Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1762/QĐ-UBND | An Giang, ngày 13 tháng 7 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Theo nội dung hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 683/BKHCN-KHTC ngày 31/3/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 809/TTr-SKHCN ngày 11 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch số 59/KH-SKHCN ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Sở Khoa học và Công nghệ về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2023. Trong đó:
1. Tổng mức kinh phí cho hoạt động KH&CN năm 2023: 72,989 tỷ đồng (Bảy mươi hai tỷ, chín trăm, tám mươi chín triệu đồng), bao gồm:
a) Kinh phí sự nghiệp KH&CN: - Hoạt động sự nghiệp KH&CN : - Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: - Hỗ trợ các hoạt động khác: b) Các dự án đầu tư và phát triển KH&CN | 55,989 tỷ đồng 45,932 tỷ đồng 8,145 tỷ đồng 1,912 tỷ đồng 17,000 tỷ đồng |
2. Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định phân bổ và hỗ trợ cho tỉnh hàng năm cũng như từ các nguồn kinh phí hỗ trợ, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH AN GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/KH-SKHCN | An Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2022 |
1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2022
1.1. Kết quả nổi bật của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2022
a) Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong thời gian qua, đã đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; góp phần xây dựng và định hướng phát triển đời sống tinh thần của nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số dự án có hiệu quả và được ứng dụng như dự án Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang, dự án Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng hạ đường huyết và bào chế chế phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây Sầu đâu ăn lá (Azadirachta sp.) tại An Giang, dự án Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang,... (xem Phụ lục 01-Biểu TK1-02).
b) Hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ
Hỗ trợ thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang theo Quyết định số 71/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh An Giang: Đã hỗ trợ cho các dự án ứng dụng đổi mới công nghệ, tập huấn kỹ thuật, sản xuất thử nghiệm trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Trong đó, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, (giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản,…). Các dự án ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN mang lại hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng như dự án Ứng dụng quy trình sản xuất giống cá Chạch lấu (Mastacembelus favus) theo quy mô nông hộ tại tỉnh An Giang, dự án Xây dựng mô hình sản xuất xoài Ba màu 500 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm, dự án Ứng dụng hệ thống tưới tự động trong mô hình trồng dâu tằm lấy quả theo hướng VietGAP tại huyện Phú Tân (xem Phụ lục 01-Biểu TK1-02).
c) Hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST)
- Xây dựng Chương trình hợp tác giữa Sở KH&CN An Giang với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành về hoạt động phát triển hệ sinh thái Khởi nghiệp ĐMST của tỉnh.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Báo An Giang về xây dựng các hoạt động truyền thông cho khởi nghiệp ĐMST của tỉnh.
- Tham gia các Hội thảo khoa học, các khóa đào tạo về Khởi nghiệp ĐMST như: Định hướng nội dung hoạt động Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Hỗ trợ và quản trị dự án khởi nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số.
a) Lĩnh vực Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
- Về tiêu chuẩn:
Trong 6 tháng đầu năm 2022, không nhận được yêu cầu từ các tổ chức, cá nhân đề nghị hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở hoặc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo phân công, phân cấp.
- Về đo lường:
Tiếp nhận 13 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; 03 giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ LPG chai; 02 giấy đề nghị sửa chữa cột đo xăng dầu của doanh nghiệp.
Hướng dẫn 01 hộ kinh doanh mắt kính huyện Phú Tân về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo có tên trong danh mục phương tiện đo của Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BKHCN ngày 05/8/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đo lường đối với LPG bình (gas) trong kinh doanh đối với 07 doanh nghiệp. Kết quả: Không có cơ sở vi phạm.
Phối hợp Chi cục Thuế khu vực thực hiện dán 124 tem cho 40 công tơ tổng của 18 cơ sở kinh doanh xăng dầu theo danh sách đề nghị của Cục Thuế tỉnh An Giang.
Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra 22 cơ sở kinh doanh xăng dầu, lấy 14 mẫu Diesel (DO 0,05%S), 15 mẫu xăng RON95-III gửi đi thử nghiệm. Kết quả có 02 mẫu xăng không đạt chất lượng.
Tham gia Hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự. Tổng khối lượng vàng được cân của 02 lần tham gia Hội đồng là 17.373,7927g.
Dự kiến 6 tháng cuối năm thực hiện 01 cuộc kiểm tra về đo lường đối với hàng đóng gói sẵn mặt hàng thức ăn chăn nuôi (5 cơ sở); 01 cuộc kiểm tra về đo lường phương tiện đo nhóm 2 tiêu cự kính mắt (15 cơ sở) và phối hợp với Cục Thuế tỉnh và Chi cục Thuế các huyện, thị, thành phố thực hiện dán tem niêm phong 50 bộ đếm tổng cột đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh.
- Về đánh giá sự phù hợp và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Tình hình, kết quả hoạt động tiếp nhận công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy: Tiếp nhận 02 hồ sơ đăng ký Công bố hợp chuẩn cho sản phẩm bột trét tường nội thất và bột trét tường ngoại thất của Công ty cổ phần Sản xuất
- Thương mại Tâm Thành Long có địa chỉ tại phường Mỹ Bình - TP. Long Xuyên, An Giang.
Tình hình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp: Không nhận được hồ sơ đề nghị chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp. Tiếp tục tiếp nhận hồ sơ đề nghị chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
Công tác khảo sát:
Thực hiện 04 cuộc khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với 76 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, bao gồm: xăng, dầu (01 cuộc với 23 cửa hàng), thực phẩm chay (01 cuộc với 09 cơ sở), xăng dầu, dầu nhờn động cơ đốt trong (01 cuộc với 29 tổ chức), thức ăn chăn nuôi (01 cuộc với 15 cửa hàng). Kết quả: 02 mẫu xăng không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, 01 mẫu dầu nhờn động cơ đốt trong có nhãn hàng hóa dễ gây hiểu nhầm cho người sử dụng và có chất lượng không phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các mẫu còn lại đều đạt chất lượng; 01/17 mẫu thức ăn chăn nuôi không phù hợp với mức chất lượng đã công bố trên bao bì. Đã thông báo kết quả thử nghiệm và mời đại diện các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa không phù hợp nêu trên đến làm việc, cam kết khắc phục.
Dự kiến 6 tháng cuối năm thực hiện 03 cuộc khảo sát chất lượng mặt hàng xăng dầu; dầu nhờn động cơ đốt trong lưu thông trên thị trường và tham gia phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.
- Về xét tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG)
Phát hành Công văn gửi 17 tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về việc mời tham dự GTCLQG năm 2022; Công văn đề nghị cử thành viên tham gia Hội đồng sơ tuyển GTCLQG năm 2022 và Công văn đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định thành lập Hội đồng sơ tuyển GTCLQG năm 2022. Tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký hoàn thiện hồ sơ tham dự GTCLQG.
Nhìn chung công tác về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 6 tháng đầu năm 2022 đã thực hiện theo đúng tiến độ đề ra như: Khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với mặt hàng xăng dầu, thực phẩm chay, dầu nhờn động cơ đốt trong và thức ăn chăn nuôi kịp thời, đúng quy định; Kiểm tra đo lường hàng đóng gói sẵn đối với mặt hàng LPG bình (gas); Tham mưu thực hiện công tác xây dựng và áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022 và công tác kiểm tra ISO tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; Thực hiện kịp thời công tác dán tem công tơ tổng cột đo xăng dầu theo Kế hoạch số 656/KH-UBND ngày 06/12/2016 của UBND tỉnh, qua đó đã góp phần trong việc chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu; Hoàn thành các nhiệm vụ phối hợp theo yêu cầu của các Sở, ngành liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường cũng như tham gia Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự,…
b) Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
- Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho 14 nhãn hiệu[1], gia hạn 02 nhãn hiệu và hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ 01 sáng chế.
- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Tư pháp xây dựng dự thảo và tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước.
Ước 6 tháng cuối năm 2022, hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ cho 20 đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho 50 tổ chức, cá nhân.
c) Lĩnh vực Năng lượng nguyên tử
- Trên địa bàn tỉnh An Giang chưa phát sinh những đề tài, dự án về ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên môi trường và các ngành kinh tế - kỹ thuật.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 về việc tiếp tục ủy quyền Sở Khoa học và Công nghệ cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ, cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ, xác nhận khai báo bức xạ trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Cấp 09 chứng chỉ nhân viên bức xạ[2]; 08 giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế[3]; Gia hạn 02 giấy phép[4]. Xác nhận khai báo 06 thiết bị X-quang y tế[5].
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2022 sẽ cấp 06 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn và 15 giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.
d) Tình hình hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN trong các lĩnh vực Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng đổi mới công nghệ; an toàn, bức xạ hạt nhân và nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình còn hạn chế. Hiện Sở KH&CN đã tiếp nhận Ông OBA Yutaro (người Nhật Bản) - Tình nguyện viên JICA ngành Trồng rau làm việc tại Trung tâm Công nghệ sinh học từ ngày 19/5/2022 đến này 18/5/2024.
đ) Kết quả thực hiện các công tác đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ
Đã tiếp nhận 24 hồ sơ đề nghị có ý kiến về công nghệ của các dự án đầu tư do các Sở ngành yêu cầu phối hợp góp ý,.… Ước 6 tháng cuối năm 2022, tiếp tục phối hợp với sở, ngành ý kiến, thẩm định công nghệ cho 20 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
e) Kết quả phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành: (1) Kế hoạch triển khai đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang; (2) Kế hoạch Phát triển thị trường KH&CN tỉnh An Giang đến năm 2030.
- Các hoạt động khác liên quan phát triển công nghệ và thị trường công nghệ: Tham gia làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tham gia khảo sát hỗ trợ thực hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Mỹ Khánh; Tham dự Hội thảo Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh; Tổ chức Đoàn khảo sát một số mô hình sản xuất giống rau màu và nuôi tằm sản xuất lụa tại tỉnh Lâm Đồng để tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp chuyển giao cho địa phương; Tổ chức đoàn tham dự sự kiện Hợp tác công nghệ tại Sàn Giao dịch Công nghệ TP.HCM - Techmart Daily (TP.HCM).
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức các phiên kết nối cung cầu, giới thiệu các công nghệ, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo các ngành nghề khác nhau của tỉnh An Giang năm 2022.
- Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt nhu cầu, đề xuất nghiên cứu giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo dưới hình thức đề xuất nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D); thành lập, vận hành quỹ phát triển KH&CN; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối các sản phẩm của các công ty; Định hướng đề xuất các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2022.
g) Kết quả hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Tham gia các Hội thảo khoa học, các khóa đào tạo về Khởi nghiệp ĐMST như: Định hướng nội dung hoạt động Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Hỗ trợ và quản trị dự án khởi nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số.
Nhìn chung, hoạt động khởi nghiệp ĐMST của tỉnh tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như chưa có chuyên gia để tư vấn sâu hơn về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của tỉnh, đội ngũ làm công tác khởi nghiệp cũng còn khá mới nên chưa thúc đẩy hoạt động này phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
h) Kết quả thực hiện công tác thông tin và thống kê KH&CN
- Cấp 12 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN[6].
- Phát hành 03 bản tin khoa học và công nghệ, cập nhật 56 tin lên Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ, cập nhật lên website TBT AGi 379 tin[7]. Số lượt truy cập trung bình 14.755 lượt/tháng, trung bình 491 lượt/ngày.
- Phối hợp với Báo An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang thực hiện 06 bài viết, phóng sự về KH&CN: Dòng vi khuẩn sinh hoạt tính diệt sâu, Khơi dậy và phát huy KH&CN trong doanh nghiệp, Kết quả khảo nghiệm một số giống đậu phộng mới tại An Phú, Người làm nên thương hiệu gạo sữa nổi tiếng miền Tây,...
Ước 06 tháng cuối năm 2022, sẽ cấp khoảng 10 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cho các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh An Giang; Phát hành 03 bản tin khoa học và công nghệ; Cập nhật 60 tin lên Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ; Cập nhật lên website TBT AGi; Phối hợp với Báo An Giang và Đài Phát thanh- Truyền hình An Giang thực hiện 06 bài viết, phóng sự về KH&CN.
1.3. Kết quả thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
a) Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030
- Tiếp nhận và tổng hợp các phiếu xác nhận đăng ký tham gia Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng. Kết quả: đã nhận được 09 phiếu xác nhận đăng ký.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo Kế hoạch số 573/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang.
b) Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Khảo sát, đánh giá nhu cầu tăng cường đổi mới hoạt động đo lường tại 03/4 doanh nghiệp đăng ký khảo sát. Tiếp tục phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các ngành liên quan vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg.
c) Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định số 100/QĐ- TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện có 03 đơn vị đăng ký áp dụng giải pháp về truy xuất nguồn gốc và đang xem xét hỗ trợ theo quy định. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ về việc đăng ký mã số, mã vạch và hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
d) Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và ĐMST giai đoạn 2021-2030.
- Tổ chức buổi làm việc trực tuyến với Viện Năng suất Việt Nam nhằm trao đổi các nội dung đến việc thực hiện nhiệm vụ triển khai kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và ĐMST giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Đã tổ chức 01 cuộc Hội thảo khoa học “Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và ĐMST tỉnh An Giang đến năm 2030”.
- Tiếp tục phối hợp với Viện Năng suất Việt Nam thực hiện các nội dung liên quan nhằm hoàn chỉnh việc xây dựng Kế hoạch triển khai Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.
Xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000/2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 tại các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022 theo Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 06/4/2022.
- Thành lập Đoàn kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022.
- Tiếp nhận 176 báo cáo về kết quả thực hiện xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 năm 2021.
- Triển khai công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện xây dựng, áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022 và triển khai thực hiện.
- Tổ chức tập huấn kiến thức về HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho các đơn vị có yêu cầu.
g) Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025"
- Nghiên cứu tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh An Giang nhằm tạo cơ sở xây dựng và ban hành chính sách về thúc đẩy thị trường KH&CN, phát triển tài sản trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nâng cao năng lực ĐMST của chủ thể trong hệ sinh thái.
- Đã tổ chức tập huấn cho 300 lượt sinh viên, thanh niên nông thôn các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và trên 120 lượt công chức viên chức, người lao động được tiếp cận các nội dung tuyên truyền, thông tin hỗ trợ ứng dụng KH&CN, ĐMST, khởi nghiệp trong nông nghiệp, nhu cầu nguồn lao động trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay, những kiến thức, kỹ năng thanh niên nông thôn cần biết khi tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
- Tổ chức các sự kiện như: Ngày hội khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong và ngoài nhà trường; biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; Các buổi giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, triển khai các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
- Hoạt động ươm tạo về khởi nghiệp ĐMST tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên:
Thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; khuyến khích các cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp tình nguyện tham gia công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên tại đơn vị.
Khuyến khích các đơn vị xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp lồng ghép vào các môn học tự chọn hoặc các hoạt động ngoại khóa phù hợp với thực tiễn ở địa phương và đơn vị nhằm cung cấp kiến thức về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Phối hợp với các huyện Đoàn, tỉnh Đoàn: Tham gia tổ chức ngày Hội “Thanh niên khỏe”; Tham gia ngày hội việc làm, ngày hội tư vấn tuyển sinh; Tổ chức đưa học sinh đi tham quan tại một số trường đại học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với một số doanh nghiệp để tư vấn, định hướng nghề nghiệp, tham quan trải nghiệm thực tế nhằm giúp học sinh, sinh viên mở rộng kiến thức và định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Tổ chức hoạt động trang bị kiến thức khởi nghiệp cho thanh niên với chủ đề “Các cơ hội phát triển khởi nghiệp thời đại mới” tại 34 điểm cầu trên địa bàn huyện Phú Tân nhằm trang bị cho các đoàn viên thanh niên những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, lập nghiệp và khởi nghiệp ĐMST nhằm giúp các cơ sở Đoàn đề ra các giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại địa phương. Từ đó, đã thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Thanh niên trồng cây có múi tại xã Phú Hưng với 05 thành viên tham gia.
1.4. Kết quả hoạt động khoa học công nghệ và ĐMST cấp huyện
- Giám sát tiến độ và nội dung triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở; thanh kiểm tra về lĩnh vực KH&CN.
- Phối hợp với đài Truyền thanh, báo đài tuyên truyền các chuyên đề, cơ chế chính sách về KH&CN trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố.
- Tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý KHCN địa phương do Bộ KH&CN tổ chức; Tham dự các buổi hội thảo, kết nối cung cầu công nghệ trong và ngoài tỉnh
- Tổ chức học tập các mô hình tiến bộ kỹ thuật trong, ngoài tỉnh.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp giữa Đảng ủy Sở KH&CN và các huyện, thị xã, thành ủy giai đoạn 2021-2025.
1.5. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
a) Nhiệm vụ KH&CN cấp Trung ương
- Tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý để phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn An Giang và vùng phụ cận trong bối cảnh thay đổi của thượng nguồn sông Mê Kông và biến đổi khí hậu” (Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải) với kinh phí đã sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ thông qua nguồn sự nghiệp KH&CN tỉnh An Giang là 604 triệu đồng.
- Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện 03 dự án nông thôn miền núi. Trong đó 01 dự án đã hoàn thành 95% tiến độ công việc theo thuyết minh dự án được phê duyệt, hiện đang chuẩn bị đánh giá nghiệm thu.
b) Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Ước thực hiện năm 2022, có 34 đề tài cấp tỉnh được triển khai thực hiện trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dược, nông nghiệp với tổng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ (thông qua nguồn sự nghiệp KH&CN) là 37.451 triệu đồng. Qua đó, tổ chức thực hiện 15 lượt giám sát tiến độ và nghiệm thu 09 đề tài. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã đóng góp tích cực trong việc tăng cường hàm lượng KH&CN đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương. Hoạt động KH&CN trong thời gian qua, đã đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; góp phần xây dựng và định hướng phát triển đời sống tinh thần của nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.
c) Dự án ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ theo Quyết định số 71/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh về ban hành quy định hỗ trợ thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó, ưu tiên các lĩnh vực như bảo quản, chế biến nông sản, chế biến sâu thực phẩm và chăm sóc sức khỏe: tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án “Hỗ trợ công nhận lưu hành giống lúa được chọn tạo ở tỉnh An Giang”; dự án “Thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống cá cóc (Cycocheilichthys enoplos Bleeker 1850) tại An Giang” với tổng kinh phí thực hiện 2.930 triệu đồng, nguồn sự nghiệp KH&CN hỗ trợ là 2.000 triệu đồng, nguồn xã hội hóa là 930 triệu đồng.
- Tổ chức hội đồng nghiệm thu 03 dự án: (i) Nhân rộng mô hình trồng nấm rơm từ nguyên liệu 50% rơm phối trộn 50% lục bình; (ii) Dự án Ứng dụng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Mastacembalus favus) theo quy mô nông hộ tại tỉnh An Giang (iii) Ứng dụng hệ thống tưới tự động trong mô hình trồng dâu tằm lấy quả theo hướng VietGAP tại huyện Phú Tân. Tổ chức 01 hội đồng xét duyệt nội dung dự án Ương giống và nuôi thương phẩm cá trèn bầu (Ompok bimaculatus Bloch, 1797) tại tỉnh An Giang. Tham quan mô hình thử nghiệm giống lúa với kỹ thuật tưới nước hạn chế và sản xuất thử giống lúa AG1 trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ công nhận lưu hành giống lúa được chọn tạo ở tỉnh An Giang”.
Nhìn chung, đầu tư của xã hội, nhất là của doanh nghiệp cho KH&CN vẫn còn thấp so với tiềm năng; năng lực hấp thụ công nghệ, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chưa cao do khó khăn về vốn (đối ứng) và chưa quan tâm nhiều về đổi mới công nghệ. Số doanh nghiệp tham gia hoạt động nghiên cứu (R&D) hiện nay có khuynh hướng gia tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh nghiệp làm việc trực tiếp liên quan đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với quy mô doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh An Giang.
d) Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở
Ước năm 2022, có 30 nhiệm vụ KH&CN cơ sở triển khai thực hiện với kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ (thông qua nguồn sự nghiệp KH&CN) là 1.800 triệu đồng; tổ chức 60 lượt giám sát tiến độ thực hiện; nghiệm thu 30 nhiệm vụ. Thông qua các nhiệm vụ KH&CN cơ sở, cơ quan chủ trì đã tổ chức 20 hội thảo với 800 đại biểu tham dự. Kết quả đề tài được các đơn vị thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương nhằm thông tin cho người dân về những giống mới, đối tượng mới, các phương pháp sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.6. Kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp KH&CN
a) Trung tâm Công nghệ sinh học
- Triển khai thực hiện và hoàn thành 09 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đã được phê duyệt, với tổng kinh phí được phê duyệt là 3.794 triệu đồng
- Triển khai thực hiện 05 nhiệm vụ KH&CN (cấp tỉnh và cấp cơ sở).
- Về hoạt động dịch vụ KH&CN: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm doanh thu như: Sản xuất rượu, nấm đông trùng hạ thảo, sản phẩm từ cây ăn lá và rau củ, cung cấp sản phẩm cấy mô, trà túi lọc và các sản phẩm thực phẩm, trồng trọt, chăn nuôi gia súc và thủy sản… Ước doanh thu năm 2022 là 3.060 triệu đồng, đạt 85 % so với kế hoạch được giao (3.600 triệu đồng).
b) Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
- Triển khai thực hiện và hoàn thành 08 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đã được phê duyệt, với tổng kinh phí được phê duyệt là 2.646 triệu đồng.
- Thực hiện 02 nhiệm vụ KH&CN: nhiệm vụ cấp tỉnh “Nghiên cứu sản xuất thiết bị chiết xuất oxy từ không khí” và cấp cơ sở “Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn sử dụng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh mắm trên địa bàn thành phố Châu Đốc”.
- Hoạt động tư vấn dịch vụ KH&CN: Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ KH&CN như lĩnh vực an toàn bức xạ; lĩnh vực kiểm định hiệu chuẩn; lĩnh vực môi trường gồm lập các hồ sơ về môi trường, thu và phân tích mẫu, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải,..; đổi mới công nghệ; lĩnh vực thu lôi chống sét gồm lắp đặt hệ thống chống sét và kiểm tra hệ thống chống sét đánh thẳng, sản xuất chế phẩm EM và sản xuất phôi nấm; cây giống và trồng dưa các loại… Ước doanh thu năm 2022 là 8.500 triệu đồng, đạt 93,7 % so với kế hoạch được giao (9.075 triệu đồng).
1.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng số cuộc thanh tra (có thành lập Đoàn): 03 cuộc thanh tra (gồm: 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và phương tiện đo nhóm 2 trong lĩnh vực y tế; 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về năng lượng nguyên tử đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ; 01 cuộc thanh tra về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu).
- Tổng số cơ sở (tổ chức, cá nhân) được thanh tra: 26 tổ chức.
- Tổng số cơ sở vi phạm: Đến thời điểm báo cáo chưa có.
- Công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền:
Đang giải quyết đơn của Trung tâm Tư vấn Phát triển Thương hiệu và Chất lượng (theo ủy quyền của Hộ kinh doanh Cô Giáo Thảo "666").
Dự kiến 6 tháng cuối năm, thực hiện các cuộc thanh, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt và các cuộc thanh tra đột xuất do cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo.
Trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 09 văn bản liên quan đến lĩnh vực KH&CN, dự kiến cuối năm 2022 sẽ ban hành 03 văn bản (xem Phụ lục 01- Biểu TK1-06).
1.9. Việc triển khai cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập theo quy định.
- Phê duyệt Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ cho 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo Quyết định số 164/QĐ-SKHCN ngày 20/6/2022 và Quyết định số 169/QĐ-SKHCN ngày 23/6/2022 của Sở KH&CN.
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý (sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).
a) Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh về Ban hành Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp và làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng Chương trình giống lúa phục vụ Đề phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang tham mưu UBND tỉnh ban hành.
- Xây dựng Kế hoạch thu thập các giống lúa chất lượng cao; Hợp tác với một số Tổ chức, đơn vị nghiên cứu lai tạo sản xuất giống lúa ở miền Nam (Công ty CP Giống cây trồng miền Nam, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu nông nghiệp Lộc Trời, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp CNC, Trường Đại học Cần Thơ, nông dân sản xuất giỏi ở Tri Tôn và nông dân sản xuất giỏi ở Tân Châu) để đặt vấn đề thu thập giống về thực hiện việc khảo nghiệm tại Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang và dự kiến thực hiện trong tháng 7/2022.
Dự kiến 6 tháng cuối năm, thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh về Ban hành Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
b) Thực hiện Quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu chứng nhận An Giang đối với sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ và một số sản phẩm có tiềm năng của tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
- Ban hành Kế hoạch số 12/KH-SKHCN ngày 27/01/2022 và Kế hoạch số 22/KH-SKHCN ngày 25/02/2022 về triển khai Quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu chứng nhận An Giang đối với sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ và một số sản phẩm có tiềm năng của tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
- Gia hạn trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” cho 04 tổ chức, cá nhân[8]. In 100.000 tem Nhãn hiệu chứng nhận An Giang để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đã được trao quyền sử dụng. Cấp 17.000 tem NHCN cho 03 cơ sở: Hộ kinh doanh cơ sở chế biến khô cá lóc 7 Chóp, hộ kinh doanh Hòa Kiều, hộ kinh doanh Đức Hiền.
Dự kiến 6 tháng cuối năm, đăng ký bảo hộ NHCN An Giang cho một số sản phẩm có tiềm năng của tỉnh; trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” cho ít nhất 04 tổ chức, cá nhân.
c) Kế hoạch phối hợp với huyện, thị, thành ủy giai đoạn 2021-2025
- Làm việc với các huyện, thị xã, thành phố về đánh giá kết quả thực hiện năm 2021 và định hướng triển khai hoạt động năm 2022.
- Triển khai các nội dung đã ký kết với các huyện, thị xã và thành phố.
2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư cho các tổ chức KH&CN
- Dự án Tăng cường trang thiết bị Trung tâm Công nghệ sinh học năm 2022 là 32.949 triệu đồng, vốn kéo dài năm trước chuyển sang là 6.000 triệu đồng. Do đang xây dựng danh mục trang thiết bị cho phù hợp và chờ cấp thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến giải ngân đến cuối năm 2022 là 26.949 triệu đồng và đề nghị vốn kéo dài dự án sang năm 2023 là 12.000 triệu đồng.
- Dự án Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2022-2025: Triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cuả dự án. Dự kiến năm 2023 sẽ triển khai thực hiện, với vốn dự kiến giai đoạn này là 20.000 triệu đồng.
Kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh phân bổ: 33.947 triệu đồng (căn cứ theo Quyết định phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Kinh phí sự nghiệp KH&CN thực hiện 06 tháng đầu năm 2022: 13.500 triệu đồng.
- Kinh phí sự nghiệp KH&CN ước thực hiện 2022: 32.300 triệu đồng.
II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
a) Về việc thực hiện và triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cơ bản đảm bảo theo các Kế hoạch đã được phê duyệt nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như sau:
- Đối với việc thực hiện Quyết định 1322/QĐ-TTg còn gặp nhiều khó khăn, vì một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp về nâng cao năng suất chất lượng phải thực hiện theo hình thức mới là các nhiệm vụ KH&CN nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể.
- Việc triển khai thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ còn chậm so với dự kiến do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 đến tình hình chung của tỉnh.
b) Đối với việc thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg: Về định mức kinh phí ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo đo lường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xem xét cụ thể. Bên cạnh đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chưa ban hành tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo, chỉ mới ban hành TCVN 13187:2020 Tiêu chí đánh giá năng lực đo lường - Phòng thí nghiệm đo lường dẫn đến địa phương thiếu cơ sở áp dụng để triển khai thực hiện cho đồng bộ, đúng quy định.
Ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/QĐ- TTg về phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” (Đề án 100). Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đề án 100 là xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, qua hơn 02 năm Đề án 100 triển khai thực tế vào đời sống thì hệ thống văn bản, quy định về quản lý, xử lý vi phạm; văn bản hướng dẫn áp dụng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa chưa được ban hành đầy đủ. Bên cạnh đó, hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thực hiện ứng dụng quản lý truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để đánh giá chất lượng các giải pháp, lựa chọn các đơn vị cung cấp giải pháp để triển khai thực hiện và điều kiện để kết nối cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia.
c) Việc phân loại hàng hóa nhóm 2 theo Quyết định số 3810/QĐ - BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Quyết định số 3115/QĐ-BKHCN ngày 13/11/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ nghệ gặp nhiều khó khăn trong quản lý và thực thi nhiệm vụ (ví dụ: ở Phụ lục mục 7. Thép làm cốt bê tông của Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN và mục 11. Thép không gỉ của Quyết định số 3115/QĐ-BKHCN).
d) Dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học cơ bản đã hoàn thành. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, khu sản xuất thực nghiệm, nhà xưởng,... phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực công nghệ sinh học, nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm,... đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của Trung tâm. Tuy nhiên, các trang thiết bị được đầu tư từ dự án Tăng cường Trang thiết bị trung tâm đòi hỏi chi phí vận hành rất lớn nên rất cần sự hỗ trợ ngân sach nhà nước thông qua các nhiệm vụ khoa học.
đ) Công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh còn bất cập do quá trình triển khai nghiên cứu trong thực tế có nhiều nội dung phát sinh so với đề cương đã phê duyệt; bên cạnh đó, đa số chủ nhiệm và Tổ chức chủ trì còn chậm trễ trong việc nộp hồ sơ nghiệm thu, bàn giao sản phẩm và thực hiện thanh quyết toán.
e) Việc ứng dụng rộng rãi kết quả các nhiệm vụ KH&CN cơ sở còn khiêm tốn do còn thiếu kinh phí chuyển giao, nhân rộng và chưa có sự tham gia thực hiện của các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN ngoài công lập. Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ KH&CN cơ sở còn thấp nên việc triển khai thực hiện còn khó khăn, chưa thu hút cá nhân, tổ chức tham gia đề xuất nghiên cứu.
g) Đầu tư của xã hội, nhất là của doanh nghiệp cho KH&CN vẫn thấp so với tiềm năng; năng lực hấp thụ công nghệ, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chưa cao do khó khăn về vốn (đối ứng) và chưa quan tâm nhiều về đổi mới công nghệ. Số doanh nghiệp tham gia hoạt động nghiên cứu (R&D) hiện nay có khuynh hướng gia tăng, tuy nhiên tỷ trọng doanh nghiệp làm việc trực tiếp liên quan đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với quy mô doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh An Giang hiện nay.
h) Bên cạnh đó, phần lớn kết quả nghiên cứu KH&CN đã được chuyển giao ứng dụng nhưng việc nhân rộng và vấn đề thương mại hóa sản phẩm từ đề tài chưa được thực hiện vì còn nhiều vướng mắc về cơ chế, đặc biệt biệt là vấn đề về định giá sản phẩm hình từ kết quả nghiên cứu KH&CN, nhất là quy trình công nghệ chưa được quy định cụ thể. Khả năng nhân rộng của các đơn vị tiếp nhận kết quả nghiên cứu chưa cao, chưa được quy định rõ ràng về nguồn lực duy trì, nhân rộng kết quả nghiên cứu.
a) Bộ Khoa học và Công nghệ
- Ban hành Thông tư hoặc văn bản hướng dẫn địa phương về phương pháp lấy mẫu thử nghiệm chất lượng đối với mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) một cách cụ thể và hiệu quả để địa phương triển khai thực hiện trong thời gian sắp tới.
- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn xác định quyền sở hữu trí tuệ và định giá công nghệ/sản phẩm nghiên cứu, xác định giá trị và phân chia sau khi thương mại; Quy trình thẩm định và định giá công nghệ.
- Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả của đề tài, dự án trong đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng các mô hình doanh nghiệp kiểu mẫu, các mô hình điển hình áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ nâng cao năng suất chất lượng. Các mô hình này sẽ áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng như 5S, KPI, ISO 9001, ISO 14000,… được hỗ trợ kinh phí xây dựng, mở rộng các hệ thống quản lý, công cụ năng suất chất lượng, đồng thời sẽ được hỗ trợ về mặt truyền thông để các đơn vị khác tham quan, học tập.
- Ban hành Thông tư quy định về truy xuất nguồn gốc và có văn bản hướng dẫn chung về việc xây dựng Kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc để các địa phương thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa và nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.
- Có chính sách hỗ trợ các tổ chức KH&CN cam kết phối hợp hoàn thiện và thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
- Phối hợp Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế tài chính trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN để phù hợp với điều kiện thực tế.
b) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Tổ chức tập huấn Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và Quyết định số 3115/QĐ-BKHCN ngày 13/11/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ nghệ để đơn vị quản lý dễ dàng nhận biết chính xác sản phẩm hàng hóa và quản lý tốt hơn trong công tác chuyên môn.
- Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Hoạt động GTCLQG là hoạt động thường niên, được tổ chức theo Kế hoạch của Tổng cục TCĐLCL. Việc triển khai thực hiện hoạt động này như 01 thủ tục hành chính sẽ gây khó khăn cho công chức thực hiện vì vừa phải đảm bảo theo Kế hoạch của Tổng cục TCĐLCL, vừa phải đáp ứng theo các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính.
- Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc và các nội dung có liên quan trong việc triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, tập huấn kiến thức chuyên sâu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại... để các địa phương kịp thời nắm bắt thông tin, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong thời gian tới.
- Phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kịp thời cập nhật kiến thức cần thiết và công chức tham dự được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, góp phần bổ sung nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
- Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét sửa đổi, bổ sung thống nhất các quy định về thời hạn kiểm định phương tiện đo của Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BKHCN và Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN; Nơi sử dụng và Người/Đơn vị sử dụng tại Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN và Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN. Lý do: Theo Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN nội dung Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo có quy định cụ thể về Nơi sử dụng và Người/Đơn vị sử dụng phương tiện đo. Vì vậy, khi nhiều người cùng sử dụng 01 cân trong 01 cơ sở kinh doanh vàng và cơ sở kinh doanh này mượn cân của 01 cơ sở kinh doanh khác để thực hiện hoạt động mua, bán và chứng chỉ kiểm định của cân còn thời hạn theo quy định thì không phù hợp nội dung trong Giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN. Do đó, Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề xuất Bộ Khoa học công nghệ xem xét sửa đổi bổ sung nội dung giấy chứng nhận kiểm định tại Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN, cơ sở kinh doanh xăng dầu: “Có sẵn các ca đong, bình đong có dung tích 1L, 2L, 5L, 10 L và các ống đong chia độ có phạm vi đo phù hợp để tự kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 5 Điều này. Các ca đong, bình đong phải được kiểm định ban đầu và không bị móp méo, hư hỏng trong quá trình sử dụng”. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN thì thời hạn kiểm định của phương tiện đo dung tích thông dụng là 24 tháng. Do đó, Đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề xuất Bộ Khoa học công nghệ xem xét điều chỉnh cho thống nhất và phù hợp quy định.
- Bên cạnh đó, đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sớm tổ chức khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, quản lý về đo lường, năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc và các nội dung có liên quan trong việc triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (Quyết định số 996/QĐ-TTg; Quyết định số 1322/QĐ-TTg; Quyết định số 100/QĐ-TTg; Quyết định số 36/QĐ-TTg,…) để các địa phương kịp thời nắm bắt thông tin, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong thời gian tới.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2023
I. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CHO KH&CN NĂM 2023
1. Xác định tổng mức kinh phí cho hoạt động KH&CN
a) Tổng mức kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ năm 2023: 55.989 triệu đồng.
(Xem Phụ lục 02-Biểu TK2-05)
b) Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định phân bổ và hỗ trợ cho tỉnh hàng năm cũng như từ các nguồn kinh phí hỗ trợ, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.
2. Xác định cơ cấu kinh phí cho các loại hình hoạt động KH&CN:
a) Kinh phí sự nghiệp KH&CN: 55.989 triệu đồng
- Hoạt động sự nghiệp KH&CN: 45.932 triệu đồng
- Chi các đơn vị sự nghiệp (nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng): 8.145 triệu đồng
- Hỗ trợ các hoạt động khác: 1.912 triệu đồng
b) Các dự án đầu tư và phát triển KH&CN: 17.000 triệu đồng (Mức vốn dự kiến)
Tổng cộng (a b): 72.989 triệu đồng (Bảy mươi hai tỉ, chín trăm tám mươi chín triệu đồng)
3. Dự toán ngân sách 2023 cho các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, tỉnh
(Xem Phụ lục 02-Biểu TK2-02)
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2023
1. Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, tỉnh, cơ sở
a) Nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Tham mưu đề xuất thực hiện nhiệm vụ định hướng chiến lược mang tính liên ngành, liên vùng theo thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ và theo yêu cầu của địa phương (nếu có).
b) Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
- Thành lập 05 Hội đồng tư vấn xác định danh mục, 11 Hội đồng xét duyệt đề cương, 11 Hội đồng thẩm định kinh phí; 9 Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.
- Tổ chức triển khai thực hiện 20 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (trong đó có 9 nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2022)
- Tổ chức 40 lượt giám sát việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.
- Tổ chức 10 lượt làm việc về hoạt động KH&CN năm 2023 và định hướng nghiên cứu năm 2024 với Sở ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố và các Viện, trường đại học trong và ngoài tỉnh.
c) Dự án ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ
- Tuyên truyền Quyết định số 71/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ, về phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN.
- Hỗ trợ kinh phí cho tổ chức, cá nhân thực hiện 15 dự án, ưu tiên 08 gói sản phẩm quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng kết quả từ các sản phẩm của đề tài nghiên cứu, sản phẩm đạt giải trong các cuộc thi, hội thi sáng tạo kỹ thuật, chương trình hợp tác với viện, trường.
- Tổ chức 25 hội đồng KH&CN tư vấn xét duyệt và đánh giá nghiệm thu các dự án.
- Tổ chức 40 đợt kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
d) Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở
- Thành lập 06 Hội đồng tư vấn xác định danh mục, 04 Hội đồng xét duyệt đề cương nhiệm vụ KH&CN cơ sở, 04 Hội đồng thẩm định kinh phí; 04 Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.
- Tổ chức triển khai thực hiện 25 nhiệm vụ KH&CN cơ sở được phê duyệt.
- Tham gia Hội đồng xét duyệt 25 nhiệm vụ, nghiệm thu 30 nhiệm vụ. Thông qua thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cơ sở, các cơ quan chủ trì tổ chức hội thảo để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ với tổng số người tham dự là 600 người.
- Tổ chức 50 lượt giám sát việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cơ sở của các sở ngành và huyện thị trên địa bàn tỉnh.
2. Hoạt động khác đối với KH,CN&ĐMST
2.1. Lĩnh vực Năng lượng nguyên tử
- Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; thẩm định, cấp phép tiến hành công việc bức xạ cho các cơ sở X-quang y tế theo quy định.
- Kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật/thực thi ứng phó sự cố về ATBXHN tại các cơ sở X-quang.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn bức xạ và hạt nhân.
2.2. Lĩnh vực xây dựng kế hoạch Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
a) Về tiêu chuẩn
- Tham gia với các ngành xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong tỉnh xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công.
b) Về đo lường
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 656/KH-UBND ngày 06/12/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu: Phối hợp với Cục thuế tỉnh và Chi cục thuế các huyện, thị, thành phố thực hiện dán tem niêm phong bộ đếm tổng của các cơ sở kinh doanh xăng dầu.
- Tiếp nhận giấy đề nghị sửa chữa cột đo xăng dầu; bản công bố sử dụng dấu định lượng; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật.
c) Về đánh giá sự phù hợp và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Tổ chức 06 cuộc khảo sát: 03 cuộc khảo sát chất lượng và nhãn hàng hóa đối với mặt hàng xăng, dầu và dầu nhờn động cơ đốt trong lưu thông thị trường; 01 cuộc khảo sát chất lượng và nhãn hàng hóa đối với mặt hàng thép các loại lưu thông trên thị trường; 01 cuộc khảo sát chất lượng và nhãn hàng hóa đối với mặt hàng nước uống đóng chai lưu thông trên thị trường; 01 cuộc khảo khảo sát chất lượng và nhãn hàng hóa đối với mặt hàng rượu lưu thông trên thị trường.
- Tư vấn, hướng dẫn ít nhất 100 lượt tổ chức, cá nhân các thủ tục về sở hữu trí tuệ. Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nâng cao năng lực sở hữu trí tuệ (biên soạn, phát hành tài liệu hoặc tổ chức tập huấn/hội thảo/tọa đàm kiến thức về SHTT) hoặc trên Báo An Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang.
- Triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (khi được UBND tỉnh phê duyệt):
Hỗ trợ đăng ký trong nước: dự kiến 50 nhãn hiệu cá thể, 02-05 nhãn hiệu tập thể, 05 kiểu dáng công nghiệp, 02-04 sáng chế/giải pháp hữu ích.
Hỗ trợ đăng ký nước ngoài: 02-03 đối tượng SHCN đăng ký bảo hộ nước ngoài bao gồm: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích).
Hỗ trợ khai thác và phát triển quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tham gia trưng bày tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh (nếu có).
Hỗ trợ xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh (Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 25/3/2021).
- Hỗ trợ các chủ thể kinh tế thuê đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thiện, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, bao bì và in ấn cho các phẩm đạt chứng nhận OCOP trên địa bàn tỉnh (Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang năm 2022.
2.4. Hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST
- Hợp tác về SHTT,ATBXHN, thống kê KH&CN, Công nghệ, thị trường công nghệ trong các kỳ Hội thảo, Hội chợ về sản phẩm làng nghề do Trung ương hay Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
- Tiếp tục hợp tác với Công ty TNHH Covestro Thái Lan nghiên cứu ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, nhà phơi sấy năng lượng mặt trời cho các sản phẩm nông nghiệp với mục đích chuyển giao kiến thức đã có cho cộng đồng nông dân và hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
2.5. Công tác phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Triển khai Kế hoạch phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh An Giang đến năm 2030 theo Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh An Giang.
2.6. Công tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST
- Tiếp tục tập trung thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại địa phương và khu vực thông qua thực hiện Quyết định số 844/QĐ/TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 188/QĐ- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và kết nối, chủ động phát huy tối đa tiềm năng của địa phương và thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu khoa học của các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học vùng;
- Nghiên cứu, xây dựng hình thành và phát triển hệ thống trung tâm ĐMST, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương, bám sát khung hướng dẫn tại Công văn số 3701/BKHCN-PTTTDN ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định hiện hành.
2.7. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến KH&CN
a) Hoạt động thống kê KH&CN
Tiếp tục tổ chức thu thập, đăng ký lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN theo Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN. Triển khai Thông tư số 15/2018/TT-BKHCN ngày 15/11/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành KH&CN; Tổ chức các cuộc Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2023 và các cuộc điều tra thống kê về KH&CN khác (nếu có). Xử lý dữ liệu, tổng hợp, phân tích và công bố kết quả thống kê KH&CN của địa phương. Tập huấn nghiệp vụ thông tin, thống kê KH&CN.
b) Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến KH&CN
- Phối hợp các sở ngành, UBND huyện, thị, thành phố tiếp tục triển khai Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền về KH&CN phục vụ định hướng phát triển của tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.
- Tổ chức hội thi thiết kế logo Sở Khoa học và Công nghệ An Giang nhằm chào mừng kỷ niệm ngày KH&CN 18/5 qua đó, chọn được biểu tượng thể hiện được những đặc trưng của ngành KH&CN An Giang, nâng cao nhận thức của các các tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của ngành KH&CN tỉnh An Giang.
- Thường xuyên cập nhật tin, bài lên Cổng thông tin KH&CN An Giang; Duy trì và mở rộng mạng lưới cộng tác viên, tăng cường vai trò của các thành viên trong Ban Biên tập thực hiện tốt các quy định, quy chế về biên tập và quản lý Cổng thông tin điện tử.
- Phối hợp với Đài PT-TH An Giang, Báo An Giang thực hiện các bài báo, bài phóng sự tuyên truyền về KH&CN. Phối hợp với các phòng chuyên môn triển khai kế hoạch tuyên truyền KH&CN năm 2023.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền về phát triển KH&CN. Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật, các hoạt động có liên quan về KH&CN. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát ngoài tỉnh về tuyên truyền KH&CN. Tổ chức các hội nghị, hội thảo về thông tin, thống kê KH&CN (nếu có).
- Duy trì, cập nhật thường xuyên lên website TBT AGi các tin tức sự kiện, tin cảnh báo, văn bản pháp luật, thông báo từ thành viên WTO và các bản tin TBT Việt Nam.
2.8. Công tác quy hoạch, triển khai cơ chế tự chủ, trọng dụng, đào tạo nhân lực KH&CN
- Thực hiện quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý (sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).
- Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập theo quy định hiện hành.
- Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 27/2021/QĐ-UBND ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ; Quyết định số 28/2021/QĐ-UBND ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.
- Thực hiện các quy định về quản lý công chức, viên chức ngành KH&CN:
Rà soát và xây dựng lại vị trí việc làm của công chức, viên chức chuyên ngành KH&CN tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cử viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và tham gia thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN.
- Thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút, đào tạo nhân lực KH&CN:
Thực hiện các quy định về sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN và Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP;
Thực hiện việc thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN công lập đối với người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam (sau khi có văn bản hướng dẫn);
Triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành KH&CN: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý KH,CN&ĐMST; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN; đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước - Đề án 2395 (đề xuất nhu cầu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án gửi Bộ KH&CN).
2.9. Thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
a) Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030
Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 573/KH-UBND ngày 28/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang.
b) Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng phê duyệt Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Khảo sát, đánh giá nhu cầu tăng cường đổi mới hoạt động đo lường tại 03/04 doanh nghiệp đăng ký khảo sát. Tiếp tục phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các ngành liên quan vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg.
c) Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch số 336/KH-UBND ngày 09/6/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai, áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2020-2025: Tuyên truyền, hướng dẫn về việc đăng ký mã số, mã vạch và hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
d) Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và ĐMST giai đoạn 2021-2030
Phối hợp với Viện Năng suất Việt Nam xây dựng Kế hoạch triển khai Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện kế hoạch.
đ) Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030
Triển khai thực hiện kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
e) Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000/2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO ISO 9001 năm 2023.
g) Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST (ĐMST) quốc gia đến năm 2025".
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 1406/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh An Giang về ban hành Kế hoạch Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh An Giang đến năm 2025, trong đó tập trung thực hiện như:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển, đa dạng hóa kênh thông tin, truyền thông, khởi nghiệp ĐMST.
- Tập trung đào tạo, tập huấn tối thiểu 40 huấn luyện viên, cán bộ phụ trách khởi nghiệp ĐMST; 500 lượt tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khởi nghiệp ĐMST trên toàn tỉnh.
- Tổ chức hoạt động thực tập, trải nghiệm thực tế tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên các cấp được tiếp xúc với hoạt động ĐMST tại doanh nghiệp; trong đó tối thiểu 10% học sinh trung học cơ sở, 5% học sinh tiểu học được cung cấp kiến thức và hoạt động thực hành về ĐMST.
- Phát triển mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST dựa trên các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các dự án khởi nghiệp ĐMST, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST: hỗ trợ được ít nhất 02 dự án.
2.10. Hoạt động KH,CN&ĐMST cấp huyện
- Phối hợp với đài Truyền thanh, báo đài tuyên truyền các chuyên đề, cơ chế chính sách về KH&CN trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố
- Thực hiện công tác theo Kế hoạch của Sở Khoa học và Công nghệ về thanh kiểm tra thuộc lĩnh vực KH&CN.
- Tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý KHCN địa phương do Bộ KH&CN tổ chức; Tham dự các buổi hội thảo, kết nối cung cầu công nghệ trong và ngoài tỉnh
- Tổ chức học tập các mô hình tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài tỉnh.
- Quản lý và giám sát các đề tài cấp cơ sở đã được phân cấp.
- Thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp giữa Đảng ủy Sở KH&CN và các huyện, thị xã, thành ủy giai đoạn 2021-2025.
2.11. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp KH&CN
a) Trung tâm Công nghệ sinh học
- Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, các nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao nhằm phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung nhân rộng, tập huấn và xây dựng các mô hình trình diễn các công nghệ đã nhận chuyển giao từ các Viện, trường, các đơn vị nghiên cứu khoa học đã triển khai tại Trung tâm Công nghệ sinh học cho nông dân tại tỉnh An Giang
- Thực hiện các cơ chế, chính sách về KH&CN được Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh ban hành. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách đặc thù phù hợp phục vụ cho sự phát triển Trung tâm trong thời gian tới.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy Trung tâm Công nghệ sinh học gồm 05 phòng, ban như sau: Phòng Tổ chức hành chính và kế hoạch; Phòng Công nghệ sinh học nông nghiệp; Phòng Công nghệ sinh học Thực phẩm, Dược phẩm và Môi trường; Khu Sản xuất thực nghiệm và Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao và Công nghiệp sinh học.
- Tăng cường liên kết với các Viện, trường trong và ngoài nước nhằm tạo mối quan hệ gắn kết để học tập nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi công nghệ, hàng hóa sản phẩm trên tinh thần đôi bên cùng có lợi cùng nhau phát triển bền vững.
- Hoàn thiện các chính sách nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh liên doanh, liên kết, đầu tư vào Trung tâm, nhất là các Khu ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và Khu ươm tạo doanh nghiệp Công nghiệp công nghệ sinh học.
- Dự án tăng cường trang thiết bị Trung tâm Công nghệ sinh học: Tiếp tục chuyển tiếp sang năm 2023 thực hiện, với số vốn dự kiến là 12.000 triệu đồng
- Dự kiến tổng nguồn thu cung cấp dịch vụ KH&CN là 3.600 triệu đồng.
b) Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
- Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, các nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao nhằm phụ vụ quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường tập huấn và đào tạo về các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, an toàn bức xạ và hạt nhân; lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; dịch vụ về thông tin, thống kê KH&CN, nâng cao năng suất chất lượng...
- Đào tạo tư vấn chuyên gia tư vấn về lĩnh vực năng suất chất lượng, tư vấn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Triển khai thực hiện Dự án tăng cường trang thiết bị Trung tâm giai đoạn 2022 - 2025: Kinh phí dự kiến 20.000 triệu đồng, trong đó dự kiến kinh phí năm 2023 là 5.000 triệu đồng, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí vốn.
- Vận hành ổn định và có hiệu quả website giao dịch công nghệ (www.atte.vn) nhằm mục tiêu đẩy mạnh việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KH&CN và chuyển giao công nghệ, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ nhằm tạo các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng năng suất - chất lượng và hiệu quả cao, góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển hoạt động của Trại Thực nghiệm KH&CN ngày càng hiệu quả hơn.
- Dự kiến tổng nguồn thu cung cấp dịch vụ KH&CN là 9.500 triệu đồng.
2.12. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
a) Công tác thanh tra
- Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành chính và phòng, chống tham nhũng đối với 01 đơn vị trực thuộc Sở.
- Thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và phương tiện đo nhóm 2 trong lĩnh vực y tế: 01 cuộc với 10 cơ sở;
- Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ: 01 cuộc với 20 cơ sở;
- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động KH&CN đối với các đề tài dự án đang thực hiện: 01 cuộc với 03 cơ sở;
- Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh xăng dầu, nhớt: 02 cuộc với 30 cơ sở.
- Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh thép các loại: 01 cuộc với 15 cơ sở.
- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: 01 cuộc với 05 cơ sở.
b) Công tác kiểm tra
- Tổ chức thực hiện 05 cuộc kiểm tra về đo lường, gồm: 01 cuộc cho phương tiện đo nhóm 2 Xitec ô tô; 01 cuộc cho phương tiện đo nhóm 2 cân thông dụng và việc đặt, duy trì, bảo quản phương tiện đo lường tại các chợ; 01 cuộc cho phương tiện đo nhóm 2 taximet; 01 cuộc cho phương tiện đo nhóm 2 đồng hồ đo nước và công tơ điện; 01 cuộc kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với trạm nạp khí, cửa hàng bán lẻ LPG chai.
- Tổ chức 03 cuộc kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gồm: 01 cuộc kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với mặt hàng xăng, dầu; 01 cuộc đối với mặt hàng mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện, điện tử và dây cáp điện và 01 cuộc đối với mặt hàng dầu nhờn động cơ đốt trong.
c) Thanh tra theo chỉ đạo cấp trên
- Thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo của Bộ KH&CN: 01 cuộc.
- Thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với mặt hàng thức ăn gia súc lưu thông thị trường (theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tại Quyết định số: 35/QĐ-BCĐ ngày 31/07/2015): 01 cuộc với 20 cơ sở.
d) Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của thanh tra Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và nhân dân.
a) Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh về ban hành Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Triển khai thực hiện các nội dung của Đề án đã được phê duyệt tại Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Thực hiện Quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu chứng nhận An Giang đối với sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ và một số sản phẩm có tiềm năng của tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030
Xúc tiến các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” vào các siêu thị; vận động 10 đơn vị tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; tổ chức các hoạt động quản lý cấp quyền sử dụng nhãn hiệu; In tem hỗ trợ các đơn vị đã được cấp quyền sử dụng; đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm có tiềm năng phát triển của tỉnh.
c) Kế hoạch phối hợp với huyện, thị, thành ủy giai đoạn 2021-2025
- Đánh giá kết quả thực hiện 2023 và định hướng cho hoạt động năm 2024.
- Tiếp tục triển khai công tác phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ đã ký kết theo kế hoạch đã được phê duyệt giữa Sở Khoa học và Công nghệ và các huyện, thị xã, thành phố.
d) Các hoạt động khác
- Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng,…
- Tham gia các hội đồng tố tụng, hội đồng xác định giá trị tài sản,…
- Thực hiện công tác kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phục vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò R&D, phát triển ý tưởng sáng tạo và thiết kế R&D; cải tiến năng suất chất lượng, quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn phát triển ý tưởng sáng tạo, thiết kế R&D, cải tiến năng suất chất lượng, quản trị tài sản trí tuệ tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ như: Đài Loan, Israel…
- Vận động doanh nghiệp thành lập bộ phận R&D, Quỹ phát triển KH&CN và tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.
Căn cứ Kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2023, các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
1. Phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ KH&CN năm 2023.
2. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ: hàng tháng, quý, 06 tháng và báo cáo năm để Văn phòng Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định./.
| GIÁM ĐỐC |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2021 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
Số TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì, tác giả | Tóm tắt nội dung | Ghi chú |
I | Bài báo, công bố, giải pháp, kiến nghị, ấn phẩm khoa học |
|
| Ghi rõ các bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI, Scopus |
1 | Phytochemical screening and antioxidant, anti- diabetic properties evaluation ofLasia spinosa L. Thwaites stem extracts | Tran Thanh Men, Pham Ngoc Khang, Truong Thi Phuong Thao, Do Tan Khang, Luu Thai Danh, Nguyen Trong Tuan, Dai Thi Xuan Trang | Background and Objective: Lasia spinosa L. Thwaites is an herbaceous perennials plant that is well- known for its multiple functions in terms of pharmacological effects. This study aimed to identify the capability to against free radicals and enzymatic glycosylation in vitro to examine its oxidative stress inhibition, thereby discover an innovative diabetes therapy of the stem extracts of Lasia spinosa L. Thwaites. Materials and Methods: The fractions were first used to determine the phytochemical constituents, the total content of phenolic and flavonoid. Antioxidant activities were evaluated by using various assays including DPPH, ABTS, Total Antioxidant Capacity (TAC) and Reducing Power (RP). The findings through -amylase and - glucosidase inhibition assays finally demonstrated the anti- diabetic capabilities of the fractions. A one-way analysis of variance experiment was carried out by applying SPSS 18.0 software. The significant differences between means which were defined by Student’s t-test and p-values<0.05 were regarded as statistically significant. Results: The result revealed that the extract of ethyl acetate fraction of Lasia spinosa L. Thwaites stems presented high levels of phenolic and flavonoid compounds. The ethyl acetate extract also had an antioxidant activity with the most efficient EC50 value, compared to the remaining in DPPH, ABTS, TAC and RP assays. Further examination with enzymatic glycosylation inhibition showed a remarkable IC50 value in the anti-diabetes assay of ethyl acetate fraction. Conclusion: The present study has given primary evidence for Lasia spinosa L. Thwaites stem extracts to be considered as a therapeutically valuable agent for the treatment of diabetes mellitus and oxidative stress co-morbidities. | Phytochemical screening and antioxidant, anti-diabetic properties evaluation ofLasia spinosa L. Thwaites stem extracts |
2 | Analysis of Quality of Landrace Rice: AG4 variety in An Giang, Vietnam | Nguyen thi Lang, Le Hoang Phuong, Bui Chi Hieu, Bui Chi Buu | Landrace rice genotypes AG4 were evaluated inTri Ton, Tinh Bien, AnGiang Province with three replications in a field experiment during 2019 to 2020. The analysis revealed significant differences among the genotypes against all the characters studied. In general, phenotypic variance is higher than the corresponding genotypic variance for all the characters studied. AG4 rice is considered as the unique landrace varietal group because of its aroma and superior grain quality.To confirm the presence or absence of fragrance in AG 4,a set of 11 lines was phenotypedby using gas chromatographic separation to quantify 2AP content in milled rice samples. KOH tested and PCR method with two directives RM223 and FMU1-2 are recorded to select the lines with the best fragrance followed by line7, 10 ,14 and 20.The shape is determined by the length and width ratio.From shape evaluation, length and width ratio of AG4 are high. Level of chalkiness is. There are mostly low contents on AG4, when doing rice quality analysing. It is the evidence for the deliciousness on rice. Milling quality determines the final yield and fracture rate of milled rice. Recorded line 7 for high milling rate is over 50%. Protein content of rice varieties ranges from 6.9 to 8.6%. Lines 7 and 56 have the highest protein content (8.5-8.6%). Characters like number of panicles per plant, panicle weightg, number of grains per panicle, and grain yield recorded are high. Grain yield analysis revealed significant differences among lines. Selected AG4, lines number 7 can be used in breed selection program in the nearest future to provide the local need | Analysis of Quality of Landrace Rice: AG4 variety in An Giang, Vietnam |
3 | Integrated of Organic Manures and Inorganic Fertilizers was Effecive for Yield, Component Yield and Quality of Landrace Rice on An Giang, Vietnam | Nguyen Thi Lang, Bui Chi Hieu, Le Hoang Phuong, Bien Anh Khoa, Nguyen Trong Phuoc, Bui Chi Buu | The present study aimed to determine the effect of different organic and inorganic source of fertilizers on growth and performance of rice. The experiment was conducted at two locations: Tinh Bien and Tri Ton AnGiang province with two varieties of landrace rice with AG3 and AG4. Each experiment has seven treatment. Treatments included a combination of organic and inorganic nutrients at sevenrates (F1:80-40-40 organic manures 10 t ha-1;F2:60-40-40 organic manures 10 t ha-1;F3: 40 40 40 organic manures 10 t ha-1;F4: 20-40-40 organic manures 10 t ha-1. F5:only organic manures 12 t ha-1; F6: control no dose of NPK;F7: farmers used: 120-40-60 organic manures 12 t ha-1). The experiment is arranged on the farmer's field, a split-plot in a randomized complete block design with three replications. Treatments produced significant results for plant height. Panicle length and grain yield but thousands grains weight was not significant. Result showed that application of half of recommended 60-40-40 organic manures 10 t ha-1 produced significantly higher value for grain yield and good for quality lance rice | Integrated of Organic Manures and Inorganic Fertilizers was Effecive for Yield, Component Yield and Quality of Landrace Rice on An Giang, Vietnam |
II | Sáng chế, giải pháp hữu ích; Các loại giống mới; Các loại vắc xin mới, chế phẩm mới; Các bản vẽ thiết kế mới, mẫu máy, thiết bị mới |
|
| Ngày, tháng, năm (nộp đơn, tiếp nhận đơn, công nhận của Cơ quan có thẩm quyền) |
1 | Phương pháp tổng hợp chất xúc tác đơn lớp oxit kim loại được mang trên chất mang silic oxit dùng cho phản ứng oxy hóa CO ở nhiệt độ thấp | Nguyễn Trung Thành |
| Số đơn: 1-2021-00518 |
2 | Quy trình sản xuất gạo sữa | Dương Xuân Quả |
| Số bằng: 1-0030146 |
3 | Quy trình chế biến bột xoài Ba Màu bằng phương pháp sấy phun | Trường Đại học An Giang, ThS. Trần Xuân Hiển | Đề xuất quy trình chế biến bột xoài Ba Màu bằng phương pháp sấy phun. Bột xoài Ba màu được sản xuất theo phương pháp sấy phun có đặc tính bảo quản ưu việt bởi có hàm lượng ẩm thấp, màu sắc đẹp mắt, hiệu suất thu hồi cao, giữ được dinh dưỡng và mùi thơm đặc trưng của trái xoài tươi | Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 6247w/QĐ-SHTT ngày 22/4/2021 |
4 | Quy trình chế biến nước xoài Ba Màu lên men | Trường Đại học An Giang, ThS. Trần Xuân Hiển | Đề xuất quy trình chế biến nước xoài Ba Màu bằng phương pháp lên men đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước xoài Ba Màu lên men được lên men với chủng vi khuẩn đặc biệt để tạo ra sản phẩm có hương vị đặc trưng, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm từ xoài, cung cấp cho người tiêu dùng một sản phẩm an toàn, tiện lợi, giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. | Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 19170w/QĐ-SHTT ngày 10/12/2020 |
5 | Quy trình chế biến chip xoài Ba Màu | Trường Đại học An Giang, ThS. Trần Xuân Hiển | Đề xuất quy trình chế biến sản phẩm “Chip xoài Ba Màu” đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Chip xoài Ba Màu được ứng dụng công nghệ chiên chân không hiện đại. Nước trong sản phẩm được làm bốc hơi và đẩy ra ngoài thông qua hệ thống chiên chân không ở nhiệt độ thấp. Sản phẩm được chiên trong môi trường chân không nên sẽ giữ lại hương vị tự nhiên, màu sắc của nguyên liệu, không bị thấm dầu và caramen hóa. Chip xoài có đặc tính bảo quản ưu việt bởi có hàm lượng ẩm thấp và ở trạng thái khô. Chip xoài Ba Màu là sản phẩm mới, sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất, đảm bảo về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. | Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số 19728w/QĐ-SHTT ngày 24/12/2020 |
III | Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hình thành |
|
| Tên và loại hình doanh nghiệp; địa chỉ; giấy phép kinh doanh; số quyết định công nhận, nhân lực hiện có... |
1 | Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu từ nguyên liệu sẵn có tại tỉnh An Giang | Công ty TNHH Tân Kỷ |
| Số: 01.2021/DNKHCN |
IV | Hoạt động ứng dụng đổi mới công nghệ điển hình |
|
|
|
1 | Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm đang được hỗ trợ phát triển thông qua các nhiệm vụ KH&CN |
|
| Tên sản phẩm, nhiệm vụ KH&CN; tình hình thực hiện |
2 | Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp |
|
| Ghi rõ kết quả, hiệu quả thực hiện, kèm theo tên nhiệm vụ KH&CN; kinh phí thực hiện (chia rõ nguồn vốn từ ngân sách trung ương; từ bộ, ngành, địa phương; doanh nghiệp, Quỹ PTKHCN của doanh nghiệp và các nguồn khác). |
2.1 | Dự án Ứng dụng thiết bị gieo hạt lúa theo cụm tại huyện Tịnh Biên và huyện Phú Tân: | KS. Lê Ngọc Linh - Trung tâm Khuyến nông An Giang | - Giới thiệu chung về tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy gieo hạt theo cụm trong và ngoài tỉnh - Mô tả tổng quát cấu tạo, quy trình kỹ thuật của máy gieo hạt theo cụm, trên cơ sở đó lựa chọn đơn vị cung cấp: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sài Gòn Kim Hồng. - Nghiên cứu triển khai lắp đặt, vận hành thử nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện. | Thực hiện từ tháng 3/2020-6/2021. Kinh phí 923.299.000 đồng, nguồn sự nghiệp hỗ trợ 159.799.000 đồng; nguồn xã hội hóa: 763.500.000 đồng; Dự án đầu tư 02 bộ thiết bị gieo hạt theo cụm do Công ty Hàn Quốc sản xuất (thông số kỹ thuật: trọng lượng là 132 kg; khoảng cách hàng là 25cm; số hàng gieo là 10 hàng; cụm cách cụm là 10, 12, 14, 16, 18, 21 cm; số hạt giống gieo trung bình từ 50 - 100 kg/ha; mode 2BD - 1025), được tích hợp 2 trong 1 với máy cấy lúa Yanmar hoặc Kubota, hoạt động đạt công suất 0,35 ha/h (03 ha/ngày) với tổng diện tích 240 ha/02 máy/năm, chi phí gieo bằng thiết bị gieo hạt theo cụm giảm 71% và 43% so với cấy lúa bằng tay và bằng máy, lượng giống gieo trung bình từ 50 - 100 kg/ha, giảm giảm 35% so với sạ hàng. |
2.2 | Dự án sản xuất rau thuỷ canh theo VietGAP tại thành phố Long Xuyên | KS. Nguyễn Thị Mai Khương - Trạm TT&BVTV TP. Long Xuyên | - Nội dung 1 - Thi công xây dựng nhà màng 1.000 m2 - Nội dung 2: Trồng và chăm sóc rau trong nhà lưới thủy canh. - Nội dung 3: Đăng ký chứng nhận VietGAP | - Đã thiết kế xây dựng 01 nhà màng và lắp đặt hệ thống thủy canh hồi lưu 1.000 m2. Số rọ : 21.288 (lỗ trồng) - Sản xuất rau xà lách 08 vụ/ 08 tháng . Năng suất: 1,2 tấnvụ/500m2 - Sản xuất rau ăn canh 08 vụ/ 08 tháng. Năng suất: 1,66 tấn/vụ/500m2 - Các sản phẩm rau đạt chứng nhận VietGAP |
3 | Dự án đầu tư trang thiết bị, công nghệ; dự án tăng cường năng lực nghiên cứu |
|
| Đánh giá tình hình thực hiện, số kinh phí và nguồn (trong đó ghi rõ nguồn vốn từ ngân sách trung ương; của bộ, ngành, địa phương; từ doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, Quỹ PTKHCN của doanh nghiệp và các nguồn khác). |
V | Kết quả khác |
|
| Ghi rõ các thông tin có liên quan đến kết quả |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NĂM 2021 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
STT | Tên sản phẩm/ | Xuất xứ | Hiệu quả kinh tế-xã hội | Ghi chú |
Công trình/công nghệ | (Ghi rõ xuất xứ của nhiệm vụ …) | (Giải trình chi tiết giá trị làm lợi so sánh với sản phẩm công nghệ cùng loại, ý nghĩa kinh tế xã hội, môi trường…) | ||
1 | Ứng dụng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Mastacembelus favus) theo quy mô nông hộ tại tỉnh An Giang | Xuất xứ từ kết quả đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chạch lấu (M.favus) tại An Giang” do TS. Phan Phương Loan (Trường Đại học An Giang) thực hiện | Cung cấp cho thị trường con giống chất lượng đồng đều (160.000 con giống, kích cỡ 10 - 12 cm sau 90 ngày ương) với các thông số kỹ thuật: tỷ lệ thành thục trong quá trình nuôi vỗ cá chạch lấu đạt từ 70 - 80%, sinh sản nhân tạo cá chạch lấu tỷ lệ thụ tinh >= 50%, tỷ lệ nở >= 50%, tỷ lệ sống ương giống 20 - 30%. | Năm 2021 |
2 | Dự án Xây dựng mô hình sản xuất xoài Ba màu 500ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm | Dự án do Viện Cây ăn quả Miền nam | Chứng nhận VietGAP cho 575ha; cấp 07 mã vũng (code) xuất khẩu vào Mỹ, Úc, New Zealand và Hàn Quốc; đã ký kết thỏa thuận cung ứng và tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu - Bến Tre, Công ty TNHH Kim Nhung - Đồng Tháp, Công ty TNHH ORGA Việt Nam... | Năm 2021 |
3 | Dự án Ứng dụng hệ thống tưới tự động trong mô hình trồng dâu tằm lấy quả theo hướng VietGAP tại huyện Phú Tân | Xuất phát từ quy trình trồng cây dâu tằm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của cơ sở thực hiện | Tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, công lao động, hạ giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm. Hiệu quả kinh tế mô hình dự án tăng 124,6% so với mô hình truyền thống và tăng 73,5% so với mô hình trồng hoa màu - một trong những mô hình canh tác đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh An Giang. | Năm 2021 |
4 | Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh do Trường Đại học An Giang chủ trì, ThS. Lê Văn Lễnh chủ nhiệm | Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang | Năm 2021 |
5 | Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng hạ đường huyết và bào chế chế phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây Sầu đâu ăn lá (Azadirachta sp.) tại An Giang | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh do Trường Đại học Y Dược Cần Thơ chủ trì, PGS. TS. Dương Xuân Chữ chủ nhiệm | Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng hạ đường huyết và bào chế chế phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây Sầu đâu ăn lá (Azadirachta sp.) tại An Giang | Năm 2021 |
6 | Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh do Trường Đại học An Giang chủ trì, PGS. TS. Võ Văn Thắng chủ nhiệm | Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang | Năm 2021 |
7 | Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh do Trường Đại học An Giang chủ trì, TS. Phan Phương Loan chủ nhiệm | Kết quả nghiên cứu cho phép xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm; đó là nuôi cá rô phi, điêu hồng trong ao đất theo công nghệ biofloc (BFT) với các thông số kỹ thuật chính (được so sánh với quy trình nuôi cá rô phi thâm canh trong ao không áp dụng BFT được đề xuất bởi Nguyễn Công Dân và ctv., 2006) như sau:- Thời gian nuôi: 5 tháng (7,5 tháng)- Tỷ lệ sống: ≥ 80% (≤ 80%)- Hệ số thức ăn: 1,3-1,4 (1,7-1,8)- Năng suất: ≥ 20 T/ha (20 T/ha) - Tiết kiệm chi phí thức ăn so với nuôi thâm canh không áp dụng BFT: 20-25% | Năm 2021 |
8 | Xây dựng quy trình chế biến nước lẩu cua đồng và thịt cua đồng đóng hộp | Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở do Trường Đại học An Giang chủ trì; TS. Nguyễn Duy Tân chủ nhiệm | Kết quả đề tài đã xây quy trình chế biến sản phẩm nước lẩu cua đồng và thịt cua đồng đóng hộp góp đa dạng hóa các sản phẩm thịt cua đóng hộp, giúp gia tăng giá trị sử dụng cho nguyên liệu cua đồng đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. | Năm 2021 |
9 | Nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang | Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở do Trung tâm Y tế thành phố Châu Đốc chủ trì; BS. Hà Minh Đức chủ nhiệm | Kết quả đề tài đã xác định các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, đồng thời xây dựng mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp đang vận hành hiệu quả tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang | Năm 2021 |
10 | Xây dựng quy trình tạo sản phẩm sinh học từ xạ khuẩn có khả năng quản lý bệnh cháy lá, thối củ khoai môn do nấm Phytopthora sp. gây ra | Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở do Trường Đại học An Giang chủ trì; ThS. Nguyễn Phú Dũng chủ nhiệm | Đề tài đã xác định, xây dựng quy trình tạo chế phẩm xạ khuẩn Streptomyces sp. CMAG 11 đối kháng hiệu quả với nấm Phytophora sp. gây bệnh cháy lá, thối củ khoai môn. | Năm 2021 |
11 | Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có tại tỉnh An Giang đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, hỗ trợ điều trị đái tháo đường | Trường Đại học Cần Thơ, PGS. TS. Đái Thị Xuân Trang | - Kết quả của đề tài là “Hồ sơ nghiên cứu tiền lâm sàng”, là cơ sở khoa học để (chuyển giao cho Các Công ty) Sản xuất chế phẩm dưới dạng thực phẩm chức Năng, là minh chứng khoa học cho Các cây dược liệu dân gian, đóng góp vào việc khai thác bảo tồn nguồn dược liệu vùng ĐBSCL một cách có định hướng và khoa học. - Sản phẩm của đề tài sẽ được chuyển giao cho Các Công ty, cơ sở chế biến và áp dụng vào thực tế, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của nhiều cây Trồng, hoặc cây hoang dại có giá trị kinh tế thấp. - Tạo thu nhập cho người nông dân tham gia trồng các cây dược liệu, tạo công ăn việc làm cho người dân khi sản phẩm được đưa vào sản xuất thực tế. | Năm 2022 |
12 | Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP | Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn thủy sản Thanh Loan, TS. Lý Thị Thanh Loan chủ nhiệm | Quy trình ương giống và nuôi Thương phẩm cá lóc theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ góp phần hạn chế Dịch bệnh phát sinh, khắc phục được Các mối nguy về an toàn Dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn về môi trường, giảm thiểu những rủi ro, gây thiệt hại về kinh tế. kết quả đề tài cũng giúp người nuôi cá lóc nâng cao nhận thức về môi trường, nuôi Trồng phải gắn liền với bảo vệ môi trường.- Kết quả đề tài cũng giúp Các nhà hoạch định chính sách có những cơ chế chính sách phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả Sản xuất, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, Các cơ sở chế biến an tâm, đầu tư mở rộng Sản xuất, góp phần đưa nền kinh tế địa phương phát triển. | Năm 2022 |
13 | Thử nghiệm giá thể trồng dưa lưới từ bã thải sau khi trồng nấm rơm | Trạm TT&BVTT Thị xã Tân Châu, KS. Tôn Hồng Tân | Trong 8 nghiệm thức các giá thể thử nghiệm trồng dưa lưới (từ Nghiệm thức 2 - Nghiệm thức 9) và 01 nghiệm thức trồng dưa lưới đối chứng (Nghiệm thức 1, 100% giá thể là xơ dừa), kết quả cả 8 nghiệm thức điều cho hiệu quả kinh tế cao hơn nghiệm thức trồng đối chứng, trong đó Nghiệm thức 2, 100% giá thể là bã thải rơm sau chất nấm rơm trồng dưa lưới cho hiệu quả kinh tế cao nhất so với 8 nghiệm thức còn lại | Năm 2022 |
14 | Đánh giá hiệu quả trồng cây khoai môn (Colocasia esculenta L.) từ củ để lại của cây cấy mô tại tỉnh An Giang | Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp An Giang, ThS. Trần Thanh Tuyến | Cây khoai môn trồng từ củ của củ cây nuôi cấy mô có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cây khoai môn trồng từ củ do dân để lại làm giống như: cây cao hơn, bề rộng mặt lá lớn hơn, khả năng chống chịu bệnh tốt (bệnh sâu khoang, sâu xanh, đốm lá, củ to và vỏ sáng màu hơn… Năng suất thu hoạch thực tế, cây khoai môn từ củ của củ cây nuôi cấy mô đạt 2.941kg/1.000m2, trong khi đó, cây khoai môn trồng từ củ do dân để lại chỉ đạt 2.464kg/1.000m2 | Năm 2022 |
15 | Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Nàng Hai | Trường Đại học An Giang, ThS. Lê Văn Lễnh | Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá nàng hai chất lượng cao. Đạt được các chỉ tiêu nuôi vỗ bố mẹ đạt tỷ lệ thành thục >75%; tỷ lệ rụng trứng >80%, tỷ lệ trứng thành thục, tỷ lệ nở >70%. Ương cá bột lên giống đạt tăng trưởng 1-1,5 g/con, tỷ lệ sống >70% sau 60 ngày ương | Năm 2022 |
16 | Ứng dụng mô hình trồng nấm rơm dạng trụ xoay kết hợp hệ thống phun ẩm tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang | Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, KS. Phạm Thị Như | Mô hình trồng nấm rơm dạng trụ xoay kết hợp hệ thống phun ẩm có nhiều ưu điểm hơn so với Nghiệm thức 1 (NT1) là mô hình trồng nấm rơm dạng trụ, cụ thể:- Trên cùng diện tích nhà trồng 42m2 thì số trụ trồng nấm rơm ở NT2 là 42 trụ, còn NT1 là 30 trụ, gia tăng thêm số trụ trồng nấm.- Thời gian sinh trưởng như kết tơ, bắt đầu kết nụ và thu hoạch ở NT2 nhanh hơn so với NT1 từ 1 - 2 ngày.- Năng suất thu được trong 03 vụ trồng ở NT1, vụ thứ nhất 126kg, vụ thứ hai 117kg, vụ thứ ba 114kg, ở NT2 năng suất thu được vụ thứ nhất 180,6kg, vụ thứ hai 178,5kg, vụ thứ ba 176,4kg. - Lợi nhuận thu được ở NT1 trong vụ thứ nhất 4.042.000 đồng, vụ thứ hai 4.705.000 đồng, vụ thứ ba 2.770.000 đồng, ở NT2 lợi nhuận thu được vụ thứ nhất 6.108.000 đồng, vụ thứ hai 7.787.000 đồng, vụ thứ ba 4.983.000 đồng.- Tiết kiệm thời gian chăm sóc, thu hoạch nấm, lượng nước tưới và hạn chế lây nhiễm bệnh giữa các trụ nấm so với mô hình trồng nấm rơm dạng trụ | Năm 2022 |
KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA NĂM 2021 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 (NẾU CÓ)
STT | Tên Chương trình/Đề án | Chỉ tiêu/Mục tiêu đề ra | Kết quả đã đạt được | Đánh giá |
|
mức độ hoàn thành (%) | Lý do | ||||
1 | Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý để phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận trong bối cảnh thay đổi của thượng nguồn sông Mê Kông và Biến đổi khí hậu | - Đánh giá được thực trạng, diễn biến nguồn nước (dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, phù sa, chất lượng nước) đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận; - Đánh giá được tác động của các phát triển nguồn nước Mê Kông và biến đổi khí hậu tới nguồn nước trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận; - Đề xuất được các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý để phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận trong bối cảnh thay đổi của thượng nguồn sông Mê Kông và biến đổi khí hậu. | Đề tài đang thực hiện. Kết quả đạt được so bộ như sau: - Đã thực hiện các báo cáo về thực trạng, diễn biến nguồn nước (dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, phù sa, chất lượng nước) đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận (Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,…). - Đã xây dựng các báo cáo về tác động của phát triển nguồn nước Mê Kông và biến đổi khí hậu tới nguồn nước trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận | Cơ bản đã hoàn thành 80% khối lượng công việc theo thuyết minh được duyệt. |
|
Số TT | Tên tổ chức nghiên cứu & phát triển | Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN/Quyết định phân loại tự chủ tài chính[1] | Nhân lực hiện có đến 30/6/2022 | Kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên từ NSNN năm 2022 (tr.đ) | Ghi chú | |||||
Tổng số | Trong đó hưởng lương SNKH | (công lập/ngoài công lập | ||||||||
Tổng số | Nghiên cứu viên cao cấp/Kỹ sư cao cấp | Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính | Nghiên cứu viên/Kỹ sư | Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên | ||||||
-1 | -2 | -3 | -4 | (5) =(6÷9) | -6 | -7 | -8 | -9 | -10 | -11 |
| Các đơn vị do cấp bộ, cơ quan TW, địa phương quyết định thành lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang | - Số 13/2016 cấp ngày 21/12/2016. - QĐ 169/QĐ- SKHCN ngày 23/6/2022 (khoản 2 Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ- CP) | 31 | 30 |
|
| 30 |
| - | Công lập |
2 | Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang | - Số 04/2015 cấp ngày 22/6/2015- QĐ 164/QĐ- SKHCN ngày 20/6/2022 (khoản 2 Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ- CP) | 30 | 28 |
|
| 26 | 2 | - | Công lập |
| Tổng số |
| 61 | 58 | 0 | 0 | 56 | 2 | 0 |
|
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH, CN & ĐMST NĂM 2021 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
Số TT | Nội dung công việc | Đơn vị | Kết quả đạt được | |
(số lượng) | ||||
Năm 2021 | 6 tháng đầu năm 2022 | |||
I | Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai |
|
|
|
1 | Lĩnh vực tự nhiên | N.vụ |
|
|
2 | Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ | N.vụ | 12 | 9 |
3 | Lĩnh vực nông nghiệp | N.vụ | 39 | 23 |
4 | Lĩnh vực y, dược | N.vụ | 7 | 7 |
5 | Lĩnh vực xã hội | N.vụ | 4 | 7 |
6 | Lĩnh vực nhân văn | N.vụ | 1 |
|
II | Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ |
|
|
|
1 | Thẩm định/có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư | DA |
|
|
2 | Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ | HĐ |
|
|
3 | Giám định công nghệ | CN |
|
|
III | Công tác phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân |
|
|
|
1 | Số nguồn phóng xạ kín |
|
|
|
- | Số nguồn phóng xạ được lắp đặt mới | Nguồn | - | - |
- | Số nguồn phóng xạ đã qua sử dụng | Nguồn | - | - |
2 | Số thiết bị bức xạ được lắp đặt mới |
| 15 | 6 |
- | Trong lĩnh vực Y tế | Thiết bị | 15 | 6 |
- | Trong lĩnh vực Công nghiệp | Thiết bị | - | - |
- | Trong An ninh, hải quan | Thiết bị | - | - |
3 | Lượng đồng vị, dược chất phóng xạ được sử dụng trong Y tế | Curie | - | - |
(Ci) | ||||
4 | Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ | Dự án | - | - |
5 | Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ | Hợp đồng | - | - |
6 | Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở | Cơ sở | 5 | 3 |
7 | Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ | Giấy phép | 21 | 11 |
IV | Công tác Sở hữu trí tuệ |
|
|
|
1 | Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ | Hồ sơ | 29 | 18 |
2 | Số đơn nộp đăng ký | Đơn | 268 | 83 |
3 | Số văn bằng được cấp | Văn bằng | 163 | 109 |
4 | Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp | Vụ |
|
|
5 | Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ | DA | - | - |
6 | Số sáng kiến, cải tiến được công nhận | SK | 4,224 | - |
V | Công tác thông tin và thống kê KH&CN |
|
|
|
1 | Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, ...) | Tài liệu/biểu ghi/CSDL |
|
|
2 | Ấn phẩm thông tin đã phát hành | Ấn phẩm, phút |
|
|
2.1 | Tạp chí/bản tin KH&CN | Tạp chí/bản tin | 6 | 2 |
2.2 | Phóng sự trên đài truyền hình | Buổi phát | 12 | 6 |
3 | Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhập biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL, ...) | CSDL/biểu ghi/trang tài liệu |
|
|
4 | Thông tin về nhiệm vụ KH&CN |
|
|
|
4.1 | Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành | N.vụ | 65 | 79 |
4.2 | Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện | N.vụ | 20 | 12 |
4.3 | Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng | N.vụ | 26 | 22 |
5 | Thống kê KH&CN |
|
|
|
5.1 | Số cuộc điều tra/ số phiếu thu được tương ứng | Số cuộc/số phiếu |
|
|
5.2 | Báo cáo thống kê cơ sở | Báo cáo |
|
|
5.3 | Báo cáo thống kê tổng hợp | Báo cáo | 1 | - |
6 | Kết quả khác (nếu nổi trội) |
|
|
|
VI | Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng |
|
|
|
1 | Số phương tiện đo được kiểm định | Phương tiện | 118,792 | 51,021 |
2 | Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng | Tiêu chuẩn | - | - |
3 | Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng | Quy chuẩn | - | - |
4 | Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, ISO 9001:2015 | Đơn vị | 202 | 202 |
5 | Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa | Cuộc | - | - |
6 | Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả | Mẫu | 78 | 75 |
VII | Công tác thanh tra |
|
|
|
1 | Số cuộc thanh tra | Cuộc | 4 | 3 |
2 | Số lượt đơn vị thanh tra | Đơn vị | 15 | 26 |
3 | Số vụ vi phạm phát hiện xử lý (nếu có) | Vụ | 2 | 26 |
4 | Số tiền xử phạt (nếu có) | Trđ | 64,3 | - |
VIII | Hoạt động đổi mới công nghệ |
|
|
|
1 | Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt | N.vụ |
|
|
2 | Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ[1] | Doanh nghiệp |
|
|
3 | Số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm | Doanh nghiệp |
|
|
4 | Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng | Công nghệ |
|
|
5 | Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện | HĐ |
|
|
6 | Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ | Tr.đ |
|
|
IX | Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
|
|
1 | Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ | Người |
|
|
2 | Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ | Người |
|
|
3 | Kéo dài thời gian công tác | Người |
|
|
4 | Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành | Người |
|
|
5 | Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng | Người |
|
|
6 | Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng | Người |
|
|
X | Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN |
|
|
|
1 | Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN | Doanh nghiệp |
|
|
2 | Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN | Cơ sở |
|
|
3 | Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN | Đối tượng |
|
|
4 | Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN | Đối tượng |
|
|
5 | Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm | Đơn vị |
|
|
XI | Công tác phát triển thị trường KH&CN |
|
|
|
1 | Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường | Tr.đ |
|
|
2 | Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ trên giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN | % |
|
|
XII | Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia |
|
|
|
1 | Số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hình thành (doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới) | Doanh nghiệp |
|
|
2 | Số lượng dự án khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ | Dự án |
|
|
3 | Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ | Doanh nghiệp |
|
|
4 | Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị | Doanh nghiệp/ tổng giá trị |
|
|
5 | Số lượng các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST | Tổ chức |
|
|
6 | Số vốn thu hút đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST | Triệu đồng |
|
|
VĂN BẢN VỀ KH, CN & ĐMST ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2021 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
Số TT | Tên văn bản | Ngày tháng ban hành | Cơ quan ban hành | ||
Bộ/Tỉnh ủy | HĐND | UBND | |||
1 | Quyết định số 325/QĐ-UBND Tiếp tục thực hiện nội dung “Hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” tại Quyết định số 1965/QĐ- UBND ngày 14/8/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh | 23/2/2021 |
|
| x |
2 | Quyết định số 610/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030 | 25/3/2021 |
|
| x |
3 | Quyết định số 657/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền về khoa học và công nghệ phục vụ định hướng phát triển của tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025 | 30/3/2021 |
|
| x |
4 | Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh về sửa đổi bổ sung Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 | 26/4/2021 |
|
| x |
5 | Kế hoạch 573/KH-UBND về triển khai Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh An Giang. | 28/9/2021 |
|
| x |
6 | Quyết định 57/2021/QĐ-UBND ngày 6/11/2021 về Ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh An Giang | 06/11/2021 |
|
| x |
7 | Quyết định số 2609/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu chứng nhận An Giang đối với sản phẩm nông nghiệp | 8/11/2021 |
|
| x |
8 | Kế hoạch số 215/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang | 14/4/2022 |
|
| x |
9 | Quyết định số 732/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh An Giang đến năm 2030 | 14/4/2022 |
|
| x |
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2021 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2022
Số nhiệm vụ triển khai năm 2021 và 06 tháng đầu năm 2022 | ||
Tổng số | Khoán đến sản phẩm cuối cùng | Khoán từng phần |
Cấp Bộ, Tỉnh |
| 12 |
Cấp cơ sở |
| 22 |
Quyết định thành lập | Vốn điều lệ | Hoạt động tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, .... | Giải ngân (triệu đồng) | Ghi chú | ||
(số, ngày tháng năm) | (Triệu đồng) | Nội dung | Tổng kinh phí (triệu đồng) | Năm 2021 | 06 tháng đầu năm 2022 |
|
Quyết định 166/QĐ-UBND ngày 26/01/2016 |
|
|
|
|
| Chưa triển khai thực hiện do chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ, đóng góp ngoài ngân sách nhà nước khi thành lập quỹ (tối thiểu 10%/tổng nguồn ngân sách NN) |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ, CẤP TỈNH NĂM 2023
ĐVT: triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ | Quyết định phê duyệt nhiệm vụ | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | |||||||
Tổng số | Nguồn NSNN | Nguồn khác | ||||||||||
Tổng số | Đã bố trí đến hết năm 2022 | Dự toán năm 2023 | Số còn lại | Số đã thực hiện năm trước | Dự kiến thực hiện trong năm 2023 | |||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7=4-5- 6 | 8 | 9 | 10 | |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
I | Nhiệm vụ chuyển tiếp sang 2023 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
I.1 | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.1 | Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núitỉnh An Giang - Ts Võ Thái Dân - ĐH Nông Lâm TPHCM, | QĐ số 2278/QĐ- UBND ngày 18/9/2018 | 48 tháng 10/2018- 10/2021; gia hạn đến 10/2022 |
| 942 | 742 | 200 | - |
|
| Đại học Nông lâm TP. HCM | |
1.1 | Nghiên cứu xây dựng mô hình đất ngập nước nhân tạo thay thế mô hình 3 vụ lúa trong vùng đê bao khép kín, tỉnh An Giang | QĐ số 2481/QĐ- UBND ngày 08/10/2018, QĐ điều chỉnh số 2452/QĐ- UBND ngày 21/10/2020 | 48 tháng (11/2018 - 11/2022) | 2,119 | 2,119 | 1,819 | 300 | - |
|
| Trường Đại học Cần Thơ | |
1.2 | Nghiên cứu phát triển xây dựng quy trình ương cá tra nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa | QĐ số 1145/QĐ- UBND ngày 25/5/2019 | 24 tháng (06/2020 - 05/2022) | 2,152 | 2,152 | 1,902 | 250 | - |
|
| Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 | |
1.3 | Nghiên cứu phát triển và xây dựng mô hình địa du lịch tại tỉnh An Giang | QĐ số 2800/QĐ- UBND ngày 01/12/2020 | 24 tháng (01/2021 - 12/2022) | 842 | 842 | 682 | 160 | - |
|
| Viện Địa lý tài nguyên TP. HCM | |
1.4 | Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt Nốt (Borassus flabellifer L.) tại An Giang” (Giai đoạn 2) | QĐ số 1026/QĐ- UBND ngày 14/5/2021 | 18 tháng (05/2021 - 10/2022) | 831 | 831 | 671 | 160 | - |
|
| Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang | |
1.5 | Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh An Giang | QĐ số 316/QĐ- UBND ngày 22/02/2022 | 18 tháng (03/2022 - 08/2023). | 475 | 475 | 220 | 255 | - |
|
| Trường Chính trị Tôn Đức Thắng | |
1.6 | Nghiên cứu sản xuất giống cá sát (Pangasius macronema Bleeker, 1851) tại tỉnh An Giang | QĐ số 603/QĐ- UBND ngày 29/3/2022 | 24 tháng (03/2022 - 02/2024) | 774 | 774 | 300 | 324 | 150 |
|
| Trung tâm Giống thủy sản | |
1.7 | Nghiên cứu xây dựng Bộ công cụ nhận dạng tiêu chí đánh giá và xếp hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các giải pháp phát triển đa dạng, kết hợp nâng hạng cho sản phẩm đạt chứng nhận OCOP tỉnh An Giang | QĐ số 1196/QĐ- UBND ngày 13/6/2022 | 12 tháng 6/2022- 5/2023 | 770 | 770 | 300 | 470 | - |
|
| Trường Đại học Cần Thơ | |
1.8 | Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền hỗ trợ điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, thành phố Long Xuyên, An Giang giai đoạn 2 | Công văn số 3135/VPUBND- KTN ngày 24/6/2021 | 24 tháng | 847 | 847 | 200 | 300 | 347 |
|
| Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang | |
1.9 | Di truyền chọn giống Lươn (Monopterus albus) bố mẹ hậu bị cải thiện tình trạng tăng trưởng, tỷ lệ sống, màu sắc Lươn giống từ nguồn Lươn bố, mẹ thu ngoài tự nhiên | QĐ phê duyệt danh mục số 2451/QĐ- UBND ngày 21/10/2020 | 60 tháng (gồm 02 giai đoạn) | 2,364 | 2,364 | 500 | 500 | 1,364 |
|
| Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 | |
1.10 | Nghiên cứu đề xuất, xây dựng Đề án Làng văn hóa bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ du lịch | QĐ phê duyệt danh mục số 2451/QĐ- UBND ngày 21/10/2020 | 24 tháng | 1,476 | 1,476 | 500 | 500 | 476 |
|
| Viện Công nghệ cao HUTECH | |
1.11 | Nghiên cứu tác động thuốc trừ sâu phospho hữu cơ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của người phun thuốc tại tỉnh An Giang và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp | QĐ phê duyệt danh mục số 1508/QĐ- UBND ngày 07/07/2021 | 24 tháng | 868 | 868 | 300 | 300 | 268 |
|
| Trường Đại học Y dược TP. HCM | |
1.12 | Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng,công thức sản xuất thức ăn công nghiệp của cá chạch lấu (Mastacembelus favus Hora 1924) | QĐ phê duyệt danh mục số 1508/QĐ- UBND ngày 07/07/2021 | 30 tháng | 1,331 | 1,331 | 400 | 500 | 431 |
|
| Trường Đại học An Giang | |
1.13 | Ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp đánh giá chất lượng đất phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho các tiểu vùng sản xuất lúa kém hiệu quả do hạn ở tỉnh An Giang | QĐ phê duyệt danh mục số 1508/QĐ- UBND ngày 07/07/2021 | 36 tháng | 1,042 | 1,042 | 300 | 400 | 342 |
|
| Trường Đại học Cần Thơ | |
1.14 | Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo An Giang tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang | QĐ phê duyệt danh mục số 1508/QĐ- UBND ngày 07/07/2021 | 36 tháng |
|
|
|
|
|
|
| Viện Nghiên cứu Nông nghiệp công nghệ cao ĐBSCL | |
1.15 | Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ xoài thơm Vĩnh Hòa gắn với phát triển du lịch sinh thái tỉnh An Giang | QĐ phê duyệt danh mục số 1508/QĐ- UBND ngày 07/07/2021 | 27 tháng |
|
|
|
|
|
|
| Trường Đại học An Giang | |
1.16 | Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và điểm du lịch đạt tiêu chuẩn phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao, định hướng nâng hạng 5 sao tại tỉnh An Giang | QĐ phê duyệt danh mục số 1508/QĐ- UBND ngày 07/07/2021 | 24 tháng |
|
|
|
|
|
|
| Trung tâm Tạo nguồn nhân lực và Phát triển cộng đồng | |
1.17 | Công tác tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của Công an tỉnh An Giang | Công văn số 1550/VPUBND- KTN ngày 29/3/2022 |
|
|
|
|
|
|
|
| Công an tỉnh An Giang | |
1.18 | Dự án Hỗ trợ công nhận lưu hành giống lúa được chọn tạo ở tỉnh An Giang | Quyết định 205/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 | 01/2022- 01/2025 | 1,997 | 1,521 | 250 | 700 | 571 |
|
| Trường Đại học Cần Thơ | |
1.19 | Dự án Thử nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống cá cóc (Cycocheilichthys enoplos Bleeker 1850) tại An Giang | Quyết định 317/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 | 02/2022- 5/2023 | 933 | 482 | 241 | 241 | - |
|
| Trung tâm Giống Thủy sản An Giang | |
I.2 | Đề tài cấp cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.1 | Nghiên cứu xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi, lao tiềm ẩn ở người cao tuổi tại thị xã Tân Châu, An Giang và giải pháp phòng, chống - BS Nguyễn Phước Hải | QĐ số 224/QĐ- SKHCN ngày 01/11/2021 | 12 tháng 11/2021 - 10/2022 | 67 | 33 | 16 | 17 |
|
|
| TTYT TX Tân Châu | |
1.2 | Xây dựng quy trình chế biến gia vị nấu bún cá - TS Nguyễn Duy Tân | QĐ số 234/QĐ- SKHCN ngày 03/11/2021 | 12 tháng 11/2021 - 10/2022 | 121 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Đại học An Giang | |
1.3 | Xác định tác nhân và thử nghiệm chủng xạ khuẩn có khả năng phòng trị bệnh loét thân, thối gốc, chảy nhựa cây mít Thái (Artocarpus heterophyllus Lam) - TS Nguyễn Phú Dũng | QĐ số 234/QĐ- SKHCN ngày 03/11/2021 | 12 tháng 11/2021 - 10/2022 | 121 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Đại học An Giang | |
1.4 | Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người khuyết tật hệ vận động tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang - Dương Văn Bình | QĐ số 237/QĐ- SKHCN ngày 10/11/2021 | 12 tháng 11/2021 - 10/2022 | 101 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| TTYT TX Tân châu | |
1.5 | Ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp bột nghệ, sả và tỏi đến năng suất tăng trưởng và chất lượng của gà nòi nuôi tại tỉnh An Giang - TS Nguyễn Tuyết Giang | QĐ số 239/QĐ- SKHCN ngày 10/11/2021 | 12 tháng11/2021 - 10/2022 | 120 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Đại học An Giang | |
1.6 | Nghiên cứu quy trình sản xuất ống hút từ cây cỏ lác ở Trường Trung học cơ sở thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, An Giang - CN Nguyễn Hữu Chí | QĐ số 246/QĐ- SKHCN ngày 22/11/2021 | 12 tháng 11/2021 - 10/2022 | 98 | 49 | 24 | 25 |
|
|
| Trạm TT&BVT V huyện Phú Tân | |
1.7 | Nghiên cứu thử nghiệm hoạt chất kali silicate và nano silica lên sinh trưởng, năng suất, phẩm chất và phòng trị bệnh phấn trắng cây dưa leo (Cucumis sativus) tại tỉnh An Giang | QĐ số 238/QĐ- SKHCN ngày 10/11/2021 | 01/2022 - 12/2022 | 125 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Đại học An Giang | |
1.8 | Nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến trên nền tảng Moodle và điện toán đám mây - Trường Cao đẳng nghề An Giang chủ trì, ThS Nguyễn Đức Tài chủ nhiệm | QĐ số 141/QĐ- SKHCN ngày 17/5/2022 | 5/2022 - 12/2022 | 197 | 59 | 29 | 30 |
|
|
| Trường Cao đẳng nghề An Giang | |
1.9 | Nghiên cứu quy trình sản xuất tinh dầu từ rau củ quy mô phòng thí nghiệm | QĐ số 142/QĐ- SKHCN ngày 17/5/2022 | Tháng 5/2022- 01/2023 | 136 | 55 | 28 | 27 |
|
|
| Trung tâm công nghệ sinh học | |
1.10 | Nghiên cứu xây dựng hệ thống khử khuẩn ô tô tự động tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang | QĐ số 148/QĐ- SKHCN ngày 03/6/2022 | 7 tháng 6/2022- 12/2022 | 181 | 56 | 28 | 28 |
|
|
| Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang | |
1.11 | Nghiên cứu xây dựng qui trình trồng ớt charapita (Capsicum chinense) và cải kale (Brassica oleracea var. sabellica) trong nhà lưới theo hướng an toàn | QĐ số 274/QĐ- SKHCN ngày 28/12/2021(Đã thông qua Hội đồng đề cương, chưa có QĐ hỗ trợ kinh phí) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm công nghệ sinh học | |
1.12 | Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón Ammonium Molypdate từ nguyên liệu là MoS2 (Disufur Molybdon) và khảo nghiệm phân bón Ammonium Molypdate trên cây đậu phộng tại An Giang | QĐ số 274/QĐ- SKHCN ngày 28/12/2021(Đã thông qua Hội đồng đề cương, chưa có QĐ hỗ trợ kinh phí) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN | |
1.13 | Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng nước thốt nốt khi thu hoạch trái vụ | QĐ số 274/QĐ- SKHCN ngày 28/12/2021 (Đã thông qua Hội đồng đề cương, chưa có QĐ hỗ trợ kinh phí) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN | |
1.14 | Nghiên cứu sản xuất bột sương sâm theo hướng an toàn từ lá sâm già trồng ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang | QĐ số 274/QĐ- SKHCN ngày 28/12/2021 (Đã thông qua Hội đồng đề cương, chưa có QĐ hỗ trợ kinh phí) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp | |
1.15 | Xây dựng quy trình chế biến sản phẩm nhang sạch bổ sung bột lá chúc giàu tinh dầu có lợi cho sức khỏe | QĐ số 274/QĐ- SKHCN ngày 28/12/2021 (Đã thông qua Hội đồng đề cương, chưa có QĐ hỗ trợ kinh phí) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trường Đại học AN Giang | |
1.16 | Đánh giá khả năng sinh trưởng và thích nghi của giống hoa huệ hồng mới Polianthes tuberosa “Pink Sapphire" tại An Giang | QĐ số 274/QĐ- SKHCN ngày 28/12/2021 (Đã thông qua Hội đồng đề cương, chưa có QĐ hỗ trợ kinh phí) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp | |
1.17 | Sinh kế và khả năng thích ứng với đại dịch Covid-19 của lao động tự do trên địa bàn thành phố Long Xuyên | QĐ số 274/QĐ- SKHCN ngày 28/12/2021 (Đã thông qua Hội đồng đề cương, chưa có QĐ hỗ trợ kinh phí) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn | |
1.18 | Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm thịt nhãn sấy dẽo và bột hạt nhãn ứng dụng công nghệ sấy áp suất và nhiệt độ thấp | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trường Đại học An Giang | |
1.19 | Nghiên cứu quy trình chế biến kẹo ngậm và siro sâm đại hành | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trường Đại học An Giang | |
1.20 | Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn Acetobacter thuần chủng trong quá trình lên men và sản xuất sản phẩm giấm ăn đóng chai từ nguồn nguyên liệu trái chúc và trái chuối già thu hoạch tại huyện Tịnh Biên - An Giang | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trường Đại học An Giang | |
1.21 | Nghiên cứu quy trình tạo bột màu Anthocyanin từ rau củ quả | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm CNSH | |
1.22 | Nghiên cứu quy trình sản xuất nhang thảo dược từ bã sả sau quá trình chiết xuất tinh dầu | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm CNSH | |
1.23 | So sánh hàm lượng hoạt chất giữa chủng nấm trùng thảo NBRC 100741 và chủng nấm trùng thảo NBRC 9787 đang nuôi trồng tại Trung Tâm Kỹ Thuật- Dịch Vụ Nông Nghiệp | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp | |
1.24 | Xây dựng quy trình chế biến các sản phẩm khô ăn liền từ phụ phẩm của trái mít | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp | |
1.25 | Nghiên cứu một số biện pháp xử lý ra hoa và đánh giá hiệu quả kinh tế trên cây nhãn Ido (Euphoria Longana) | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Tân Châu | |
1.26 | Xây dựng quy trình quản lý sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) hại hành lá không sử dụng thuốc trừ sâu tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 2022 | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành | |
1.27 | Trồng thử nghiệm và đánh giá năng suất, chất lượng trái của cây thù lù Nam Mỹ trồng tại An Giang | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp | |
1.28 | Ứng dụng chủng men Aspergiluss oryzace để ủ ra vi sinh vật Bacillus.spp và Enzyme Lipase để xử lý môi trường nước nuôi cá Rô (Anabas testudineus.sp) thâm canh trong ao đất và sử dụng một phần nước thải từ nuôi cá Rô để nuôi Ốc bưu đen (Pila conica) | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trạm Khuyến nông TP. Châu Đốc | |
1.29 | Ảnh hưởng của bột carotenoids bổ sung vào thức ăn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và màu sắc lươn ở mô hình nuôi thương phẩm không bùn | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Khuyến nông | |
1.30 | Nghiên cứu quy trình nuôi ốc bưu thương phẩm (Pila polita) sử dụng thức ăn công nghiệp có bổ sung đậu tằm (Vicia faba L.) | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trạm Khuyến nông TP. Châu Đốc | |
1.31 | Thử nghiệm ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn hương lên giống với bổ sung bột ấu trùng ruồi lính đen Black soldier flies larvae (Hermetia illucens) vào khẩu phần ăn cho cá giúp cải thiện tỷ lệ sống, tăng trưởng | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Giống thủy sản | |
1.32 | Thực trạng mắc bệnh Lao phổi ở người tiếp xúc và người có yếu tố nguy cơ cao trên địa bàn huyện Thoại Sơn năm 2022 | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn | |
1.33 | Xây dựng quy chế làm việc của mô hình bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã thuộc tỉnh An Giang hiện nay | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
|
| |
1.34 | Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trường Chính trị Tôn Đức Thắng | |
1.35 | Đánh giá khả năng phục hồi sinh kế của các hộ gia đình dưới tác động của sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố Long Xuyên | QĐ số 150/QĐ- SKHCN ngày 08/6/2022 (Phê duyệt danh mục) |
| 60 | 60 | 30 | 30 |
|
|
| Trung tâm Khoa học, Xã hội và Nhân văn | |
II | Nhiệm vụ mở mới 2023 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
II.1 | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.1 | Nghiên cứu và phát huy giá trị sưu tập hiện vật nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo thuộc văn hóa Óc Eo tại tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.2 | Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi số của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.3 | Nghiên cứu khai thác thị trường khách du lịch đường thủy và giã ngoại tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.4 | Ứng dụng công nghệ BIM và GIS cho công tác quản lý công trình giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.5 | Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở do hiện tượng thời tiết cực đoan trên nền tảng trí tuệ nhân tạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.6 | Cải thiện giống cá lóc (Channa striata Bloch, 1793) bằng phương pháp chọn lọc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.7 | Nghiên cứu mô hình nuôi cá tra bằng công nghệ tuần hoàn nước tự động tại tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.8 | Xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá rô biển (Pristolepis fasciata Bleeker, 1851) áp dụng công nghệ biofloc ở tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1.9 | Nghiên cứu sản xuất thiết bị xẻ cá theo chuẩn làm khô cá tra phồng, khô cá lóc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KH&CN NĂM 2023
Đơn vị tính: triệu đồng
12 | Tên Dự án/ | Căn cứ pháp lý (QĐ phê duyệt) | Chủ đầu tư | Địa điểm xây dựng | Thời gian thực hiện | Kinh phí | |||
Khởi công | Hoàn thành | Tổng vốn đầu tư được duyệt | Kinh phí được phân bổ lũy kế hết năm 2022 | Dự kiến kế hoạch vốn năm 2023 | |||||
I | Dự án chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Dự án tăng cường trang thiết bị Trung tâm Công nghệ sinh học | Theo Quyết định phê duyệt dự án số 2124/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 và Quyết định số 440/QĐ -UBND ngày 03/03/2020 của UBND tỉnh An Giang | Trung tâm Công nghệ sinh học | Thị trấn Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. | 2016 | 2022 | 91,967 | 77,230 | 12,000 |
II | Dự án mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Dự án tăng cường trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2022-2025 |
| Trung Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang | Long Xuyên, An Giang | 2023 | 2025 | - | - | 5,000 |
DỰ KIẾN KINH PHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2023
ĐVT: triệu đồng
Số TT | NỘI DUNG | KINH PHÍ TW THÔNG BÁO NĂM 2022 | KINH PHÍ UBND TỈNH, TP PHÊ DUYỆT 2022 | KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2022 | KINH PHÍ DỰ KIẾN NĂM 2023 |
I | Kinh phí sự nghiệp KH&CN | 33,947 | 33,947 |
| 55,989 |
1 | Kinh phí nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia chuyển tiếp cấp về địa phương quản lý (chi tiết theo từng nhiệm vụ) | - | - | - | - |
2 | Chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện |
|
|
| 35,550 |
2.1 | Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (Nhiệm vụ mới) |
|
|
| 8,000 |
2.2 | Hỗ trợ mô hình, dự án theo theo Quyết định số 71/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh (Nhiệm vụ mới) |
|
|
| 3,000 |
2.3 | Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở (Nhiệm vụ mới và chuyển tiếp) |
|
|
| 2,000 |
2.4 | Chương trình phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 25/3/2021) |
|
|
| 6,000 |
| Hỗ trợ sản xuất, tạo lập, phát triển thương hiệu, hỗ trợ hoạt động thương mại, tiêu thụ cho 6 SPNN (Cây chúc Thất Sơn và khô cá lóc Thoại Sơn,...) và 01 kế hoạch tuyên truyền |
|
|
| 6,000 |
2.5 | Triển khai phát triển “Nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030” |
|
|
| 650 |
2.6 | Triển khai Kế hoạch phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh An Giang đến năm 2030 (Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh An Giang) |
|
|
| 1,400 |
2.7 | Kế hoạch truy xuất nguồn gốc theo QĐ 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 về thực hiện đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc |
|
|
| 500 |
2.8 | Hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo Quyết định 1406/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh An Giang |
|
|
| 3,000 |
2.9 | Nâng cao năng lực hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh nghiệp |
|
|
| 300 |
2.10 | Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ theo Quyết định số 2205/QĐ- TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ |
|
|
| 700 |
a | Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ quyền SHTT trong nước và nước ngoài |
|
|
| 400 |
| Nhãn hiệu |
|
|
| 200 |
| Kiểu dáng công nghiệp |
|
|
| 50 |
| Sáng chế/GPHI |
|
|
| 50 |
| Hỗ trợ đăng ký nước ngoài |
|
|
| 100 |
b | Hỗ trợ phát triển quyền sở hữu công nghiệp |
|
|
| 200 |
c | Tham gia trưng bày, triễn lãm tại hội chợ và hỗ trợ doanh nghiệp chi phí tham gia gian hàng tại các hội chợ |
|
|
| 100 |
2.11 | Thực hiện đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (Theo QĐ 663/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh) |
|
|
| 10,000 |
3 | Chi nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
4 | Chi hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước |
|
|
| 6,182 |
4.1 | Hoạt động quản lý khoa học |
|
|
| 893 |
a | Công tác quản lý khoa học: |
|
|
| 162 |
| Làm việc về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2023 và định hướng nghiên cứu năm 2024 với Sở, ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố và các Viện, trường đại học trong và ngoài tỉnh |
|
|
| 20 |
| Giám sát, kiểm tra tình hình triển khai tiến độ các đề tài, dự án cấp tỉnh, cơ sở; Kiểm tra tình hình thực hiện kết quả đề tài sau nghiệm thu |
|
|
| 110 |
| Thông báo tuyển chọn đơn vị chủ trì đề tài năm 2023 (4 kỳ báo, trên website tỉnh): 4 kỳ x 8 triệu đồng/kỳ = 32 triệu đồng |
|
|
| 32 |
b | Tổ chức hội đồng KHCN (xác định danh mục, xét duyệt đề cương, nghiệm thu, thẩm định kinh phí,..) |
|
|
| 650 |
c | Tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh: 01 cuộc |
|
|
| 50 |
d | Hỗ trợ đề xuất ý tưởng nhiệm vụ KHCN được duyệt (11 ý tưởng) |
|
|
| 11 |
đ | Hỗ trợ Ý kiến đánh giá chuyên gia độc lập (20 ý tưởng) |
|
|
| 20 |
4.2 | Hoạt động quản lý công nghệ và thị trường công nghệ |
|
|
| 370 |
a | Khảo sát, đánh giá, xúc tiến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh |
|
|
| 20 |
b | Tổ chức 02 cuộc khảo sát, thu thập, xúc tiến các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có khả năng chuyển giao, ứng dụng tại An Giang. |
|
|
| 40 |
c | Tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 71/2019/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định hỗ trợ thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang và các văn bản QPPL liên quan |
|
|
| 20 |
d | Tổ chức 40 đợt kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện mô hình, dự án |
|
|
| 40 |
đ | Hội đồng KH&CN thẩm định nội dung (8 triệu/hội đồng x 15 hội đồng) |
|
|
| 120 |
e | Hội đồng KH&CN nghiệm thu cấp tỉnh (10 triệu/hội đồng x 10 hội đồng) |
|
|
| 100 |
g | Thẩm định công nghệ dự án đầu tư |
|
|
| 30 |
4.3 | Hoạt động Quản lý Sở hữu trí tuệ, phong trào thi đua lao động sáng tạo, sáng kiến |
|
|
| 440 |
a | Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kiến thức/sự kiện về SHTT |
|
|
| 30 |
b | Hội thảo (hoặc sự kiện) tuyên truyền Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 |
|
|
| 30 |
c | Hỗ trợ các chủ thể kinh tế thuê đơn vị tư vấn thiết kế hoàn thiện, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, bao bì và in ấn cho các phẩm đạt chứng nhận OCOP trên địa bàn tỉnh (thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang tỉnh). |
|
|
| 300 |
d | Tổ chức hội đồng sáng kiến (6 đợt) |
|
|
| 60 |
đ | Các nhiệm vụ đột xuất khác |
|
|
| 20 |
4.4 | Hoạt động quản lý an toàn bức xạ |
|
|
| 60 |
a | Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATBXHN |
|
|
| 20 |
b | Kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật/thực thi ứng phó sự cố ATBXHN tại các cơ sở X-quang trên địa bàn tỉnh |
|
|
| 20 |
c | Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến bức xạ, hạt nhân trong năm |
|
|
| 20 |
4.5 | Thông tin và thống kê KH&CN |
|
|
| 700 |
a | Hoạt động thống kê KH&CN |
|
|
| 60 |
| Triển khai báo cáo thống kê KH&CN năm 2023 |
|
|
| 20 |
| Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thống kê, thông tin, tuyên truyền về KH&CN (nếu có). |
|
|
| 20 |
| Các nhiệm vụ khác liên quan đến thông tin, thống kê KH&CN: thổng kê, điều tra phối hợp,… |
|
|
| 20 |
b | Hoạt động Thông tin và Tuyên truyền KH&CN |
|
|
| 640 |
| Phát hình chuyên đề KHCN trên Đài truyền hình |
|
|
| 80 |
| Chuyên mục KHCN trên báo An Giang |
|
|
| 40 |
| Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền về phát triển khoa học và công nghệ |
|
|
| 70 |
| Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát ngoài tỉnh về tuyên truyền khoa học và công nghệ. |
|
|
| 30 |
| Tổ chức hội nghị về thông tin, thống kế |
|
|
| 20 |
| Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật, các hoạt động có liên quan về KH&CN (các ngày kỷ niệm lớn của ngành 18/5,…) |
|
|
| 200 |
| Tổ chức hội thi thiết kế logo Sở Khoa học và Công nghệ An Giang nhằm chào mừng kỷ niệm ngày KH&CN 18/5 |
|
|
| 200 |
4.6 | Thanh tra KH&CN |
|
|
| 230 |
a | Thanh tra hành chính và phòng, chống tham nhũng |
|
|
| 5 |
b | Thanh tra chuyên ngành về ATBX và PTĐ nhóm 2 trong lĩnh vực y tế |
|
|
| 15 |
c | Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ |
|
|
| 25 |
d | Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khoa học và công nghệ đối với các đề tài dự án đang thực hiện |
|
|
| 20 |
đ | Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng xăng dầu, nhớt |
|
|
| 50 |
e | Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh thép các loại |
|
|
| 25 |
g | Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp |
|
|
| 15 |
h | Thanh tra chuyên đề diện rộng năm 2023 theo chỉ đạo cấp trên |
|
|
| 25 |
k | Thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với mặt hàng thức ăn gia súc lưu thông thị trường |
|
|
| 25 |
l | Thanh tra đột xuất theo phản ánh, giải quyết khiếu nại tố cáo |
|
|
| 10 |
m | Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát (Thanh tra Bộ; Thanh tra Tổng cục TCĐLCL; Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; các sở, ngành; các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở, …) |
|
|
| 15 |
4.7 | Đào tạo, tập huấn, tham dự hội nghị hội thảo |
|
|
| 800 |
4.8 | Hợp tác quốc tế |
|
|
| 100 |
4.9 | Thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
|
| 100 |
4.10 | Hoạt động Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng |
|
|
| 2,489 |
a | Triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
|
|
| 1,579 |
| Kiểm tra việc xây dựng, áp dụng và duy trì HTQLCL theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg |
|
|
| 25 |
| Thực hiện Kế hoạch triển khai Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc |
|
|
| 20 |
| Triển khai Quyết định số 1322/QĐ- TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 |
|
|
| 844 |
| Triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030 |
|
|
| 690 |
b | Hoạt động quản lý đo lường |
|
|
| 105 |
| Công tác dán tem niêm phong bộ đếm tổng cột đo xăng dầu theo Kế hoạch số 656/KH-UBND |
|
|
| 30 |
| Kiểm tra về đo lường phương tiện đo nhóm 2 xitec ô tô |
|
|
| 25 |
| Kiểm tra về đo lường phương tiện đo nhóm 2 cân thông dụng và việc đặt, duy trì, bảo quản phương tiện đo lường tại các chợ |
|
|
| 20 |
| Kiểm tra về đo lường phương tiện đo nhóm 2 taximet |
|
|
| 10 |
| Kiểm tra về đo lường phương tiện đo nhóm 2 đồng hồ đo nước và công tơ điện |
|
|
| 10 |
| Kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với trạm nạp khí, cửa hàng bán lẻ LPG chai |
|
|
| 10 |
c | Hoạt động quản lý tiêu chuẩn, chất lượng |
|
|
| 310 |
| Khảo sát chất lượng và nhãn hàng hóa đối với mặt hàng xăng, dầu và dầu nhờn động cơ đốt trong lưu thông trên thị trường |
|
|
| 120 |
| Khảo sát chất lượng và nhãn hàng hóa đối với mặt hàng thép các loại lưu thông trên thị trường |
|
|
| 30 |
| Khảo sát chất lượng và nhãn hàng hóa đối với mặt hàng nước uống đóng chai lưu thông trên thị trường |
|
|
| 20 |
| Khảo sát chất lượng và nhãn hàng hóa đối với mặt hàng rượu lưu thông trên thị trường |
|
|
| 20 |
| Kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với mặt hàng xăng, dầu |
|
|
| 40 |
| Kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với mặt hàng mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện, điện tử và dây cáp điện |
|
|
| 30 |
| Kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với mặt hàng dầu nhờn động cơ đốt trong |
|
|
| 30 |
| Vận động, tuyên truyền tổ chức cá nhân đăng ký sử dụng NHCN An Giang |
|
|
| 20 |
d | Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về TCĐLCL và hàng rào kỹ thuật trong thương mại |
|
|
| 70 |
| Chi Ban biên tập |
|
|
| 15 |
| Chi nhuận bút |
|
|
| 45 |
| Chi phí duy trì website TBT-Agi |
|
|
| 10 |
đ | Hoạt động của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành |
|
|
| 50 |
| Thanh tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ | 01 cuộc |
|
| 30 |
| Thanh tra chuyên ngành, chuyên đề, thanh tra, kiểm tra, khảo sát đột xuất theo chỉ đạo cấp trên (nếu có) | 02 cuộc |
|
| 20 |
e | Hoạt động khác |
|
|
| 375 |
| Tập huấn kiến thức về thực hiện phép đo trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng xăng dầu và vàng trang sức mỹ nghệ |
|
|
| 20 |
| Tập huấn các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng, nhãn hàng hóa đối với mặt hàng mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện - điện tử, dây cáp điện và hướng dẫn ghi nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm truyền thống (mắm, khô, lạp xưởng, chả lụa, đường thốt nốt,...). |
|
|
| 30 |
| Tổ chức tập huấn kiến thức về HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 |
|
|
| 30 |
| Tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ |
|
|
| 90 |
| Phối hợp các Đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát, hội đồng (tố tụng, xác định tài sản,…) |
|
|
| 20 |
| Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành KH&CN |
|
|
| 25 |
| Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh |
|
|
| 10 |
| Phối hợp các Đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát, hội đồng (tố tụng, xác định tài sản,…) |
|
|
| 20 |
| Sửa chữa, đầu tư, mua sắm tài sản, trang thiết bị chuyên môn phục vụ công tác lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng |
|
|
| 90 |
| Kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị phục vụ công tác quản lý |
|
|
| 40 |
5 | Chi hoạt động KH&CN cấp huyện |
|
|
| 1,100 |
6 | Chi các đơn vị sự nghiệp (nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng) |
|
|
| 8,145 |
6.1 | Trung tâm Công nghệ sinh học |
|
|
| 4,845 |
a | Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. |
|
|
| 470 |
b | Xây dựng quy trình trồng dâu, nuôi tằm và quy trình nuôi cấy giống nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) trên thân nhộng tằm nguyên con. |
|
|
| 650 |
c | Nghiên cứu quy trình trồng và phát triển một số sản phẩm từ cây Lá thường xuân và cây Sùng thảo. |
|
|
| 350 |
d | Đánh giá khả năng sinh trưởng của các bê lai Senepol, 2 và bê Brahman. |
|
|
| 500 |
đ | Xây dựng quy trình trồng cây dược liệu theo hướng GACP (Good Agricultural and Collection Practice) |
|
|
| 500 |
e | Lưu giữ, nhân giống cây hoa kiểng, dược liệu và phát triển sản phẩm từ cây dược liệu. |
|
|
| 550 |
g | Khảo nghiệm một số giống lúa có chất lượng cao để phục vụ đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang”. |
|
|
| 350 |
h | Xây dựng vườn bảo tồn cây ăn trái đặc thù của An Giang |
|
|
| 175 |
k | Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nông nghiệp đặc trưng tỉnh An Giang. |
|
|
| 1,300 |
6.2 | Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN |
|
|
| 3,300 |
a | Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong hoặc ngoài nước. |
|
|
| 350 |
b | Xuất bản Bản tin Khoa học và Công nghệ năm 2022 |
|
|
| 450 |
c | Tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, điểm kết nối cung cầu địa phương |
|
|
| 350 |
d | Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình chế biến một số sản phẩm nông nghiệp của An Giang |
|
|
| 400 |
đ | Khảo nghiệm, chuyển giao và nhân rộng các mô hình tiên tiến, hiệu quả phục vụ phát trển nông nghiệp công nghệ cao trên đại bàn tỉnh An Giang |
|
|
| 400 |
e | Khảo sát hiện trạng công nghệ các cơ sở chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh An Giang. |
|
|
| 300 |
g | Khảo sát, đánh giá tình hình xác lập, sử dụng, quản lý và đề xuất giải pháp quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
| 350 |
h | Xây dựng mô hình Ứng dụng nhà sấy năng lượng mặt trời để sấy dược liệu |
|
|
| 400 |
k | Khảo sát, đánh giá công nghệ nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
| 300 |
7 | Chi tăng cường tiềm lực, chống xuống cấp |
|
|
| 200 |
8 | Chi khác |
|
|
| 4,812 |
| - Hợp tác liên kết trong và ngoài nước, trao đổi học tập kinh nghiệm,.. |
|
|
| 300 |
| - Tổ chức kỷ niệm ngày KH&CN Việt Nam 18-5 |
|
|
| 100 |
| - Hoạt động của Liên hiệp các hội KHKT tỉnh An Giang |
|
|
| 1,600 |
| - Hoạt động của Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang |
|
|
| 240 |
| - Hoạt động của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang |
|
|
| 72 |
| - Hoạt động khác liên quan đến KH&CN |
|
|
| 2,500 |
II | Kinh phí đầu tư phát triển |
| 32,949 | - | 17,000 |
1 | Dự án tăng cường trang thiết bị Trung tâm Công nghệ sinh học |
| 32,949 |
| 12,000 |
2 | Dự kiến kế hoạch vốn Dự án tăng cường trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2022- 2025 |
|
|
| 5,000 |
| Tổng số |
| 66,896 | - | 72,989 |
[1] Cơ sở Đồ Mai, Công ty TNHH TMSX Phạm Huy, Hộ kinh doanh cà-phê muối và trà sữa, Công ty TNHH MTV Đồng Lợi Bảy, Công ty cổ phần tập đoàn toàn cầu TK, Nhà thuốc Đức Hòa, Nguyễn Ngọc Thạch, Công ty TNHH Montessori English Centre, Trung tâm Ngoại ngữ Anh Việt (TP. Long Xuyên), hộ kinh doanh Trương Anh Tuấn (TP. Châu Đốc), Hộ kinh doanh Lê Minh Quốc Toản (Châu Thành), Hộ kinh doanh Như Ý, Trang trại Hùng Long Tiến (Tịnh Biên), Công ty TNHH hữu cơ sinh học Boral (huyện Thoại Sơn).
[2] (1) Võ Minh Luân, (2) Huỳnh Văn Lượm, (3) Điền Văn On, (4) Ngô Chí Hiền, (5) Nguyễn Thanh Hào, (6) Huỳnh Trung Tâm, (7) Nguyễn Văn Ghi, (8) Lại Công Bình, (9) Trần Trọng Tín.
[3] (1) Trung tâm y tế huyện Phú Tân (02 giấy phép), (2) Trung tâm y tế huyện Chợ Mới, (3) Phòng khám nha khoa Việt Mỹ TC, (4) Phòng khám nha khoa bác sĩ Trần Thị Lài, (5) Phòng khám nha khoa Long Xuyên, (6) Hộ kinh doanh Phòng khám xương khớp BS Hạnh), (7) Phòng khám đa khoa Duy Tân.
[4] (1) Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, (2) Phòng khám nha khoa chẩn đoán tiêm chủng Hoàn Hảo 2.
[5] (1) Phòng khám BS Trần Thị Lài, (2) TTYT huyện Châu Phú, (3) TTYT huyện An Phú, (4) TTYT huyện Thoại Sơn, (5) TTYT huyện Tri Tôn, (6) TTYT huyện Tịnh Biên
[6] (i) Nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ thân rễ cây ngải trắng (Curcuma aromatica); (ii) Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc thoái hóa cột sống của Lương Y Nguyễn Thiện Chung (Giai đoạn 1); (iii) Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền hỗ trợ điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Thị Kim Phượng, thành phố Long Xuyên, An Giang (Giai đoạn 1); (iv) Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang; (v) Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu y tế cộng đồng tỉnh An Giang; (vi) Nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn dược liệu kết hợp phát triển du lịch tại Núi Cấm, tỉnh An Giang; (vii) Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại Vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang; (viii) Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy núi, tỉnh An Giang; (ix) Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng các giống bản địa và phát triển các giống cây ăn quả tiềm năng phục vụ phát triển ngành cây ăn quả cho tỉnh An Giang; (x) Ứng dụng quy trình sản xuất giống cá chạch lấu (Mastacembelus favus) theo quy mô nông hộ tại tỉnh An Giang; (xi) Nghiên cứu mô hình cấp cứu đột quỵ nhồi máu não cấp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang; (xii) Đánh giá tác động gây vấy nhiễm vi sinh vật trên sản phẩm thịt heo từ các cơ sở giết mổ gia súc tại An Giang.
[7] Tin tức sự kiện: 347 tin; Tin cảnh báo: 13 tin; Văn bản pháp luật: 6 tin; Thông báo từ thành viên WTO: 6 tin; Bản tin TBT: 7 tin.
[8] (1) Trung tâm Giống Thủy sản An Giang, (2) Hộ kinh doanh sản xuất chế biến nấm linh chi Tri Thức, (3) Công ty TNHH Trang trại hữu cơ 7 núi, (4) Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ-Sản xuất lúa giống Hai Thụ.
- 1Kế hoạch 1938/KH-UBND thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ; hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
- 2Quyết định 1226/QĐ-UBND về kế hoạch thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022
- 3Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2022 về hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023
- 4Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Kế hoạch 331/CTK-TH về điều tra thu thập thông tin về hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ năm 2018 do Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 379/CTK-TH năm 2018 thực hiện Điều tra thu thập thông tin về hoạt động đổi mới sáng tạo do Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2020 về hoạt động và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2021 của tỉnh Lạng Sơn
- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Kế hoạch 2100/KH-TTCP năm 2013 tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Thông tư 24/2013/TT-BKHCN quy định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Luật tiếp công dân 2013
- 6Quyết định 19/2014/QĐ-TTg áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
- 8Thông tư 14/2014/TT-BKHCN về thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 11Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 656/KH-UBND năm 2016 thực hiện giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu Theo Kế hoạch 352/KH-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 13Luật Tố cáo 2018
- 14Quyết định 996/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Thông tư 15/2018/TT-BKHCN quy định về chế độ báo cáo thống kê ngành khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 16Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 18Thông tư 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 19Quyết định 71/2019/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 20Quyết định 3810/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 21Nghị định 27/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định 87/2014/NĐ-CP quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam
- 22Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BKHCN năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 23Quyết định 1322/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Quyết định 3115/QĐ-BKHCN năm 2020 sửa đổi Quyết định 3810/QĐ-BKHCN công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 25Quyết định 2205/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 36/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2021 sửa đổi Quyết định 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Quyết định 22/2021/QĐ-UBND sửa đổi bổ sung một số điều của quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 16/2016/QĐ-UBND
- 29Quyết định 27/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang
- 30Quyết định 28/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh An Giang
- 31Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 32Quyết định 1406/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang đến năm 2025
- 33Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2021 về tiếp tục thực hiện nội dung “Hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” tại Quyết định 1965/QĐ-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 34Quyết định 57/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 35Công văn 3701/BKHCN-PTTTDN năm 2021 về hướng dẫn hình thành và phát triển trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại bộ, ngành, địa phương, tổ chức có tiềm năng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 36Công văn 683/BKHCN-KHTC năm 2022 hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 37Kế hoạch 215/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang
- 38Quyết định 663/QĐ-UBND năm 2022 về Đề án Xây dựng và Phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 39Kế hoạch 1938/KH-UBND thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ; hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2022
- 40Quyết định 1226/QĐ-UBND về kế hoạch thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022
- 41Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2022 về hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2023
- 42Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 43Kế hoạch 331/CTK-TH về điều tra thu thập thông tin về hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ năm 2018 do Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 44Công văn 379/CTK-TH năm 2018 thực hiện Điều tra thu thập thông tin về hoạt động đổi mới sáng tạo do Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 45Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2020 về hoạt động và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2021 của tỉnh Lạng Sơn
Quyết định 1762/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2023
- Số hiệu: 1762/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Trần Anh Thư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra