ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1681/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 26 tháng 12 năm 2011 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11. 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03.12.2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17.8.2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30.12.2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành quy định nội dung, trình tự và thủ tục lập quy hoạch phát triển điện lực;
Căn cứ Quyết định số 3351/QĐ–BCT ngày 06.07.2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020;
Căn cứ các Kết luận: Số 21-KL/TU ngày 31.8.2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; số 51/TB-UBND ngày 22.8.2011 thông báo kết luận phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 8 năm 2011;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 626/TTr - SCT ngày 25.11.2011 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
Phê duyệt phương án cơ sở của dự báo nhu cầu điện đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020. Với tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 là 16,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 15%.
1.1. Giai đoạn 2011-2015
Năm 2015 công suất cực đại Pmax = 187,81MW, điện thương phẩm 792,80 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng bình quân điện thương phẩm giai đoạn 2011-2015 là 23,50%/năm, điện thương phẩm bình quân trên người là 3.963 kWh/người/năm.
1.2. Giai đoạn 2016-2020
Năm 2020 công suất cực đại Pmax = 321,7 MW, điện thương phẩm 1.427,9 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng bình quân điện thương phẩm giai đoạn 2016-2020 là 12,49%/năm, điện thương phẩm bình quân trên người là 6.069 kWh/người/năm.
(Tổng hợp nhu cầu điện các thành phần phụ tải kèm theo phụ lục 1).
2. Quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện
2.1. Quan điểm thiết kế
2.1.1. Nguyên tắc chung
- Phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt;
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, và các Quy hoạch ngành trên địa bàn thành phố Bắc Ninh;
- Đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, hiện đại và đồng bộ trong quá trình phát triển chung của thành phố Bắc Ninh;
- Phù hợp với các hướng dẫn của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.1.2. Lưới điện 110kV
- Các đường dây trục chính, các đường dây liên kết lưới mạch vòng sử dụng dây dẫn trần AC, ACK có tiết diện 240 mm2 để đảm bảo có độ dự phòng, có sử dụng cả dây phân pha. Các đường dây rẽ nhánh trong tương lai không mở rộng thành các trục chính hay đường dây liên kết lưới sử dụng dây AC 185. Các đường dây rẽ nhánh cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng như khu công nghiệp, khu đô thị mới… được thiết kế mạch kép;
- Các trạm biến áp 110kV được thiết kế với 2 máy biến áp, để hạn chế thiệt hại do mất điện khi sự cố xảy ra ở một trong các máy biến áp. Gam máy biến áp công cộng sử dụng loại máy biến áp có công suất danh định 25, 40, 63 MVA phù hợp với mật độ phụ tải của khu vực. Các trạm chuyên dùng sử dụng gam máy biến áp phù hợp với yêu cầu của phụ tải. Các trạm biến áp 110kV được thiết kế mang tải không lớn hơn 75% công suất định mức ở chế độ vận hành bình thường để có đủ dự phòng công suất khi xảy ra sự cố hoặc sửa chữa.
2.1.3. Lưới phân phối trung áp
- Cấu trúc lưới điện
+ Thực hiện cải tạo dần lưới 6 kV, 10kV lên 22kV để tiêu chuẩn hóa vận hành lưới điện trung áp ở cấp điện áp 22kV, các vùng còn chưa cải tạo lưới điện trung thế sang lưới 22kV được thì duy trì vận hành ở cấp điện áp hiện tại, đường dây trung thế xây dựng mới ở khu vực này theo tiêu chuẩn 22kV vận hành ở cấp điện áp hiện tại;
+ Lưới trung thế được thiết kế mạch vòng vận hành hở, ở chế độ làm việc bình thường mang tải từ 60-70% công suất định mức. Đối với khu vực có mật độ phụ tải thấp, khu vực phụ tải phát triển đơn lẻ hoặc không yêu cầu cấp điện đặc biệt lưới điện được thiết kế hình tia;
+ Ngầm hóa lưới trung áp: Sử dụng cáp ngầm đối với các tuyến đường dây xây mới ở khu vực thành phố, các khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp. Đối với các tuyến đường dây cải tạo sử dụng cáp ngầm ở khu vực nội thành và trong các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp.
- Trạm biến áp
+ Công suất trạm được tính toán theo nguyên tắc đủ khả năng cung cấp điện cho các phụ tải dân sinh trong vòng bán kính từ 500-1000m tùy thuộc mật độ phụ tải với khả năng mang tải từ 65% trở lên. Gam công suất máy biến áp được lựa chọn theo tiêu chuẩn Việt Nam;
+ Các trạm biến áp được thiết kế với bán kính lưới hạ áp ≤ 500m trong khu vực nội thành, khu vực nông thôn ≤ 1000m.
+ Gam máy biến áp sử dụng:
Khu vực đô thị: 250kVA;
Khu vực nông thôn: 180kVA;
Đối với khách hàng: Theo quy mô của phụ tải sử dụng;
Đối với các công trình đặc thù: Theo quy mô của phụ tải sử dụng.
- Tổn thất lưới điện trung áp
+ Các đường dây trung áp có cấu trúc mạch vòng vận hành hở phải đảm bảo tổn thất điện áp nút cao nhất 5% ở chế độ vận hành bình thường;
+ Các đường dây trung áp có cấu trúc hình tia phải đảm bảo tổn thất điện áp nút cao nhất 5% ở chế độ vận hành bình thường.
- Tiết diện dây dẫn
+ Các tuyến cáp ngầm lựa chọn dây cáp ngầm khô, ruột đồng hoặc nhôm có dòng truyền tải điện tương đương; cáp đường trục tiết diện ≥ 240mm2 ở khu vực có quy hoạch ổn định, khu đô thị mới và những khu vực có yêu cầu mỹ quan đô thị cao, tiết diện ≥ 120 mm2 ở khu vực còn lại. Đường nhánh dùng dây có tiết diện từ 70 - 120 mm2.
+ Đường dây trên không dùng dây nhôm lõi thép, tiết diện đường trục từ 95mm2 đến 240mm2, đường nhánh từ 50mm2 đến 120mm2.
2.1.4. Lưới điện hạ áp
- Cấp điện áp sử dụng: 380/220V.
- Tiết diện dây dẫn
Sử dụng cáp ngầm 100% đối với các tuyến đường dây xây mới ở khu vực thành phố, các khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp. Đối với các tuyến đường dây cải tạo sử dụng cáp ngầm ở khu vực nội thành và trong các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung. Đường trục 95 mm2; đường nhánh 70 mm2.
- Bán kính cấp điện hạ áp
Khu vực nội thành: ≤ 500 mét;
Khu vực ngoại thành: ≤ 1000mét.
2.2. Khối lượng xây dựng
2.2.1 Giai đoạn 2011 - 2015
a. Lưới điện 110kV
- Thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2015 có xét đến 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
- Bổ sung: Xây mới trạm 110/35/22 kV Hòa Long - 2x63 MVA (Giai đoạn này lắp 01 máy) dự kiến vận hành năm 2015.
b. Lưới trung áp
Đường dây
- Xóa bỏ trạm trung gian Bắc Ninh 35/10 kV, cải tạo hạ ngầm lộ 971- trung gian Bắc Ninh sang lưới 22 kV với chiều dài trục chính 3,7 km, dây dẫn XLPE-240.
- Duy trì vận hành trạm TG Đặng Xá, TG Kim Đôi, cải tạo hạ ngầm về lưới 22 kV: lộ 973 - trung gian Đặng Xá (chiều dài trục chính 2,8 km, dây dẫn XLPE-240).
+ Sau trạm 110 kV Võ Cường (E74)
- Cải tạo hạ ngầm lộ 971 - E74 sang lưới 22 kV với chiều dài trục chính là 5,3 km, dây dẫn XLPE - 240.
- Cải tạo hạ ngầm lộ 472 - E74 từ AC-95 về XLPE 240, với chiều dài trục chính là 8,9 km.
+ Sau trạm 110 kV Quế Võ (E27.5)
- Xây mới 2 lộ 22kV cấp điện cho Khu công nghiệp Quế Võ mở rộng, dây dẫn XLPE - 240, chiều dài 4,5 km.
+ Sau trạm 110 kV Đại Kim
- Xây mới 2 lộ 22 kV cấp điện cho Khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ Đại Kim, dây dẫn sử dụng cáp ngầm XLPE-240, chiều dài 4,0 km.
+ Sau trạm 110 kV Nam Sơn - Hạp Lĩnh
- Xây mới 4 lộ 22 kV cấp điện cho Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh, dây dẫn sử dụng cáp ngầm XLPE-240, chiều dài 8,0 km.
- Xây mới lộ 1 lộ 22 kV cấp điện cho Khu đô thị Nam Sơn - Hạp Lĩnh, khu dân cư dịch vụ thôn Sơn, thôn Trần, dây dẫn sử dụng cáp ngầm XLPE-240, chiều dài 2,3 km.
- Xây mới lộ 1 lộ 22 kV đấu nối vào lộ 971-E74 (cải tạo về 22 kV), dây dẫn sử dụng cáp ngầm XLPE-240, chiều dài 2,4 km.
+ Sau trạm 110 kV Hòa Long
- Xây mới 2 lộ 22 kV cấp điện cho khu đô thị và dịch vụ phía Tây Bắc của Thành phố, dây dẫn sử dụng cáp ngầm XLPE-240, chiều dài 5,5 km.
- Xây mới 1 lộ 35 kV cấp điện san tải cho lộ 374-E74 (Võ Cường), dây dẫn sử dụng cáp ngầm XLPE-240, chiều dài 1,5 km.
Trạm biến áp
- Cải tạo 196 trạm biến áp phân phối với tổng công suất 81.020 kVA.
- Xây dựng mới 170 trạm biến áp phân phối với tổng công suất 153.630 kVA.
- Cải tạo nâng tiết diện, nâng điện áp 69,2 km đường dây trung thế, trong đó cáp ngầm là 29,2 km.
- Xây dựng mới 104,2 km đường dây cáp ngầm trung thế.
Lưới hạ áp
+ Xây dựng mới 210 km đường dây cáp ngầm.
+ Cải tạo 146 km đường dây, trong đó cáp ngầm là 44 km.
+ Lắp mới 8.200 công tơ điện, thay thế 34.500 công tơ điện.
2.2.2 Giai đoạn 2016-2020:
a. Lưới điện 110kV
Thực hiện theo giải pháp Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
b. Lưới điện trung áp
Trên cơ sở phát triển định hướng lưới 22 kV cho giai đoạn này như sau:
- Xây dựng mới 3 lộ 22 kV - trạm 110 kV Nam Sơn - Hạp Lĩnh, cấp điện cho KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh.
- Xây dựng mới 3 lộ 22 kV - trạm 110 kV Hòa Long cấp điện cho Khu đô thị, khu dân cư dịch vụ…đã quy hoạch phía Tây Bắc thành phố, và có liên lạc cấp điện với trạm 110 kV Võ Cường.
- Xóa bỏ trạm trung gian Đặng Xá, cải tạo lưới 10kV sau trạm trung gian này lên cấp điện áp 22 kV.
- Từng bước thực hiện ngầm hóa các lộ 35 kV và 22 kV đi trong nội thành để đảm bảo mỹ quan đô thị và nâng cao hiệu quả cấp điện.
- Tổng dung lượng trạm biến áp phân phối 35(22)/0,4 kV và 22/0,4 kV xây mới và cải tạo để đáp ứng nhu cầu gia tăng phụ tải trong giai đoạn này là: 180.000 kVA.
2.3. Vốn đầu tư xây dựng
Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực đến 2015 là 1.021.809 triệu đồng, trong đó:
+ Lưới 110 kV: 165.946 triệu đồng
+ Lưới phân phối trung thế: 568.470 triệu đồng
+ Lưới hạ thế: 275.505 triệu đồng
+ Công tơ: 11.888 triệu đồng
Trong tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực của Thành phố đến 2015 thì vốn khách hàng đầu tư là 510.321 triệu đồng.
2.4. Kế hoạch sử dụng đất
Tổng quỹ đất xây dựng công trình điện: 105,54 ha
Trong đó:
Diện tích đất dành cho xây dựng trạm 110 kV | 1,40 | ha |
Diện tích đất dành cho trạm biến áp phân phối | 0,64 | ha |
Diện tích đất dành cho móng cột 110 kV | 0,05 | ha |
Diện tích đất dành cho móng cột trung áp | 0,92 | ha |
Diện tích đất dành cho móng cột hạ áp | 0,91 | ha |
Diện tích đất dành cho hành lang tuyến 110 kV | 7,70 | ha |
Diện tích đất dành cho hành lang tuyến trung áp | 36,6 | ha |
Diện tích đất dành cho hành lang tuyến hạ áp | 57,33 | ha |
- Sở Công Thương tổ chức công bố công khai quy hoạch; chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát các công trình điện trên địa bàn phải tuân thủ đúng Quy hoạch đã được duyệt. Tổng hợp Báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Quy hoạch trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
- UBND Thành phố dành quỹ đất cho các công trình điện trong quy hoạch đã được phê duyệt. Phối hợp với Sở Công Thương, Công ty Điện lực Bắc Ninh quản lý quy hoạch phát triển điện lực thành phố đã được phê duyệt.
- Công ty Điện lực Bắc Ninh, các đơn vị khai thác, xây dựng, phân phối điện và các tổ chức cá nhân có liên quan tuân thủ Quy hoạch phát triển Điện lực thành phố đã được phê duyệt, Trước khi đầu tư xây dựng các công trình điện truyền tải và phân phối phải thỏa thuận đồng ý của Sở Công Thương, cần tuân thủ đúng các quy định hoạt động điện lực, cấu trúc, hướng tuyến, quy mô và cấp điện áp đã được phê duyệt. Hàng tháng (quý, năm) Công ty Điện lực Bắc Ninh, các đơn vị khai thác, xây dựng, phân phối điện và các tổ chức cá nhân có liên quan Báo cáo về cơ quan quản lý (Sở Công Thương) để tổng hợp Báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
- Trường hợp phương án đấu nối vào cấp điện áp trung thế không phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt, Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch báo cáo Sở Công Thương thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực thành phố.
- Các đơn vị cá nhân sử dụng điện lực phải tuân thủ nghiêm túc Luật Điện lực. Luật sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Công ty Điện lực Bắc Ninh; Chủ tịch UBND thành phố Bắc Ninh và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 543/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035”
- 2Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2016 về Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần I
- 3Quyết định 1831/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035
- 1Nghị định 105/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực
- 2Quyết định 42/2005/QĐ-BCN về nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Luật Điện Lực 2004
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
- 6Quyết định 543/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035”
- 7Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2016 về Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần I
- 8Quyết định 1831/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035
Quyết định 1681/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020
- Số hiệu: 1681/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Tiến Nhường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực