Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1963/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 7 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Văn bản số 5337/BNN-TCLN ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đề nghị tham gia nghiên cứu, thí điểm chi trả dịch vụ, môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; Văn bản số 1550/TCLN-KHTC ngày 23/9/2016 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc triển khai nghiên cứu, thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Quyết định số 3284/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ nghiên cứu thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nguồn nước có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Văn bản số 3767/UBND-NL ngày 08/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đồng ý thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 322/TTr-SNN ngày 09/6/2017 (kèm theo Văn bản số 1364/STNMT-CCBĐ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn bản số 584/SCT-QLCN của Sở Công thương, Văn bản số 13/QBVPTR ngày 16/5/2017 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
(Có Quy định chi tiết và danh sách các cơ sở sản xuất công nghiệp thí điểm thực hiện kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Cục Thuế tỉnh; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các đơn vị thực hiện thí điểm (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh) và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THÍ ĐIỂM CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG NƯỚC TRỰC TIẾP CÓ NGUỒN GỐC TỪ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm thực hiện các nội dung sau đây:
- Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 99);
- Tạo thêm nguồn thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ rừng đầu nguồn, cung cấp dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất bền vững của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
- Báo cáo kết quả thí điểm để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết, xây dựng các quy định, hướng dẫn thực hiện chi trả đối với loại dịch vụ môi trường rừng này.
Trong Quy định thí điểm này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước có nguồn gốc từ rừng trong phạm vi thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là: Các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Cơ sở sản xuất, chế biến hàng tiểu thủ công nghiệp; Cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm; Cơ sở sản xuất các sản phẩm công nghiệp; Cơ sở sản xuất rượu, bia, trong đó nước là nguyên liệu quan trọng của sản xuất, được lấy từ hồ, ao, sông, suối, kênh, rạch mà nguồn gốc của nước từ vùng đầu nguồn, được bảo vệ và duy trì nhờ thảm che thực vật rừng.
2. Nguồn nước có nguồn gốc từ rừng là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm có nguồn gốc từ rừng.
3. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền.
4. Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: Thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.
5. Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ và đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 7 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
6. Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Điều 3. Đối tượng áp dụng thí điểm
a) Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng;
b) Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh;
c) Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh.
3. Các địa phương, đơn vị, chủ rừng, cung cấp dịch vụ duy trì, điều tiết nguồn nước cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nêu trên.
4. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có hoạt động liên quan đến quản lý, thực hiện chính sách chi trả Dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện thí điểm 12 tháng, kể từ ngày ban hành Quyết định này.
- Thời điềm bắt đầu thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp từ ngày bắt đầu thực hiện thí điểm (kể từ ngày ban hành Quyết định này), các cơ sở sản xuất công nghiệp nêu tại Điều 3 Quy định này có trách nhiệm kê khai và nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng kịp thời, đầy đủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.
- Tổng kết, đánh giá công tác thí điểm: Sau khi kết thúc thí điểm.
Điều 5. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp.
1. Các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước có nguồn gốc từ rừng cho sản xuất, kinh doanh phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của khu rừng đầu nguồn cung ứng dịch vụ môi trường rừng về điều tiết và duy trì nguồn nước theo quy định.
2. Tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả ủy thác thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh để Quỹ chi trả cho các chủ rừng của khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, hoặc sử dụng theo kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.
3. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được hạch toán vào giá thành sản phẩm của các cơ sở sản xuất công nghiệp và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
MỨC CHI TRẢ VÀ PHƯƠNG THỨC CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Điều 6. Quy định mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đơn giá) đối với các cơ sở SXCN
- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước có nguồn gốc từ rừng là 50 đồng/m3 nước thô.
- Khối lượng nước thô để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là khối lượng nước do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng tính theo đồng hồ đo nước của cơ sở sản xuất công nghiệp (nếu có); theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác hoặc theo chứng từ bán nước thô, mua nước thô giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị bán nước thô.
- Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán bằng sản lượng nước thô đã sử dụng trong kỳ hạn thanh toán nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1m3 nước thô.
Điều 7. Hình thức và phương thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
1. Hình thức chi trả:
Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: Là chi trả gián tiếp, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh chi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
2. Phương thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo lượng nước thô sử dụng:
a) Các cơ sở sản xuất công nghiệp chi trả tiền vào tài khoản của Quỹ bảo vệ và phát triển theo quy định tại bản hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng ký giữa hai bên.
(Nội dung hợp đồng theo Mẫu số 1 “Hợp đồng ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng” kèm theo Quyết định này).
b) Lượng nước thô để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng căn cứ vào số liệu ghi tại đồng hồ nước của cơ sở sản xuất công nghiệp, hoặc số liệu ghi trong giấy phép khai thác nước thô do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở sản xuất công nghiệp, hoặc số liệu ghi trong chứng từ mua bán nước thô giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị bán nước thô...
(Theo Mẫu số 2 “Biên bản xác nhận số lượng nước thô để thực hiện Hợp đồng thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng).
Điều 8. Các công việc chuẩn bị
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện thí điểm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng quy định tại
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh lựa chọn hình thức ký hợp đồng chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng với các cơ sở sản xuất công nghiệp cho phù hợp. Bản hợp đồng quy định rõ lượng nước thô sử dụng (hoặc số lượng nước thô mua, bán), mức chi trả, số tiền phải chi trả và phương thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Điều 9. Chi trả và quản lý sử dụng tiền DVMTR
1. Chi trả tiền DVMTR
Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo mỗi kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng (tùy vào hợp đồng ký kết với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh). Các cơ sở sản xuất công nghiệp phải kê khai và nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng vào tài khoản của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu của kỳ chi trả.
2. Quản lý sử dụng tiền DVMTR
a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh được sử dụng 10% trên tổng số tiền ủy thác để chi cho các hoạt động quản lý theo quy định tại Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
b) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trích 5% trên tổng số tiền ủy thác chi trả để nộp vào Quỹ dự phòng. Việc quản lý, sử dụng nguồn tiền dự phòng thực hiện theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
c) Số tiền còn lại được quản lý sử dụng theo kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt.
d) Việc quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ tỉnh và chủ rừng thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành, Quyết định số 83/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định trình tự thanh, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 10. Thanh toán tiền chi trả DVMTR
1. Kỳ hạn thanh toán: Việc thực hiện thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện theo từng quý. Thời gian thanh toán chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Thời gian thanh toán quý IV của năm chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
2. Xử lý việc chậm chi trả và thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng: Các cơ sở sản xuất công nghiệp nếu chậm chi trả và thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng phải trả thêm tiền lãi đối với số tiền trả chậm theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Đồng thời, phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM
Điều 11. Quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất công nghiệp
1. Quyền hạn
a) Được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thông báo kết quả sử dụng nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đơn vị đã nộp.
b) Được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cung cấp chứng từ xác nhận số tiền làm cơ sở để thanh quyết toán theo quy định.
2. Nghĩa vụ
a) Thực hiện ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; Đăng ký, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh theo đúng quy định.
b) Thực hiện việc thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng.
Điều 12. Quyền hạn, nghĩa vụ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
1. Quyền hạn
a) Được các cơ sở sản xuất công nghiệp ủy thác thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
b) Được quyền kiểm tra và yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp giải trình về việc tự kê khai, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Nghĩa vụ
Thực hiện việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đúng nội dung, đối tượng và kế hoạch thu chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được UBND tỉnh Hà tĩnh phê duyệt.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Là cơ quan thường trực, đầu mối, chủ trì phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, các sở ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo Quy định này; tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ môi trường rừng theo quy định.
b) Chủ trì tham mưu việc xác định lưu vực thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác thí điểm.
d) Phối hợp với các cơ quan ban ngành, địa phương trong tỉnh tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản có liên quan đến thực hiện thí điểm.
e) Chủ trì, phối hợp Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh về việc tổ chức đánh giá, tổng kết công tác thí điểm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan, các cơ sở sản xuất công nghiệp, các chủ rừng thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo Quy định này.
b) Định kỳ báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh, UBND tỉnh về tình hình, tiến độ, kết quả triển khai thực hiện thí điểm và những khó khăn, vướng mắc để Hội đồng quản lý Quỹ, UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết, xử lý kịp thời.
c) Định kỳ báo cáo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp về tình hình, tiến độ, kết quả triển khai công tác thí điểm.
d) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá, tổng kết công tác thí điểm theo Quy định này.
e) Phối hợp với Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) tham mưu huy động nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác để thực hiện (nếu có).
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Cung cấp cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước mặt đối với các cơ sở mới đăng ký hoặc xin đăng ký lại theo thẩm quyền.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh trong việc xác định lượng nước sử dụng thực tế so với lượng nước được khai thác theo giấy phép.
c) Tham gia việc tổng kết, đánh giá công tác thí điểm.
4. Sở Công thương, Sở Xây dựng
a) Cung cấp cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quy trình sản xuất, định mức sử dụng nước của các cơ sở sản xuất công nghiệp và các nội dung liên quan.
b) Tham gia việc tổng kết, đánh giá công tác thí điểm.
5. Các Sở, ngành, địa phương liên quan (Tài chính, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã...)
- Theo lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành mình, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tham mưu thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp tham gia đầy đủ các cuộc Hội thảo, tham vấn; tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo Quyết định thí điểm và các Văn bản có liên quan.
Điều 14. Kinh phí thực hiện thí điểm và tổng kết, đánh giá thí điểm
1. Công tác thí điểm được coi là hoàn thành sau khi đã hoàn thành việc tổng kết, đánh giá.
2. Kinh phí thực hiện thí điểm, tổng kết và đánh giá thí điểm do Dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam (VFD) tài trợ, huy động kinh phí hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và ngân sách tỉnh (nếu có).
Điều 15. Kế hoạch thời gian thí điểm
- Quý II và Quý III năm 2017: Hoàn thành các thủ tục phê duyệt bản Quy định thí điểm và ký hợp đồng giữa Quỹ tỉnh với các cơ sở sản xuất công nghiệp và đối tác.
- Quý III năm 2017 đến Quý III năm 2018: Triển khai thí điểm.
- Quý IV năm 2018: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành đánh giá công tác thí điểm, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hà Tĩnh; Tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm, báo cáo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
HỢP ĐỒNG ỦY THÁC CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------
HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM ỦY THÁC CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
(Áp dụng đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng là các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước)
Số: …………./HĐUT-DVMTR/20...
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR);
Căn cứ Quyết định số: …………/QĐ-UBND ngày ..../..../ của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hôm nay, ngày .... tháng …. năm 20…………
Tại: …………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm:
1. Bên A - Bên ủy thác: …………………………………………………………………………
Ông/Bà: ………………………………………… Chức vụ: ……………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..
Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………
Tại: ………………………………………………………………………………………………….
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………
2. Bên B - Bên nhận ủy thác: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh
Ông/Bà: ………………………………………… Chức vụ: ………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………….
Tại: …………………………………………………………………………………………………..
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………
Hai bên cùng nhau thống nhất thỏa thuận ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các điều, khoản như sau:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
1. Nội dung công việc ủy thác chi trả:
Bên A ủy thác cho bên B chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các đối tượng cung ứng DVMTR về điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp.
2. Thời gian chi trả:
Thời gian bên A bắt đầu chi trả ủy thác cho bên B là: ……/ ……/ …………
3. Mức chi trả:
Mức chi trả là: 50 đồng/m3 nước thô (theo quy định tại Quyết định số: ...../QĐ-UBND ngày ……/ ……/ …… của UBND tỉnh Hà Tĩnh).
4. Số lượng nước thô đã sử dụng:
- Ngay sau khi ký bản hợp đồng này, hai bên tiến hành lập và ký biên bản xác nhận lượng nước thô đã sử dụng trong năm trước để tạm tính giá trị hợp đồng.
- Sau mỗi 6 tháng kể từ ngày ký bản hợp đồng này, hai bên tiến hành lập và ký biên bản xác nhận số lượng nước thô đã được sử dụng theo số liệu tại đồng hồ đo nước hoặc số liệu theo chứng từ mua nước thô. Số liệu này là căn cứ để xác định số tiền DVMTR bên A phải chi trả.
5. Số tiền chi trả ủy thác tiền DVMTR:
Số tiền DVMTR bên A phải chi trả mỗi 6 tháng được tính bằng số lượng nước thô đã sử dụng trong 6 tháng (m3) theo quy định tại Khoản 4 Điều này nhân với mức chi trả theo quy định tại Khoản 3 Điều này (50 đồng/m3).
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
a) Quyền hạn
- Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thông báo kết quả sử dụng nguồn tiền DVMTR đơn vị đã chi trả.
- Trong trường hợp gặp rủi ro, bất khả kháng thì được xem xét miễn giảm tiền chi trả DVMTR theo quy định tại Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Nghĩa vụ
Thực hiện việc chi trả và thanh toán tiền DVMTR đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh;
2. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
a) Quyền hạn
- Được các cơ sở sản xuất công nghiệp ủy thác chi trả tiền DVMTR đầy đủ và đúng kỳ hạn.
- Được quyền kiểm tra và yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp giải trình về số lượng nước thô sử dụng và số tiền chi trả DVMTR phải nộp.
b) Nghĩa vụ:
Thực hiện việc sử dụng tiền DVMTR do các cơ sở sản xuất công nghiệp ủy thác chi trả đúng với kế hoạch thu chi tiền chi trả DVMTR do UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt.
Điều 3. Thời hạn của hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và kết thúc sau khi UBND tỉnh ban hành quyết định hoàn thành công việc thí điểm.
2. Kỳ hạn chi trả:
- Lần chi trả đầu tiên: Bên A chi trả tiền DVMTR vào tài khoản của Bên B chậm nhất sau 07 (bẩy) ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng, tính từ ngày bản hợp đồng được hai bên cùng ký và có hiệu lực thi hành.
- Lần chi trả thứ hai: Bên A chi trả tiền DVMTR vào tài khoản của Bên B chậm nhất sau 07 (bẩy) ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng tiếp theo.
3. Thanh toán:
- Bên A chi trả tiền cho bên B bằng hình thức chuyển khoản.
- Hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng sau khi công việc chi trả ủy thác quy định tại Khoản 1 Điều 1 của bản Hợp đồng này được hoàn thành: Bên A đã chuyển đầy đủ số tiền DVMTR vào tài khoản của bên B; Bên B đã lập kế hoạch thu chi tiền chi trả DVMTR trong đó có nguồn tiền thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt để thực hiện.
- Giá trị thanh lý hợp đồng là số tiền chi trả DVMTR theo số lượng nước thô thực tế sử dụng của bên A trong kỳ thanh toán.
4. Tổng giá trị hợp đồng tạm tính là:
( ………………. m3) x ( ………………. đồng/m3)= ……………….………………. đồng
Viết bằng chữ: ……………….……………….……………….……………….……………….
Điều 4. Trường hợp bất khả kháng
1. Đối với bên A:
Trong trường hợp bên A chậm trả tiền thì bên A phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Đồng thời, phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
2. Đối với bên B:
Trong trường hợp bên B sử dụng số tiền DVMTR do bên A ủy thác chi trả không đúng với bản kế hoạch thu chi tiền chi trả DVMTR đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sai phạm của mình theo các quy định về quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR.
3. Đối với hai bên:
Được miễn trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng trong các trường hợp bất khả kháng.
Điều 5. Giải quyết tranh chấp
1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng các thỏa thuận trong bản Hợp đồng này. Trong quá hình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc hai bên sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản và cùng thảo luận, xử lý. Nếu hai bên không tự xử lý được vướng mắc thì một trong hai bên có quyền báo cáo UBND tỉnh Hà Tĩnh để xin chỉ đạo và giải quyết.
2. Trường hợp một trong hai Bên không chấp nhận Quyết định của cơ quan thẩm quyền thì trong vòng 15 ngày sau khi nhận được Quyết định có quyền khởi kiện ra Tòa án Hành chính hoặc Tòa án Kinh tế để giải quyết nhưng phải thông báo cho Bên kia biết trước khi khởi kiện. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng các Bên có nghĩa vụ phải thi hành.
Điều 6. Điều khoản cuối cùng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày hai bên cùng ký và chấm dứt hiệu lực sau khi hai bên thanh lý hợp đồng, được lập thành 05 bản có giá trị như nhau. Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 03 bản./.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
(Kèm theo Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN SỐ LƯỢNG NƯỚC THÔ ĐỂ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THÍ ĐIỂM ỦY THÁC CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Số: …………../BB/20…..
Căn cứ Quyết định số: ………/QĐ-UBND ngày..../..../…… của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 20…..
Chúng tôi gồm:
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp: ……….……….……….……….……….……….……….…
Địa chỉ: ……………….……….……….……….……….……….……….……….……….………
Đại diện gồm:
Ông/Bà: ……….……….…………….…. Chức vụ: ……….……….………. ĐTDĐ: ……….…
Ông/Bà: ……….……….…………….…. Chức vụ: ……….……….………. ĐTDĐ: ……….…
Ông/Bà: ……….……….…………….…. Chức vụ: ……….……….………. ĐTDĐ: ……….…
2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh
Địa chỉ: ……………….……….……….……….……….……….……….……….……….………
Đại diện gồm:
Ông/Bà: ……….……….…………….…. Chức vụ: ……….……….………. ĐTDĐ: ……….…
Ông/Bà: ……….……….…………….…. Chức vụ: ……….……….………. ĐTDĐ: ……….…
Ông/Bà: ……….……….…………….…. Chức vụ: ……….……….………. ĐTDĐ: ……….…
Đã tiến hành kiểm tra, xác minh để cùng xác nhận số lượng nước thô làm căn cứ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:
Điều 1. Địa điểm kiểm tra, xác minh
Tại: …….……….……….……….……….……….……….……….……….……….……….……
Điều 2. Kết quả kiểm tra tại đồng hồ đo nước (nếu có)
1. Vị trí đặt đồng hồ:
Tại địa điểm: …….……….……….……….……….……….……….……….……….……….….
Tọa độ vị trí đặt đồng hồ (x, y): …….……….……….……….……….……….……….……….
Nguồn nước thô (hồ, ao, sông, suối,...): …….……….……….……….……….……….………
Nhãn hiệu đồng hồ: …….……….……….… Model: …….……….… Nước SX: …….………
2. Thời gian kiểm tra:
Lúc …….… giờ …….… phút, ngày …….… tháng …….… năm …….……….……….…
3. Chỉ số đồng hồ:
Lần này: …….……….……….… Lần trước (do cơ sở tự ghi): …….……….……….……….
4. Số lượng nước thô đã sử dụng (m3): …………………………………..
Điều 3. Kết quả xác minh chứng từ (trường hợp không có đồng hồ)
1. Thông tin về các chứng từ (có bản photocopy kèm theo):
Tên: …….……….……….……….……….……………..……….……….… Ngày:..../…../……
Tên: …….……….……….……….……….……………..……….……….… Ngày:..../…../……
Tên: …….……….……….……….……….……………..……….……….… Ngày:..../…../……
2. Số lượng nước thô đã sử dụng (m3) kỳ trước: ….……….……….……….……….………
3. Số lượng nước thô đã sử dụng (m3) kỳ này: ….……….……….……….……….…………
4. Số lượng nước thô để ghi vào hợp đồng chi trả DVMTR: ….……….……….……….……
Điều 4. Cam đoan
1. Chúng tôi cam đoan số liệu về lượng nước thô ghi trong biên bản này là trung thực, chính xác và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai sót.
2. Biên bản này được lập thành 04 bản. Mỗi bên giữ 02 bản./.
TM. NHÓM THỰC HIỆN | TM. NHÓM THỰC HIỆN |
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ | XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ |
- 1Quyết định 124/2003/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Công nghiệp tỉnh Bình Phước
- 2Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2011 thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020
- 4Quyết định 1856/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 04/2017/QĐ-UBND quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ môi trường rừng trên địa bàn thành phố Đà nẵng
- 6Quyết định 1721/QĐ-UBND năm 2017 về Quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2017 thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về chỉ đạo xử lý kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án có liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng tại tỉnh Phú Yên
- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Nghị định 05/2008/NĐ-CP về việc quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- 3Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 4Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 85/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật tài nguyên nước 2012
- 7Quyết định 124/2003/QĐ-UB về quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Công nghiệp tỉnh Bình Phước
- 8Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 83/2014/QĐ-UBND về trình tự thanh, quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Nghị định 40/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2011 thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 13Nghị định 147/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 14Quyết định 3322/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020
- 15Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 16Quyết định 1856/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 17Quyết định 04/2017/QĐ-UBND quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ môi trường rừng trên địa bàn thành phố Đà nẵng
- 18Quyết định 1721/QĐ-UBND năm 2017 về Quy định thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 19Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2017 thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về chỉ đạo xử lý kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án có liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng tại tỉnh Phú Yên
Quyết định 1963/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp có nguồn gốc từ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 1963/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Đặng Ngọc Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra