- 1Quyết định 2266/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 2666/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thái Nguyên
- 3Quyết định 4306/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 1421/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 2266/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 2666/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thái Nguyên
- 3Quyết định 4306/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 1421/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1619/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 19 tháng 6 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 1/2024/TT-BNV ngày 24 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quyết định số 9/2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2024 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Quyết định số 1548/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2181/TTr-SNV ngày 13 tháng 6 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
| CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 1619/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi tắt là Hội đồng) có chức năng tham mưu, tư vấn cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng trên địa tỉnh Khánh Hòa. Hội đồng có con dấu riêng để triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
1. Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi của tỉnh. Tham mưu phát động các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh hàng năm và trong từng giai đoạn;
2. Đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua hàng năm và trong từng giai đoạn. Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng.
3. Hướng dẫn, tổ chức thành lập các cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh; quy định về tổ chức, hoạt động và bình xét thi đua của các cụm, khối thi đua của tỉnh.
3. Tham mưu cho UBND tỉnh kiểm tra các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng; công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh.
4. Tham mưu, tư vấn cho Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
5. Thường trực Hội đồng gồm có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng, có nhiệm vụ:
a) Ban hành kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng; thông qua dự thảo chương trình nội dung công tác trình Hội đồng thảo luận tại các kỳ họp, thông báo kết luận các kỳ họp.
b) Xử lý những vấn đề phát sinh đột xuất cần có ý kiến của tập thể do không triệu tập được các thành viên họp Hội đồng.
THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Hội đồng gồm có: Chủ tịch, 04 Phó Chủ tịch và 14 Ủy viên:
1. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng;
- Giám đốc Sở Nội vụ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh- Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh - Phó Chủ tịch Hội đồng;
3. Các Ủy viên Hội đồng
- Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy - Ủy viên;
- Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Ủy viên;
- Chánh Văn phòng Tỉnh ủy - Ủy viên;
- Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy - Ủy viên;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh - Ủy viên;
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh - Ủy viên;
- Giám đốc Công an tỉnh - Ủy viên;
- Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Ủy viên;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh - Ủy viên;
- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh - Ủy viên;
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh - Ủy viên;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh - Ủy viên;
- Phó Giám đốc Sở Nội vụ, phụ trách lĩnh vực thi đua, khen thưởng - Ủy viên;
- Trưởng phòng Phòng Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ - Ủy viên, Thư ký Hội đồng.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng:
- Lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.
- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ đã giao cho từng thành viên Hội đồng.
- Phê duyệt chương trình kế hoạch công tác của Hội đồng;
- Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng. Điều hành việc tổ chức xem xét, bỏ phiếu đề nghị khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định.
- Thực hiện việc ủy quyền, phân công cho Phó Chủ tịch Hội đồng xử lý công việc khi vắng mặt.
2. Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng:
a) Chủ trì, kết luận các phiên họp của Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt và được ủy quyền; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế hoạt động và các quyết định về chủ trương công tác của Hội đồng; chỉ đạo tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
b) Giúp Chủ tịch Hội đồng về mối quan hệ công tác của Hội đồng với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về lĩnh vực thi đua, khen thưởng; giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc phối hợp hoạt động của thành viên Hội đồng và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
3. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về mọi hoạt động của Cơ quan thường trực Hội đồng (Sở Nội vụ);
b) Chịu trách nhiệm thường trực giải quyết các công việc thường xuyên, quan trọng của Hội đồng, ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng. Tham mưu Chủ tịch Hội đồng ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; hướng dẫn, tổ chức thành lập các cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh; quy định về tổ chức, hoạt động và bình xét thi đua của các cụm, khối thi đua của tỉnh. Giúp Chủ tịch Hội đồng đôn đốc các thành viên Hội đồng tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và nhiệm vụ được giao; theo dõi, kiểm tra, định kỳ đánh giá việc thực hiện Quy chế hoạt động của Hội đồng;
Là chủ tài khoản của Quỹ thi đua, khen thưởng tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu tài chính theo quy định hiện hành.
4. Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chịu trách nhiệm trong phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; theo dõi và chỉ đạo, đánh giá kết quả hoạt động cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công;
b) Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh: Chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng đối với công nhân, viên chức, người lao động; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền phong trào thi đua cho công nhân, viên chức, người lao động; theo dõi và chỉ đạo, đánh giá kết quả hoạt động cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
5. Các Ủy viên Hội đồng:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng;
b) Theo dõi và chỉ đạo, đánh giá kết quả hoạt động cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Hội đồng phân công và trực tiếp theo dõi phong trào thi đua thuộc phạm vi ngành, đoàn thể được phân công phụ trách;
c) Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng ở các đơn vị được giao phụ trách. Báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng. Đề xuất với Hội đồng các biện pháp tổ chức thực hiện chương trình công tác thi đua, khen thưởng; tham gia ý kiến trong xét duyệt thi đua, khen thưởng.
d) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng, gửi ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được xin ý kiến về Cơ quan Thường trực của Hội đồng để tổng hợp, báo cáo Hội đồng;
đ) Thực hiện việc xem xét, bỏ phiếu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng theo quy định hiện hành;
e) Được cung cấp thông tin, tài liệu về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định.
Điều 5. Nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng
Sở Nội vụ là Cơ quan Thường trực Hội đồng, giúp việc cho Hội đồng, có nhiệm vụ:
1. Quản lý con dấu của Hội đồng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết và dự trù, thanh quyết toán kinh phí hoạt động của Hội đồng theo quy định.
2. Dự thảo các kế hoạch, chương trình công tác, hướng dẫn tổng kết công tác thi đua, khen thưởng hàng năm, 5 năm của Hội đồng; tham mưu Hội đồng hướng dẫn, tổ chức thành lập các cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh; quy định về tổ chức, hoạt động và bình xét thi đua của các cụm, khối thi đua của tỉnh; công tác kiểm tra các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng; công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp báo cáo tình hình công tác thi đua, khen thưởng và hoạt động của Hội đồng.
3. Chuẩn bị nội dung, chương trình họp Hội đồng; báo cáo chương trình, nội dung để Hội đồng thảo luận tại các kỳ họp. Gửi hồ sơ, tài liệu cho các thành viên Hội đồng nghiên cứu trước mỗi kỳ họp Hội đồng.
4. Tổ chức triển khai thực hiện các kết luận của Hội đồng, giải quyết các công việc chuyên môn nghiệp vụ của Hội đồng. Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng khi xem xét đề nghị các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp tỉnh, cấp Nhà nước;
5. Chủ động triển khai, đôn đốc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác đã được Hội đồng thông qua, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng.
6. Tham mưu Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng xử lý những vấn đề phát sinh đột xuất do không thể chờ đến kỳ họp của Hội đồng hoặc không tổ chức họp đột xuất, sau đó báo cáo lại với Hội đồng trong phiên họp gần nhất.
7. Chịu trách nhiệm tổng hợp, rà soát, đề xuất, báo cáo trình Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và thực hiện nhiệm vụ trình cấp trên khen thưởng đảm bảo các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định hiện hành. Thực hiện ký văn bản lấy ý kiến các thành viên Hội đồng; văn bản thông báo Cụm trưởng, Khối trưởng, Cụm phó, Khối phó các cụm thi đua trên địa bàn tỉnh.
NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, các kế hoạch, chương trình công tác của Hội đồng đều được thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng quyết định tập thể những vấn đề sau đây:
a) Đề xuất các chủ trương, chính sách, biện pháp triển khai công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của Nhà nước và nhiệm vụ do Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao;
b) Quyết định kế hoạch, chương trình công tác theo chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
c) Bình xét và đề nghị khen thưởng theo quy định.
3. Hội đồng bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng bằng hình thức bỏ phiếu kín (trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt, Cơ quan Thường trực Hội đồng lấy ý kiến bằng văn bản).
a) Đối với tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” phải có số phiếu đồng ý từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng;
b) Đối tập thể được đề nghị tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua của UBND tỉnh” phải có số phiếu đồng ý từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng;
4. Hội đồng tham mưu Ban cán sự đảng UBND tỉnh xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với các tập thể, cá nhân đề nghị tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như: “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; các trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ quản lý; xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy đối với các trường hợp đề nghị tặng Huân chương Lao động (các hạng).
5. Trong trường hợp không tổ chức họp Hội đồng, Cơ quan Thường trực Hội đồng gửi văn bản và tài liệu đến từng thành viên Hội đồng để lấy ý kiến.
6. Thành viên của Hội đồng là người đại diện cho cơ quan, đoàn thể tham gia với tư cách đại diện cho một tổ chức, được sử dụng bộ máy của cơ quan mình để thực hiện những nhiệm vụ về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định tại Quy chế thi đua, khen thưởng tỉnh.
7. Quyết định những vấn đề về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
1. Hàng năm, Hội đồng tổ chức các phiên họp định kỳ để xét và đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định tại Điều 2 Quy chế này, hoặc lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản để thông qua chương trình, kế hoạch công tác; Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt, Cơ quan Thường trực Hội đồng lấy ý kiến thành viên Hội đồng bằng văn bản.
Trường hợp thành viên Hội đồng vắng mặt thì có thể ủy quyền người đại diện lãnh đạo đơn vị họp thay hoặc gửi ý kiến tham gia bằng văn bản trước phiên họp của Hội đồng. Người đi dự họp thay phải chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của thành viên Hội đồng ủy nhiệm, được tham gia phát biểu ý kiến, thảo luận và chịu trách nhiệm về nội dung phát biểu tại cuộc họp nhưng không được biểu quyết dưới mọi hình thức; Sau phiên họp, người được ủy nhiệm dự họp thay phải báo cáo nội dung cuộc họp cho thành viên Hội đồng ủy nhiệm để thành viên Hội đồng biểu quyết.
Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời thêm đại diện là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể liên quan tham dự cuộc họp để trao đổi, thông tin thêm về các vấn đề Hội đồng quan tâm. Đại diện được mời không có quyền biểu quyết tại phiên họp.
2. Thời gian tổ chức và nội dung phiên họp Hội đồng
a) Phiên họp thứ nhất: Trong quý I hàng năm đối với việc xét, đề nghị khen thưởng tổng kết phong trào thi đua cho các đơn vị thuộc các cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh; khen thưởng cấp Nhà nước về công trạng, chuyên đề, khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến (nếu có);
b) Phiên họp thứ hai: Trong quý II hàng năm đối với việc xét và đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước về công trạng, chuyên đề, khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến (nếu có);
c) Phiên họp thứ ba: Trong quý III hàng năm đối với việc xét và đề nghị khen thưởng cấp nhà nước cho ngành giáo dục và đào tạo; khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến (nếu có);
3. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng hoặc quyết định điều chỉnh nội dung, thời gian các lần họp.
Điều 8. Chế độ thông tin báo cáo
1. Hội đồng thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Trung ương và các quy định của UBND tỉnh.
2. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, công tác được phân công.
3. Cơ quan Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ tổng hợp giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện chế độ báo cáo quy định.
Điều 9. Quan hệ với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh chịu sự chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, đề xuất, báo cáo, kiến nghị với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về những vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng.
2. Quan hệ làm việc giữa Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc tỉnh là quan hệ cấp trên trực tiếp; căn cứ chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành của tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được cấp trong dự toán ngân sách tỉnh cấp hàng năm theo quy định.
2. Chi các hoạt động của Thường trực Hội đồng, thành viên Hội đồng, Cơ quan Thường Hội đồng trong việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra phong trào thi đua tại các cụm, khối thi đua trên địa tỉnh; dự các Hội nghị về công tác thi đua, khen thưởng của Trung ương, Cụm thi đua các tỉnh Tây nguyên và Duyên hải miền Trung và Cụm, khối thi đua trên địa bàn tỉnh; đi công tác trình hồ sơ khen thưởng cấp Nhà nước; tập huấn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Chi các phiên họp của Hội đồng; lấy phiếu xin ý kiến các nội dung liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng; công tác tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến; học tập trao đổi kinh nghiệm về thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chi phục vụ tiếp đoàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Cụm thi đua các tỉnh Tây nguyên và Duyên hải miền Trung đến làm việc với tỉnh Khánh Hòa.
3. Chi văn phòng phẩm và vật dụng cần thiết cho hoạt động của Hội đồng; các khoản chi khác thực hiện khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
1. Các thành viên Hội đồng và Cơ quan Thường trực của Hội đồng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các thành viên của Hội đồng phản ánh về Cơ quan Thường trực Hội đồng (Sở Nội vụ) để báo cáo Chủ tịch Hội đồng kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2266/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Tĩnh
- 2Quyết định 2666/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thái Nguyên
- 3Quyết định 4306/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 1421/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội
Quyết định 1619/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 1619/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/06/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/06/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết