Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 179/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 04 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2018 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 105/TTr-SGDĐT ngày 13/8/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung Kế hoạch số 38/KH-SGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018 - 2025 (Có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018 - 2025. Trong đó:

- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đưa nguồn kinh phí đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các phòng học ngoại ngữ vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện và bố trí vốn cụ thể từng dự án đầu tư khi phê duyệt;

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ, kinh phí đào tạo nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ở các cấp học (vốn sự nghiệp).

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Sở, Ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (báo cáo);
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP. UBND tỉnh;
- GĐ. TTCB-TH;
- Lưu: VT,(Hn13).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Phương Nam

 

UBND TỈNH BẠC LIÊU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/KH-SGDĐT

Bạc Liêu, ngày 13 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2018-2025

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 124/UBND-KGVX ngày 12/01/2018 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 2020/UBND-KGVX ngày 21/5/2018 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2020.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 343/BGDĐT-ĐANN ngày 26/01/2018 về việc đề xuất kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 và ý kiến đóng góp của các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018-2025 (điều chỉnh, bổ sung kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2020) như sau:

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ‘'Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;

- Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;

- Quyết định số 50/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/10/2003 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành chương trình môn tiếng Anh và Tin học ở bậc tiểu học;

- Quyết định số 3493/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2020;

- Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 về việc điều chỉnh Quyết định số 3493/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2020;

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, bậc học nhằm đảm bảo đến năm 2025 tất cả giáo viên tiếng Anh được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Tạo bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, có thể sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và vùng bán đảo Cà Mau. Dạy và học ngoại ngữ nhất là tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân xuất phát từ một thực tế quan hệ hợp tác thương mại kinh tế, du lịch, giao lưu về văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và các nước.

- Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, các trang thiết bị nhằm triển khai hiệu quả chương trình dạy - học ngoại ngữ.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2025 có 100% giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học và THCS đạt chứng nhận tương đương năng lực ngoại ngữ bậc 4 (B2 theo Khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ Châu Âu (KNLNN)); giáo viên tiếng Anh cấp Trung học phổ thông đạt chứng nhận tương đương năng lực ngoại ngữ bậc 5 (C1 theo KNLNN);

- Phấn đấu đến năm 2025 có 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12);

- Xây dựng đầy đủ các phòng dạy và học ngoại ngữ và trang bị các thiết bị dạy và học ngoại ngữ cho các trường ở các cấp học.

- Xây dựng và triển khai các chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho một số môn như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số môn phù hợp ở các trường trung học phổ thông.

- Tiếp tục khảo sát năng lực ngoại ngữ đối với giáo viên chưa tham gia khảo sát đánh giá năng lực ngoại ngữ để tiếp tục có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ; xây dựng phòng học ngoại ngữ (kể cả trang bị thiết bị dạy và học ngoại ngữ):

3.1. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên:

Nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên phù hợp với lộ trình triển khai Đề án đối với các trình độ đào tạo hàng năm và các giai đoạn đến năm 2025, cần phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cụ thể như sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng cho 30 giáo viên tiểu học, THCS đạt chuẩn B2 và 81 giáo viên THPT đạt chuẩn C1;

- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên 30 THPT ở các nước bản ngữ hoặc có ngôn ngữ quốc gia phù hợp;

- Đào tạo, bồi dưỡng cho 10 giáo viên THPT dạy một số môn như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số môn phù hợp tại trường THPT Chuyên Bạc Liêu bằng ngoại ngữ.

3.2. Nhu cầu xây dựng phòng học ngoại ngữ (kể cả trang bị thiết bị dạy và học ngoại ngữ):

a) Xây dựng phòng học ngoại ngữ:

Theo chỉ đạo của Bộ GDĐT và UBND tỉnh Bạc Liêu, hiện nay trên địa bàn tỉnh, đối với giáo dục tiểu học thực hiện hai chương trình dạy học ngoại ngữ (Chương trình thí điểm dạy học chất lượng cao và Chương trình thí điểm dạy học ngoại ngữ từ lớp 3); đối với giáo dục trung học thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm thí điểm ở cấp THCS và THPT và chương trình hiện hành. Vì vậy, nhu cầu đầu tư xây dựng phòng dạy và học ngoại ngữ là rất lớn; do hầu hết các trường chưa có phòng học ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định. Do đó, Sở GDĐT đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng phòng học ngoại ngữ như sau:

- Đối với tiểu học: mỗi trường 01 phòng học ngoại ngữ đạt chuẩn;

- Đối với THCS: mỗi trường loại I từ 02 đến 03 phòng, mỗi trường loại II, loại III 01 phòng học ngoại ngữ đạt chuẩn;

- Đối với THPT: mỗi trường loại I, loại II từ 02 đến 03 phòng, mỗi trường loại III 01 phòng học ngoại ngữ đạt chuẩn;

- Đối với Trung tâm GDTX tỉnh 01 phòng học ngoại ngữ đạt chuẩn.

=> Tổng số phòng học ngoại ngữ cần xây dựng: 206 phòng (trong đó, tiểu học: 127 phòng: THCS: 72 phòng; THPT: 06 phòng: GDTX 01 phòng); ước kinh phí: 180.027 triệu đồng.

b) Đầu tư thiết bị dạy và học ngoại ngữ

Năm 2017, được UBND tỉnh giao bổ sung dự toán (nguồn sự nghiệp kinh tế), Sở GDĐT đã thực hiện mua sắm đưa vào sử dụng 33 phòng thiết bị ngoại ngữ (thiết bị chuyên dụng, gồm: Màn hình tương tác Promethean dành cho giáo viên kèm phần mềm soạn giảng tương tác, máy vi tính giáo viên, máy tính học sinh, tay nghe,...). Do đó, đầu tư mua sắm thiết bị dạy và học ngoại ngữ phù hợp cho các cơ sở giáo dục theo lộ trình triển khai đề án, bảo đảm 100% các trường tham gia đề án đều có phòng học tiếng nước ngoài và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường phù hợp quy mô, nhu cầu phát triển.

=> Tổng số trang bị thiết bị dạy học ngoại ngữ (đơn vị tính: phòng): 215 phòng (trong đó, tiểu học: 128 phòng; THCS: 66 phòng; THPT: 20 phòng, GDTX: 01 phòng) và thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học ngoại ngữ: 17 phòng (trong đó, THCS: 07 phòng; THPT: 10 phòng), ước kinh phí: 282.055 triệu đồng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

1. Nhiệm vụ

- Xây dựng và triển khai quy hoạch, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phù hợp với lộ trình triển khai Đề án đối với các trình độ đào tạo hàng năm và các giai đoạn đến năm 2025.

- Rà soát và tiến hành đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ giáo viên ngoại ngữ hiện có, chú trọng vào việc nâng cao năng lực ngoại ngữ.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch cử giáo viên ngoại ngữ cốt cán của các trường đi tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở các nước bản ngữ hoặc có ngôn ngữ quốc gia phù hợp, đặc biệt các khóa tập huấn được cấp chứng chỉ quốc tế đảm bảo mục tiêu đã đề ra của Đề án.

- Đề xuất chủ trương cho phép các chuyên gia, giảng viên người nước ngoài tham gia vào hoạt động giảng dạy, học tập ngoại ngữ tại một số trường phổ thông trong tỉnh.

- Đề xuất chủ trương xây dựng phòng dạy và học ngoại ngữ (kể cả trang bị thiết bị dạy và học ngoại ngữ) cho các đơn vị, trường học đáp ứng nhu cầu hiện nay trên địa bàn tỉnh: đối với giáo dục tiểu học thực hiện hai chương trình dạy học ngoại ngữ (Chương trình thí điểm dạy học chất lượng cao và Chương trình thí điểm dạy học ngoại ngữ từ lớp 3); đối với giáo dục trung học thực hiện chương trình tiếng Anh 10 năm thí điểm ở cấp THCS và THPT và chương trình hiện hành.

2. Giải pháp

- Tiếp tục duy trì và kiện toàn các Ban chỉ đạo triển khai Đề án để chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án ở địa phương.

- Tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ ở các cấp học trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương về trình độ giáo viên, kinh phí... Tổ chức liên kết đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tiếng Anh với các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước.

- Tham mưu với các cấp thẩm quyền rà soát, điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách phù hợp dành cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ các cấp học, tạo điều kiện thực hiện các chương trình hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là chế độ thu hút giáo viên giỏi, giáo viên người bản ngữ.

- Đầu tư phát triển của các trung tâm ngoại ngữ, đặc biệt các trung tâm có uy tín, chất lượng cao.

- Tăng cường đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ. Từng bước đầu tư mua sắm các thiết bị dạy và học ngoại ngữ phù hợp cho các cơ sở giáo dục theo lộ trình triển khai đề án, bảo đảm 100% các trường tham gia đề án đều có phòng học tiếng nước ngoài và có phòng nghe nhìn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường học phù hợp qui mô, nhu cầu phát triển.

- Không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tổ chức đánh giá thường xuyên và đánh giá đầu ra cho học sinh các cấp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ về việc dạy và học ngoại ngữ nhất là tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới.

- Khuyến khích nhà trường trang bị các loại báo, tạp chí bằng ngoại ngữ; tổ chức các hoạt động văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật... có sử dụng ngoại ngữ.

- Khuyến khích phát triển các câu lạc bộ giáo viên ngoại ngữ.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ như: khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà trường giao lưu, hợp tác với các trường học ở nước ngoài trong việc trao đổi giáo viên, học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ; tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trợ giảng tiếng Anh từ tổ chức Fulbright (Hoa Kỳ) giúp luyện nghe nói cho giáo viên và học sinh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí:

Theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ, thì nguồn kinh phí thực hiện Đề án, gồm:

- Nguồn ngân sách nhà nước bố trí hàng năm chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước; kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.

2. Tổng kinh phí, nguyên tắc, cơ chế phân bổ kinh phí:

2.1. Tổng kinh phí:

a) Giai đoạn 2008 - 2020: Tổng kinh phí 384.683 triệu đồng, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3493/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 và điều chỉnh theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 20/6/2017.

- Đến cuối năm 2017, đã bố trí (vốn sự nghiệp) là: 95.529 triệu đồng;

- Còn lại: 289.154 triệu đồng, sẽ chuyển qua giai đoạn 2018-2025.

b) Giai đoạn 2018 - 2025: Tổng kinh phí 503.551 triệu đồng.

2.2. Về nguyên tắc, cơ chế phân bổ kinh phí (theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ):

- Nguồn ngân sách Trung ương: Tập trung thực hiện những nhiệm vụ cho toàn ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện các nhiệm vụ do các bộ, cơ quan trung ương, các đại học quốc gia thực hiện với mục tiêu của Đề án.

- Nguồn ngân sách địa phương: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển đội ngũ tại địa phương, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn, triển khai áp dụng các hoạt động thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ.

- Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, các môn học tự chọn về dạy và học ngoại ngữ, triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, một số hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tăng cường năng lực quản lý cho người lao động tại cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác của Đề án.

- Nguồn thu khác: Tập trung thực hiện những hoạt động đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ đa dạng của xã hội.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển đội ngũ, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh để triển khai áp dụng các hoạt động thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ từ nguồn ngân sách địa phương (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục). Riêng nguồn thu của các cơ sở giáo dục hiện nay chỉ có nguồn thu học phí (trung học cơ sở và trung học phổ thông), trong đó, 40% chi tăng lương theo quy định, còn lại 60% đã đưa vào dự toán chi thường xuyên hoạt động chuyên môn và nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác từ khi triển khai kế hoạch thực hiện Đề án (năm 2011) đến nay không thực hiện được.

Tuy nhiên, nhằm triển khai hoạch thực hiện Đề án đạt hiệu quả, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiết kiệm trong chi thường và tiếp tục vận động nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, các môn học tự chọn về dạy và học ngoại ngữ, triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, một số hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tăng cường năng lực quản lý cho người lao động tại cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác của Đề án.

Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất phân bổ kinh phí như sau:

a) Giai đoạn 2018 - 2020: 287.197 triệu đồng, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 20/6/2017. Trong đó:

- Nguồn ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp): 269.184 triệu đồng, bao gồm: kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ 8.456 triệu đồng; kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ 260.728 triệu đồng.

- Nguồn vận động tài trợ, hỗ trợ các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục đào tạo 18.013 triệu đồng.

Lộ trình thực hiện từng năm:

Số TT

Năm

Tổng kinh phí (Tr.đồng)

Trong đó

Ngân sách hỗ trợ từ TƯ

Ngân sách địa phương

Nguồn vận động tài trợ, hỗ trợ và các nguồn thu

1

2018

95.732

 

89.728

6.004

2

2019

95.732

 

89.728

6.004

3

2020

95.733

 

89.728

6.005

 

Cộng

287.197

 

269.184

18.013

b) Giai đoạn 2021 - 2025: 216.354 triệu đồng, bao gồm:

- Nguồn ngân sách địa phương: 201.354 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn sự nghiệp: 21.327 triệu đồng (kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ);

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 180.027 triệu đồng. Đây là kinh phí đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các phòng học ngoại ngữ đạt chuẩn theo quy định của Bộ GDĐT, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt đưa vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, lồng ghép vào các chương trình (Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học, Chương trình mục tiên quốc gia xây dựng nông thôn mới,...) và phân cấp theo quy định; kế hoạch vốn được bố trí cụ thể khi phê duyệt từng dự án đầu tư xây dựng.

- Nguồn vận động tài trợ, hỗ trợ các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục đào tạo: 15.000 triệu đồng (để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, các môn học tự chọn về dạy và học ngoại ngữ, triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục và bảo trì CSVC, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ đã được đầu tư).

Lộ trình thực hiện từng năm:

Số TT

Năm

Tổng kinh phí thực hiện (Tr.đồng)

Trong đó

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư

Nguồn vận động tài trợ, hỗ trợ và các nguồn thu

1

2021

46.392

4.265

39.127

3.000

2

2022

45.865

4.265

38.600

3.000

3

2023

42.365

4.265

35.100

3.000

4

2024

42.365

4.265

35.100

3.000

5

2025

39.367

4.267

32.100

3.000

 

Cộng

216.354

21.327

180.027

15.000

Trong quá trình thực hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ động tham mưu UBND tỉnh tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn từ Trung ương (Bộ GDĐT).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

a) Năm 2018

- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo;

- Thực hiện mua sắm, trang bị thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ cho các nhà trường. Trước hết, ưu tiên các trường triển khai xây dựng trường điển hình về dạy và học ngoại ngữ và các trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Năm 2019

- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo;

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên dạy các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số môn phù hợp ở các trường trung học phổ thông bằng ngoại ngữ.

c) Năm 2020

- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo (nếu có đối với giáo viên chưa đạt chuẩn ở các năm 2018 -2019 chuyển qua);

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên dạy các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số môn phù hợp ở các trường trung học phổ thông bằng ngoại ngữ (nếu có đối với giáo viên chưa đạt chuẩn ở năm 2019 chuyển qua).

- Tiếp tục tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học ngoại ngữ;

d) Giai đoạn 2021-2025

- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên ngoại ngữ và không chuyên ngữ về trình độ đào tạo (nếu có đối với giáo viên chưa đạt chuẩn ở giai đoạn trước chuyển qua).

- Đầu tư xây dựng phòng học ngoại ngữ, tiếp tục tăng cường trang thiết bị dạy học ngoại ngữ; đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp các phòng học ngoại ngữ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và năng lực sử dụng các loại phương tiện của giáo viên, giảng viên. Phấn đấu đến cuối giai đoạn tất các trường được xây dựng phòng học ngoại ngữ và trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ.

- 100% giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học và THCS đạt chứng nhận tương đương năng lực ngoại ngữ bậc 4 (B2 theo KNLNN); giáo viên tiếng Anh cấp THPT đạt chứng nhận tương đương năng lực ngoại ngữ bậc 5 (C1 theo KNLNN);

- 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12);

- 20% môn học thuộc về khoa học tự nhiên dạy bằng tiếng Anh.

2. Phân công trách nhiệm

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và phân công trách nhiệm các cấp, các ngành chức năng có liên quan, phối hợp chặt chẽ với Sở GDĐT trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nội dung kế hoạch nói trên, theo định hướng chủ yếu như sau:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì Kế hoạch, chịu trách nhiệm phối hợp các sở, ngành liên quan cụ thể hóa nội dung Đề án thành kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học tổ chức thực hiện; đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch cho UBND tỉnh hàng năm và cả giai đoạn;

- Phối hợp với Sở Nội vụ bổ sung biên chế giáo viên, giảng viên ngoại ngữ; đề xuất các chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý việc dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục trên địa bàn; đồng thời có hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng ngoại ngữ thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

b) Các sở sở giáo dục

- Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo ngoại ngữ trong cơ sở mình, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Đề án đã đặt ra.

- Đối với bậc tiểu học, những đơn vị, trường học có đủ điều kiện phòng học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày; nếu có nhu cầu và khả năng triển khai việc dạy học ngoại ngữ, thì tiến hành lập các hồ sơ, thủ tục đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét để tuyển dụng giáo viên dạy ngoại ngữ theo các tiêu chí đã nêu ở phần trên.

c) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT và các Cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch trong lĩnh vực dạy nghề, phù hợp với lộ trình, kế hoạch triển khai chung của tỉnh.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT triển khai thực hiện Kế hoạch và bố trí vốn đầu tư hàng năm và từng giai đoạn để đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở GDĐT, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh đầu tư ngân sách thực hiện Kế hoạch.

đ) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT và các Sở, ngành liên quan phân bổ nguồn vốn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

e) Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT nghiên cứu, hướng dẫn, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tuyển dụng, sử dụng định mức biên chế giáo viên, giảng viên ngoại ngữ phù hợp trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh.

f) Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về các chương trình đổi mới công tác giáo dục, đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

g) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch triển khai Kế hoạch này tại địa phương, định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh và Sở GDĐT; đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các phòng học ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ GDĐT cho các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và nguồn vốn được phân bố theo quy định.

- Phối hợp với Sở GDĐT và các sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan để chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung toàn tỉnh việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn.

Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc các cơ sở giáo dục tham gia thực hiện kế hoạch này cần kịp thời báo cáo về Sở GDĐT và các Sở, ngành liên quan để nghiên cứu, đề xuất, xử lý theo thẩm quyền.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018-2025 (điều chỉnh, bổ sung kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2020) của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu.

(Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 29/KH-SGDĐT ngày 10/7/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu)

 


Nơi nhận:
- Ban Quản lý ĐANNQG 2020-BỘ GDĐT (để báo cáo);
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- Các Sở, ngành liên quan (để phối hợp);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;
- Các phòng thuộc Sở;
- Các phòng GDĐT;
- Các trường THPT;
- Trung tâm GDTX tỉnh;
- Lưu: VT, KHTC, GDTrH

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Dương Hồng Tân

 

PHỤ LỤC III

BẢNG TỔNG HỢP LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 38/KH-SGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

HOẠT ĐỘNG ĐỀ XUẤT

KẾT QUẢ DỰ KIẾN

Giai đoạn 2018 -2020

Giai đoạn 2021-2025

NGUỒN KINH PHÍ ĐỀ XUẤT

GHI CHÚ

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng kinh phí đề xuất

Trong đó

NS hỗ trợ từ Trung ương

NSĐP/ đơn vị

Các nguồn kinh phí phù hợp khác

III

Phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ

 

81

70

0

0

 

 

 

 

8.456

0

8.456

0

 

 

1

Đào tạo, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên TH, THCS

Đạt chuẩn B2

 

30

 

 

 

 

 

 

1.200

 

1.200

 

 

 

2

Đào tạo, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên THPT

Đạt chuẩn C1

81

 

 

 

 

 

 

 

3.871

 

3.871

 

 

 

3

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên THPT ở các nước bản ngữ hoặc có ngôn ngữ quốc gia phù hợp

 

 

30

 

 

 

 

 

 

2.985

 

2.985

 

 

 

4

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên dạy một số môn như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số môn phù hợp ở các trường trung học phổ thông bằng ngoại ngữ

 

 

10

 

 

 

 

 

 

400

 

400

 

 

IV

Điều kiện dạy và học ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

462.082

0

462.082

0

 

1

Đầu tư xây dựng phòng ngoại ngữ

206 phòng

 

0

0

45

44

40

40

37

180.027

0

180.027

0

 

 

1

Xây dựng phòng học ngoại ngữ cho trường tiểu học

127 phòng

 

 

 

27

25

25

25

25

102.027

 

102.027

 

 

 

2

Xây dựng phòng học ngoại ngữ cho trường THCS

72 phòng

 

 

 

15

15

15

15

12

72.000

 

72.000

 

 

 

3

Xây dựng phòng học ngoại ngữ cho trường THPT và GDTX

07 phòng

 

 

 

3

4

 

 

 

6.000

 

6.000

 

 

2

Đầu tư- trang thiết bị dạy học ngoại ngữ:

215 phòng

41

40

30

24

21

21

21

17

282.055

0

282.055

0

 

 

1

Đầu tư thiết bị dạy và học ngoại ngữ cho trường tiểu học

128 phòng

 

20

20

20

17

17

17

17

160.000

 

160.000

 

 

 

2

Đầu tư thiết bị dạy và học ngoại ngữ cho trường THCS

66 phòng

30

10

10

4

4

4

4

 

92.400

 

92.400

 

 

 

3

Đầu tư thiết bị dạy và học ngoại ngữ cho trường THPT và GDTX (01 phòng)

21 phòng

11

10

 

 

 

 

 

 

29.655

 

29.655

 

 

VIII

Các hoạt động khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33.013

0

0

33.013

0

 

Các nhiệm vụ xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ, các môn học tự chọn về dạy và học ngoại ngữ, triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục và bảo trì CSVC, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ đã được đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33.013

 

 

33.013

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

503.551

0

470.538

33.013

0

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 179/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018-2025

  • Số hiệu: 179/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/09/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Vương Phương Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/09/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản