỉnh. Nơi hóa thân của những linh hồn bất tử trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm năm 1972.

Quảng Trị

31

Thành cổ

Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Ở thị xã Quảng Trị. Lỵ sở/Trung tâm hành chính, chính trị Quảng Trị thời Nguyễn. Nơi gắn với sự kiện lịch sử của cuộc chiến đấu chống phản kích, tái chiếm bảo vệ thị xã Quảng Trị trong 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 16/9) năm 1972.

Quảng Trị

32

Thuận Châu

Danh từ có ý nghĩa - Di tích LSVH

Tên đơn vị hành chính của tỉnh QT xưa: châu Thuận (thế kỷ XV-XVI). Trung tâm chính trị/lỵ sở của châu Thuận và huyện Thuận Xương/Vũ Xương/ Đăng Xương (từ thế kỷ XVI - XVIII)

Quảng Trị

33

Thủy Ba

Địa danh-Danh từ có ý nghĩa

Ở huyện Vĩnh Linh. Chiến khu cách mạng của Vĩnh Linh Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Quảng Trị

34

Trường Sơn

Địa danh-Danh từ có ý nghĩa

Con đường quân sự chiến lược Quốc gia từ Bắc vào Nam thời chống Mỹ (tên gọi khác là đường Hồ Chí Minh

Quốc gia

35

Văn Lang

Danh từ có ý nghĩa

Quốc hiệu nước ta thời Hùng Vương.

Quốc gia

36

Vịnh Mốc

Địa danh và di tích LSVH

Ở huyện Vĩnh Linh. Nơi gắn với Địa đạo Vịnh Mốc - bằng chứng tạo của quân và dân Quảng Trị trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Quảng Trị

37

Vĩnh Định

Danh từ có ý nghĩa

Tên của dòng sông - Thắng tích được tạc vào Cửu đỉnh.

Quảng Trị

TỔNG CỘNG: 37 mục từ.

Trong đó:

- Tên địa danh danh từ có ý nghĩa, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh của QUỐC GIA có: 13 mục từ.

- Tên địa danh danh từ có ý nghĩa, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh của địa phương TỈNH QUẢNG TRỊ có: 24 mục từ.

 

DANH MỤC

TÊN DANH NHÂN TIÊU BIỂU
(Xếp theo thứ
tự A, B, C... bằng chữ cái đầu tiên của mục từ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1812/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh)

TT

n danh nhân

Quê quán

Nhận định chung

Phân kỳ lịch sử

01

An Dương Vương

 

Nhân vật huyền sử

Cổ trung đại

02

Âu Cơ

 

Nhân vật huyền sử

Cổ trung đại

03

Bà Huyện Thanh Quan (?)

Tây Hồ - Hà Nội

Quan triều Nguyễn - Nhà thơ

Cận đại

04

Bà Triệu
(226 - 248)

Nông Cống - Thanh Hóa

Nữ anh hùng của cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô (246-248)

Cổ trung đại

05

Bạch Thái Bưởi
(1877 - 1932)

Thanh Trì - Hà Nội

Nhà tư sản Việt Nam yêu nước đi đầu trong phong trào chấn hưng thời Pháp.

Cận đại

06

Bùi Dục Tài
(Thế kỷ XVI)

Hải Lăng - Quảng Trị

Tiến sĩ khai khoa xứ Đàng Trong thời Lê

Cổ trung đại

07

Bùi Dương Lịch
(1757 - 1828)

 

Quan triều Lê - Nhà văn hóa, nhà thơ

Cổ trung đại

08

Bùi Thị Xuân
(? - 1802)

Bình Khê - Bình Định

Nữ tướng thời Tây Sơn nhân vật lịch sử

Cổ trung đại

09

Bùi Trung Lập
(? - 1947)

Gio Linh - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị lâm thời (1945)

Hiện đại

10

Bùi Viện
(1838 - 1878).

Tiền Hải - Thái Bình

Quan triều Nguyễn - Nhà cải cách

Cận đại

11

Cao Bá Quát (1808 - 1855)

Gia Lâm - Hà Nội

Quan triều Nguyễn - Nhà văn hóa uyên bác.

Cận đại

12

Cao Thắng
(1864 - 1892)

Hương Sơn - Hà Tĩnh

Nhà quân sự, người chế tạo ra súng trường trong khởi nghĩa Hương Khê.

Cận đại

13

Cao Xuân Dục
(1842 - 1923)

Đông Thành - Nghệ An

Quan triều Nguyễn - Nhà văn hóa

Cận đại

13

Châu Loan
(1926 - 1972)

Vĩnh Linh - Quảng Trị

Nhà hoạt động nghệ thuật - Nghệ sĩ nhân dân

Hiện đại

14

Chế Lan Viên
(1920 - 1989)

Cam Lộ - Quảng Trị

Nhà hoạt động văn hóa - Nhà thơ

Hiện đại

15

Chu Mạnh Trinh
(1862 - 1905)

Hưng Yên

Quan triều Nguyễn - Nhà văn hóa

Cận đại

16

Chu Văn An
(1292 - 1370)

Thanh Trì - Hà Nội

Nhà giáo, nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Tổ sư nghề dạy học

Cổ trung đại

17

Cù Chính Lan
(1930 - 1952)

Quỳnh Lưu - Nghệ An

Anh hùng LLVTND thời chống Pháp

Hiện đại

18

Côn Púa
(? - 1947)

Hướng Hóa Quảng Trị

Thủ lĩnh nghĩa binh Vân Kiều - Tà Ôi trong cuộc nổi dậy chống Pháp (1915- 1916)

Cận đại

19

Dã Tượng
(Thế kỷ XIII)

Không xác định

Quan thời Trần, từng có nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1285-1288). Tổ nghề rèn.

Cổ trung đại

20

Duy Tân
(1890 - 1945)

Thừa Thiên Huế

Hoàng đế triều Nguyễn. Linh hồn của phong trào Duy Tân chống Pháp.

Cận đại

21

Dương Quảng Hàm
(1898 - 1946)

Văn Giang - Hưng Yên

Nhà văn hóa, khoa học - Liệt sỹ thời chống Pháp.

Cận đại

22

Dương Văn An
(1513 - ?)

Lệ Thủy - Quảng Bình

Tiến sĩ, quan triều Mạc - Nhà nghiên cứu địa chí.

Cổ trung đại

23

Đào Duy Anh
(1904 - 1988)

Thanh Oai - Hà Nội

Nhà văn hóa - Nhà khoa học - Nhà hoạt động cách mạng.

Hiện đại

24

Đào Duy Tùng
(1924 - 1998)

Đông Anh - Hà Nội

Nhà hoạt động cách mạng - Nhà chính trị.

Hiện đại

25

Đào Duy Từ
(1572 - 1634)

Tĩnh Gia - Thanh Hóa

Quan thời chúa Nguyễn - Nhà nghiên cứu quân sự và nghệ thuật. Tổ nghề hát tuồng.

Cổ trung đại

26

Đào Tấn
(1845 - 1907)

Tuy Phước - Bình Định

Quan triều Nguyễn - Nhà soạn tuồng số 1 Việt Nam

Cận đại

27

Đặng Dân
(1922 - 1968)

Triệu Phong - Quảng Trị

Liệt sĩ - Anh hùng LLVTND

Hiện đại

28

Đặng Dung
(? - 1414)

Can Lộc - Hà Tĩnh

Tướng xuất sắc thời Trần. Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nhà Hậu Trần chống quân Minh ở Thuận Hóa.

Cổ trung đại

29

Đặng Huy Trứ
(1825 - 1874)

Hương Điền - Thừa Thiên Huế

Quan triều Nguyễn - Nhà nghiên cứu văn hóa. Tổ nghề chụp ảnh Việt Nam.

Cận đại

30

Đặng Tất
(? - 1409)

Can Lộc - Hà Tĩnh

Quan triều Trần, có công trong cuộc khởi nghĩa nhà Hậu Trần chống quân Minh.

Cổ trung đại

31

Đặng Thai Mai
(1902 - 1984)

Thanh Chương - Nghệ An

Nhà hoạt động cách mạng - Nhà chính trị và là nhà nghiên cứu văn hóa.

Hiện đại

32

Đặng Thái Thân
(1873 - 1910)

Nghi Lộc - Nghệ An

Nhà chí sĩ yêu nước. Một trong những người khởi xướng Hội Duy Tân và Việt Nam Quang Phục Hội.

Cận đại

33

Đặng Thí
(1921 - 2001)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1945-1948). Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước

Hiện đại

34

Đặng Tiến Đông
(1738 - 1803)

Hà Nội

Tướng xuất sắc thời Tây Sơn.

Cổ trung đại

35

Đặng Trần Côn
(Thế kỷ XVIII)

Thanh Trì - Hà Nội

Nhà thơ, nổi tiếng với Chinh phụ ngâm.

Cổ trung đại

36

Đặng Văn Ngữ
(1910 - 1967)

TP Huế - Thừa Thiên Huế

Nhà khoa học xuất sắc ngành Y. Liệt sĩ, Anh hùng LLVTND.

Hiện đại

37

Đặng Xuân Bảng
(1828 - 1910)

Xuân Trường Nam Định

Tiến sĩ, quan triều Nguyễn - Học giả - Nhà nghiên cứu văn hóa, nhà thơ.

Cận đại

38

Đinh Công Tráng
(1842 - 1887)

Thanh Liêm - Hà Nam

Lãnh tụ khởi nghĩa Ba Đình của phong trào Cần Vương.

Cận đại

39

Đinh Lễ
(? - 1427)

Thọ Xuân - Thanh Hóa

Nhân vật lịch sử của nghĩa quân Lê Lợi. có công đánh thắng quân Minh.

Cổ trung đại

40

Đinh Liệt
(? - 1471)

Thọ Xuân - Thanh Hóa

Nhân vật lịch sử của nghĩa quân Lê Lợi, có công đánh thắng quân Minh.

Cổ trung đại

41

Đinh Tiên Hoàng
(924 - 979)

Hoa Lư - Ninh Bình

Hoàng đế sáng lập nên triều Đinh.

Cổ trung đại

42

Đoàn Bá Thửa
(1908 - 1995)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1931 -1934), Khánh Hòa (1935-1936).

Cận đại

43

Đoàn Nhữ Hải
(1280 - 1335)

Gia Lộc - Hải Dương

Quan triều Trần, có công thu phục dân Ô, Lý buổi đầu.

Cổ trung đại

44

Đoàn Hữu Trưng
(1844 - 1866)

Phú Vang - Thừa Thiên Huế.

Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa “giặc chảy vôi” chống lại triều đình Tự Đức.

Cận đại

45

Đoàn Khuê
(1923 - 1999)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng, chính trị và quân sự. Đại tướng QĐND Việt Nam

Hiện đại

46

Đoàn Thị Điểm
(1705 - 1748)

Yên Mỹ - Hưng Yên

Nhà thơ lớn.

Cổ trung đại

47

Đoàn Trần Nghiệp
(1908 - 1931)

Thanh Oai - Hà Nội

Nhà hoạt động cách mạng.

Cận đại

48

Đội Cấn
(? - 1918)

Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc

Nhà yêu nước chống Pháp. Thủ lĩnh của khởi nghĩa Thái Nguyên (1917 - 1918)

Cận đại

49

Đội Cung
(? - )

Thanh Hóa

Nhà yêu nước chống Pháp. Thủ lĩnh của vụ binh biến Đô Lương (1941)

Cận đại

50

Hai Bà Trưng
(? - 40)

Mê Linh - Hà Nội

Anh hùng dân tộc. Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán (năm 40) giành độc lập.

Cổ trung đại

51

Hà Huy Tập
(1902 - 1941)

Hà Tĩnh

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1935 - 1936)

Cận đại

52

Hàm Nghi
(1872 - 1947)

Thừa Thiên Huế

Hoàng đế triều Nguyễn. Linh hồn của phái chủ chiến triều đình Huế. Người khởi xướng phong trào Cần Vương

Cận đại

53

Hàn Thuyên
(1229 - ?)

Nam Sách - Hải Dương

Quan đại thần triều Trần - Người khởi xướng thơ nôm theo luật Đường.

Cổ trung đại

54

Hàn Mặc tử
(1912 - 1940)

Đồng Hới - Quảng Bình

Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới.

Cận đại

55

Hải Thượng Lãn Ông
(1720 - 1791)

Mỹ Hảo - Hưng Yên

Danh y nổi tiếng, danh sư bậc nhất Việt Nam - Nhà văn.

Cổ trung đại

56

Hải Triều (1908 - 1954)

Tp Huế - Thừa Thiên Huế

Nhà hoạt động cách mạng và hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật.

Cận đại

57

Hoàng Diệu
(1829 - 1882)

Điện Bàn - Quảng Nam

Quan triều Nguyễn. Người chủ chiến đánh Pháp. Tử thủ và mất cùng thành Hà Nội (1882).

Cận đại

58

Hoàng Hoa Thám
(1858 - 1913)

Tiên Lữ - Hưng Yên

Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1887-1913) chống Pháp.

Cận đại

59

Hoàng Hữu Chấp
(1916 1946)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Quảng Trị (1936-1937)

Cận đại

60

Hoàng Kế Viêm
(1820 - 1909)

Quảng Ninh Quảng Bình

Quan triều Nguyễn, tích cực chống Pháp và mở mang kinh tế.

Cận đại

61

Hoàng Kim Hùng
(1764 - 1835 )

Cam Lộ- Quảng Trị

Danh tướng thời Tây Sơn

Cổ trung đại

62

Hoàng Quốc Việt
(1902 - 1999)

Võ Giàng - Bắc Ninh

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Chiến sĩ cách mạng tiền bối. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

63

Hoàng Thị Ái (1900 - 2004)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

64

Hoàng Văn Thái
(1915 - 1986)

Tiền Hải - Thái Bình

Nhà hoạt động cách mạng, nhà quân sự. Đại tướng QĐNDVN

Hiện đại

65

Hoàng Văn Thụ
(1906 - 1944)

Văn Lãng - Lạng Sơn

Nhà cách mạng, chiến sĩ Cộng sản tiền bối.

Cận đại

66

Hồ Nguyên Trừng
(Thế kỷ 15)

Vĩnh Phúc - Thanh Hóa

Quan triều Hồ. Nhà quân sự. Người sáng chế ra súng “Thần cơ”.

Cổ trung đại

67

Hồ Quý Ly
(1335 - ?)

Hà Trung - Thanh Hóa

Hoàng đế, người sáng lập triều Hồ. Nhà cải cách xã hội.

Cổ trung đại

68

Hồ Sĩ Thản
(1913 - 1995)

Đông Hà - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1965 - 1975).

Hiện đại

69

Hồ Tùng Mậu
(1896 - 1951)

Quỳnh Lưu - Nghệ An

Nhà cách mạng, chiến sĩ Cộng sản tiền bối. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

70

Hồ Văn Xích - Lê Hành
(1910 - 1998)

Hải Làng - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (cuối 1973).

Hiện đại

71

Hồ Xuân Hương
(Thế kỷ XIX)

Quỳnh Lưu - Nghệ An

Nhà thơ. Người được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”

Cổ trung đại

72

Hồ Xuân Lưu
(1911 - ?)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1940).

Cận đại

73

Hồng Chương
(1900 - 1989)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng - Nhà báo, nhà lý luận văn học cách mạng.

Cận đại

74

Hùng Vương

Lâm Thao - Phú Thọ

Vua của nước Văn Lang. Thủy tổ của dân Việt. Nhân vật truyền thuyết.

Cổ trung đại

75

Huyền Quang (1254 - 1334)

Gia Bình - Bắc Ninh

Thiền sư - Nhà thơ. Vị tổ thứ 3 của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cổ trung đại

76

Huyền Trân Công Chúa
(? - ?)

Hà Nội

Người phụ nữ gắn với cuộc hôn nhân chính trị Việt- Chăm (1306) đem về cho quốc gia Đại Việt 2 châu Ô, Lý

Cổ trung đại

77

Huỳnh Thúc Kháng
(1875 - 1947)

Tiên Phước - Quảng Nam

Nhà chí sĩ yêu nước, Người khởi xướng phong trào Duy Tân - Nhà hoạt động cách mạng tiền bối, nhà chính trị - Nhà văn.

Cận đại

78

Khóa Bảo
(1860 - 1920)

Cam Lộ - Quảng Trị

Sĩ phu yêu nước chống Pháp. Thủ lĩnh của phong trào Duy Tân ở Quảng Trị

Cận đại

79

Khúc Hạo
(? - 917)

Ninh Giang - Hải Dương

Người nối nghiệp họ Khúc củng cố nền tự chủ thời Hán thuộc. Nhà cải cách chính trị, kinh tế.

Cổ trung đại

80

Khúc Thừa Dụ
(? - 907)

Ninh Giang - Hải Dương

Người tạo dựng nên nền tự chủ cho người Việt từ ách đô hộ nhà Hán, đặt dấu chấm kết thúc thời đại Bắc thuộc.

Cổ trung đại

81

Kim Đồng
(1929 - 1943)

Hà Quảng - Cao Bằng

Chiến sĩ cách mạng thời chống Pháp. Tấm gương tiêu biểu của thiếu nhi Việt Nam

Cận đại

82

Lạc Long Quân

 

Nhân vật huyền sử

Cổ trung đại

83

Lâm Hoằng
(1824 - 1883)

Do Linh - Quảng Trị

Võ tướng Triều Tự Đức. Có tiếng vì tự vẫn khi trấn giữ Trấn hải đài ở Thuận An chống Pháp.

Cận đại

84

Lê Chưởng
(1914 - 1973)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng, chính trị và quân sự. Bí thư Xứ ủy Trung kỳ (1941). Thiếu tướng QĐNDVN

Hiện đại

85

Lê Duẩn
(1907 - 1986)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng - Nhà chính trị kiệt xuất. Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện đại

86

Lê Đại Hành
(941 - 1005)

Thọ Xuân - Thanh Hóa

Vị tướng tài triều Đinh. Vua sáng lập triều Tiền Lê.

Cổ trung đại

87

Lê Đức Thọ
(1911 - 1990)

Nam Ninh - Nam Định

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

88

Lê Hồng Phong
(1902 - 1942)

Hưng Nguyên - Nghệ An

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Chiến sĩ Cộng sản tiền bối.

Cận đại

89

Lê Hữu Trữ
(1928 - 1967)

Triệu Phong - Quảng Trị

Liệt sĩ - Anh hùng LLVTND

Hiện đại

90

Lê Lai
(? - 1418)

Ngọc Lặc - Thanh Hóa

“Đệ nhất công thần” của triều Lê vì có công cứu Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn

Cổ trung đại

91

Lê Lợi
(1385 - 1433)

Thọ Xuân - Thanh Hóa

Anh hùng dân tộc trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh giành độc lập. Vua sáng lập triều Lê.

Cổ trung đại

92

Lê Ngọc Hân
(1770 - 1799)

Gia Lâm - Hà Nội

Vợ vua Quang Trung, nhân vật gắn với triều đại bi hùng Tây Sơn.

Cổ trung đại

93

Lê Phụng Hiểu
(Thế kỷ XI)

Hoằng Hóa - Thanh Hóa

Danh tướng triều Lý. Người có công đưa vua Lý Thái Tông lên ngôi.

Cổ trung đại

94

Lê Quang Đạo
(1921 - 1999)

Từ Sơn - Bắc Ninh

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà chính trị, quân sự.

Hiện đại

95

Lê Quang Định
(1760 - 1813)

Phú Vang - Thừa Thiên Huế

Quan triều Nguyễn - Nhà thơ - Nhà nghiên cứu địa dư.

Cổ trung đại

96

Lê Văn Duyệt
(1763 - 1832)

Mộ Đức - Quảng Ngãi

Tướng triều Nguyễn. Nhà quân sự và chính trị xuất sắc.

Cổ trung đại

97

Lê Quý Đôn
(1726 - 1784)

Duyên Hà - Thái Bình

học giả - Bác học - Nhà ngoại giao - Nhà văn hóa lớn thời chúa Trịnh.

Cổ trung đại

98

Lê Thanh Nghị
(1911 - 1989)

Gia Lộc - Hải Dương

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà chính trị, Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

99

Lê Thánh Tông
(1442 - 1497)

Thanh Hóa

Hoàng đế triều Lê. Người mở ra thời thịnh trị nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam - Nhà thơ lớn.

Cổ trung đại

100

Lê Thế Hiếu
(1892 - 1947)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng. Lãnh tụ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Quảng Trị (1925-1928).

Cận đại

101

Lê Thế Tiết
(1900 - 1940)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng. Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Quảng Trị (1930).

Cận đại

102

Lê Thị Tuyết
(1949 - 1968)

Hải Lăng - Quảng Trị

Liệt sĩ - Anh hùng LLVTND thời chống Mỹ

Hiện đại

103

Lê Trinh
(1850 - 1909)

Triệu Phong - Quảng Trị

Quan đại thần triều Nguyễn, người có công đưa vua Duy Tân lên ngôi và xử cho Phan Chu Trinh khỏi bị án chém - Nhà thơ.

Cận đại

104

Lê Trọng Tấn
(1914 - 1986)

Hoài Đức - Hà Nội

Nhà quân sự tài ba. Đại tướng QĐNDVN

Hiện đại

105

Lê Trực
(Thế kỷ XIX)

Tuyên Hóa - Quảng Bình

Quan triều Nguyễn. Thủ lĩnh nhóm nghĩa binh ở Quảng Bình tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp.

Cận đại

106

Lê Văn Hưu
(1230 - 1322)

Thiệu Hóa - Thanh Hóa

Quan triều Trần. Nhà văn hóa - Nhà sử học nổi tiếng.

Cổ trung đại

107

Lê Văn Kính
(1940 - 1965)

Triệu Phong - Quảng Trị

Liệt sĩ - Anh hùng LLVTND

Hiện đại

108

Lê Văn Lương
(1914 - 1996)

Văn Giang - Hưng Yên

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Chiến sĩ Cộng sản tiền bối.

Hiện đại

109

Lưu Hữu Phước
(1921 - 1989)

Ô Môn - Hậu Giang

Nhạc sĩ - Nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Hiện đại

110

Lưu Quang Vũ
(1948 - 1988)

Thành phố Đà Nẵng

Nhà viết kịch nổi tiếng. Nhà hoạt động văn hóa.

Hiện đại

111

Lưu Trọng Lư
(1912 - 1919)

Bố Trạch - Quảng Bình

Nhà thơ, nhà văn - Người khởi xướng phong trào Thơ Mới. Nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Cận đại

112

Lương Định Của
(1918 - 1975)

Sóc Trăng

Nhà Nông học Việt Nam.

Hiện đại

113

Lương Khánh Thiện
(1903 - 1941)

Thanh Liêm - Hà Nam

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Chiến sĩ Cộng sản tiền bối.

Cận đại

114

Lương Ngọc Quyến
(1885 - 1917)

Thường Tín - Hà Nội

Lãnh tụ tiền bối của Việt Nam Quang Phục Hội. Thủ lĩnh của khởi nghĩa Thái Nguyên (8-1917)

Cận đại

115

Lương Thế Vinh
(1442 - ?)

Vụ Bản - Nam Định

Trạng nguyên thời Lê. Nhà văn hóa, nhà toán học nổi tiếng. Tổ ngành toán học Việt Nam.

Cổ trung đại

116

Lương Văn Can
(1854 - 1927)

Thường Tín - Hà Nội

Nhà chí sĩ yêu nước chống Pháp. Lãnh tụ phong trào Đông kinh Nghĩa Thục

Cận đại

117

Lý Chiêu Hoàng
(1218 - 1278).

Hà Nội

Nữ hoàng đế duy nhất của lịch sử VN có số phận gắn với cuộc chuyển giao quyền lực giữa triều Lý và triều Trần

Cổ trung đại

118

Lý Đạo Thành
(? - 1081)

Từ Sơn - Bắc Ninh

Thái sư triều Lý Thánh Tông. Nhà quân sự tài ba.

Cổ trung đại

119

Lý Nam Đế
(503 - 548)

Hà Nội

Lãnh tụ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Lương, giành độc lập thời Bắc thuộc

Cổ trung đại

120

Lý Quốc Sư
(1066 - 1141)

Gia Viễn - Ninh Bình

Thiền sư. Quốc sư triều Lý Thần Tông. Tổ sư nghề đúc đồng.

Cổ trung đại

121

Lý Thái Tổ
(974 - 1028)

Từ Sơn - Bắc Ninh

Hoàng đế sáng lập ra triều Lý. Người mở đầu cho nền văn hóa Thăng Long.

Cổ trung đại

122

Lý Thường Kiệt
(1019 - 1105)

Vĩnh Phúc

Nhà quân sự. Vị tướng tài danh trong lịch sử Việt Nam

Cổ trung đại

123

Mạc Đăng Dung
(1483 - 1541)

Nghi Dương - Hải Dương

Vua sáng lập triều Mạc, có nhiều công lao chấn hưng đất nước.

Cổ trung đại

124

Mạc Đĩnh Chi
(1271 - 1346)

Chí Linh - Hải Dương

Trạng Nguyên đời Trần. Nhà ngoại giao.

Cổ trung đại

125

Mạc Thị Bưởi
(1927 - 1951)

Nam Sách - Hải Dương

Anh hùng LLVTND thời chống Pháp.

Hiện đại

126

Mai Hắc Đế
(? - 722)

Thạch Hà - Hà Tĩnh

Lãnh tụ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Đường, giành độc lập thời Bắc thuộc.

Cổ trung đại

127

Minh Mạng
(1791 - 1840)

Thừa Thiên Huế

Hoàng đế thứ 2 nhà Nguyễn. Người mở ra thời quân chủ mạnh nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Cổ trung đại

128

Nam Cao
(1914 - 1951)

Lý Nhân - Hà Nam

Nhà văn - Nhà hoạt động văn hóa.

Cận đại

129

Ngô Gia Tự
(1908 - 1935)

Bắc Ninh

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Lãnh tụ tiền bối của Đảng.

Cận đại

130

Ngô Quyền
(899 - 944)

Hà Nội

Nhà quân sự. Vị tướng tài danh trong lịch sử Việt Nam. Người lập ra nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta.

Cổ trung đại

131

Ngô Sĩ Liên
(Thế kỷ XV)

Chương Mỹ - Hà Nội

Tiến sĩ thời Lê. Nhà sử học nổi tiếng.

Cổ trung đại

132

Ngô Tất Tố
(1894 - 1954)

Đông Anh - Hà Nội

Nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động văn hóa. Nổi tiếng về dòng văn học hiện thực phê phán.

Cận đại

133

Ngô Thì Nhậm
(1746 - 1803)

Thanh Trì - Hà Nội

Nhà văn hóa - Nhà quân sự lớn thời Tây Sơn

Cổ trung đại

134

Ngô Thì Sĩ
(1726 - 1780)

Thanh Oai - Hà Nội

Nhà hoạt động chính trị - Nhà văn hóa lớn của thế kỷ XVIII.

Cổ trung đại

135

Ngô Thị Liễu
(1905 - 1984)

Thị xã Quảng Trị - Quảng Trị

Nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Nghệ sĩ Nhân dân.

Hiện đại

136

Ngô Văn Sở
(? - 1794)

Can Lộc - Hà Tĩnh

Danh tướng thời Tây Sơn

Cổ trung đại

137

Nguyên Hồng
(1918 - 1982)

Nam Định

Nhà hoạt động cách mạng và văn hóa. Nhà văn lớn thuộc dòng hiện thực phê phán.

Hiện đại

138

Nguyễn An Ninh
(1900 - 1943)

TP.Hồ Chí Minh

Chí sĩ yêu nước chống Pháp - Nhà báo, nhà văn.

Cận đại

139

Nguyễn Biểu
(? - 1413)

Đức Thọ - Hà Tĩnh

Nhân vật lịch sử gắn với cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần chống quân xâm lược Minh.

Cổ trung đại

140

Nguyễn Bình
(1906 - 1951)

Yên Mỹ - Hưng Yên

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà quân sự. Vị tướng tài ba của QĐNVN thời Pháp.

Hiện đại

141

Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491 - 1558)

Hải Phòng

Trạng Nguyên thời Lê - Mạc. Nhà văn hóa nổi tiếng.

Cổ trung đại

142

Nguyễn Cảnh Chân
(? - 1409)

Nam Đàn - Nghệ An

Nhân vật lịch sử gắn với cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần chống quân xâm lược Minh.

Cổ trung đại

143

Nguyễn Cao
(1828 - 1887)

Quế Võ - Bắc Ninh

Thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp

Cận đại

144

Nguyễn Chí Thanh
(1914 - 1967)

Quảng Điền - Thừa Thiên Huế

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà quân sự. Đại tướng QĐNVN.

Hiện đại

145

Nguyễn Công Hoan
(1903 - 1977)

Văn Giang - Hưng Yên

Nhà văn, nhà hoạt động văn hóa. Nổi tiếng về dòng văn học hiện thực phê phán.

Hiện đại

146

Nguyễn Công Trứ
(1778 - 1858)

Nghi Xuân - Hà Tĩnh

Quan đại thần triều Nguyễn. Có công lớn trong khai hoang lấn biển. Nhà thơ tài hoa.

Cổ trung đại

147

Nguyễn Cơ Thạch
(1921 - 1998)

Vụ Bản - Nam Định

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà hoạt động ngoại giao nổi tiếng. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

148

Nguyễn Cư Trinh
(1716 - 1761)

Hương Trà - Thừa Thiên Huế

Quan triều chúa Nguyễn. Nhà hoạt động chính trị và văn hóa. Nhà văn, nhà thơ.

Cổ trung đại

149

Nguyễn Du
(1766 - 1820)

Nghi Xuân - Hà Tĩnh

Đại thi hào dân tộc. Danh nhân văn hóa thế giới.

Cổ trung đại

150

Nguyễn Duy Trinh
(1910 - 1985)

Nghi Lộc - Nghệ An

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà hoạt động ngoại giao nổi tiếng.

Hiện đại

151

Nguyễn Đình Chiểu
(1822 - 1880)

TP. Hồ Chí Minh

Nhà thơ yêu nước chống Pháp.

Cận đại

152

Nguyễn Đức Cảnh
(1908 - 1932)

Thái Thụy - Thái Bình

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Lãnh tụ tiền bối của Đảng.

Cận đại

153

Nguyễn Đức Thuận
(1916 - 1985)

Vụ Bản - Nam Định

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. AHLLVTND.

Hiện đại

154

Nguyễn Đổng Chi
(1915 - 1984)

Can Lộc - Hà Tĩnh

Nhà hoạt động cách mạng - Nhà nghiên cứu văn hóa tài danh.

Hiện đại

155

Nguyễn Gia Thiều
(1741 - 1789)

Thuận Thành - Bắc Ninh

Quan triều chúa Trịnh. Tác giả Cung oán ngâm khúc nổi tiếng.

Cổ trung đại

156

Nguyễn Hàm Ninh
(1808 - 1867)

Quảng Trạch Quảng Bình

Quan triều Nguyễn. Nhà thơ.

Cận đại

157

Nguyễn Hiền
(1235 - ?)

Mỹ Lộc - Nam Định

Trạng nguyên triều Trần.

Cổ trung đại

158

Nguyễn Hoàng
(1524 - 1613)

Hà Trung - Thanh Hóa

Vị chúa đầu tiên khai lập nên triều đại Nguyễn, đóng thủ phủ ở Ái Tử - Trà Bát Quảng Trị, có công lớn mở mang Đàng Trong.

Cổ trung đại

159

Nguyễn Huệ (1753 - 1792)

Tây Sơn - Bình Định

Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn. Nhà quân sự thiên tài. Hoàng đế triều đại Tây Sơn.

Cổ trung đại

160

Nguyễn Huy Tưởng
(1912 - 1960)

Đông Anh - Hà Nội

Nhà hoạt động cách mạng và văn hóa - Nhà văn.

Hiện đại

161

Nguyễn Hữu Ba
(1914 - 1997)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Hiện đại

162

Nguyễn Hữu Huân
(1816 - 1875)

Kiến Hưng - Tiền Giang

Quan triều Nguyễn. Thủ lĩnh nghĩa quân Mỹ Tho chống Pháp.

Cận đại

163

Nguyễn Hữu Mai
(1914 - 1995)

Hải Lăng - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

164

Nguyễn Hữu Khiếu (1915 - 2004)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Hiện đại

165

Nguyễn Hữu Thận
(1757 - 1831)

Triệu Phong - Quảng Trị

Quan triều Nguyễn. Nhà khoa học thiên về thiên văn, lịch sử, toán pháp.

Cổ trung đại

166

Nguyễn Hữu Thọ
(1910 - 1996)

Bến Lức - Long An

Luật sư. Nhà tri thức lớn. Nhà hoạt động cách mạng. Nhà chính trị. Người đứng đầu Chính phủ CMLTCHMNVN.

Hiện đại

167

Nguyễn Khánh Toàn
(1905 - 1993)

Hương Trà - Thừa Thiên Huế

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà hoạt động chính trị và văn hóa. Học giả, nhà khoa học.

Hiện đại

168

Nguyễn Khắc Cần
(1875 - 1913)

Gia Lâm - Hà Nội

Chí sĩ yêu nước trong phong trào Đông Du và Việt Nam Quang Phục Hội.

Cận đại

169

Nguyễn Khắc Nhu
(1882 - 1930)

Yên Dũng - Bắc Giang

Chí sĩ yêu nước chống Pháp. Nhân vật quan trọng của Việt Nam Quốc dân đảng. Thủ lĩnh khởi nghĩa Yên Bái (1930).

Cận đại

170

Nguyễn Khuyến
(1835 - 1909)

Bình Lục - Hà Nam

Quan Triều Nguyễn. Nhà thơ thuộc dòng hiện thực và trào lộng nổi tiếng.

Cận đại

171

Nguyễn Lương Bằng
(1907 - 1979)

Thanh Miện - Hải Dương

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà chính trị. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

172

Nguyễn Minh Châu
(1930 - 1989)

Quỳnh Lưu - Nghệ An

Nhà hoạt động văn hóa. Nhà văn quân đội.

Hiện đại

173

Nguyễn Phi Khanh
(1356 - 1429)

Chí Linh - Hải Dương

Quan triều Hồ. Nhà thơ. Tư tưởng yêu nước được thể hiện qua lời dặn dò với con là Nguyễn Trãi.

Cổ trung đại

174

Nguyễn Phong Sắc
(1902 - 1930)

Hà Nội

Một trong những người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng CSVN.

Cận đại

175

Nguyễn Phúc Chu
(1674 - 1725)

Hà Trung - Thanh Hóa

Vị chúa thứ 6 thời chúa Nguyễn. Có nhiều công lớn trong mở mang bờ cõi Phương Nam.

Cổ trung đại

176

Nguyễn Phúc Khoát
(? - 1765)

Hà Trung - Thanh Hóa

Vị chúa thứ 8 thời chúa Nguyễn. Người có công lớn trong việc thiết lập thể chế chính quyền và kinh tế xã hội Đàng Trong; mở mang bờ cõi.

Cổ trung đại

177

Nguyễn Phúc Nguyên
(1562 - 1635)

Hà Trung - Thanh Hóa

Vị chúa thứ 2 thời chúa Nguyễn. Người có công chính thức khai lập nhà chúa; đóng dinh ở Quảng Trị.

Cổ trung đại

178

Nguyễn Quang Bích
(1832 - 1889)

Kiến Xương - Thái Bình

Quan triều Nguyễn. Lãnh tụ của nghĩa quân khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp toàn miền Bắc Nhà thơ.

Cận đại

179

Nguyễn Quang Xá
(1920 - ?)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị.

Hiện đại

180

Nguyễn Quý Đức
(1648 - 1720)

Từ Liêm - Hà Nội

Quan đại thần triều Lê. Nhà giáo, nhà chính trị, ngoại giao tài giỏi - Nhà sử học uyên bác - Nhà thơ.

Cổ trung đại

181

Nguyễn Sinh Sắc
(1863 - 1929)

Nam Đàn - Nghệ An

Quan triều Nguyễn. Sĩ phu yêu nước. Thân sinh CT Hồ Chí Minh.

Cận đại

182

Nguyễn Sơn
(1908 - 1956)

Gia Lâm - Hà Nội

Nhà quân sự. Vị tướng tài danh của QĐNDVN thời chống Pháp.

Hiện đại

183

Nguyễn Tất Thành
(1890 - 1969)

Nam Đàn- Nghệ An

Tên thời trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cận đại

184

Nguyễn Thái Học
(1904 - 1930)

Vĩnh Hưng - Hưng Yên

Chí sĩ yêu nước. Lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng. Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chống Pháp (1930).

Cận đại

185

Nguyễn Thị Định
(1920 - 1992)

Bến Tre

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà quân sự. Nữ tướng lừng danh của QĐNDVN thời chống Mỹ. AHLLVTND.

Hiện đại

186

Nguyễn Thị Lý
(1950 - 1968)

Triệu Phong - Quảng Trị

Liệt sĩ - Anh hùng LLVTND thời chống Mỹ

Hiện đại

187

Nguyễn Thị Minh Khai
(1910 - 1941)

Thanh Xuân - Hà Nội

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Lãnh tụ tiền bối của Đảng.

Cận đại

188

Nguyễn Thị Thập
(1908 - 1996)

Châu Thành - Tiền Giang

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Chiến sĩ Cộng sản tiền bối.

Hiện đại

189

Nguyễn Thiện Thuật
(1841 - 1926)

Mỹ Hào - Hưng Yên

Quan triều Nguyễn. Thủ lĩnh nghĩa quân trong khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - 1889) hưởng ứng phong trào Cần Vương.

Cận đại

190

Nguyễn Thiếp
(1723 - 1804)

Đức Thọ - Hà Tĩnh

Nhà chiến lược. Quan triều Tây Sơn. Có công giúp cho Quang Trung nhiều kế sách.

Cổ trung đại

191

Nguyễn Thượng Hiền
(1868 - 1925)

Ứng Hòa - Hà Nội

Quan Triều Nguyễn. Chí sĩ yêu nước trong phong trào Đông Du và hoạt động của Việt Nam Quang Phục hội.

Cận đại

192

Nguyễn Tuân
(1910 - 1987)

Hà Nội

Nhà văn lớn của Việt Nam, nổi tiếng về thể loại tùy bút, ký.

Hiện đại

193

Nguyễn Tư Giản
(1823 - 1890)

Đông Anh - Hà Nội

Tiến sĩ triều Thiệu Trị. Học giả. Người có tư tưởng canh tân, chấn hưng đất nước.

Cận đại

194

Nguyễn Tự Như
(? - ?)

Do Linh - Quảng Trị

Tiến sĩ thời Nguyễn. Sĩ phu yêu nước chống Pháp. Thủ lĩnh nhóm nghĩa quân Do Linh tham gia Cần Vương.

Cận đại

195

Nguyễn Trãi
(1380 - 1442)

Thường Tín - Hà Nội

Nhà chính trị, quân sự, ngoại giao kiệt xuất. Nhà thơ lớn. Danh nhân văn hóa thế giới.

Cổ trung đại

196

Nguyễn Tri Phương
(1800 - 1873)

Phong Điền - Thừa Thiên Huế

Quan triều Nguyễn. Nêu cao tinh thần chống Pháp, tử thủ cùng thành Hà Nội.

Cận đại

197

Nguyễn Trung Ngạn
(1289 - 1370)

Hưng Yên

Quan triều Trần. Học giả trong lĩnh vực hình luật. Nhà thơ.

Cổ trung đại

198

Nguyễn Trung Trực
(1838 - 1868)

Long An

Nhân vật lịch sử yêu nước chống Pháp. Nổi tiếng về việc đốt tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ. Thủ lĩnh nghĩa quân, tích cực kháng Pháp.

Cận đại

199

Nguyễn Trường Tộ
(1828 - 1871)

Hưng Nguyên -Nghệ An

Nhà tư tưởng cải cách để canh tân chấn hưng đất nước thời Nguyễn.

Cận đại

200

Nguyễn Văn Cừ
(1912 - 1941)

Từ Sơn - Bắc Ninh

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Lãnh tụ tiền bối của Đảng.

Cận đại

201

Nguyễn Văn Giáo
(1932 - 1967)

Triệu Phong - Quảng Trị

Liệt sĩ - Anh hùng LLVTND thời chống Mỹ

Hiện đại

202

Nguyễn Văn Huyên
(1908 - 1975)

Hoài Đức - Hà Nội

Nhà hoạt động văn hóa, giáo dục. Học giả. Nhà khoa học.

Hiện đại

203

Nguyễn Văn Linh
(1915 - 1998)

Yên Mỹ - Hưng Yên

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Lãnh tụ xuất sắc của Đảng. Người khởi xướng công cuộc đổi mới.

Hiện đại

204

Nguyễn Văn Siêu
(1799 - 1872)

Thanh Trì - Hà Nội

Nhà văn hóa. Nổi tiếng uyên bác về văn chương.

Cận đại

205

Nguyễn Văn Tố
(1889 - 1947)

Hà Nội

Nhà hoạt động văn hóa. Nhà chính trị.

Cận đại

206

Nguyễn Văn Trỗi
(1940 - 1964)

Điện Bàn - Quảng Nam

Liệt sĩ - AHLLVTND thời chống Mỹ. Nổi tiếng từ vụ đánh bom ám sát Mc.Namara.

Hiện đại

207

Nguyễn Văn Tú
(? - ?)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nghệ nhân làm đồng hồ và kính thiên văn theo kỹ thuật phương tây nổi tiếng thời chúa Nguyễn.

Cổ trung đại

208

Nguyễn Văn Tường
(1824 - 1886)

Triệu Phong - Quảng Trị

Quan đại thần triều Nguyễn. Người cầm đầu phe chủ chiến chống Pháp của triều đình Huế.

Cận đại

209

Nguyễn Viết Xuân
(1933 - 1964)

Vĩnh Phúc

Nhân vật lịch sử biểu trưng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mỹ.

Hiện đại

210

Nguyễn Vức
(? - ?)

Đông Hà - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1939).

Cận đại

211

Nguyễn Xí
(1396 - 1465)

Nghi Xuân - Hà Tĩnh

Danh tướng thời Lê.

Cổ trung đại

212

Ông ích Khiêm
(1832 - 1844)

Hòa Vang - Đà Nẵng

Quan triều Nguyễn. Có tinh thần chủ chiến, yêu nước chống Pháp.

Cận đại

213

Phạm Đình Hổ
(1768 - 1839)

Bình Giang - Hải Dương

Học giả nghiên cứu về văn, sử, địa - Nhà văn

Cổ trung đại

214

Phạm Hồng Thái
(1884 - 1924)

Hưng Nguyên - Nghệ An

Chí sĩ yêu nước. Nhà hoạt động cách mạng trong tổ chức Tâm Tâm Xã. Nổi tiếng trong vụ mưu sát toàn quyền Merlin ở Sa Diện.

Cận đại

215

Phạm Hùng
(1912 - 1988)

Châu Thành - Trà Vinh

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà chính trị. Lãnh tụ xuất sắc của Đảng.

Hiện đại

216

Phạm Huy Thông
(1916 - 1988)

Ân Thi - Hưng Yên

Học giả - Nhà khoa học - Nhà hoạt động cách mạng. Nhà thơ, nhà sử học, nhà sư phạm

Hiện đại

217

Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968)

Bình Thuận

Nhà hoạt động cách mạng - Nhà khoa học. Bác sĩ, giáo sư, Anh hùng lao động.

Hiện đại

218

Phạm Ngũ Lão
(1255 - 1320)

Ân Thi - Hưng Yên

Nhân vật lịch sử gắn với 2 lần chống quân Nguyên Mông. Danh tướng thời Trần.

Cổ trung đại

219

Phạm Sư Mạnh
(Thế kỷ XIV)

Kinh Môn - Hải Dương

Quan triều Trần. Nhà ngoại giao - Nhà thơ.

Cổ trung đại

220

Phạm Thận Duật
(1825 - 1885)

Yên Mô - Ninh Bình

Quan đại thần triều Nguyễn. Sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương chống Pháp.

Cận đại

221

Phạm Văn Đồng
(1906 - 2000)

Mộ Đức - Quảng Ngãi

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà chính trị. Nhà văn hóa. Lãnh tụ xuất sắc của Đảng.

Hiện đại

222

Phan Bội Châu
(1867 - 1940)

Nghệ An

Chí sĩ yêu nước chống Pháp. Nhà hoạt động cách mạng. Người khởi xướng phong trào Đông Du. Nhà văn - Nhà tư tưởng đầu Tk XX.

Cận đại

223

Phan Châu Trinh
(1872 - 1926)

Tiên Phước - Quảng Nam

Chí sĩ yêu nước. Nhà hoạt động cách mạng. Nhà tư tưởng đầu Tk XX.

Cận đại

224

Phan Đăng Lưu
(1901 - 1941)

Yên Thành - Nghệ An

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà chính trị. Chiến sĩ Cộng sản tiền bối.

Cận đại

225

Phan Đình Giót
(1920 - 1954)

Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Liệt sĩ. Anh hùng LLVTND thời chống Pháp.

Hiện đại

226

Phan Đình Phùng
(1847 - 1895)

Đức Thọ - Hà Tĩnh

Tiến sĩ. Quan triều Nguyễn. Thủ lĩnh nghĩa quân trong khởi nghĩa Hương Khê hưởng ứng phong trào Cần Vương.

Cận đại

227

Phan Huy Chú
(1782 - 1840)

Hà Tĩnh

Học giả. Nhà bách khoa - Nhà nghiên cứu sử học, văn hóa nổi tiếng.

Cổ trung đại

228

Phan Huy Ích
(1750 - 1822)

Can Lộc - Hà Tĩnh

Quan đại thần triều Tây Sơn. Nhà nghiên cứu sử học, văn hóa nổi tiếng

Cổ trung đại

229

Phan Kế Bính
(1875 - 1921)

Tây Hồ - Hà Nội

Nhà văn, dịch giả - Nhà nghiên cứu văn học uyên thâm.

Cận đại

230

Phan Phu Tiên (Thế kỷ XV)

Từ Liêm - Hà Nội

Quan triều Lê. Nhà sử học, nghiên cứu văn học - Nhà giáo nổi tiếng.

Cổ trung đại

231

Phan Thanh Giản
(1796 - 1867)

Bảo An - Vĩnh Long

Quan đại thần triều Nguyễn. Nhà chính trị, ngoại giao thế kỷ XIX. Nhà văn.

Cận đại

232

Phan Trọng Tuệ
(1917 - 1991)

Thanh Trì - Hà Nội

Nhà hoạt động cách mạng. Nhà chính trị.

Hiện đại

233

Phan Văn Trị
(1830 - 1910)

TP. Hồ Chí Minh

Chí sĩ yêu nước chống Pháp, đấu tranh bằng văn chương.

Cận đại

234

Phan Văn Trường
(1876 - 1933)

Từ Liêm - Hà Nội

Chí sĩ yêu nước chống Pháp. Đấu tranh chống pháp qua diễn đàn báo chí.

Cận đại

235

Phó Đức Chính
(1908 - 1930)

Hưng Yên

Chí sĩ yêu nước chống Pháp. Một trong những người tổ chức nên Quốc dân đảng.

Cận đại

236

Phùng Chí Kiên
(1901 - 1941)

Diễn Châu - Nghệ An

Nhà hoạt động cách mạng. Chiến sĩ Cộng sản tiền bối. Thế hệ đầu tiên của QĐNDVN

Cận đại

237

Phùng Hưng
(? - 789)

Đường Lâm - Hà Nội

Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường giành độc lập dân tộc (791), xây dựng nền tự chủ được 7 năm. Xưng Bố Cái Đại Vương

Cổ trung đại

238

Phùng Khắc Khoan
(1528 - 1613)

Thạch Thất - Hà Nội

Quan đại thần triều Lê. Nhà ngoại giao. Nhà văn, học giả uyên bác.

Cổ trung đại

239

Tạ Quang Bửu
(1910 - 1986)

Nam Đàn - Nghệ An

Giáo sư - Nhà bác học. Nhà hoạt động chính trị và khoa học

Hiện đại

240

Tản Đà
(1888 - 1939)

Ba Vì - Hà Tây

Nhà thơ tài hoa - Nhà nghiên cứu và hoạt động văn hóa

Cận đại

241

Tăng Bạt Hổ
(1859 - 1906)

Hoài Nhơn - Bình Định

Chí sĩ yêu nước chống Pháp. Nhân vật quan trọng của Duy Tân hội và phong trào Đông Du.

Cận đại

242

Thái Phiên
(1882 - 1916)

Hòa Vang - Đà Nẵng

Chí sĩ yêu nước chống Pháp. Nhân vật quan trọng của Duy Tân hội và phong trào Đông Du.

Cận đại

243

Thanh Tịnh
(1911 - 1988)

Do Linh - Quảng Trị

Nhà hoạt động văn hóa - Nhà thơ

Hiện đại

244

Thành Thái
(1879 - 1954)

Thừa Thiên Huế

Hoàng đế triều Nguyễn. Vị vua có tinh thần yêu nước, tư tưởng độc lập, tích cực chống Pháp.

Cận đại

245

Thánh Gióng

Gia Lâm - Hà Nội

Nhân vật huyền sử thể hiện ý thức quật cường của dân tộc.

Cổ trung đại

246

Thân Nhân Trung
(1418 - 1499)

Yên Dũng - Bắc Giang

Tiến sĩ - Quan đại thần triều Lê Thánh Tông. Tư tưởng và học thuật uyên bác.

Cổ trung đại

247

Thế Lữ
(1907 - 1989)

Tiên Sơn - Bắc Ninh

Nhà thơ tài hoa, nhà hoạt động văn hóa. Người tiên phong và có công đầu đối với phong trào Thơ Mới.

Hiện đại

248

Thích Quảng Đức
(1897 - 1963)

Vạn Ninh - Khánh Hòa

Nhà sư yêu nước, tự thiêu để đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo, bảo vệ tự do tín ngưỡng chống chế độ Mỹ Diệm

Hiện đại

249

Thoại Ngọc Hầu
(1761 - 1829)

Quảng Nam

Tướng nhà Nguyễn, giỏi thủy lợi và canh nông. Có nhiều công lớn trong đào kênh.

Cổ trung đại

250

Tô Hiến Thành
(? - 1179)

Đan Phượng - Hà Nội

Quan triều Lý, giỏi văn, võ. Có công dẹp loạn, bảo vệ biên giới và khẩn hoang.

Cổ trung đại

251

Tô Hiệu
(1912 - 1944)

Văn Giang - Hưng Yên

Chiến sĩ Cộng sản tiền bối. Nhà hoạt động cách mạng và chính trị.

Cận đại

252

Tô Ngọc Vân
(1906 - 1954)

Văn Giang - Hưng Yên

Họa sĩ tài hoa. Nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Hiện đại

253

Tô Vĩnh Diện
(1924 - 1953)

Nông Cống - Thanh Hóa

Liệt sĩ - Anh hùng LLVTND trong chống Pháp.

Hiện đại

254

Tôn Đức Thắng
(1888 - 1980)

Long Xuyên - An Giang

Nhà cách mạng tiền bối. Nhà hoạt động chính trị. Lãnh tụ xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện đại

255

Tôn Thất Đạm
(1864 - 1888)

Tp Huế - Thừa Thiên Huế

Một trong những người của phái chủ chiến triều đình Huế phò tá Hàm Nghi tổ chức kháng chiến chống Pháp.

Cận đại

256

Tôn Thất Thiệp
(1870 - 1888)

Tp Huế - Thừa Thiên Huế

Một trong những người của phái chủ chiến triều đình Huế phò tá Hàm Nghi tổ chức kháng chiến chống Pháp.

Cận đại

257

Tôn Thất Thuyết
(1835 - 1913)

Tp Huế - Thừa Thiên Huế

Quan đại thần triều Nguyễn. Thủ lĩnh của phái chủ chiến triều đình Huế. Linh hồn của cuộc chiến đấu ngoan cường chống Pháp dưới cờ nghĩa Cần Vương.

Cận đại

258

Tôn Thất Tùng
(1912 - 1982)

Tp Huế - Thừa Thiên Huế

Giáo sư - Bác sĩ. Nhà Bác học Việt Nam nổi tiếng thế giới về phẫu thuật gan.

Hiện đại

259

Tống Duy Tân
(1837 - 1892)

Vĩnh Lộc - Thanh Hóa

Tiến sĩ - Quan Triều Nguyễn. Chí sĩ yêu nước của phong trào Cần Vương.

Cận đại

260

Trần Bình Trọng
(1259 - 1285)

Thanh Liêm - Hà Nam

Tướng nhà Trần. Có nhiều công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Nổi tiếng ở khí phách biểu thị tinh thần dân tộc.

Cổ trung đại

261

Trần Cao Vân
(1866 - 1916)

Điện Bàn - Quảng Nam

Chí sĩ yêu nước chống Pháp. Nhân vật quan trọng của Việt Nam Quang Phục hội.

Cận đại

262

Trần Công Tiện
(1920 - 1964)

Triệu Phong - Quảng Trị

Anh hùng LLVTND thời chống Mỹ

Hiện đại

263

Trần Duy Hưng
(1912 - 1988)

Từ Liêm - Hà Nội

Bác sĩ - Nhà hoạt động chính trị.

Hiện đại

264

Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997)

Vĩnh Long

Nhà khoa học - kỹ thuật quân sự tài ba. Vị tướng của QĐNDVN.

Hiện đại

265

Trần Đăng Ninh (1910 - 1955)

Vụ Bản - Nam Định

Nhà hoạt động cách mạng, chính trị và văn hóa - Nhà nghiên cứu sử học, nhà thơ, nhà văn.

Hiện đại

266

Trần Đình Ân
(1626 - 1706)

Do Linh - Quảng Trị

Quan đại thần thời chúa Nguyễn. Nhà quân sự và chính trị

Cổ trung đại

267

Trần Hoàn
(1928 - 2003)

Hải Lăng - Quảng Trị

Nhà hoạt động văn hóa - Nhạc sĩ tài danh

Hiện đại

268

Trần Huy Liệu
(1901 - 1969)

Vụ Bản - Nam Định

Nhà hoạt động cách mạng tiền bối - Nhà khoa học, học giả, soạn giả, nhà báo xuất sắc.

Hiện đại

269

Trần Hưng Đạo
(1231 - 1300)

Tp Nam Định - Nam Định

Danh tướng kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam - Anh hùng dân tộc.

Cổ trung đại

270

Trần Hữu Dực
(1910 - 1983)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1930). Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

271

Trần Khánh Dư
(? - 1339)

Chí Linh - Hải Dương

Danh tướng triều Trần.

Cổ trung đại

272

Trần Khát Chân
(1370 - 1399)

Vĩnh Lộc - Thanh Hóa

Danh tướng triều Trần.

Cổ trung đại

273

Trần Nguyên Hãn
(? - 1429)

Lập Thạch - Vĩnh Phúc

Phò Lê Lợi chống quân Minh, lập nhiều chiến công.

Cổ trung đại

274

Trần Nhân Tông
(1258 - 1308)

Nam Định

Hoàng đế thứ 3 triều Trần. Linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm.

Cổ trung đại

275

Trần Nhật Duật
(1255 - 1331)

Nam Định

Dòng dõi nhà Trần. Văn võ tài toàn, có nhiều đóng góp về quân sự, chính trị, văn hóa, nghệ thuật cho đất nước.

Cổ trung đại

276

Trần Phú
(1904 - 1931)

Đức Thọ - Hà Tĩnh

Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị xuất sắc. Lãnh tụ tiền bối của Đảng.

Cận đại

277

Trần Quang Diệu
(? - 1802)

Hoài Ân - Bình Định

Danh tướng triều Tây Sơn.

Cổ trung đại

278

Trần Quang Khải

(1241 - 1294)

Nam Định

Danh tướng triều Trần.

Cổ trung đại

279

Trần Quốc Hoàn
(1916 - 1986)

Nam Đàn - Nghệ An

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

280

Trần Quốc Toản
(1267 - 1285)

Nam Định

Danh tướng triều Trần.

Cổ trung đại

281

Trần Quý Cáp
(1870 - 1908)

Điện Bàn - Quảng Nam

Chí sĩ yêu nước chống Pháp. Nhân vật quan trọng của phong trào chống thuế Trung kỳ (1908).

Cận đại

282

Trần Quỳnh
(1920 - 2005)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

283

Trần Tế Xương
(1870 - 1907)

Tp Nam Định - Nam Định

Nhân vật lịch sử

Cận đại

284

Trần Thánh Tông
(1240 - 1290)

Nam Định

Hoàng đế thứ 2 triều Trần. Nhà thơ.

Cổ trung đại

285

Trần Thị Tâm
(? - 1972)

Hải Lăng - Quảng Trị

Liệt sĩ. Anh hùng LLVTND thời chống Mỹ

Hiện đại

286

Trần Thủ Độ
(1194 - 1264)

Hưng Hà - Thái Bình

Quốc sư triều Trần. Người có công sáng lập nên triều Trần từ sự suy thoái của triều Lý và tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 1.

Cổ trung đại

287

Trần Văn Ngoạn
(? - 1984)

Vĩnh Linh - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1940)

Hiện đại

288

Trần Xuân Miên
(1910 - ?)

Vĩnh Linh - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1941).

Cận đại

289

Trần Xuân Soạn
(1849 - 1923)

Tp Thanh Hóa - Thanh Hóa

Quan triều Nguyễn. Sĩ phu yêu nước chống Pháp dưới cờ nghĩa Cần Vương.

Cận đại

290

Triệu Việt Vương
(? - 571)

Vĩnh Phúc

Người có công đưa Lý Bí lên ngôi vua, lập nước Vạn Xuân. Kế tục sự nghiệp, tổ chức kháng chiến, lên ngôi vua 22 năm.

Cổ trung đại

291

Trịnh Hoài Đức
(1765 - 1825)

Biên Hòa - Đồng Nai

Quan đại thần triều Nguyễn - Nhà văn, nhà địa lý nổi tiếng

Cổ trung đại

292

Trương Công Kỉnh
(1918 - 1969)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị

Hiện đại

293

Trương Đình Hội
(? - ?)

Vĩnh Linh - Quảng Trị

Sĩ phu yêu nước chống Pháp. Thủ lĩnh nhóm nghĩa quân Vĩnh Linh tham gia phong trào Cần Vương.

Cận đại

294

Trương Định
(1820 - 1864)

Bình Sơn - Quảng Ngãi

Quan triều Nguyễn theo phái chủ chiến chống Pháp. Thủ lĩnh nghĩa quân kháng chiến ở miền Nam.

Cận đại

295

Trương Hán Siêu
(? - 1355)

Yên Ninh - Ninh Bình

Nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng triều Trần. Nhà soạn giả hình luật

Cổ trung đại

296

Trương Hoàn
(1911 - 1947)

Triệu Phong - Quảng Trị

Nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1941).

Cận đại

297

Trường Chinh
(1907 - 1988)

Xuân Trường Nam Định

Nhà cách mạng tiền bối. Nhà hoạt động chính trị. Lãnh tụ xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện đại

298

Tuệ Tĩnh
(1341 - 1385)

Cẩm Giàng - Hải Dương

Thiền sư - Nhà y, dược nổi tiếng của Việt Nam. Triều Minh (TQ) phong là "Đại Y Thiền Sư"

Cổ trung đại

299

Từ Đạo Hạnh
(TK XII)

Từ Liêm - Hà Nội

Thiền sư, nhà văn hóa, nhà thơ. Tiền bối của nghệ thuật hát chèo

Cổ trung đại

300

Vạn Hạnh
(? - 1088)

Từ Sơn - Hà Bắc

Danh tăng đời Lý. Quốc sư triều Lý Thái Tổ. Người có công đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên nhà Lý.

Cổ trung đại

301

Văn Cao
(1923 - 1995)

Vụ Bản - Nam Định

Nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ tài hoa. Nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật có nhiều đóng góp cho đất nước.

Hiện đại

302

Văn Tân
(1913 - 1988)

Hoài Đức - Hà Nội

Nhà hoạt động cách mạng - Học giả - Nhà khoa học và văn hóa.

Hiện đại

303

Võ Thị Sáu
(1935 - 1952)

Đất Đỏ - Bà Rịa

Liệt sĩ - Anh hùng LLVTND thời chống Pháp.

Hiện đại

304

Vũ Ngọc Phan
(1902 - 1987)

Gia Bình - Bắc Ninh

Dịch giả - Nhà văn - Nhà nghiên cứu văn học dân gian, nhà phê bình.

Hiện đại

305

Vũ Trọng Phụng
(1912 - 1939)

Mỹ Hào - Hưng Yên

Nhà báo, nhà văn. Cây bút hiện thực phê phán nổi tiếng.

Cận đại

306

Vương Thừa Vũ
(1910 - 1980)

Thanh Trì - Hà Nội

Nhà hoạt động cách mạng. Vị tướng tài ba của QĐNDVN.

Hiện đại

307

Xuân Diệu
(1917 - 1985)

Can Lộc - Hà Tĩnh

Nhà thơ lớn. Nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Hiện đại

308

Xuân Thủy
(1912 - 1985)

Hoài Đức - Hà Nội

Nhà thơ. Nhà hoạt động chính trị và ngoại giao. Cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Hiện đại

309

Yer Sin
(1863 - 1943)

Vùng Vaud - Nước Pháp

Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về vi trùng học. Có nhiều đóng góp quan trọng cho nền y học Việt Nam.

Cận đại

310

Ỷ Lan
(? - 1117)

Siêu Loại - Bắc Ninh

Nguyên phi của Lý Thánh Tông. Vị Hoàng hậu buông rèm nhiếp chính giúp con trị nước duy nhất của lịch sử Việt Nam. Có nhiều công lớn.

Cổ trung đại

311

Yết Kiêu
(Thế kỷ XIII)

Gia Lộc - Hải Dương

Nhân vật lịch sử gắn với chiến công đánh thuyền giặc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông.

Cổ trung đại

TỔNG CỘNG: 311 mục từ.

Trong đó:

- Danh nhân thuộc QUỐC GIA có: 263 mục từ.

- Danh nhân thuộc ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG TRỊ có: 48 mục từ.

- Danh nhân thời kỳ CỔ, TRUNG ĐẠI có: 108 mục từ.

- Danh nhân thời kỳ CẬN ĐẠI có: 105 mục từ.

- Danh nhân thời kỳ HIỆN ĐẠI có: 99 mục từ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1812/QĐ-UBND năm 2019 về danh mục dữ liệu về địa danh và danh nhân để thực hiện việc đặt tên, đổi tên đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  • Số hiệu: 1812/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/07/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Nguyễn Đức Chính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản