Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1721/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004; Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng; số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR); số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; Công văn số 5337/BNN-TCLN ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đề nghị tham gia nghiên cứu, thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; Công văn số 446/TCLN-KHTC ngày 03/4/2017 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 4111/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ “Nghiên cứu thí điểm chi trả Dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 71/TTr-SNN&PTNT ngày 18/5/2017 về việc đề nghị ban hành Quyết định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các sở, ngành, đơn vị: Sở Công thương tại Công văn số 907/SCT-MĐT ngày 03/5/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1914/STNMT-TNN ngày 03/5/2017, Sở Tài chính tại Công văn số 1634/STC-TCDN ngày 26/4/2017, Cục Thuế Thanh Hóa tại Công văn số 1571/CT-QLĐ ngày 26/4/2017, Chi cục Lâm nghiệp tại Công văn số 102/CCLN-KT ngày 19/4/2017, Chi cục Kiểm lâm tại Công văn số 158/CCKL-QLBVR ngày 17/4/2017, Công ty TNHH MTV Sông Chu tại Công văn số 304/SC-TV ngày 05/5/2017, Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa tại Công văn số 60/KT-THB ngày 24/4/2017, Xí nghiệp Lam Kinh tại Công văn số 76/BC-XNLK ngày 28/4/2017),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”
(Có Quy định chi tiết và danh sách các cơ sở sản xuất công nghiệp kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Cục Thuế tỉnh; Giám đốc Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH 1TV Sông Chu, Thủ trưởng các đơn vị và các doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THÍ ĐIỂM CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG (DVMTR) ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG NƯỚC TRỰC TIẾP TỪ NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 1721/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1. Thí điểm chi trả DVMTR đối với cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 7, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) làm cơ sở để Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng chung trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Khoản 3, Điều 11, Nghị định 99/2010/NĐ-CP.
2. Tạo thêm nguồn lực xã hội hóa cho công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh thông qua triển khai thực hiện loại hình DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước.
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trong phạm vi thí điểm chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là: Các nhà máy, cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sản xuất vật liệu xây dựng; Cơ sở sản xuất, chế biến hàng tiểu thủ công nghiệp; Cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, thực phẩm; Cơ sở sản xuất tạo nguồn năng lượng, sản phẩm công nghiệp; Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát.... trong đó nước là nguyên liệu của sản xuất hoặc là yếu tố quan trọng phục vụ sản xuất, được lấy từ hồ, ao, sông, suối, kênh, rạch mà nguồn gốc của nước từ vùng đầu nguồn, được bảo vệ và duy trì nhờ thảm che thực vật rừng.
2. Nguồn nước: Là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm có nguồn gốc từ rừng.
3. Nước mặt: Là nước tồn tại trên mặt đất liền.
4. Môi trường rừng: Bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng như thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người. Các giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.
5. Dịch vụ môi trường rừng: Là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ và đối tượng phải chi trả tiền DVMTR quy định tại Điều 7, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.
6. Chi trả DVMTR: Là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR.
Điều 3. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4111/QĐ-UBND ngày 24/10/2016, Công văn số 5337/BNN-TCLN ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và một số cơ sở sản xuất khác (có Phụ lục kèm theo).
2. Các địa phương, đơn vị, chủ rừng cung cấp dịch và duy trì, điều tiết nguồn nước cho sản xuất công nghiệp và khách hàng tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp do các cơ sở sản xuất này sản xuất.
3. Đơn vị nhận ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng là Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa.
4. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có hoạt động liên quan đến quản lý, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.
1. Thời gian thí điểm 12 tháng, kể từ ngày 01/7/2017 đến hết 30/6/2018. Trong thời hạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệp và đơn vị được giao nhiệm vụ đầu mối có trách nhiệm kê khai và nộp tiền về Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Sau khi hết thời hạn thực hiện thí điểm, giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.
MỨC CHI TRẢ VÀ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Các cơ sở sản xuất công nghiệp (sau đây gọi tắt là SXCN) có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh phải chi trả tiền DVMTR cho các khu rừng có cung ứng DVMTR về điều tiết và duy trì nguồn nước.
2. Tiền DVMTR chi trả ủy thác thông qua Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Quỹ tỉnh) để thực hiện chi trả cho các chủ rừng có cung ứng DVMTR hoặc sử dụng theo kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
3. Tiền chi trả DVMTR được hạch toán vào giá thành sản phẩm của các cơ sở SXCN và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Mức (đơn giá) chi trả và cách xác định số tiền chi trả DVMTR
1. Mức chi trả tiền DVMTR đối với các cơ sở SXCN có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước cho sản xuất kinh doanh là 50 đồng/m3 nước thô.
2. Khối lượng nước thô để tính tiền chi trả DVMTR là khối lượng nước do cơ sở SXCN sử dụng tính theo đồng hồ đo nước (nếu có); theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ bán nước thô giữa cơ sở SXCN với đơn vị bán nước thô.
3. Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn thanh toán (đồng) bằng sản lượng nước thô đã sử dụng trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả DVMTR tính trên 1 m3 nước thô (50 đồng/m3).
Điều 7. Hình thức và phương thức chi trả tiền DVMTR.
1. Hình thức chi trả tiền DVMTR là hình thức chi trả gián tiếp: Bên sử dụng DVMTR ủy thác cho Quỹ tỉnh để chi trả tiền cho bên cung ứng DVMTR.
2. Phương thức chi trả tiền DVMTR:
a) Đối với các cơ sở SXCN có tên trong phụ lục (nêu tại Điều 3) hiện đã ký hợp đồng mua nước thô với Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu thì giao Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu làm đầu mối, đại diện ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với Quỹ tỉnh và thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của Quỹ tỉnh theo quy định. Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu được bổ sung tiền chi trả DVMTR vào đơn giá bán nước thô đối với các cơ sở SXCN.
b) Các cơ sở SXCN trực tiếp khai thác nguồn nước theo giấy phép được phê duyệt (không ký hợp đồng mua bán nước thô với Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu) thì ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với Quỹ tỉnh và chi trả tiền vào tài khoản của Quỹ tỉnh theo quy định.
(Mẫu Hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR và Tờ khai quyết toán áp dụng theo mẫu tại Thông tư số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính).
Điều 8. Kỳ thanh toán tiền DVMTR.
1. Việc thanh toán tiền chi trả DVMTR được thực hiện theo từng quý. Thời gian thanh toán chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Thời gian thanh toán quý IV của năm chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
2. Trường hợp các cơ sở sản xuất công nghiệp chậm ký hợp đồng ủy thác, chậm chi trả và thanh toán tiền DVMTR thì phải chịu các hình thức xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Điều 9. Cơ chế quản lý, sử dụng tiền ủy thác chi trả DVMTR
1. Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 15, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ và Quyết định số 2926/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Việc sử dụng số tiền DVMTR do các cơ sở SXCN nộp ủy thác nằm trong kế hoạch thu, chi tiền DVMTR được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
1. Quyền hạn: Được Quỹ tỉnh xác nhận số tiền đã nộp ủy thác về Quỹ làm cơ sở để đơn vị thanh quyết toán theo quy định, đồng thời được thông báo về việc sử dụng tiền chi trả DVMTR theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nghĩa vụ: Thực hiện việc ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR; đăng ký, kê khai số tiền DVMTR phải nộp về Quỹ tỉnh theo đúng quy định. Thực hiện việc thanh toán tiền DVMTR đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định.
1. Quyền hạn: Được các cơ sở SXCN ủy thác thực hiện việc chi trả tiền DVMTR. Được quyền kiểm tra và yêu cầu các cơ sở SXCN giải trình về việc tự kê khai, quyết toán tiền chi trả DVMTR.
2. Nghĩa vụ: Thực hiện việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR đúng nội dung, đối tượng và kế hoạch thu, chi tiền DVMTR được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 12. Kế hoạch thực hiện thí điểm:
- Tháng 6 năm 2017: Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị triển khai việc thực hiện thí điểm, chỉ đạo hoàn thành việc ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR giữa Quỹ tỉnh với các cơ sở sản xuất công nghiệp và đơn vị đầu mối.
- Quý III/2017 đến hết Quý II/2018: Tổ chức thực hiện thí điểm
- Quý III/2018: Quỹ tỉnh tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, tổ chức Hội nghị tổng kết, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 13. Kinh phí triển khai thực hiện.
1. Kinh phí thực hiện thí điểm bao gồm các chi phí phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí chuyên gia, văn phòng phẩm, xăng xe và công tác phí.
2. Nguồn kinh phí để triển khai, thực hiện thí điểm bao gồm: Nguồn kinh phí hoạt động của BQL Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và PCTT, nguồn hỗ trợ từ dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) và các chương trình, dự án khác (nếu có).
Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện thí điểm.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện thí điểm; Chỉ đạo BQL Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và PCTT tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan đến việc cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt của các cơ sở SXCN mới đăng ký, hoặc xin đăng ký lại; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và Quỹ tỉnh trong việc xác định lượng nước sử dụng thực tế so với lượng nước được cấp khai thác theo giấy phép của các cơ sở sản xuất công nghiệp; tham gia trong công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm.
3. Sở Công thương: Cung cấp các số liệu, tài liệu liên quan đến quy trình sản xuất, định mức sử dụng nước của các cơ sở sản xuất công nghiệp; tham gia trong công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thẩm định kế hoạch thu, chi tiền DVMTR trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn Quỹ tỉnh sử dụng nguồn kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Quỹ tỉnh trong việc triển khai thí điểm chi trả DVMTR đối với doanh nghiệp, cơ sở SXCN trên địa bàn
6. Các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước và Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu (đơn vị được giao đầu mối) có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và PCTT tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện thí điểm theo quy định này và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước có liên quan.
7. Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm ký kết hợp đồng ủy thác, tiếp nhận tiền ủy thác, thực hiện giải ngân số tiền ủy thác theo quy định. Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện thí điểm, tham mưu công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 15. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa) để tổng hợp, tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CÓ SỬ DỤNG NƯỚC TRỰC TIẾP TỪ NGUỒN NƯỚC THAM GIA THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 1721/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
1. Các cơ sở SXCN hiện đã ký hợp đồng mua nước thô với Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu (Giao Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu là đầu mối, đại diện ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và PCTT tỉnh Thanh Hóa, đồng thời bổ sung tiền DVMTR 50 đồng/m3 vào giá bán nước thô cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trong thời gian thực hiện thí điểm).
TT | Tên đơn vị/ doanh nghiệp | Địa chỉ | Sản phẩm sản xuất công nghiệp | Nguồn nước | Ghi chú |
1 | Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống | Thăng Long - Nông Cống | Sản xuất đường - mía | Hồ Sông Mực | Giao Công ty TNHH MTV Sông Chu là đầu mối, đại diện ký hợp đồng với Quỹ tỉnh. |
2 | Các Nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong Khu Kinh tế Nghi Sơn (đã ký hợp đồng mua nước thô với Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu). | Xã Trúc Lâm - Huyện Tĩnh Gia | Sản xuất công nghiệp | Hồ Đồng Chùa | |
3 | Công ty Cổ phần Nông sản T.Hóa (nhà máy chế biến hải sản Lạch Bạng) | Xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia | Chế biến hải sản | Hồ Hao Hao | |
4 | Công ty Cổ phần Giấy Mục Sơn | Khu 3, Thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân | Sản xuất Giấy | Hồ Cửa Đạt | |
5 | Công ty CP Mía đường Lam Sơn | Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân | Sản xuất đường - múa | Hồ Cửa Đạt | |
6 | Công ty Cổ phần TM vận tải và chế biến hải sản Long Hải | Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia | Chế biến hải sản | Hồ Hao Hao | |
7 | Nhà in Báo Thanh Hóa | Phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa | Sản xuất Báo | Hồ Cửa Đạt | |
8 | Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa | Phường Ngọc Trạo, TP. Thanh Hóa | Sản xuất Bia | Hồ Cửa Đạt | |
9 | Ban quản lý nhiệt điện Nghi Sơn I | Xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia | Sản xuất điện | Hồ Đồng Chùa | |
10 | Công ty Điện Thanh Hóa | Xã Xuân Quang - Thọ Xuân | Sản xuất điện | Hồ Cửa Đạt |
2. Các cơ sở SXCN có sử dụng nước, khai thác trực tiếp nguồn nước theo giấy phép được cấp thì tự kê khai và ký kết hợp đồng với Quỹ tỉnh (Giao Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và PCTT tỉnh Thanh Hóa trực tiếp ký hợp đồng và tổ chức thu theo quy định)
TT | Tên đơn vị/ doanh nghiệp | Địa chỉ | Sản lượng cấp phép và địa điểm khai thác nguồn nước mặt | Ghi chú |
1 | Công ty Cổ phần XNK Rau quả Thanh Hóa (Nhà máy sắn Bá Thước) | Xã Thiết Ống - huyện Bá Thước | Theo giấy phép KT nước mặt | Các Công ty, doanh nghiệp trực tiếp ký Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với Ban Quản lý Quỹ |
2 | Công ty Cổ phần Rượu bia Việt Hưng | Thị trấn Nhồi - Đông Sơn | Theo giấy phép KT nước mặt | |
3 | Công ty Cổ phần Giấy và Bao bì Bỉm Sơn | Xã Quang Trung - Thị xã Bỉm Sơn | Theo giấy phép KT nước mặt | |
4 | Công ty TNHH Quế Sơn | P.Ba Đình - Thị xã Bỉm Sơn | Theo giấy phép KT nước mặt | |
5 | Công ty Cổ phần giấy Lam Sơn | Xã Vạn Thắng - Nông Cống | Theo giấy phép KT nước mặt | |
6 | Doanh nghiệp Hải Sâm | Xã Vĩnh Minh, Vĩnh Lộc | Theo giấy phép KT nước mặt | |
7 | Công ty TNHH Trần Anh | Xã Lương Sơn, Thường Xuân | Theo giấy phép KT nước mặt | |
8 | Công ty TNHH Duyệt Cường | Xuân Phú, Quan Hóa, Thanh Hóa | Theo giấy phép KT nước mặt | |
9 | Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Thanh Hóa (Nhà máy sắn Như Xuân) | Đồng Xuân, Hóa Quỳ, Như Xuân | Theo giấy phép KT nước mặt | |
10 | Công ty Cổ phần Giấy Bao bì Thanh Hóa | Phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa | Theo giấy phép KT nước mặt |
- 1Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2011 thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 12/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 1856/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 04/2017/QĐ-UBND quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ môi trường rừng trên địa bàn thành phố Đà nẵng
- 5Quyết định 1963/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- 3Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 4Luật tài nguyên nước 2012
- 5Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 2926/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Thông tư liên tịch 62/2012/ TTLT-BNNPTNT-BTC do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2011 thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Nghị định 147/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 10Quyết định 12/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 11Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 12Quyết định 1856/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 13Quyết định 04/2017/QĐ-UBND quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ môi trường rừng trên địa bàn thành phố Đà nẵng
- 14Quyết định 1963/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 1721/QĐ-UBND năm 2017 về Quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 1721/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đức Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra