- 1Quyết định 144/2006/QĐ-TTg áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 118/2009/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 144/2006/QĐ-TTg quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1831/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2204/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2457/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 682/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 677/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2163/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 19/2014/QĐ-TTg áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 14/2014/TT-BKHCN về thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 12Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13Quyết định 1148/QĐ-TĐC năm 2015 về Quy trình thực hiện việc kiểm định đối chứng do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 14Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 15Chỉ thị 1767/CT-UBND về tăng cường các giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính tỉnh An Giang
- 16Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC về hướng dẫn quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 25/2015/TT-BKHCN quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 18Quyết định 567/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 19Nghị định 54/2016/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 20Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2016 chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu do tỉnh An Giang ban hành
- 21Kế hoạch 656/KH-UBND năm 2016 thực hiện giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu Theo Kế hoạch 352/KH-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 22Quyết định 07/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang
- 23Quyết định 186/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 24Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 25Quyết định 1607/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 26Chỉ thị 2710/CT-UBND năm 2017 đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh An Giang
- 27Quyết định 46/2017/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Công văn 4208/BKHCN-KHTC năm 2017 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2019 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 29Quyết định 2879/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 09-CTr/TU giai đoạn I từ năm 2017 đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 30Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt đề tài Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm do tỉnh An Giang ban hành
- 31Quyết định 283/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt đề tài "Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang"
- 32Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang”
- 33Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 34Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”
- 35Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang
- 36Quyết định 1047/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang
- 1Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do tỉnh An Giang ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1608/QĐ-UBND | An Giang, ngày 10 tháng 7 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG NĂM 2019
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo nội dung hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 4208/BKHCN-KHTC ngày 14/12/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2019;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 681/TTr-SKHCN ngày 29 tháng 06 năm 2018 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ:
Năm 2017, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Tỉnh ủy về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hoạt động tổ chức hội đồng xác định danh mục, nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, đến ngày 31/12/ 2017 cơ bản các đề tài, dự án cấp tỉnh được xét duyệt nội dung đạt 100% (ngoài 06 chương trình trọng điểm theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt), tỉnh cũng đã phê duyệt chương trình thứ 7: “Định hướng nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang theo hướng là một trong những trung tâm về nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế và du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Danh mục nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2017 - 2018 được xây dựng đúng hạn, góp phần đảm bảo quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2017-2018 đúng tiến độ. Các đề tài, dự án được chọn mang tính cấp thiết cao, có khả năng áp dụng vào thực tế, tập trung vào các vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 và Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Kết quả: Tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện 188 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (95 nhiệm vụ cấp tỉnh[1], 93 nhiệm vụ cấp cơ sở[2]) nhằm tăng cường ứng dụng các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa, trong sản xuất nông nghiệp giúp giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo sản phẩm an toàn, chất lượng, sản xuất hiệu quả hơn và tăng thu nhập cho nông dân. Một số kết quả các nhiệm vụ KH&CN nổi bật là cơ sở để người dân tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất góp phần tăng hiệu quả sản xuất của người dân như:
1. Lĩnh vực nông nghiệp: Xây dựng các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thị xã Tân Châu và huyện Tịnh Biên; chọn tạo thành công 02 dòng lúa nếp có khả năng chống chịu đổ ngã, ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt cho huyện Phú Tân; xây dựng thành công mô hình mẫu về giải pháp kỹ thuật hồ chứa nước thủy lợi vùng cao cho 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên; lắp đặt thành công hệ thống cảm biến cảnh báo môi trường nước cho vùng nuôi tôm xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn; tuyển chọn cây đầu dòng các giống cây ăn quả: chúc, xoài thanh ca đen và mãng cầu ta, cây giống nhãn Mỹ Đức tốt và sầu riêng Núi Cấm; tạo ra cây giống rau sạch bệnh, giảm lượng hao hụt cây con từ 10% xuống còn 3% tại khâu gieo ươm, hạ giá thành sản xuất giống do cơ giới hóa, tự động hóa, trồng thử nghiệm thành công cây dưa leo bằng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp nuôi ong thụ phấn trong nhà lưới tại xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành) cho năng suất cao gấp hai lần trồng trong nhà lưới không có nuôi ong, góp phần bảo vệ thiên địch, hạn chế sử dụng thuốc BVTV; nghiên cứu sử dụng thành công chế phẩm EM bổ sung vào đệm lót hoặc bổ sung vào thức ăn cho gà giúp gia tăng tỷ lệ sống, tăng hiệu quả trong quá trình nuôi của người dân;…
2. Lĩnh vực du lịch: Đã xây dựng mô hình du lịch sinh thái cho khu vực lòng hồ Tân Trung - Vàm Nao huyện Phú Tân; mô hình bảo tồn đa dạng thực vật tại xã Mỹ Hòa Hưng. TP. Long Xuyên; mô hình du lịch homestay trong cộng đồng người Khmer kết hợp làng nghề cho huyện Tri Tôn và Tịnh Biên; các mô hình cây ăn quả phục vụ du lịch tại Núi Cấm, Núi Sam và Núi Sập; tour du lịch mùa nước nổi kết hợp văn hóa Chăm tại Búng Bình Thiên huyện An Phú;…
3. Phát triển dược liệu: Định danh được các loài cây dược liệu như ngải trắng, ngải bún, sầu đâu, cà gai leo; tìm được công thức ly trích tinh dầu tối ưu từ lá và vỏ quả chúc; xác định tính kháng viêm từ tinh dầu chúc; hạ đường huyết từ cao chiết lá sầu đâu có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực, ổn định đường huyết, hạ lipid máu và năng nội tiết tố sinh dục nữ từ cao và viên nang lá cây chùm ngây; sưu tập 80 giống và chọn lọc 10 giống dược liệu có tiềm năng ở An Giang để phục vụ công tác bảo tồn và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, giâm cành, khí canh, xây dựng 01 vườn ươm trồng thử nghiệm các giống dược liệu tại huyện Tịnh Biên diện tích 1.000 m2; …
4. Khoa học môi trường và kỹ thuật công nghệ: Đã xây dựng thành công hệ thống cảnh báo khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, hệ thống dự báo nhu cầu giáo viên phổ thông và đào tạo nghề cho tỉnh; sản xuất máy cấy lúa hoạt động đạt công suất 0,35 ha/giờ (03 ha/ngày), chi phí cấy máy giảm ít nhất 40% so với cấy lúa bằng tay (tính trên ha), lượng giống cấy máy giảm ít nhất 25% so với cấy tay và sạ hàng, ruộng cấy máy có tỷ lệ mạ sống đạt ít nhất 95% và năng suất lúa cao hơn hoặc bằng năng suất trung bình của địa bàn cấp xã sử dụng mạ cấy bằng tay,..
Tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Một số kết quả nghiên cứu và hướng phát triển dược liệu tỉnh An Giang (90 đại biểu trong tỉnh, các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu và 02 chuyên gia Trường Đại học RMIT-Úc tham dự). Hội thảo có 25 bài tham luận của các chuyên gia, các chuyên gia chỉ ra một số hạn chế và đề xuất hướng phát triển của cây dược liệu tỉnh An Giang.
Thực hiện Kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang đã dần thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp; phong trào năng suất chất lượng ở tỉnh An Giang đã được thúc đẩy hình thành và phát triển. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, nhiều doanh nghiệp đã có sự nhận thức cơ bản về hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của đơn vị mình. Một số doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình như: hỗ trợ kinh phí tham gia xây dựng áp dụng HTQLCL và công cụ cải tiến năng suất. Điều này đã khích lệ động viên doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng các giải pháp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm dịch vụ của đơn vị.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Năm 2017 đã hướng dẫn thủ tục đăng ký 69 nhãn hiệu, 02 kiểu dáng, 08 sáng chế, 01 giải pháp hữu ích, gia hạn 09 nhãn hiệu và hướng dẫn thay đổi địa chỉ kinh doanh cho 01 nhãn hiệu;
Về xác lập quyền sở hữu công nghiệp: Nhìn chung tổ chức, cá nhân đã quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, không chỉ là nhãn hiệu, đặc biệt bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích. Qua hướng dẫn, cung cấp thông tin về xác lập quyền mà tổ chức, cá nhân tránh được tình trạng sử dụng dấu hiệu trùng lắp, tương tự với nhãn hiệu, kiểu dáng hay sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích của người khác để đăng ký; hạn chế được tình trạng tranh chấp và cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thực hiện Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030: Rà soát các tiêu chí từng sản phẩm nông nghiệp từ trồng, sản xuất, chế biến, ... theo tiêu chuẩn đã ban hành nhằm bổ sung hoàn chỉnh nội dung theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận An Giang và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận An Giang.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đối với các thiết bị X quang y tế có nhiều chuyển biến, đa số cơ sở X quang y tế đã tiếp cận được quy định của pháp luật về quản lý an toàn bức xạ nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người vận hành và nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về công nghệ và an toàn bức xạ được triển khai và phối hợp chặt chẽ, góp phần nâng cao an toàn việc sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán bệnh. Năm 2017 thẩm định và cấp 22 giấy phép tiến hành công việc bức xạ, 11 quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân cấp cơ sở, 17 chứng chỉ viên bức xạ; cấp 40 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Kết quả thực hiện 08 cuộc thanh tra chuyên ngành cho thấy tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng năm 2017 giảm nhiều so với năm 2016 (năm 2017: 06/110 cơ sở, năm 2016: 29 vụ/164 cơ sở). Các nội dung vi phạm phát hiện chủ yếu: về đo lường taximet xe taxi; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng; phương tiện đo nhóm 2 và an toàn bức xạ; tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh thiết bị điện, điện tử, đồ chơi trẻ em và mũ bảo hiểm; kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (cân, nhiệt kế, huyết áp kế, máy đo điện tim). Đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng, đây là lĩnh vực mới tổ chức thanh tra lần đầu, do đó cần tiếp tục duy trì công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời kết hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phù hợp để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này tại địa phương.
Thực hiện 06 cuộc kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Đối với hoạt động khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, tuy mới đưa vào thực hiện trong năm 2017 nhưng rất hiệu quả, đã phát hiện được một số hàng hóa không đạt chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố, báo cáo kịp thời cho các đơn vị quản lý chuyên ngành để có biện pháp quản lý hiệu quả, ngăn chặn lượng hàng hóa kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc của các đơn vị sự nghiệp đang được đầu tư đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.Trong hoạt động đã có sự chủ động, kịp thời gắn kết và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn và tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thúc đẩy hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phối hợp chặt chẽ với các Viện, trường trong hoạt động tư vấn, thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Công tác xây dựng cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm được tập trung thực hiện; theo đó năm 2017, tỉnh đã ban hành 07 văn bản, đến tháng 5/2018 ban hành 10 văn bản về lĩnh vực khoa học và công nghệ (phụ lục 1).
Ngoài ra, năm 2017 và 06 tháng đầu năm 2018 tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch như: Chương trình cải cách hành chính; Nâng cao hiệu quả công tác quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI) tỉnh An Giang; Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, ...
Công tác tham mưu ban hành văn bản về chủ trương và chính sách của tỉnh về lĩnh vực KH&CN được đẩy mạnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về KH&CN, trong đó có nhiều văn bản quan trọng đã tạo điều kiện cho hoạt động quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh phát triển; đồng thời tạo chính sách thông thoáng khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng mô hình công nghệ, đổi mới thiết bị và công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển tài sản trí tuệ.
Thực hiện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ gắn với Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh) đã cử nhiều CBCC-VC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn gồm: 06 CCVC học cao học, 02 viên chức nghiên cứu sinh, khoảng 125 lượt CCVC tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn.
Công tác đào tạo nâng cao chất lượng CBCC-VC ngành khoa học và công nghệ cũng được chú trọng và thực hiện kịp thời góp phần giúp cán bộ công chức, viên chức mở rộng kiến thức chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và của ngành khoa học và công nghệ.
II. Tình hình thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ
1. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia:
1.1. Thực hiện Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2020 (theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ): Triển khai thực hiện Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ), năm 2017, Chi cục TCĐLCL đã triển khai Quyết định số 794/QĐ-UBND cho các doanh nghiệp và đã được các doanh nghiệp đăng ký tham gia, cụ thể là: 02 doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng HTQLCL theo ISO 22000:2005 và công cụ nâng cao năng suất chất lượng 5S; 02 doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng HTQLCL theo ISO 9001:2015 và công cụ nâng cao năng suất chất lượng 5S; Hỗ trợ 02 đơn vị đăng ký tham gia áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng 5S.
Cuối năm 2017, có 01 doanh nghiệp đã hoàn thành việc xây dựng HTQLCL theo ISO 22000:2005 và công cụ nâng cao năng suất chất lượng 5S và được tổ chức Chứng nhận cấp giấy Chứng nhận phù hợp theo ISO 22000:2005; 01 doanh nghiệp đã hoàn tất việc xây dựng HTQLCL theo ISO 9001:2015 và công cụ 5S; 01 đơn vị hoàn tất việc áp dụng công cụ 5S.
Sáu tháng đầu năm 2018: Tiếp tục phối hợp đơn vị tư vấn và hoàn tất việc tư vấn các nội dung sau: Hoàn tất tư vấn và hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 22000:200 và công cụ 5S; Hoàn tất việc tư vấn ISO 9001:2015 và công cụ 5S cho 01 doanh nghiệp; Hoàn tất việc tư vấn áp dụng công cụ 5S cho 01 doanh nghiệp. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2018 sẽ hỗ trợ xây dựng 03 mô hình áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng và 02 mô hình áp dụng HTQLCL.
1.2. Thực hiện việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 /2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (theo Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 987/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh An Giang, theo đó có 45 quan cơ quan, đơn vị hành chính cấp tỉnh, UBND cấp huyện đã có báo cáo về việc xây dựng, áp dụng, duy trì HTQCLCL. Đoàn kiểm tra trực tiếp tại 22 cơ quan HCNN, trong đó 16 cơ quan HCNN cấp tỉnh và 06 UBND cấp huyện. Thực hiện Chỉ thị số 1617/CT-UBND ngày 01/9/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường các giải pháp cải thiện Chỉ số cải cách hành chính tỉnh An Giang, UBND tỉnh đã cho phép triển khai tư vấn áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 cho 10 xã nông thôn mới. Kết quả 10 xã nông thôn mới đã thực hiện công bố HTQLCL theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của TTCP.
Sáu tháng đầu năm 2018, UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra việc xây dựng HTQLCL tại các cơ quan hành chính tỉnh, UBND cấp huyện và Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra ISO đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh và UBND cấp huyện theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (dự kiến trong tháng 7/2018 sẽ tiến hành kiểm tra). Thực hiện Chỉ thị số 2710/CT-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh An Giang, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Chi cục TCĐLCL đã thực hiện việc mở thầu chọn nhà thầu để tư vấn HTQLCL cho 39 xã trong tỉnh.
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2018: Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 2710/CT-UBND , Chi cục TCĐLCL sẽ tiếp tục chọn nhà tư vấn để tiến hành tư vấn cho 26 đơn vị cấp xã. Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ có 102/156 UBND cấp xã sẽ thực hiện việc công bố HTQLCL theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ; Tổ chức Đoàn kiểm tra ISO của tỉnh kiểm tra 19 đơn vị cơ quan hành chình cấp tỉnh.
Việc triển khai áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan HCNN đã xây dựng các quy trình giải quyết công việc một cách khoa học; từng bước cải tiến phương pháp làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho từng CBCC-VC giải quyết công việc thông suốt, kịp thời hiệu quả; góp phần tích cực trong việc nâng cao chỉ số cạnh tranh PCI.
1.3. Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 (theo Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ): Đã hướng dẫn xác lập thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 82 nhãn hiệu[3]; 02 kiểu dáng[4]; 08 sáng chế [5]; 01 giải pháp hữu ích[6]; gia hạn 09 nhãn hiệu [7]; thay đổi địa chỉ kinh doanh 01 nhãn hiệu, sửa đổi người đại diện 01 nhãn hiệu; hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ 03 nhãn hiệu cá thể[8], thanh lý hợp đồng hỗ trợ 01 nhãn hiệu tập thể[9], hướng dẫn xử lý xâm phạm 02 nhãn hiệu[10]
Hiện đang tiếp tục làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để xúc tiến việc chấp nhận đơn hợp lệ về đăng ký nhãn hiệu tập thể cho xoài thơm Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu).
Sáu tháng đầu năm 2018: Hướng dẫn thủ tục đăng ký 27 nhãn hiệu[11] (25 nhãn hiệu cá thể, 02 NHTT); 01 sáng chế; Gia hạn 01 nhãn hiệu; Sửa đổi địa chỉ văn bằng bảo hộ 01 nhãn hiệu; UBND tỉnh đang xem xét đề xuất việc cho phép hợp tác xã trái cây GAP Chợ Mới sử dụng địa danh “Chợ Mới An Giang” và xác nhận bản đồ sản xuất xoài ba màu tại huyện Chợ Mới để đăng ký NHTT và cho phép Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn Bình Thạnh sử dụng địa danh “Bình Thạnh” để đăng ký NHTT. Tổ chức Hội thảo “Sở hữu trí tuệ với đổi mới sáng tạo” nhân kỷ niệm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2108, xem xét trình UBND tỉnh ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020. Tiếp tục hướng dẫn thủ tục về SHTT cho khoảng 120 tổ chức, cá nhân, trong đó số lượng đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ khoảng 50 đơn. Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức 03 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ. Tuyên truyền phổ biến SHTT trên báo An Giang (06 kỳ), Đài PT-TH An Giang (09 chuyên mục).
1.4. Triển khai các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình Nông thôn - Miền núi):
Năm 2017, triển khai thực hiện 02 dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh gồm: (1) Ứng dụng tiến bộ KH&CN sản xuất heo hữu cơ và rau hữu cơ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; (2) Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn thương phẩm không bùn, mật độ cao tại tỉnh An Giang.
Năm 2108, triển khai thực hiện 03 dự án được duyệt theo Quyết định số 2479/QĐ-BKHCN ngày 14/9/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm: (1) Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá Bống tượng (Oxyecleotris marmorata) tại tỉnh An Giang; (2) Xây dựng mô hình sản xuất gạch không nung cốt liệu từ nguyên liệu sẵn có thay thế gạch nung tại tỉnh An Giang; (3) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng và phục hồi vùng ương giống cá tra theo hướng VietGAP tại tỉnh An Giang.
1.5. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2017, đã triển khai Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ KH&CN tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020: Thực hiện 34 dự án cấp tỉnh theo Quyêt định số 567/QĐ-UBND (trong đó có 16 dự án chuyển tiếp, 18 dự án triển khai mới). Tổng kinh phí thực hiện là 83,62 tỷ đồng, (kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp KH&CN 18,08 tỷ đồng tương đương 21,6%, từ nguồn xã hội hóa 65,54 tỷ đồng, tương đương 78,4 %).
Sáu tháng đầu năm 2018, triển khai mới 08 dự án, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Dự kiến đến cuối năm 2018, tiếp tục hỗ trợ kinh phí 07 dự án.
1.6. Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (theo Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2017, tiếp tục triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Tổ chức thực hiện 114 nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp ƯDCNC (56 nhiệm vụ cấp tỉnh, 58 nhiệm vụ cấp cơ sở). Quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả trong các lĩnh vực sau:
Chọn tạo được một số loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp: Bước đầu chọn tạo được giống lúa nếp, giống lúa đặc sản; sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực; Sinh sản nhân tạo một số loại cá nước ngọt; đang nghiên cứu nâng cao chất lượng bò giống và hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng, nhằm tăng hiệu quả kinh tế của đàn bò thịt tại An Giang; Xây dựng mô hình nuôi cá điêu hồng giống Ecuador trong lồng bè theo quy trình VietGAP tại làng bè xã Mỹ Hòa Hưng; Thử nghiệm thành công mô hình nuôi ghép ếch Thái Lan kết hợp cá sặc rằn trong ao đất tại huyện Châu Phú; đang nghiên cứu đánh giá tốc độ tăng trưởng của bê con qua gieo tinh nhân tạo từ giống Brahman đỏ trên địa bàn An Phú;...
Ứng dụng và chuyển giao các quy trình canh tác mới, hiệu quả và có triển vọng phát triển, cụ thể như: Xây dựng 2 mô hình vườm ươm các loại cây giống rau tại huyện An Phú và Chợ Mới; đang xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ UDCNC tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, hiện tại đang thu hoạch và theo dõi sự phát triển của cây; Xây dựng hiệu quả mô hình trồng nấm ăn và nấm dược tại Trại Thực nghiệm khoa học và công nghệ (đã trồng 2.000 phôi nấm linh chi, ước đạt 36 kg nấm khô, 2.000 phôi bào ngư Nhật, ước đạt 800kg); Trồng thử nghiệm thành công cây cà tím gốc ghép tại huyện Chợ Mới, TX. Tân Châu, huyện An Phú, năng suất khoảng 4 tấn/1.000m2, khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn đạt trên 70% và bệnh khảm đạt 80%; ...
Phát triển mới các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa điển hình như: đã ứng dụng thành công công nghệ cao trong sản xuất cây giống rau như đầu tư xây dựng nhà màng cho 4.000 m2, xây dựng hệ thống quạt hướng trục đối lưu, máy đóng bầu đất, máy gieo hạt chân không đã giúp kiểm soát các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, sâu bệnh đã trực tiếp làm giảm lượng hao hụt cây con; sản xuất thử nghiệm thành công máy cấy lúa phục vụ sản xuất lúa giống tỉnh An Giang với máy cấy hoạt động đạt công suất 0,35 ha/giờ (03 ha/ngày), chi phí cấy máy giảm ít nhất 40% so với cấy lúa bằng tay (tính trên ha), lượng giống cấy máy giảm ít nhất 25% so với cấy tay và sạ hàng, ruộng cấy máy có tỷ lệ mạ sống đạt ít nhất 95% và năng suất lúa cao hơn hoặc bằng năng suất trung bình so với cấy bằng tay; thử nghiệm thành công mô hình nhà lưới ứng dụng công nghệ IOT sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát tự động hóa canh tác; trồng thử nghiệm thành công cà chua bi và dưa lưới trong nhà màng ứng dụng hệ thống tưới tự động tại trại Thực nghiệm KH&CN năng suất khoảng 5 tấn/1.000m2, dưa lưới khoảng 3 tấn/1.000m2; Thử nghiệm thành công mô hình trồng và thu bào tử từ nấm linh chi đỏ có sử dụng máy tạo ẩm bằng sóng siêu âm và thiết bị điều khiển bằng điện thoại di động, quạt hút (đợt 1 trồng 2.000 bịch phôi nấm linh chi, thu hoạch 35,5kg linh chi khô, 0,7kg bào tử, đợt 2 trồng 2.000 phôi nấm, thu hoạch 13kg linh chi khô), hiện đang tiếp tục chăm sóc phôi nấm và hoàn thiện quy trình thu bào tử nấm linh chi.
Phát triển các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng ƯDCNC đã phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp như: đang xây dựng mô hình đa canh ứng dụng công nghệ cao tạo cảnh quan phục vụ du lịch tại TP. Châu Đốc, hiện đang thu hoạch dưa lê và dưa lưới; Nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi và sinh trưởng của cừu Phan Rang nuôi thịt tại huyện Tịnh Biên; Thử nghiệm thành công mô hình trồng măng tây xanh tại vùng chuyên canh màu xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành và đã tìm được cách trồng măng tây xanh thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của địa phương; Nghiên cứu đa dạng hóa các dòng rượu vang thốt nốt, hiện đang khảo sát các chỉ tiêu pH, Bx và độ rượu và khảo sát tỷ lệ thịt quả thốt nốt sử dụng nhằm cải thiện màu sắc và hương rượu vang; Nghiên cứu đa dạng các sản phẩm trà từ nguồn dược liệu được trồng tại An Giang đã xác định được tỷ lệ cô đặc dịch nước chùm ngây nhằm tạo giá trị cảm quan sản phẩm cao nhất; ...
Lĩnh vực nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình công nghệ như: đang nghiên cứu đánh giá tác dụng và hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang, hiện đã thu mua đủ dược liệu cho bài thuốc, xây dựng và khảo sát chất lượng nguồn nguyên liệu, nghiên cứu quy trình chiết xuất dược liệu, nghiên cứu độc tính cấp và hiệu quả dược lý của cao; Thử nghiệm thành công sử dụng Bacteriocin trong điều trị bệnh gan thận mủ trên cá tra giai đoạn giống tại An Giang cho thấy Bacteriocin có khả năng điều trị bệnh gan thận mủ trên cá tra;...
Sáu tháng đầu năm 2018, tổ chức thực hiện 79 nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp ƯDCNC (63 nhiệm vụ cấp tỉnh[12], 16 nhiệm vụ cấp cơ sở[13]). Quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả trong các lĩnh vực sau:
Chọn tạo được một số loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp: (1) Nhân rộng mô hình ương giống tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn tỉnh An Giang, tỷ lệ sống của việc ương ấu trùng tôm càng xanh 40%; (2) Khảo nghiệm tính thích nghi của một số giống đậu phộng có triển vọng trên địa bàn huyện An Phú, An Giang, kết quả đã chọn được các giống đậu phộng phù hợp với điều kiện của vùng, đây là cơ sở để chọn giống có triển vọng phục vụ định hướng phát triển giống rau mới, có năng suất trên địa bàn huyện An Phú; ...
Ứng dụng và chuyển giao các quy trình canh tác mới, hiệu quả và có triển vọng phát triển cụ thể như: (1) Sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới tự động đã trồng 4 vụ dưa lưới (3 vụ dưa giống Bảo Khuê, 1 vụ dưa giống Sweat 365) năng suất trên 4 tấn/vụ/1000m2, dự kiến sau 10 ngày sẽ thu hoạch vụ 5 giống Bảo Khuê, đồng thời mở rộng diện tích trồng lên 32.000m2 so với mức hỗ trợ ban đầu là 3.600m2; (2) Thử nghiệm mô hình ương giống cá lăng nha (Mystus wyckioides) bằng vèo trong ao đất với kỹ thuật tạo dòng chảy kết hợp bổ sung muối hữu cơ (KDF) vào thức ăn nhằm cải tiến kỹ thuật ương giống cá lăng nha và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân; (3) Thử nghiệm mô hình nuôi ghép ếch Thái Lan trong vèo kết hợp thả cá sặc rằn trong ao đất tại huyện Châu Phú, với cách bố trí ếch thả trong vèo đặt trong ao nuôi, cá sặc nuôi ngoài vèo, mô hình đã góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi, tận dụng triệt để thức ăn sử dụng, tăng hiệu quả sản xuất trong cùng một diện tích;
Phát triển mới các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa điển hình như: (1) Ứng dụng máy CL2A.CT trong dây chuyền làm sạch hạt giống đã nhập 01 máy làm sạch hạt giống (năng suất hoạt động 1.2-1.5 tấn/giờ tùy theo chất lượng của nguyên liệu đầu vào, ngày hoạt động trung bình); (2) Thử nghiệm mô hình nhà lưới ứng dụng công nghệ IOT sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát tự động hóa canh tác, kết quả của nhiệm vụ sẽ tạo hướng đi mới cho các mô hình trồng cây trong nhà lưới tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh; ...
Phát triển các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng ƯDCNC đã phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp như: (1) Tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn trồng nấm từ nguyên liệu rơm phối trộn lục bình, đã thu hoạch nấm tại mô hình ngoài trời (diện tích 200m2), khối lượng nấm tươi thu hoạch sau 9 ngày là 168kg và kéo dài tiếp thêm 07 ngày, mô hình trồng nấm trong nhà (diện tích 80m2), hộ dân tham gia dự án đang chuẩn bị nguyên liệu trồng vụ tiếp theo; (2) Đánh giá khả năng thích nghi và sinh trưởng của cừu Phan Rang nuôi thịt tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, kết quả cho thấy cừu có khả năng thích nghi, tăng trưởng tốt ở điều kiện của địa phương.
Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình công nghệ: các kết quả nổi bật như: (1) Nghiên cứu đánh giá tác dụng và hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang, hiện đã thu mua đủ dược liệu cho bài thuốc, xây dựng và khảo sát chất lượng nguồn nguyên liệu, nghiên cứu quy trình chiết xuất dược liệu, nghiên cứu độc tính cấp và hiệu quả dược lý của cao; (2) Hoàn thiện quy trình nhân giống cây khóm cayen bằng phương pháp nuôi cấy mô nhằm tìm ra môi trường tối ưu để nhân nhanh giống khóm cayen bằng phương pháp nuôi cấy mô, sản phẩm là vật liệu ban đầu cho các định hướng nghiên cứu tiếp theo; ...
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2018, tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các đề tài, dự án, kế hoạch, mô hình. Các nội dung nghiên cứu tập trung nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh An Giang, trong đó vẫn bám sát định hướng và mục tiêu thuộc lĩnh vực nông nghiệp ƯDCNC theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ƯDCNC giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
1.7. Thực hiện Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015:
Năm 2017, Văn phòng TBT-AGi đã cập nhật lên website TBT-AGi 1.072 tin, bài liên quan đến tin tức sự kiện, văn bản pháp luật, Quy chuẩn quốc gia; thông báo từ thành viên WTO, danh sách sản phẩm công bố hợp quy, .... trung bình có 31.225 lượt truy cập/tháng, 1.040 lượt/ngày.
Trong năm 2018, tiếp tục cập nhật khoảng 1.000 bản tin về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các bản tin tháng, thông báo từ thành viên WTO, các văn bản thông tin liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), ... và tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực TBT.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở:
2.1. Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh:
Năm 2017, có 61 đề tài triển khai thực hiện (trong đó có 52 đề tài chuyển tiếp từ các năm trước, 09/22 đề tài phê duyệt trong danh mục 2017- 2018) và có 04 đề tài đã tổ chức hội đồng nghiệm thu. Dự kiến có 10 đề tài phê duyệt trong năm 2018-2019.
Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN thực hiện 61 đề tài trong năm 2017 là 19,523 tỷ đồng, trong đó: 12,857 tỷ đồng cho 52 đề tài chuyển tiếp, 6,666 tỷ đồng cho 09 đề tài thuộc danh mục nhiệm vụ năm 2017-2018.
Năm 2018, có 76 đề tài cấp tỉnh được triển khai, trong đó đang triển khai thực hiện 66 (56 chuyển tiếp năm 2017, 10 thuộc danh mục nhiệm vụ KH&CN năm 2017-2018) và 10 thuộc danh mục nhiệm vụ KH&CN năm 2018-2019. Dự kiến tổ chức hội đồng nghiệm thu 33 đề tài đến thời hạn.
Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN thực hiện 76 đề tài năm 2018 là 18 tỷ đồng (14 tỷ đồng cho 66 đề tài chuyển tiếp, 04 tỷ đồng cho 10 đề tài mới phê duyệt thực hiện).
Các nội dung nghiên cứu tập trung nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, trong đó vẫn bám sát định hướng và mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy, Quyết định số 2532/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Về công tác triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND của UBND tỉnh: Năm 2018 tiếp tục triển khai thực hiện 07 chương trình của tỉnh: (1) Chương trình phát triển các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (2) Chương trình phát triển dược liệu và y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (3) Chương trình nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (4) Chương trình nghiên cứu phát triển bền vững các vùng sinh thái tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020; (5) Chương trình nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020; (6) Chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020; (7) Chương trình nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang theo hướng là một trong những trung tâm về nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế và du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN thực hiện 07 chương trình là 965 triệu đồng.
2.2. Đề tài cấp cơ sở:
Năm 2017 và 6 tháng năm 2018 có 67 nhiệm vụ KH&CN cơ sở được triển khai thực hiện với tổng kinh phí 8,89 tỷ đồng (kinh phí sự nghiệp KH&CN hỗ trợ 3,27 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa là 5,62 tỷ đồng). Ban hành quyết định dừng thực hiện 01 nhiệm vụ do không thực hiện đúng quy định; Tổ chức giám sát 78 lượt, nghiệm thu 42 nhiệm vụ triển khai thực hiện trên địa bàn. Thông qua các nhiệm vụ KH&CN cơ sở, cơ quan chủ trì đã tổ chức 22 hội thảo (1.155 đại biểu tham dự). Kết quả đề tài được các đơn vị thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương nhằm thông tin cho người dân về những giống mới, đối tượng mới, các phương pháp sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáu tháng cuối năm 2018, ước phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện 24 nhiệm vụ với tổng kinh phí 2,8 tỷ đồng (kinh phí sự nghiệp KH&CN hỗ trợ 1,44 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa 1,36 tỷ đồng). Tổ chức 25 lượt giám sát, nghiệm thu 45 nhiệm vụ đang triển khai trên địa bàn.
3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập:
Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, đã hỗ trợ triển khai thực hiện 50 nhiệm vụ, nghiệm thu 24 nhiệm vụ. Thông qua đó, cơ quan chủ trì thực hiện đã tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm thông tin, nhân rộng kết quả của các mô hình được triển khai, đồng thời thông qua các nhiệm vụ đã đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, trang thiết bị của các tổ chức KH&CN công lập nhằm tăng cường tiềm lực KH&CN ở các tổ chức KH&CN góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Năm 2017, thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt phương án tự chủ của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ gồm: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Công nghệ sinh học và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục TCĐLCL. Thời gian thực hiện cơ chế tự chủ là 03 năm (2017-2019), tự chủ về tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên và tự chủ về thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, các đơn vị xây dựng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng để triển khai thực hiện bước đầu có thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, các kế hoạch triển khai thực hiện đều hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Thuận lợi là được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, nhờ các đơn vị chủ động đề xuất hoặc được cấp trên giao, được tự chủ về tài chính: nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ được giao theo phương thức khoán chi từng phần theo nhiệm vụ (chi thực hiện nhiệm vụ và hoạt động bộ máy). Khó khăn là chưa đủ cơ sở pháp lý xác định nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2018, tiếp tục theo dõi, giám sát 10 lượt, nghiệm thu 26 nhiệm vụ.
Việc tăng cường tiềm lực cho các đơn vị được thực hiện qua các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị từ nguồn vốn đầu tư tập trung của tỉnh.
4. Đánh giá tình hình hoạt thực hiện các hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước:
4.1. Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:
Năm 2017, tổ chức kiểm tra đo lường đối với các phương tiện đo cột đo xăng dầu tại 16 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Kết quả: Kiểm tra sai số phép đo ngẫu nhiên 18 phương tiện đo cột đo xăng, dầu tại các cửa hàng kinh doanh đang sử dụng đều có sai số phù hợp theo quy định và có trang bị bình đong, ca đong đầy đủ, có tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định theo quy định của Thông tư số 15/TT-BKHCN. Kiểm tra đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (sản phẩm gạo) trên địa bàn TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên. Kết quả: 04 đơn vị được kiểm tra, có 03 đơn vị kinh doanh gạo đóng bao sẵn đạt yêu cầu theo quy định Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN; 01 đơn vị (siêu thị Tứ Sơn, TP. Châu Đốc) lô hàng gạo đóng bao sẵn hiệu Hương nàng hoa (loại 05 kg) có khối lượng tịnh không đạt yêu cầu theo quy định.
Tham gia Tổ công tác dán tem công tơ tổng của cột đo xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 656/KH-UBND ngày 06/12/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu: Đã thực hiện dán tem công tơ tổng cột đo xăng dầu với 2.060 công tơ tổng của 543 doanh nghiệp (bao gồm việc dán tem sau sửa chữa và thay mới cột đo xăng dầu).
Thực hiện Quyết định số 1148/QĐ-TĐC và Quyết định số 298/QĐ-TĐC ngày 06/3/2017 của Tổng cục TCĐCL chỉ định Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL thực hiện kiểm định đối chứng: Năm 2017, Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL đã thực hiện kiểm định đối chứng 3.183 công tơ điện của Công ty Điện lực An Giang gồm: 400 công tơ 1 pha điện tử (đạt 109,6 % so với hợp đồng 365 công tơ), 2.661 công tơ điện 1 pha kiểu cảm ứng (đạt 105,8 % so với hợp đồng 2.515 công tơ), 65 công tơ 3 pha kiểu điện tử (đạt 42,2 % so với hợp đồng 154 công tơ), 57 công tơ điện 3 pha kiểu cảm ứng (đạt 39,04 % so với hợp đồng 146 công tơ).
Xem xét việc ngừng phối hợp triển khai kiểm định cân cấp 4 với tổ kiểm định cân thuộc Phòng Kinh tế - Kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố.
Sáu tháng đầu năm 2018, đã triển thực hiện kiểm tra đo lường đối với phương tiện đo cột đo xăng dầu đang sử dụng của 20 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại 05 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang. Khảo sát việc thực hiện sử dụng phương tiện đo nhóm 2 tiêu cự kính mắt tại 11 huyện, thị, thành phố. Triền khai thực hiện Kế hoạch số 352/KH-UBND ngày 01/7/2016 và Kế hoạch số 656/KH-UBND của UBND tỉnh về các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu, đồng thời giám sát việc sửa chữa phương tiện đo cột đo xăng dầu của thương nhân kinh doanh xăng dầu theo Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN .
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2018: Tổ chức 01 cuộc kiểm tra quy định đo lường chất lượng hàng đóng gói sẵn lưu thông trên thị trường tỉnh An Giang. Tiếp tục phối hợp đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh và Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ để thanh tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng mặt hàng xăng, dầu, gas,... Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 352/KH-UBND ngày 01/7/2016 và Kế hoạch số 656/KH-UBND của UBND tỉnh về các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu. Giám sát việc sửa chữa phương tiện đo cột đo xăng dầu theo Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN .
Hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, qua đó đã đóng góp tích cực vào sự công bằng trong giao nhận hàng hóa giữa các bên, nhất là đối với người tiêu dùng. Thông qua các hoạt động kiểm tra, ý thức chấp hành pháp luật về đo lường của các doanh nghiệp, cơ sở cũng được nâng cao đáng kể.
Năm 2017, có 02 đơn vị đạt Giải Bạc của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là Nhà máy Xi măng An Giang và Xí nghiệp Sản xuất bê tông và gạch không nung. Năm 2018, vận động 10 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng CLQG. Dự kiến trình Hội đồng sơ tuyển GTCLQG tỉnh An Giang 03 hồ sơ dự tuyển để gởi về Tổng cục TCĐLCL tham gia Giải thưởng năm 2018.
4.2. Sở hữu trí tuệ:
Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018: Hướng dẫn trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 82 nhãn hiệu[14]; 02 kiểu dáng[15]; 08 sáng chế [16]; 01 giải pháp hữu ích[17]; gia hạn 09 nhãn hiệu [18]; thay đổi địa chỉ kinh doanh 01 nhãn hiệu, sửa đổi người đại diện 01 nhãn hiệu; hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ 03 nhãn hiệu cá thể[19], thanh lý hợp đồng hỗ trợ 01 nhãn hiệu tập thể[20] và hướng dẫn xử lý xâm phạm 02 nhãn hiệu[21]; Xúc tiến với Cục Sở hữu trí tuệ về việc chấp nhận đơn hợp lệ về đăng ký nhãn hiệu tập thể cho xoài thơm Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu); Tổ chức 03 lớp tập huấn, 01 hội thảo về kiến thức SHTT. Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp và Trường Đại học An Giang tổ chức sự kiện hoạt động tuyên truyền nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.
Ngoài ra, đã phối hợp với Đài PT-TH An Giang thực hiện 13 chuyên mục tuyên truyền phổ biến về sở hữu trí tuệ, thực hiện 10 kỳ trên Báo An Giang; Phối hợp với Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần X (2016 - 2017) với 26 giải pháp đạt giải (02 giải nhất, 04 giải nhì, 05 giải ba, 15 giải khuyến khích);
Thực hiện Quyết định số 1607/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030: Đã nộp lệ phí và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận An Giang theo Quyết định số 23086 ngày 11/4/2018.
Tiếp tục phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung tiếp theo của Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 như: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu, biên tập tài liệu, quảng bá và khảo sát đánh giá hiệu quả của nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”; Tổ chức sự kiện công bố nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”, Triển khai phát sóng trực tiếp và phát lại trên truyền hình VTV, HTV, THVL và ATV.
Công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được đẩy mạnh, hoạt động hướng dẫn, cung cấp thông tin về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp được tăng cường; tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nên vẫn còn xảy ra tình trạng xâm phạm bản quyền của người khác
4.3. An toàn bức xạ hạt nhân:
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Dự án xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang. Hoàn chỉnh hồ sơ xem xét gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang.
Năm 2017 và 06 tháng đầu năm 2018: Đã thẩm định cấp 22 giấy phép[22], gia hạn 04 giấy phép[23] tiến hành công việc bức xạ, 22 chứng chỉ nhân viên bức xạ[24] cho cán bộ phụ trách X quang tại các cơ sở; Phê duyệt 14 kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ[25] cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Dự kiến 06 tháng cuối năm 2018 tiếp tục thẩm định, cấp phép hoạt động bức xạ và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cho các cơ sở X quang trong tỉnh. Tổ chức 02 đợt kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở hoạt động bức xạ trên địa bàn tỉnh. Tổ chức diễn tập đối với các tình huống ứng phó sự cố bức xạ cho Ban chỉ huy, cán bộ quản lý các Sở, ban, ngành và Đội ứng phó đầu tiên của tỉnh (sau khi được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố BXHN trên địa bàn tỉnh An Giang).
Công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được đẩy mạnh, hoạt động hướng dẫn, cung cấp thông tin về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp được tăng cường, tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nên vẫn còn xảy ra tình trạng xâm phạm bản quyền của người khác.
4.4. Thông tin, thống kê về KH&CN:
Năm 2017 và 06 tháng đầu năm 2018 đã hoàn tất việc thực hiện Báo cáo thống kê KH&CN năm 2016, Báo cáo thống kê KH&CN năm 2017 gởi Cục Thông tin KH&CN quốc gia, UBND tỉnh và Cục Thống kê tỉnh; Theo dõi giám sát việc thông tin KH&CN đối với các tổ chức, cá nhân triển khai thông tin KH&CN theo quy định; Thực hiện rà soát dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ An Giang; Xây dựng và cập nhật thông tin lên fanpage Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. Triển khai Kế hoạch thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố kết quả thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh: Cấp 46 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (08 nhiệm vụ cấp tỉnh và 38 nhiệm vụ cấp cơ sở). Giao nộp kết quả đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN và báo cáo tổng hợp thông tin nhiệm vụ KH&CN năm 2017 về Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Dự kiến 06 tháng cuối năm 2018: Tiếp tục thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố kết quả thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh; Theo dõi giám sát việc thông tin KH&CN đối với các tổ chức, cá nhân và triển khai thông tin KH&CN theo quy định; Tổ chức tập huấn thông tin thống kê KH&CN năm 2018 cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; Triển khai kế hoạch thống kê KH&CN và giao nộp đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2018.
Hoạt động đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, cấp tỉnh đã được quan tâm nhiều hơn; nhờ được tuyên truyền phổ biến của Sở Khoa học và Công nghệ, các tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo yêu cầu. Công tác thống kê KH&CN đã triển khai thực hiện, tuy nhiên còn một số tổ chức, cá nhân chưa quan tâm phối hợp thực hiện nên báo cáo thống kê cơ sở còn gửi chậm so với thời gian hạn định, một số báo cáo thiếu số liệu phải nhắc nhở và yêu cầu bổ sung.
Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, đã phát hành 09 số Tạp chí KH&CN An Giang, Phối hợp với Báo An Giang đăng 60 bài về KH&CN. Phối hợp với Đài PT-TH An Giang thực hiện 60 chuyên mục về KH&CN; Cập nhật 584 tin lên Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2018, phát hành 3 số Tạp chí KH&CN, đăng 12 bài trên Báo An Giang, phát hình 12 chuyên mục KH&CN trên Đài PT-TH An Giang, cập nhật 300 tin lên Cổng thông tin điện tử.
4.5. Công tác thanh tra về khoa học và công nghệ:
Năm 2017, thực hiện 08 cuộc (có thành lập đoàn) gồm: 01 cuộc thanh tra hành chính và phòng, chống tham nhũng, 07 cuộc thanh tra chuyên ngành, chuyên đề với 110 cơ sở (72 tổ chức, 38 cá nhân) được thanh tra. Phát hiện 05 cơ sở vi phạm. ban hành 05 quyết định xử phạt VPHC (01 tổ chức, 04 cá nhân) với tổng số tiền xử phạt 27,860 triệu đồng. Kết quả 05 tổ chức, cá nhân đã thực hiện xong quyết định xử phạt.
Sáu tháng đầu năm 2018 tiến hành thực hiện 02 cuộc thanh tra (có thành lập đoàn): 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và phương tiện đo nhóm 2 trong lĩnh vực y tế; 01 cuộc thanh tra về TCĐLCL trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đối với 52 cơ sở (tổ chức, cá nhân). Phát hiện 05 cơ sở vi phạm, xử phạt VPHC số tiền là 53,250 triệu đồng. Ngoài ra, còn tham gia phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhớt, khí dầu mỏ hóa lỏng và mũ bảo hiểm; thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
Dự kiến 06 tháng cuối năm 2018, Thanh tra Sở sẽ triển khai và hoàn thành các cuộc thanh tra theo Kế hoạch năm 2018 đã được phê duyệt.
4.6. Hoạt động phát triển công nghệ:
Thực hiện Chương trình hỗ trợ cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh): Năm 2017, đã hỗ trợ thực hiện 34 dự án (16 dự án chuyển tiếp, 18 dự án mới). Tổng kinh phí thực hiện là 83,62 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ 18,08 tỷ đồng (chiếm 21,6%). Các dự án cho kết quả nổi bật và được hội đồng KHCN đánh giá nghiệm thu trong năm 2017 như: (1) Dự án Xây dựng mô hình thử nghiệm vườn ươm cây giống rau quy mô công nghiệp tại huyện An Phú và Chợ Mới, tỉnh An Giang. Kết quả: Xây dựng được 2 mô hình vườm ươm các loại cây giống rau tại huyện An Phú và Chợ Mới. Mỗi vườn có quy mô khoảng 900-1000 m2 nhà màng ươm cây, 150-200 m2 khu phụ trợ. Đào tạo chuyển giao kỹ thuật gieo ươm cây giống cho 15 người. Xây dựng 01 quy trình gieo ươm cải tòa xại và cải bắp, 01 quy trình gieo ươm ớt cay và cà tím. Cây giống được tạo ra từ dự án có sức sống mạnh và không mang mầm mống sâu bệnh nguy hiểm. (2) Dự án Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây giống rau đã tạo ra cây giống rau sạch bệnh, giảm lượng hao hụt cây con từ 10% xuống còn 3% tại khâu gieo ươm, hạ giá thành sản xuất giống do cơ giới hóa, tự động hóa, … Hiện nay, kết quả của dự án đã được các cơ sở sản xuất cây giống, người dân trong và ngoài tham quan học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng dự án. (3) Dự án Ứng dụng máy cấy lúa phục vụ sản xuất lúa giống tỉnh An Giang: Kết quả: Máy cấy hoạt động đạt công suất 0,35 ha/giờ (03 ha/ngày), chi phí cấy máy giảm ít nhất 40% so với cấy lúa bằng tay (tính trên ha), lượng giống cấy máy giảm ít nhất 25% so với cấy tay và sạ hàng, ruộng cấy máy có tỷ lệ mạ sống đạt ít nhất 95% và năng suất lúa cao hơn hoặc bằng năng suất trung bình của địa bàn cấp xã sử dụng mạ cấy bằng tay. Từ kết quả thực tế đó, một số hộ dân có đất sản xuất lớn đã mạnh dạn đầu tư máy cấy lúa phục vụ cho việc sản xuất cũng như làm dịch vụ cấy thuê nhằm tối đa hoa lợi nhuận cho việc đầu tư máy cấy lúa. (4) Dự án Sưu tập và nhân giống một số cây dược liệu có tiềm năng phát triển ở An Giang: Kết quả đã sưu tập 80 giống (vượt 12%) và chọn lọc 10 giống dược liệu có tiềm năng ở An Giang để phục vụ công tác bảo tồn và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, giâm cành, khí canh. Xây dựng 01 vườn ươm trồng thử nghiệm các giống dược liệu tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên với quy mô 1.000 m2 và đào tạo và chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và hậu nuôi cấy mô cây dược liệu cho 09 người và có 25 học viên được tập huấn về kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây dược liệu ngoài vườn ươm. So với mục tiêu ban đầu của dự án kết quả thực hiện dự án đã triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung. Một số các kết quả đạt được vượt so với thuyết minh được duyệt. Sau khi dự án kết thúc, với nguồn giống dược liệu ban đầu đang phát triển tốt tại nhà lưới, vườn ươm Núi Cấm của Công ty Cổ phần phát triển du lịch An Giang có thể phục vụ các chương trình về nhân rộng phát triển cây dược liệu cho người dân trồng trong cơ cấu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho người dân tham gia. Ngoài ra còn cung cấp trực tiếp nguồn giống cho các đơn vị thu mua trong và ngoài tỉnh.
Sáu tháng đầu năm 2018, đã triển khai hỗ trợ thực hiện 08 dự án, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp ứng công nghệ cao. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2018 tiếp tục hỗ trợ 07 dự án.
Nhìn chung, các dự án được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn sự nghiệp KHCN theo Quyết định số 567/QĐ-UBND của UBND tỉnh thực hiện đúng tiến độ, phần lớn các dự án đều góp phần phát triển ngành nghề theo hướng ổn định và bền vững, nâng cao nguồn thu nhập cho người dân góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4.7. Hợp tác quốc tế về KH&CN, liên kết với các Viện, trường và các tổ chức nghiên cứu KH&CN ngoài tỉnh:
Năm 2017 và 06 tháng đầu năm 2018, phối hợp với các tổ chức và công ty nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trơ về chuyên gia và kinh phí để thực hiện các nghiên cứu KH&CN, nhất là phát triển lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thử nghiệm một số giống cây ăn trái (cam, quýt, bạch quả, sung), trồng rau theo hướng hữu cơ, mô hình trồng dưa lưới từ Nhật Bản, khảo nghiệm giống dưa lưới của Nhật, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tiến đến nông nghiệp hữu cơ và đào tạo chuyên môn kỹ thuật như: Công ty Joint Grass Roots Fukuoka, Công ty Ogiwara, Công ty Hagihara, Công ty Maruwa Biochemical và Công ty Horimasa - Nhật Bản.
Ngoài ra, còn tăng cường hợp tác với một số đối tác thực hiện một số nội dung trọng yếu như:
- Công ty Sydensuya thực hiện dự án Thử nghiệm các công nghệ Nhật Bản xử lý chất thải nông nghiệp bằng vi khuẩn đất phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp được JICA tài trợ. Đến nay các kết quả thử nghiệm cũng như khâu vận hành, đánh giá các công đoạn sản xuất chế phẩm vi sinh bằng vi khuẩn đất Uchishiro đã hoàn thành.
- Công ty Cổ phần xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn và hỗ trợ 02 lao động thời vụ của Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang đi thực tập sinh nông nghiệp tại Israel nhằm tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, các mô hình canh tác hiệu quả của Israel, ... để về áp dụng tại địa phương.
- Trường Đại học RMIT - Úc: Ký kết biên bản ghi nhớ và mời các chuyên gia từ Trường RMIT, mời báo cáo tham luận tại hội thảo về dược liệu (được tổ chức tại An Giang), đưa các chuyên gia khảo sát vùng trồng dược liệu tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên.
Hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện dự án Hỗ trợ công nhận và phát triển sản xuất giống lúa cộng đồng: Dự án đã hoàn thành các nội dung khảo nghiệm giống, đang tiến hành đăng ký giống với Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chủ nhiệm dự án đã tổ chức hội thảo và tham quan thực hiện tại ruộng lúa sản xuất thử giống HNOE1. Chủ nhiệm đã trình bày kết quả thực hiện và đặc tính giống HNOE1, ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu.
4.8 Hoạt động KH&CN cấp huyện:
Hoạt động KH&CN cấp huyện trên các lĩnh vực đã phát triển vượt bật, nhất là phổ biến văn bản pháp luật về KH&CN đến các tầng lớp nhân dân rộng rãi hơn, các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được triển khai đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, năng lực cán bộ KH&CN địa phương được đào tạo và nâng cao, hoạt động của các hội đồng khoa học có chất lượng hơn. Nhận thức và hiểu biết về SHTT của doanh nghiệp được nâng cao, cụ thể đã có nhiều doanh nghiệp, cơ sở quan tâm đến hoạt động bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh thị trường.
5. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn sự nghiệp KH&CN để tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ:
Việc thực hiện sử dụng vốn sự nghiệp KH&CN để tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN cho các tổ chức khoa học và công nghệ không thực hiện năm 2017. Năm 2018, trang bị mới 01 máy đo chỉ số octan cho Thanh tra Sở (đến nay chưa thực hiện). Dự kiến 06 tháng cuối năm 2018 sẽ triển khai thực hiện.
6. Đánh giá hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN:
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 26/01/2016 về thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh An Giang. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn lúng túng trong việc cấp kinh phí và thanh quyết toán nhiệm vụ KH&CN thông qua Quỹ, thiếu nguồn vốn của điều lệ từ doanh nghiệp góp vào. Vì vậy, đến nay Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa được tổ chức triển khai hoạt động chính thức.
7. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ:
Nhằm tăng cường tiềm lực về KH&CN, tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng các dự án bắt đầu từ năm 2016, tỉnh đã triển khai thực hiện 04 dự án phát triển cơ sở vật chất về khoa học và công nghệ, 01 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020) với tổng mức đầu tư của 05 dự án là 407,144 tỷ đồng gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang;
- Dự án Tăng cường trang thiết bị Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang;
- Dự án Đầu tư mua sắm thay thế thiết bị chuẩn đo lường giai đoạn 2016-2020;
- Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020;
- Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Nhìn chung, việc đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh cho các tổ chức KH&CN của các Sở, ngành rất được quan tâm và tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, cụ thể:
- Năm 2016 bố trí kế hoạch vốn 40,578 tỷ đồng, trong đó chuẩn bị đầu tư: 0,2 tỷ đồng, thực hiện đầu tư: 40,378 tỷ đồng, giải ngân: 40,341 tỷ đồng.
- Năm 2017 bố trí kế hoạch vốn 78,555 tỷ đồng, trong đó thực hiện đầu tư: 78,555 tỷ đồng, giải ngân: 67,043 tỷ đồng.
- Năm 2018 bố trí kế hoạch vốn 68,534 tỷ đồng, trong đó thực hiện đầu tư: 68,534 tỷ đồng, ước giải ngân: 64,550 tỷ đồng.
8. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ:
Năm 2017, thực hiện theo cơ chế, chính sách đã được điều chỉnh, đổi mới, trong đó về mặt tài chính đã chuyển dịch theo hướng tập trung, trọng điểm từ các nguồn sự nghiệp khoa học, nguồn đầu tư phát triển cho KH&CN và từng bước tiến tới xã hội hóa đầu tư cho KH&CN. Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN được sử dụng 54,981 tỷ đồng (dự toán chuyển nguồn 24,806 tỷ đồng), đã sử dụng 46,755 tỷ đồng.
Năm 2018, tổng dự toán được sử dụng 51,268 tỷ đồng (dự toán chuyển nguồn đã tạm ứng là 12,99 tỷ đồng; dự toán còn lại ở Kho bạc Nhà nước 8,226 tỷ đồng), thực hiện giải ngân 06 tháng đầu năm 2018 là 29.194 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2018 là 51,200 tỷ đồng.
III. Nhận xét và đánh giá:
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN, phát triển các mô hình, công nghệ sản xuất; đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Trong hoạt động đã có sự chủ động, kịp thời gắn kết và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thúc đẩy hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phối hợp chặt chẽ với các Viện, trường trong hoạt động tư vấn, thẩm định nhiệm vụ KH&CN. Trong công tác quản lý nhà nước về đo lường chất lượng có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, trao đổi thông tin và kinh nghiệm của các thành viên, cũng như nhận được sư hỗ trợ các nguồn tin chính xác của các cơ quan chuyên ngành, người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đã tạo điều kiện thuận lợi triển khai các kế hoạch khảo nghiệm, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc đang được đầu tư đổi mới (nhiều thiết bị cho phòng thí nghiệm, phòng nuôi cấy mô,...) thuận lợi cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
2. Hạn chế:
- Phòng Giao dịch công nghệ chưa phát huy hết tiềm năng; Các tổ chức, cá nhân chưa quan tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và áp dụng các giải pháp ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất.
- Về hoạt động TBT: Việc tiếp cận với doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có một số khó khăn nhất định do tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh. Phần lớn doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa nên mức độ quan tâm đến biện pháp kỹ thuật (TBT) của nước ngoài ở địa phương không cao.
- Tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, lượng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều nên các doanh nghiệp cũng chưa thực sự hào hứng tham gia chương trình năng suất và chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng để triển khai hoạt động thông tin, thống kê KH&CN còn hạn chế, việc thu thập thông tin từ các đối tượng báo cáo còn chậm, do chưa được quan tâm thông tin thống kê KH&CN.
- Nguồn nhân lực hiện có tại của Sở và các đơn vị còn gặp khó khăn, số lượng biên chế còn hạn chế, chưa có những chuyên gia giỏi công tác trong các tổ chức nghiên cứu thuộc Sở.
2. Nguyên nhân:
Cơ chế chính sách đã có nhưng tính thực thi chưa cao như: chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động KH&CN; chính sách trọng dụng đãi ngộ các nhà khoa học đầu ngành; chính sách khoán về thanh quyết toán trong nghiên cứu khoa học còn nhiêu khê; chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học vào mô hình thực nghiệm, nhân rộng kết quả vào thực tiễn cuộc sống nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển; chính sách khuyến khích phát triển hệ thống nghiên cứu triển khai trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ NĂM 2019
I. Nguyên tắc chung:
1. Xác định tổng mức kinh phí cho hoạt động KH&CN:
a) Tổng dự toán kinh phí hoạt động KH&CN năm 2019: 75,725 tỷ đồng
b) Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định phân bổ và hỗ trợ cho tỉnh hàng năm cũng như từ các nguồn kinh phí hỗ trợ, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.
2. Xác định cơ cấu kinh phí cho các loại hình hoạt động KH&CN:
a) Kinh phí sự nghiệp KH&CN: | 52,325 tỷ đồng |
- Hoạt động sự nghiệp KH&CN: | 40,898 tỷ đồng |
- Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: | 8,710 tỷ đồng |
- Hỗ trợ đơn vị trực thuộc: | 2,717 tỷ đồng |
b) Các dự án đầu tư và phát triển KH&CN: | 23,400 tỷ đồng |
Tổng cộng: | 75,725 tỷ đồng |
(Bảy mươi lăm tỷ, bảy trăm, hai mươi lăm triệu đồng)
3. Dự toán ngân sách năm 2019 cho các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh:
- Danh mục nhiệm vụ và mức kinh phí dành cho các nhiệm vụ chuyển tiếp thực hiện trong năm 2019 (Phụ lục 2);
- Danh mục nhiệm vụ và mức kinh phí dành cho nhiệm vụ KH&CN mới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (Phụ lục 3).
II. Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia:
1. Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2020 (Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Tiếp tục thực hiện Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang giai đoạn 2016 -2020, dự kiến trong năm 2019 sẽ hỗ trợ kinh phí cho 03 doanh nghiệp xây dựng mô hình áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, 02 doanh nghiệp xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
2. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh An Giang, tiến hành kiểm tra tại đơn vị 40 Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh.
3. Tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh An Giang hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu cá thể, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ...Tiếp tục nâng cao nhận thức về tạo lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ và hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong tỉnh xác lập, khai thác và nâng cao hiệu quả của đối tượng đã được bảo hộ; xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm đặc thù, sản phẩm nông nghiệp UDCNC.
4. Tiếp tục thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ), theo Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp UDCNC tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thực hiện Nghị quyết số 09/TU của Tỉnh ủy, trong đó ưu tiên: Ứng dụng mô hình, quy trình sản xuất công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Nhân rộng mô hình và tập huấn cho nông dân trong tỉnh; Nhận chuyển giao các quy trình công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thủy sản, chế biến thực phẩm, ...
5. Triển khai thực hiện 07 chương trình nghiên cứu khoa học, đề án theo Quyết định số 2532/QĐ- UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
III. Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cơ sở năm 2019:
1. Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh:
Có 76 đề tài, dự án được thực hiện, trong đó có 56 đề tài, dự án chuyển tiếp của năm 2018; nghiệm thu 33 đề tài, dự án; Tổ chức 05 Hội đồng khoa học công nghệ tư vấn xác định danh mục; 20 Hội đồng tư vấn tuyển chọn và xét duyệt đề cương; 20 Tổ thẩm định kinh phí.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở:
Dự kiến có 74 đề tài được triển khai thực hiện, bao gồm: 44 đề tài được chuyển tiếp từ năm 2018, 20 đề tài được phê duyệt 2018-2019, 10 đề tài được phê duyệt năm 2019-2020. Nghiệm thu 44/74 đề tài trong năm 2019. Tổ chức 08 Hội đồng tư vấn xét duyệt danh mục đề tài, 08 Hội đồng tư vấn xét duyệt đề cương, nghiệm thu đề tài, 74 lượt giám sát tiến độ thực hiện các đề tài.
Tổ chức hội thảo giới thiệu các kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học các cấp, kết hợp sơ kết hoạt động KH&CN cấp huyện. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về KH&CN cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa phương.
3. Đối ứng dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi năm 2019 (ủy quyền cho địa phương).
IV. Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN:
Nâng cấp và sửa chữa trang thông tin TBT (Văn phòng hỏi đáp hàng rào kỹ thuật trong thương mại) phục vụ chuyên môn và nghiên cứu KH&CN.
V. Các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN:
Tiếp tục triển khai thực hiện 02 dự án đầu tư phát triển cho KH&CN: Dự án ĐTXD Trung tâm Công nghệ sinh học đăng ký kế hoạch vốn năm 2019: 1,4 tỷ đồng; Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh học đăng ký kế hoạch vốn năm 2019: 18,0 tỷ đồng (phụ lục 4).
VI. Kế hoạch các hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN:
1. Hoạt động phát triển công nghệ và thị trường công nghệ:
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện 31 dự án (có 16 dự án chuyển tiếp từ năm trước, 15 dự án mới), ưu tiên cho 08 sản phẩm quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, các chương trình nghiên cứu và chương trình hợp tác với viện, trường theo Chương trình hỗ trợ cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh).
- Tổ chức 31 hội đồng thẩm định các dự án mới và nghiệm thu 15 dự án đến hạn; 40 đợt kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án đang triển khai.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá, xúc tiến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản pháp luật liên quan. Tham gia hội nghị, hội thảo và các lớp đào tạo, tập huấn chuyên đề do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Tổ chức hội nghị, hội thảo cấp tỉnh về phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Triển khai Chương trình hợp tác giữa An Giang và Đại học Cần Thơ.
2. Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:
- Công tác kiểm tra: (1) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng, áp dụng và duy trì HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại 40 cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống HCNN tỉnh An Giang. (2) Tổ chức 01 cuộc kiểm tra chất lượng xăng dầu và ghi thông tin trên cột đo nhiên (15 doanh nghiệp). (3) Tổ chức 01 cuộc kiểm tra chất lượng 01 mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện - điện tử (16 cở sở); Khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường: Khảo sát sự phù hợp của chất lượng hàng hóa với tiêu chuẩn và quy chuẩn đã được công bố đối với mặt hàng nước tương (10 mẫu).
- Tổ chức 01 cuộc thanh tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với mũ bảo hiểm (12 doanh nghiệp/03 huyện).
- Tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia. Hỗ trợ UBND huyện An Phú và Chợ Mới xây dựng HTQLCL theoTCVN 9001: 2015 cho 25 xã, thị trấn.
- Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra: Tham gia Đoàn kiểm ra liên ngành 389 tỉnh; Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Tổng cục TCĐLCL tổ chức.
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền văn bản pháp luật về TCĐLCL: Mở 04 lớp tập huấn các văn bản pháp luật về TCĐLCL như: Các quy định quản lý nhà nước về các sản phẩm, hàng hóa công bố hợp quy như đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, thiết bị điện-điện tử, dây cáp điện, thép xây dựng, công bố tiêu chuẩn áp dụng chất lượng vàng; quản lý nhà nước về đo lường như khối lượng tịnh hàng đóng gói sẵn, kinh doanh vàng, … dự kiến 70 người/lớp.
- Về quản lý đo lường: Tổ chức 01 cuộc kiểm tra hàng đóng gói sẵn lưu thông trên thị trường. Tham mưu lãnh đạo thực hiện Quyết định số 1148/QĐ-TĐC ngày 29/7/2015 của Tổng cục TCĐLCL ban hành quy trình thực hiện việc kiểm định đối chứng (đối với công tơ điện xoay chiều 01 pha, 03 pha và đồng hồ nước); Tổ chức 01 cuộc kiểm tra phương tiện đo nhóm 2 đối với taximet (02 đơn vị); Kiểm tra việc thực hiện sử dụng phương tiện đo nhóm 2, tiêu cự kính mắt tại 11 huyện, thị, thành phố; Kiểm tra đo lường xitec ô tô vận chuyển xăng, dầu; Kiểm tra đo lường, chất lượng trong kinh doanh vàng, trang sức mỹ nghệ; Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 656/KH-UBND của UBND tỉnh về các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu.
- Phối hợp thực hiện chương trình công tác tuyên truyền KH&CN về các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư, Nghị định về quản lý đo lường, chất lượng trong SX-KD. Tuyên truyền trên Đài PT-TH An Giang 01 chuyên đề; Báo An Giang 01 chuyên đề.
- Hoạt động TBT: Triển khai thực hiện Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg ngày 24/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 03/TBT-HCTH ngày 10/01/2018 của Văn phòng TBT Việt Nam. Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh có liên quan đến hoạt động TCĐLCL và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) nhằm phát hiện các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, có khả năng gây vướng mắc, khiếu nại, tranh chấp liên quan đến TBT. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin cần thiết hoạt động TBT, hỗ trợ cho các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật (tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp) nhằm nâng cao nhận thức về các cơ hội, thách thức của TBT trong hoạt động tiếp cận thị tường xuất khẩu. Phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng TBT tỉnh An Giang với Văn phòng TBT Việt Nam, các điểm TBT khác trong mạng lưới để khai thác thông tin hỗ trợ phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu; Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hoạt động TBT An Giang, hỗ trợ các các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả.
- Tham gia 02 lớp đào tạo về tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH&CN cho cán bộ địa phương và về quản lý đo lường, chất lượng do Trung ương tổ chức;
- Đăng các bài viết liên quan đến tuyên truyền hoạt động TCĐLCL trên Tạp chí KH&CN An Giang. Phối hợp với Tổng cục TCĐLCL mở lớp tập huấn liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật về TCĐLCL cho một số cơ quan ban ngành. Tổ chức Đoàn kiểm tra các cơ quan HCNN theo Quyết định số 19/2014/TTg về ISO hành chính công.
3. Quản lý sở hữu trí tuệ:
- Hướng dẫn khoảng 200 lượt tổ chức, cá nhân các thủ tục về sở hữu trí tuệ, có khoảng 100 đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh An Giang. Triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 như: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu, biên tập tài liệu, quảng bá và khảo sát đánh giá hiệu quả của nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”; Đẩy mạnh quảng bá và phát triển nhãn hiệu vào các siêu thị ,..
- Tổ chức khảo sát tình hình sử dụng sau khi hỗ trợ xác lập quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tham gia trưng bày tại các hội chợ, triển lãm.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn, 01 hội thảo về kiến thức sở hữu trí tuệ. Tuyên truyền phổ biến sở hữu trí tuệ trên Báo An Giang (04 kỳ), Đài PT-TH An Giang (12 chuyên mục). Phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XI (2018-2019).
4. An toàn bức xạ hạt nhân:
- Tiếp tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến văn bản QPPL về an toàn bức xạ, kiểm tra hoạt động an toàn bức xạ của các cơ sở bức xạ có sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán y tế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thanh, kiểm tra công tác quản lý an toàn bức xạ tại các cơ sở X quang. Mời chuyên gia Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc Trung tâm Hạt nhân TP. Hồ Chí Minh tập huấn về kiến thức an toàn bức xạ hạt nhân.
- Triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp tỉnh; Tổ chức hội nghị hoặc hội thảo triển khai kế hoạch ứng phó sự cố an toàn bức xạ. Tổ chức 02 đợt diễn tập kế hoạch ứng phó sự cố an toàn bức xạ.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến KH&CN:
- Duy trì và cập nhật thường xuyên thông tin các mục, chuyên mục đã có. Cập nhật 1.000 tin, bài lên Cổng thông tin KH&CN An Giang; Nâng cấp và làm mới giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở.
- Thường xuyên cập nhật các tin tức, nâng cao chất lượng tin bài (tăng tỷ trọng tin viết), duy trì và mở rộng mạng lưới cộng tác viên, thực hiện tốt các quy định, quy chế về biên tập và quản lý Cổng thông tin điện tử.
- Xuất bản định kỳ 06 số Tạp chí KH&CN An Giang, 500 quyển/số, 40 trang/quyển, có chủ đề phục vụ yêu cầu phát triển KH&CN ở từng giai đoạn. Nâng cao chất lượng bài viết chuyên sâu phù hợp với đặc điểm của Tạp chí.
- Phối hợp với Đài PT-TH An Giang phát hình và phát thanh 12 chuyên mục KH&CN. Phối hợp với Báo An Giang đăng 24 kỳ, nội dung được gắn liền với chủ đề đã tuyên truyền trên Đài PT-TH.
- Củng cố và mở rộng mạng lưới cộng tác viên, tăng cường vai trò của các thành viên trong Ban Biên tập.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng chương trình công tác tuyên truyền KH&CN, ...
6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát:
- Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng 02 cuôc: Thanh tra các nhiệm vụ được giao năm 2019 và thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN đối với 02 đơn vị trực thuộc Sở.
- Thanh tra chuyên ngành: Triển khai 06 cuộc thanh tra gồm:
+ 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và phương tiện đo nhóm 2 trong lĩnh vực y tế;
+ 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về TCĐLCL và nhãn hàng hóa trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng và an toàn bức xạ;
+ 02 cuộc thanh tra chuyên ngành về TCĐLCL và nhãn hàng hóa trong kinh doanh xăng dầu, gas;
+ 01 cuộc thanh tra liên ngành về TCĐLCL nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
+ 01 cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra của các cơ quan liên quan khi có yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định và thực hiện thanh tra đột xuất khi phát hiện vi phạm hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN hoặc theo chỉ đạo của cấp trên.
- Xây dựng và triển khai Chương trình thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực KH&CN năm 2019.
- Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Hoạt động thông tin, thống kê KH&CN:
- Tổ chức thu thập, đăng ký lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN theo Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Triển khai thực hiện chế độ báo cáo theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 25/8/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về KH&CN áp dụng đối với Sở Khoa học và Công nghệ theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHCN ngày 01/9/2015.
- Tổng kết, phân tích và cập nhật cơ sở dữ liệu của địa phương, thực hiện cuộc điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2018 và các cuộc điều tra thống kê về KH&CN khác (nếu có). Xử lý dữ liệu, tổng hợp, phân tích và công bố kết quả thống kê KH&CN của địa phương. Tập huấn nghiệp vụ thống kê khoa học và công nghệ
8. Hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện:
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện, thị như:
- Hợp đồng với Đài truyền thanh 11 huyện, thị, thành phố tuyên truyền về các hoạt động KH&CN để tuyên truyền cho người dân biết về những chủ trương chính sách và các tiến bộ khoa học và công nghệ mới đang được thực hiện.
- Tổ chức các hội đồng xác định danh mục đề xuất đề tài cấp huyện (2 đợt/năm), với khoảng 100 đề tài được đề xuất hỗ trợ; và hội đồng xét duyệt đề cương và Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 22 lớp tập huấn về nghiên cứu khoa học, quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ, quản lý an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tuyên truyền tập huấn các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ,
- Tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ KH&CN trong và ngoài tỉnh.
- Tổ chức 04 chuyến khảo sát và nghiên cứu các mô hình ứng dụng mới, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có thể ứng dụng tại địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, SHCN.
9. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp:
9.1. Trung tâm Công nghệ sinh học:
Tiếp tục triển khai các hoạt động như: Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho CBVC đơn vị; Khảo sát, đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển công nghệ; Tổ chức hội thảo nhằm thu thập ý kiến, đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân,...; Khảo sát thu thập, bảo tồn, đánh giá tiềm năng và phát triển nguồn gen và tiềm năng phát triển công nghệ. Nghiên cứu, khảo nghiệm, hoàn thiện các quy trình công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến thực phẩm, dược liệu, vi sinh, nuôi cấy mô, thủy sản, ... Thực hiện thí điểm vườn ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sinh học.
9.2. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN:
- Tập trung đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo sau đại học cho CBVC. Tổ chức học tập các mô hình ứng dụng tiến bộ sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực vật liệu mới, thủy sản, chăn nuôi, xử lý môi trường, …
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng và chuyển giao sở hữu trí tuệ, công tác khảo nghiệm, thử nghiệm, ứng dụng các tiến bộ KH&CN, tìm kiếm đối tác trong và ngoài tỉnh để khai thác, giới thiệu những công nghệ mới, ... Liên kết và hợp tác với các Viện, trường để tìm kiếm những công nghệ, thiết bị mới có thể ứng dụng trong địa phương.
- Nghiên cứu, tham mưu việc đầu tư tiềm lực cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2016-2020.
10. Hoạt động hợp tác trong và ngoài nước:
- Tổ chức hợp tác KH&CN với các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Thụy Điển,…) theo kế hoạch chung của tỉnh.
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị, đoàn thể, hội thảo khoa học (dự kiến 20 cuộc), thực hiện chương trình phát triển thanh niên về khoa học và công nghệ.
- Hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ giữa các tỉnh, khu vực; Liên kết các Viện, trường đại học; hoạt động khác, …
- Triển khai thực hiện Chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh An Giang với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và với Trường Đại học Cần Thơ.
- Hợp tác về sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ; thống kê KH&CN trong các kỳ Hội thảo và Hội chợ về sản phẩm làng nghề do Trung ương hoặc Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
VII. Tổ chức thực hiện
Các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc, căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của kế hoạch năm 2019, phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2019; Đồng thời, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ: hàng tháng, quý, 06 tháng và báo cáo năm để Văn phòng Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THỐNG KÊ CÁC VĂN BẢN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TT | Số văn bản, tên văn bản | Cơ quan ban hành |
| Năm 2017 | |
I | Văn bản quy phạm pháp luật | |
1 | Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 17/02/2017 về việc ban hành quy định quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang. | UBND tỉnh |
II | Văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN | |
1 | Quyết định số 549/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 về việc phê duyệt phương án tự chủ Trung tâm Công nghệ sinh học. | UBND tỉnh |
2 | Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 về việc phê duyệt phương án tự chủ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. | UBND tỉnh |
3 | Quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 về việc phê duyệt phương án tự chủ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. | UBND tỉnh |
4 | Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 về việc phê duyệt tạm thời Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh An Giang . | UBND tỉnh |
5 | Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 về việc phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang | UBND tỉnh |
6 | Quyết định số 188/QĐ-UBND 13/01/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang | UBND tỉnh |
| Năm 2018 |
|
I | Văn bản quy phạm pháp luật |
|
II | Văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN |
|
01 | Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 25/01/2018 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm” | UBND tỉnh |
02 | Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 06/02/2018 phê duyệt đề tài Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động ở nông thôn | UBND tỉnh |
03 | Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 01/3/2018 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang” | UBND tỉnh |
04 | Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 02/3/2018 Điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” | UBND tỉnh |
05 | Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài tại tỉnh An Giang” | UBND tỉnh |
06 | Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 phê duyệt đề tài “Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có tại tỉnh An Giang đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, hỗ trợ điều trị đái tháo đường” | UBND tỉnh |
07 | Quyết định số 873/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt Nốt (Borassus flabellifer L.) tại An Giang” | UBND tỉnh |
08 | Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 10/5/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang” | UBND tỉnh |
09 | Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang”. | UBND tỉnh |
10 | Quyết định số 1047/QĐ-SKHCN ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang” | UBND tỉnh |
DANH MỤC NHIỆM VỤ CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2019
TT | Nội dung |
01 | Chọn lọc một số giống lúa mùa ruộng trên có chất lượng tốt tại huyện Tri Tôn và Biên, tỉnh An Giang. |
02 | Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo sạt lở sớm từ xa và tự động ở An Giang. |
03 | Nghiên cứu quy trình sinh sản và nuôi thương phẩm cá xác sọc (Pangasius macronema, Bleeker, 1850) trên địa bàn tỉnh An Giang |
04 | Xây dựng đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến 2025 và tầm nhìn đến 2030. |
05 | Thực trạng, định hướng, xây dựng mô hình và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng ở An Giang giai đoạn đến 2025 -2030. |
06 | Nghiên cứu khai thác thị trường khách du lịch đường thủy và trekking An Giang giai đoạn 2020 - 2030. |
07 | Ảnh hưởng của môi trường nhà trường đến hiệu quả giảng dạy, sự thỏa mãn nghề nghiệp và áp lực công việc của giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang |
ĐVT: Triệu đồng
TT | Nội dung | Số lượng | Tổng giá trị hợp đồng | Kinh phí đã cấp | Kinh phí |
|
|
| 52.325 | ||
A | NHIỆM VỤ NĂM 2018 CHUYỂN SANG NĂM 2019 |
|
|
| 22.744 |
I | Đề tài dự án cấp tỉnh |
|
|
| 17.774 |
01 | “Bảo tồn nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình Thiên kết hợp phục vụ phát triển du lịch” do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang chủ trì, KS. Nguyễn Thị Ngọc Trinh chủ nhiệm. |
|
|
| 100 |
02 | “Tuyển chọn các giống lúa mùa nổi chất lượng cao phù hợp điều kiện tỉnh An Giang” do Trường Đại học An Giang chủ trì, TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân chủ nhiệm. |
|
|
| 120 |
03 | “Khảo nghiệm, chọn tạo các giống hoa và cây kiểng tiềm năng phục vụ phát triển du lịch vùng Bảy Núi, An Giang” do Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang chủ trì, ThS. Nguyễn Hoài Vững chủ nhiệm. |
|
|
| 300 |
04 | "Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xây dựng mô hình cây ăn trái đặc sản huyện Tịnh Biên phục vụ phát triển du lịch” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, ThS. Võ Hồng Tú chủ nhiệm. |
|
|
| 300 |
05 | “Nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống và hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng nhằm tăng hiệu quả kinh tế của đàn bò thịt tại tỉnh An Giang” do Trung tâm Công nghệ inh học An Giang chủ trì, GS.TS. Nguyễn Văn Thu chủ nhiệm. |
|
|
| 800 |
06 | “Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng các giống bản địa và phát triển các giống cây ăn quả tiềm năng phục vụ phát triển ngành cây ăn quả cho tỉnh An Giang” do Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì, ThS. Nguyễn Nhật Trường chủ nhiệm. |
|
|
| 300 |
07 | “Nghiên cứu và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh An Giang” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, PGS. TS. Lê Văn Hòa chủ nhiệm. |
|
|
| 120 |
08 | Nghiên cứu thử nghiệm trục liên thông kết nối một một số phần mềm tỉnh An Giang, Trường ĐHCT chủ trì, TS. Ngô Bá Hùng chủ nhiệm. |
|
|
| 200 |
09 | Nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang, Trường ĐHAG chủ trì, TS. Nguyễn Văn Hòa chủ nhiệm |
|
|
| 400 |
10 | Nghiên cứu xây dựng và phát triển các loại cây ăn quả vùng Bảy Núi phục vụ du lịch tỉnh An Giang, Trường ĐHCT chủ trì, ThS. Trần Sỹ Hiếu chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
11 | Nghiên cứu xây dựng các mô hình du lịch trọng điểm dựa vào cộng đồng tỉnh An Giang, Trường ĐHCT chủ trì, TS. Đào Ngọc Cảnh chủ nhiệm. |
|
|
| 124 |
12 | Nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ thân rễ cây Ngải trắng (Curcuma aromatica), Trường Đại học Y dược TPHCM chủ trì, TS.BS. Huỳnh Thanh Tuấn chủ nhiệm. |
|
|
| 420 |
13 | Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang, Trường ĐHCT chủ trì, PGS.TS Dương Nhựt Long chủ nhiệm. |
|
|
| 240 |
14 | Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng hạ đường huyết và bào chế chế phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây Sầu đâu ăn lá (Azadirachta sp.) tại An Giang, Trường Đại học Y dược Cần Thơ chủ trì, PGS.TS Dương Xuân Chữ chủ nhiệm. |
|
|
| 380 |
15 | Nghiên cứu các sản phẩm từ tinh dầu Chúc (Citrus hystrix) được trồng tại An Giang có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi, Trường Đại học Y dược Cần Thơ chủ trì , PGS.TS. Phạm Thành Suôl chủ nhiệm. |
|
|
| 240 |
16 | Nghiên cứu thành phần các hoạt chất có tác động điều trị ung thư đường tiêu hóa từ củ Ngải bún (Boesenergia pandurata) ở An Giang, Trường Đại học KHTN TPHCM chủ trì, PGS.TS Nguyễn Trung Nhân chủ nhiệm. |
|
|
| 200 |
17 | Nghiên cứu thành phần các hoạt chất và sản phẩm có tác động kháng viêm, giảm đau hỗ trợ điều trị từ Cà gai leo (Solaump procumbens Lour) ở An Giang, Trường Đại học KHTN TPHCM chủ trì, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai chủ nhiệm. |
|
|
| 210 |
18 | Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro về lũ, hạn, mặn trong sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang, Viện Địa lý tài nguyên TPHCM chủ trì, ThS Bùi Chí Nam chủ nhiệm. |
|
|
| 140 |
19 | Nghiên cứu, sưu tầm di sản Hán Nôm An Giang phục vụ bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch, Trường ĐHCT chủ trì, PGS.TS Nguyễn Kim Châu chủ nhiệm. |
|
|
| 100 |
20 | Nghiên cứu phát triển chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị từ cây ngải đen (Kaempferia parviflora Wall.Ex Baker), tỉnh An Giang, Trung tâm Sâm và Dược liệu TPHCM, ThS Nguyễn Thị Ngọc Đan chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
21 | Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ phát triển huyện nông thôn mới (Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), Trường ĐHCT chủ trì, TS.Võ Văn Dứt chủ nhiệm. |
|
|
| 100 |
22 | Nghiên cứu đánh giá tác dụng và hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang, Trung tâm CNSH An Giang, ThS Dương Thị Mộng Ngọc chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
23 | Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt chuẩn VietGAP, Công ty Tư vấn Dịch vụ thủy sản Thanh Loan chủ trì, TS. Lý Thị Thanh Loan chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
24 | Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng (Monopterus albus) tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP, Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì, ThS Nguyễn Hoàng Huy chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
25 | Nghiên cứu phát triển mô hình nông nghiệp đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang, Trường ĐHCT chủ trì, TS Cao Quốc Nam chủ nhiệm. |
|
|
| 250 |
26 | Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng, chế biến và tạo sản phẩm đặc sản từ cây Huyền tinh (Tacca leontopetaloides (L.) Kuntze,Taccaceae) tại tỉnh An Giang, Trường ĐH Bách khoa TPHCM chủ trì, PGS.TS Lê Thị Kim Phụng chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
27 | Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chủ trì, TS Phạm Thị Minh Tâm chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
28 | Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa - cá sạch tại tỉnh An Giang, Trường ĐH Cần Thơ chủ trì, PGS.TS Nguyễn Duy Cần chủ nhiệm |
|
|
| 250 |
29 | Nghiên cứu xây dựng chuỗi giá trị lúa Jasmine đạt chuẩn GlobalGAP, Trường Đại học Cần Thơ, PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi chủ nhiệm. |
|
|
| 250 |
30 | Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển khởi nghiệp và thu hút đầu tư tại tỉnh An Giang, Trường ĐH Hoa Sen chủ trì, TS.Trần Thị Út chủ nhiệm. |
|
|
| 130 |
31 | Nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn dược liệu kết hợp phát triển du lịch tại Núi Cấm, tỉnh An Giang”, Trung tâm CNSH TPHCM chủ trì, TS. Dương Hoa Xô chủ nhiệm. |
|
|
| 250 |
32 | Xây dựng cơ sở dữ liệu nhiệm vụ KH&CN, Trường ĐHAG chủ trì,ThS Huỳnh Lý Thanh Nhàn chủ nhiệm. |
|
|
| 250 |
33 | Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao (khu vực sạt lở xã Mỹ Hội Đông)”, Trường ĐHAG chủ trì, TS. Nguyễn Trần Nhẫn Tánh chủ nhiệm. |
|
|
| 1.200 |
34 | Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu” - PGs Ts Lê Thanh Hải |
|
|
| 500 |
35 | Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm”, Trường ĐHAG chủ trì, TS. Phan Phương Loan chủ nhiệm. |
|
|
| 500 |
36 | Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang”, Trường ĐHAG chủ trì, ThS Trần Thị Kim Liên chủ nhiệm. |
|
|
| 320 |
37 | Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang”, Trường ĐHAG chủ trì, ThS Lê Văn Lễnh chủ nhiệm. |
|
|
| 300 |
38 | Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài tại tỉnh An Giang”, Trường ĐHAG chủ trì , ThS Trần Xuân Hiển chủ nhiệm. |
|
|
| 325 |
39 | Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam chủ trì, TS Nguyễn Công Thành chủ nhiệm. |
|
|
| 475 |
40 | Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có tại tỉnh An Giang đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, hỗ trợ điều trị đái tháo đường”, Trường ĐHCT chủ trì, PGS.TS Đái Thị Xuân Trang |
|
|
| 450 |
41 | Cơ sở dữ liệu phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại”, Trung tâm Dịch vụ CNTT và Truyền thông An Giang chủ nhiệm, ThS Trần Trung Chánh chủ nhiệm. |
|
|
| 230 |
42 | Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu y tế cộng đồng tỉnh An Giang, Trường ĐHCT chủ trì, TS. Trương Quốc Định chủ nhiệm. |
|
|
| 380 |
43 | Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt Nốt (Borassus flabellifer L.) tại An Giang, Trung tâm CNSH An Giang chủ trì, ThS. Trần Thị Quế chủ nhiệm. |
|
|
| 300 |
44 | Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang, Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên chủ trì, KS. Vũ Khắc Tùng chủ nhiệm. |
|
|
| 300 |
45 | Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang, Trung tâm CNSH An Giang chủ trì, ThS. Nguyễn Công Kha chủ nhiệm. |
|
|
| 420 |
46 | Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang, Trường ĐHAG chủ trì, PGS.TS Võ Văn Thắng chủ nhiệm. |
|
|
| 500 |
47 | Nghiên cứu xây dựng cánh đồng lớn cải tiến, sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đê bao khép kín tỉnh An Giang, Trường ĐHCT chủ trì, TS. Nguyễn Hữu Chiếm chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
48 | Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, TP. Long Xuyên, An Giang, Trường ĐHY dược TPHCM chủ trì, ThS.BS. Nguyễn Văn Đáng chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
49 | Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung, Trung tâm CNSH An Giang chủ trì, ThS Nguyễn Ngọc Huỳnh Trân chủ nhiệm. |
|
|
| 400 |
50 | Chọn lọc một số giống lúa mùa ruộng trên có chất lượng tốt tại huyện Tri Tôn và Biên, tỉnh An Giang. |
|
|
| 200 |
51 | Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo sạt lở sớm từ xa và tự động ở An Giang. |
|
|
| 200 |
52 | Nghiên cứu quy trình sinh sản và nuôi thương phẩm cá sát sọc (Pangasius macronema, Bleeker, 1850) trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
| 200 |
53 | Xây dựng đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. |
|
|
| 200 |
54 | Thực trạng, định hướng, xây dựng mô hình và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng ở An Giang giai đoạn đến 2025 -2030. |
|
|
| 200 |
55 | Nghiên cứu khai thác thị trường khách du lịch đường thủy và trekking An Giang giai đoạn 2020 - 2030. |
|
|
| 200 |
56 | Ảnh hưởng của môi trường nhà trường đến hiệu quả giảng dạy, sự thỏa mãn nghề nghiệp và áp lực công việc của giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang. |
|
|
| 200 |
II | Hỗ trợ các đề tài cấp cơ sở | 20 | 30 |
| 1.320 |
01 | Ảnh hưởng của bón silic và boron, phun ethephon qua lá lên sinh trưởng, năng suất, phẩm chất mè tại An Giang (ThS Võ Thị Xuân Tuyền) |
|
|
| 30 |
02 | Khảo sát khả năng tăng trưởng của bò thịt bằng khẩu phần thay thế thân cây chuối cấy mô sau thu hoạch” (ThS. Huỳnh Thị Thắm) |
|
|
| 30 |
03 | Đánh giá sự đa dạng sinh học thành phần thực vật cây thân gỗ tại núi Trọi, huyện Tri Tôn và đồi 4 núi Phú Cường huyện Tịnh Biên, An Giang” (ThS. Bành Lê Quốc An) |
|
|
| 30 |
04 | Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các mô hình nông lâm kết hợp thuộc khu vực đồi núi huyện Tịnh Biên, An Giang” (ThS. Nguyễn Tấn Tài) |
|
|
| 30 |
05 | Thử nghiệm mô hình nuôi cá mè vinh (Barbodes gonionotus) trong lồng/bè sử dụng thức ăn đậu tằm để tăng độ dai và giòn cho thịt cá” (KS.Nguyễn Minh Thành) |
|
|
| 30 |
06 | Hoàn thiện quy trình nhân giống cây khóm cayen bằng phương pháp nuôi cấy mô (ThS Nguyễn Thị Ngọc Giàu) |
|
|
| 30 |
07 | Khảo sát hoạt tính ức chế enzyme Acetylcholinesterase của một số cây thuốc ở An Giang trong điều trị bệnh Alzheimer” (ThS. Lê Minh Tuấn) |
|
|
| 30 |
08 | Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở các Trường mẫu giáo tại thị xã Tân Châu, An Giang năm học 2017-2018” (BS. Trương Thị Hoa Sen) |
|
|
| 30 |
09 | Đánh giá kết quả siêu âm Doppler động mạch tử cung ở tuần 20-24 thai kỳ trong dự đoán tiền sản giật tại Bệnh viện đa khoa TP. Châu Đốc và Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang” (BS. Salayman) |
|
|
| 30 |
10 | Thử nghiệm mô hình trồng xà lách xoong (Nasturtium officinale) trên nền đất lúa 3 vụ tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang” (Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú) |
|
|
| 30 |
11 | Nghiên cứu thử nghiệm Uniconazole thay thế Paclobutrazol trong xử lý ra hoa xoài 03 màu tại huyện Chợ Mới, An Giang” (ThS. Nguyễn Trung Thành) |
|
|
| 30 |
12 | Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tuỵ ngược dòng tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang” (BS. Nguyễn Cao An) |
|
|
| 30 |
13 | Kết quả tán sỏi nội soi ngược dòng sỏi niệu quản đoạn dưới bằng nguồn tán Holmium laser tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang” (ThS.BS Trần Văn Quốc) |
|
|
| 30 |
14 | Bộ tài liệu chương trình, nội dung bồi dưỡng công tác dân vận, mặt trận và đoàn thể cấp xã thuộc tỉnh An Giang” (ThS Lê Văn Bền). |
|
|
| 30 |
15 | Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở tỉnh An Giang hiện nay” (CN Hà Thị Bích Mai) |
|
|
| 30 |
16 | Chế biến nước cơm rượu và bánh cookies từ nếp Phú Tân, An Giang” (TS. Hồ Thanh Bình) |
|
|
| 30 |
17 | Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch và nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2017” (BS. Nguyễn Minh Tân) |
|
|
| 30 |
18 | Giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quàn lý tại thành phố Long Xuyên, An Giang” (ThS Nguyễn Ngọc Trúc Quỳnh) |
|
|
| 30 |
19 | Thực trạng và giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn TP. Long Xuyên năm 2018” (ThS Đào Văn Thanh) |
|
|
| 30 |
20 | Thử nghiệm mô hình nuôi ghép ếch Thái Lan trong vèo kết hợp thả cá sặc rằn trong ao đất tại huyện Châu Phú, An Giang (KS Phan Hoàng Minh) |
|
|
| 30 |
21 | Tuyển chọn và hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh cháy lá khoai môn do nấm Phytophthrora sp. gây ra ở An Giang |
|
|
| 30 |
22 | Nghiên cứu quy trình nhân giống cây huệ bằng phương pháp nuôi cấy mô |
|
|
| 30 |
23 | Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại đèn LED và thời gian chiếu sáng đến sự sinh trưởng, phát triển trên cây hoa chuông trong nuôi cấy mô |
|
|
| 30 |
24 | Nghiên cứu hiện trạng, đánh giá tiềm năng và định hướng chuyển dịch trên đất lúa kém hiệu quả của vùng cao huyện Tịnh Biên, An Giang |
|
|
| 30 |
25 | Khảo sát hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên nhóm rau ăn lá theo hướng tổng hợp tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang |
|
|
| 30 |
26 | Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất lúa ĐS1 phục vụ xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh An Giang năm 2018 |
|
|
| 30 |
27 | Đánh giá đặc tính sinh trưởng và năng suất cây khoai môn trồng từ củ của cây cấy mô với cây khoai môn trồng từ củ để giống qua nhiều vụ |
|
|
| 30 |
28 | Nghiên cứu qui trình trồng dâu tây (Fragaria vesca) với 2 mô hình trồng chậu và tưới nhỏ giọt tại núi Cấm huyện Tịnh Biên, An Giang |
|
|
| 30 |
29 | Nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn và phát triển cây thuốc kết hợp du lịch sinh thái tại huyện Tịnh Biên, An Giang. |
|
|
| 30 |
30 | Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao lót bạt sử dụng chế phẩm vi sinh và bổ sung hệ thống sục khí để nâng cao mật độ, năng suất nuôi tại An Giang. |
|
|
| 30 |
31 | Ứng dụng acid hữu cơ vào khẩu phần thức ăn thay thế kháng sinh trong nuôi cá điêu hồng (Oreochromis. ssp) lồng, bè tại An Giang. |
|
|
| 30 |
32 | Ứng dụng hệ thống Aquaponics trong kỹ thuật nuôi lươn đồng không bùn tại huyện Tịnh Biên, An Giang |
|
|
| 30 |
33 | Thử nghiệm mô hình nuôi lươn thương phẩm mật độ cao ứng dụng hệ thống tuần hoàn tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. |
|
|
| 30 |
34 | Xây dựng mô hình nuôi gà thịt thả vườn ứng dụng đệm lót sinh học, thay thế thuốc kháng sinh bằng cây dược liệu thực vật, quy mô nông hộ tại huyện An Phú, An Giang |
|
|
| 30 |
35 | Nghiên cứu chế biến nước giải khát nhãn lồng - tim sen |
|
|
| 30 |
36 | Khảo sát thực trạng và xây dựng mô hình sản xuất Bún tươi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại TP. Châu Đốc, An Giang |
|
|
| 30 |
37 | Hiệu quả của Montelukast trong kiểm soát hen phế quản. |
|
|
| 30 |
38 | Đánh giá hiệu quả can thiệp việc sử dụng thuốc ức chế tiết acid dạ dày tại các bệnh viện trong tỉnh An Giang |
|
|
| 30 |
39 | Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh lao phổi đa kháng thuốc tỉnh An Giang |
|
|
| 30 |
40 | Khảo sát siêu âm động mạch cảnh ngoài sọ trên bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường |
|
|
| 30 |
41 | Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong theo ICD10 tại Trung tâm Y tế TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2013-2017. |
|
|
| 30 |
42 | Giải pháp phát huy vai trò của hội viên, phụ nữ huyện Chợ Mới trong công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. |
|
|
| 30 |
43 | Phát triển du lịch tâm linh ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang |
|
|
| 30 |
44 | Nghiên cứu, ứng dụng mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới để hướng nghiệp cho học sinh. |
|
|
| 30 |
III | Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016): 15 mô hình, dự án. |
|
|
| 3.150 |
01 | Xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (ThS Trần Ngọc Phương Anh) |
|
|
| 200 |
02 | Xây dựng mô hình thử nghiệm trồng cà chua cao sản trong nhà màng tại Châu Đốc (ThS Ngô Thị Hồng Yến) |
|
|
| 50 |
03 | Xây dựng mô hình sản xuất xoài ba màu có quy mô 500 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm” (TS. Võ Hữu Thoại) |
|
|
| 2.200 |
04 | Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm trồng cam xoàn theo hướng VietGAP điều khiển từ smartphone tại huyện An Phú (KS Khưu Minh Hiện) |
|
|
| 100 |
05 | Xây dựng mô hình trồng rau xà lách thủy canh đạt chứng nhận rau an toàn tại huyện Thoại Sơn (KS Mai Đoàn Bá Vĩ) |
|
|
| 100 |
06 | Sản xuất thử nghiệm cà chua bi nhóm sinh trưởng vô hạn trong nhà màng ứng dụng công nghệ 4.0. |
|
|
| 100 |
07 | Xây dựng quy trình sản xuất khoai môn giống từ cây cấy mô phù hợp điều kiện tỉnh An Giang. |
|
|
| 100 |
08 | Nhân rộng kết quả ứng dụng máy tách hạt gạo C640 trong sản xuất nông nghiệp |
|
|
| 100 |
09 | Nhân rộng mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng |
|
|
| 200 |
IV | Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
| 500 |
| Triển khai Kế hoạch “Nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030” |
|
|
| 500 |
B | NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2019 |
|
|
| 29.581 |
BI | NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2019 (Khối Văn phòng Sở) |
|
|
| 18.154 |
I | Đề tài dự án cấp tỉnh (Chương trình nghiên cứu trọng điểm theo Quyết định 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch thực hiện CTHĐ số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế" và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) |
|
|
| 3.000 |
| 10 nhiệm vụ xét duyệt trong năm 2019-2020 triển khai trong năm 2018 (Bình quân: 300 triệu đồng /1 nhiệm vụ) |
| 10 | 300 | 3.000 |
II | Chương trình khoa học công nghệ theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện CTHĐ số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế". |
|
|
| 857 |
01 | Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển CNSH trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
| 167 |
02 | Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển dược liệu và YHCT trên địa bàn tỉnh An Giang gđ 2016-2020 |
|
|
| 81 |
03 | Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
| 93 |
04 | Chương trình “Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
| 150 |
05 | Chương trình Phát triển nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 |
|
|
| 76 |
06 | Chương trình “Phát triển nghiên cứu bền vững các vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 |
|
|
| 90 |
07 | Chương trình "Nghiên cứu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và định hướng phát triển KT-XH tỉnh An Giang " |
|
|
| 200 |
III | Hỗ trợ các đề tài cấp cơ sở năm 2019 (30 đề tài) |
|
|
| 900 |
| Hỗ trợ 30 đề tài cấp cơ sở | 30 | 30 |
| 900 |
IV | Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016) 15 mô hình, dự án x 250 triệu đồng | 15 |
|
| 3.750 |
01 | Hỗ trợ 15 mô hình, dự án ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016) | 15 | 250 |
| 3.750 |
V | Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
| 452 |
01 | Hỗ trợ các công ty, chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tài sản SHTT và hỗ trợ phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và ngoài nước |
|
|
| 152 |
02 | Triển khai Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 |
|
|
| 300 |
VI | Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn từ nay đến 2020 |
|
|
| 400 |
| Kiểm tra giám sát |
|
|
| 100 |
| Xúc tiến các mô hình tiên tiến |
|
|
| 300 |
VII | Hỗ trợ dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi năm 2019 (ủy quyền địa phương) |
|
|
| 450 |
| Đối ứng ngân sách địa phương 01 dự án x 450 triệu đồng |
|
|
| 450 |
VIII | Hoạt động Quản lý KH&CN |
|
|
| 8.345 |
01 | Hoạt động Quản lý Khoa học |
|
|
| 1.266 |
| Làm việc về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2019 và định hướng nghiên cứu năm 2020 với Sở ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố và các Viện, trường đại học trong và ngoài tỉnh | 15 | 5 |
| 75 |
| Giám sát, kiểm tra tình hình triển khai tiến độ các đề tài, dự án cấp tỉnh; Kiểm tra tình hình thực hiện kết quả đề tài sau nghiệm thu; Giám sát tổ chức KH&CN; các Chương trình theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND | 67 | 2 |
| 134 |
| Thông báo tuyển chọn đơn vị chủ trì đề tài, dự án năm 2019 | 4 | 8 |
| 32 |
| Hội đồng KHCN tư vấn xác định danh mục: | 5 | 12 |
| 60 |
| Hội đồng tư vấn tuyển chọn và xét duyệt đề cương: | 20 | 15 |
| 300 |
| Thẩm định kinh phí: | 20 | 2 |
| 40 |
| Hội đồng nghiệm thu: | 20 | 15 |
| 300 |
| Chi phí đưa rước chuyên gia tham dự họp Hội đồng: |
|
|
| 240 |
| Hội nghị, hội thảo khác |
|
|
| 65 |
| Hỗ trợ đề xuất ý tưởng nhiệm vụ KH&CN | 20 | 1 |
| 20 |
| Hỗ trợ lấy ý kiến chuyên gia độc lập | 20 | 0,5 |
| 10 |
02 | Hoạt động Quản lý công nghệ và TTCN |
|
|
| 590 |
| Khảo sát, đánh giá, xúc tiến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh | 4 | 10 |
| 40 |
| Tuyên truyền, phổ biến chương trình hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 và các văn bản QPPL liên quan | 3 | 10 |
| 30 |
| Tổ chức 40 đợt kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện mô hình, dự án | 40 | 2 |
| 80 |
| Tổ chức Hội đồng KH&CN thẩm định nội dung | 15 | 10 |
| 150 |
| Tổ chức Tổ thẩm định kinh phí | 10 | 2 |
| 20 |
| Tổ chức Hội đồng KH&CN nghiệm thu dự án | 27 | 10 |
| 270 |
03 | Hoạt động Quản lý Sở hữu trí tuệ (Phòng quản lý chuyên ngành) |
|
|
| 260 |
| Phối hợp với huyện, thị, thành, doanh nghiệp tập huấn về “Sở hữu trí tuệ trong gia nhập TPP” | 2 | 25 |
| 50 |
| Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn về sở hữu trí tuệ tại TP. Long Xuyên | 1 | 30 |
| 30 |
| Phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp và Trường Đại học An Giang tổ chức sự kiện/ Hội thảo hoạt động tuyên truyền Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 | 1 | 30 |
| 30 |
| Tham gia trưng bày triển lãm tại các hội chợ trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
| 100 |
| Khảo sát tình hình sử dụng nhãn hiệu sau khi được hỗ trợ xác lập quyền bảo hộ |
|
|
| 30 |
| Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến sở hữu trí tuệ trong năm |
|
|
| 20 |
04 | Hoạt động Quản lý An toàn bức xạ (Phòng quản lý chuyên ngành) |
|
|
| 110 |
| Mời chuyên gia Cục ATBX-HN hoặc Trung tâm Hạt nhân TP. HCM tập huấn kiến thức ATBXHN |
|
|
| 30 |
| Kiểm tra thực thi ứng phó sự cố ATBX hạt nhân tại các cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh |
|
|
| 60 |
| Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến bức xạ, hạt nhân trong năm |
|
|
| 20 |
05 | Hoạt động Thống kê KH&CN (Phòng quản lý chuyên ngành) |
|
|
| 180 |
| Triển khai báo cáo thống kê KH&CN năm 2017 |
|
|
| 30 |
| Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thống kê KH&CN |
|
|
| 30 |
| Đầu tư trang thiết bị để tổ chức kết nối, khai thác, sử dụng nguồn tin khoa học và công nghệ qua mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). |
|
|
| 100 |
| Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến thông tin, thống kê trong năm |
|
|
| 20 |
06 | Hoạt động Thanh tra KH&CN |
|
|
| 250 |
| Thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng | 2 |
|
| 5 |
| Thanh tra về ATBX-HN và PTĐ nhóm 2 (y tế) | 1 |
|
| 30 |
| Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh vàng | 1 |
|
| 45 |
| Thanh tra về đo lường và chất lượng xăng, dầu, gas | 2 |
|
| 45 |
| Thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo của cấp trên | 2 |
|
| 45 |
| Thanh tra liên ngành về TCĐLCL nhãn hàng hóa và SHCN đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường (BCĐ 389 theo Quyết định số 35/QĐ-BCĐ ngày 31/7/2015) | 1 |
|
| 30 |
| Thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên hoặc theo phản ánh, giải quyết khiếu nại tố cáo | 1 |
|
| 15 |
| Thanh tra phối hợp (Đoàn kiểm tra BCĐ 389, Chi cục TCĐLCL, Thanh tra Tổng cục TCĐLCL, …) | 1 |
|
| 35 |
07 | Hoạt động Quản lý KH&CN cấp cơ sở |
|
|
| 524 |
| Công tác quản lý, giám sát tiến độ thực hiện và tham gia hội đồng xét duyệt đề cương và nghiệm thu đề tài cơ sở tại các huyện. Giám sát kiểm tra nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, giám sát các tổ chức KH&CN | 74 | 0,50 |
| 37 |
| Xúc tiến với Viện, trường khảo sát hiện trạng và đề xuất ý tưởng triển khai các nhiệm vụ KH&CN cho địa phương. | 1 | 30,00 |
| 30 |
| Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cán bộ quản lý thuộc Chương trình nông thôn miền núi, quản lý thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức KH&CN |
|
|
| 15 |
| Hội thảo giới thiệu kết quả nghiên cứu đề tài cơ sở và kết hợp sơ kết hoạt động KH&CN cấp huyện |
|
|
| 30 |
| Tuyên truyền phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế | 11 | 12,00 |
| 132 |
| Tổ chức Hội đồng tư vấn xét duyệt danh mục dề tài cơ sở | 8 | 15,00 |
| 120 |
| Tổ chức Hội đồng xét duyệt đề cương đề tài cơ sở, dự án nông thôn miền núi | 8 | 8,00 |
| 64 |
| Tổ chức Tổ thẩm định kinh phí | 8 | 3,00 |
| 24 |
| Tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài cơ sở | 9 | 8,00 |
| 72 |
08 | Hoạt động Thông tin và Truyền thông KH&CN |
|
|
| 240 |
| Phát hình chuyên đề KHCN trên Đài truyền hình (4 kỳ/ tháng) gồm 2 chuyên mục KH&CN, 02 chuyên mục nông nghiệp UDCNC | 24 | 7,00 |
| 168 |
| Chuyên mục KHCN trên Báo An Giang (4 kỳ /tháng)gồm 2 chuyên mục KH&CN, 02 chuyên đề NNUDCNC | 24 | 3,00 |
| 72 |
09 | Hoạt động quản lý KH&CN địa phương |
|
|
| 1.100 |
| Hỗ trợ hoạt động KH&CN các huyện, thị, thành phố |
|
|
| 1.100 |
10 | Hoạt động Quản lý KH&CN khác (Văn phòng) |
|
|
| 1.820 |
| Công tác tham mưu tư vấn, hợp tác quốc tế |
|
|
| 100 |
| Tham dự Hội nghị, hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức |
|
|
| 160 |
| Tham dự đào tạo, tập huấn theo chuyên đề về các lĩnh vực KHCN Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức | 6 | 30 |
| 180 |
| Triển khai Chương trình hợp tác với Trường ĐHCT | 1 | 40 |
| 40 |
| Tổ chức hội nghị, hội thảo cấp tỉnh | 4 | 60 |
| 240 |
| Tổ chức Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 |
|
|
| 50 |
| Tham gia các phiên chợ thiết bị công nghệ, hội thảo, hội nghị khác |
|
|
| 200 |
| Chương trình hỗ trợ ươm tạo , phát triển nhân lực KHCN và khởi nghiệp |
|
|
| 300 |
| Khảo sát các mô hình Ứng dụng tiến bộ KHCN ở các tỉnh cho các huyện thị | 5 | 60,00 |
| 300 |
| Hoạt động hợp tác KHCN giữa các tỉnh, khu vực; Liên kết các Viện, trường đại học; hoạt động khác, … -QLKH: 50 triệu; QLCN&TTCN: 50 triệu; QLKH&CN cơ sở: 50 triệu; QLCN: 50 triệu; Thanh tra: 30 triệu; Văn phòng: 20 triệu; ) |
|
|
| 250 |
11 | Tăng cường tiềm lực phục vụ nghiên cứu và quản lý khoa học và công nghệ |
|
|
| 50 |
| Nâng cấp và sửa chữa trang thiết bị phục vụ chuyên môn và quản lý nghiên cứu KHCN |
|
|
| 50 |
12 | Hỗ trợ các hoạt động khác (được giao tùy theo khả năng cân đối kinh phí phân bổ cho Sở KHCN) |
|
|
| 1.955 |
| - Liên Hiệp các hội khoa học và kỹ thuật |
|
|
| 1.600 |
| - Hội Khoa học lịch sử (Tổ chức hội thảo KHLS) |
|
|
| 280 |
| - Hiệp hội nghề nuôi và Chế biến thủy sản |
|
|
| 75 |
B.II | NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2016/NĐ-CP |
|
|
| 8.710 |
I | Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN |
|
|
| 3.710 |
| Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong hoặc ngoài nước. |
|
|
| 350 |
| Tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, điểm kết nối cung cầu tại địa phương . |
|
|
| 450 |
| Phát hành Tạp chí khoa học và công nghệ |
|
|
| 300 |
| Xây dựng mô hình Ứng dụng công nghệ Plasma trong xử lý nước thải. |
|
|
| 160 |
| Nghiên cứu quy trình thuần dưỡng sinh sản nhân tạo cá lăng vàng |
|
|
| 300 |
| Tổ chức tập huấn, chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang. |
|
|
| 400 |
| Ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao để giám sát chất lượng nước trong sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực |
|
|
| 850 |
| Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật chế biến thực phẩm đối với một số sản phẩm nông sản của An Giang |
|
|
| 500 |
| Ứng dụng nhà sấy bằng năng lượng mặt trời bảo quản nông sản, thực phẩm và thủy sản. |
|
|
| 400 |
II | Trung tâm Công nghệ sinh học |
|
|
| 5.000 |
01 | Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; Tập huấn và giới thiệu các tiến bộ khoa học và công nghệ các sản phẩm nghiên cứu trong lĩnh vực CNSH, NNUDCNC |
|
|
| 450 |
02 | Nghiên cứu quy trình canh tác, chọn tạo một số loại rau màu theo hướng an toàn tại An Giang |
|
|
| 550 |
03 | Nghiên cứu bổ sung mật rỉ đường vào công thức nuôi trồng tảo Spirulina platensis và quy trình sản xuất các sản phẩm viên nang, sữa chua từ Spirulina platensis |
|
|
| 450 |
04 | Nghiên cứu quy trình nuôi trồng một số loại nấm ăn và nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao ở tỉnh An Giang |
|
|
| 550 |
05 | Nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học, phân compost và trồng thử nghiệm trên rau màu tại An Giang |
|
|
| 550 |
06 | Hoàn thiện quy trình sản xuất trà và viên nang từ nguyên liệu chùm ngây và đinh lăng được trồng tại An Giang. |
|
|
| 500 |
07 | Thử nghiệm quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ một số loại nông sản tại tỉnh An Giang với quy mô pilot. |
|
|
| 450 |
08 | Ứng dụng công nghệ sinh học trong lưu giữ, bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng. |
|
|
| 550 |
09 | Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của bò cái Brahman trong giai đoạn nuôi con và con bê lai giai đoạn 1-6 tháng tuổi tại tỉnh An Giang |
|
|
| 500 |
10 | Khảo sát ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên năng suất của trùn quế (Perionyx excavatus) và sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm có giá trị gia tăng từ trùn quế |
|
|
| 450 |
BIII | Chi sự nghiệp hỗ trợ các đơn vị trực thuộc |
|
|
| 2.717 |
| Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
|
|
| 2.717 |
I | Kế hoạch thực hiện năm 2019 các chương trình, đề án quốc gia |
|
|
| 174 |
1 | Kinh phí thực hiện " Kế hoạch Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020" theo Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh |
|
|
| 74 |
2 | Hoạt động TBT |
|
|
| 100 |
II | Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm hàng hóa: |
|
|
| 2.133 |
1 | Khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường |
|
|
| 30 |
2 | Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường |
|
|
| 70 |
3 | Tổ chức 02 lớp tập huấn về tiêu chuẩn, chất lượng |
|
|
| 50 |
4 | Tổ chức mời thầu thuê tư vấn chuyển đổi HTQLCL từ TCVN ISO 9001:2008 sang TCVN ISO 9001:2015 cho 78 xã, phường, thị trấn x 16 triệu |
|
|
| 1.248 |
5 | Công tác thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, chất lượng |
|
|
| 45 |
6 | Chi phí tư vấn xây dựng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 cho 25 xã x 26,4 triệu |
|
|
| 660 |
8 | Tham gia tập huấn về Giải thưởng chất lượng Quốc gia |
|
|
| 30 |
III | Công tác quản lý nhà nước đo lường |
|
|
| 240 |
1 | Tổ chức 05 cuộc kiểm tra về đo lường |
|
|
| 85 |
2 | Tổ chức tập huấn tuyên truyền văn bản pháp luật |
|
|
| 15 |
3 | Thanh tra chuyên ngành về TCĐLCL |
|
|
| 20 |
4 | Tham gia, phối hợp với đoàn liên ngành 389 |
|
|
| 30 |
5 | Thực hiện Kế hoạch 656/KH-UBND của UBND tỉnh |
|
|
| 50 |
6 | Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn |
|
|
| 40 |
IV | Các hoạt động liên quan đến Tiêu chuẩn, chất lượng |
|
|
| 170 |
1 | Phối hợp với Tổng cục TCĐLCL mở lớp tập huấn văn bản QPPL về TCĐLCL |
|
|
| 40 |
2 | Tổ chức Đoàn kiểm tra các cơ quan HCNN theo Quyết định 19/2014/TTg của TTCP (về ISO hành chính công). |
|
|
| 50 |
3 | Khảo sát, thẩm định để tham mưu lãnh đạo Sở KH&CN cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang |
|
|
| 50 |
4 | Tham gia 02 lớp đào tạo về tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH&CN cho cán bộ địa phương và về quản lý đo lường, chất lượng đo Trung ương tổ chức |
|
|
| 30 |
PHẦN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN (ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020) | 372.682 |
|
| 23.400 | |
01 | Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học, Tổng kinh phí 265 tỷ đồng | 265.000 |
|
| 1.400 |
02 | Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh học giai đoạn 2016-2020, Tổng kinh phí 95 tỷ đồng | 95.000 |
|
| 18.000 |
04 | Dự án Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020, Tổng kinh phí 12,682 tỷ đồng. | 12.682 |
|
| 4.000 |
| TÔNG CỘNG: |
|
|
| 75.725 |
| PHẦN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC |
|
|
| 52.325 |
A | NHIỆM VỤ NĂM 2018 CHUYỂN SANG NĂM 2019 |
|
|
| 22.744 |
| Đề tài, dự án cấp tỉnh |
|
|
| 17.774 |
| Đề tài, dự án cấp cơ sở |
|
|
| 1.320 |
| Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016) |
|
|
| 3.150 |
| Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
| 500 |
B | NHIỆM VỤ NĂM 2019 |
|
|
| 29.581 |
B.I | Nhiệm vụ năm 2019 (Khối Văn phòng) |
|
|
| 18.154 |
I | Đề tài, dự án cấp tỉnh |
|
|
| 3.000 |
II | Chương trình nghiên cứu trọng điểm theo Quyết định 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện CTHĐ số 18-CTr/TU ngày 28/2/2013 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và HNQT. |
|
|
| 857 |
III | Đề tài, dự án cấp cơ sở |
|
|
| 900 |
IV | Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016): 15 mô hình, dự án. |
|
|
| 3.750 |
V | Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
| 452 |
VI | Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn từ nay đến 2020 |
|
|
| 400 |
VII | Hỗ trợ dự án thuộc Chương trình NTMN năm 2019 (Ủy quyền địa phương) |
|
|
| 450 |
VIII | Hoạt động Quản lý KH&CN |
|
|
| 8.345 |
BII | Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng |
|
|
| 8.710 |
I | Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN |
|
|
| 3.710 |
II | Trung tâm Công nghệ sinh học |
|
|
| 5.000 |
BIII | Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc |
|
|
| 2.717 |
I | Chi cục Tiêu chuẩn Đo lương chất lượng |
|
|
| 2.717 |
| PHẦN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN | 369.657 |
|
| 23.400 |
01 | Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học, Tổng kinh phí 265 tỷ đồng | 265.000 |
|
| 1.400 |
02 | Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh học giai đoạn 2016-2020, Tổng kinh phí 95 tỷ đồng | 91.975 |
|
| 18.000 |
03 | Dự án Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 – 2020, Tổng kinh phí 12,682 tỷ đồng. | 12.682 |
|
| 4.000 |
| TỔNG CỘNG: | 75.725 | |||
| (Bảy mươi lăm tỷ, bảy trăm hai mươi lăm triệu đồng) |
|
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2019
TT | Tên dự án/công trình | Quyết định phê duyệt | Kinh phí đầu tư (Triệu đồng) | Ghi chú | ||
Tổng mức | Được bố trí trong năm 2018 | Dự kiến kinh phí năm 2019 |
| |||
| Cấp tỉnh |
| 407.144 | 67.951 | 23.400 |
|
1 | Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học | QĐ số 1893/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh An Giang | 265.838 | 31.892 | 1.400 |
|
2 | Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh học giai đoạn 2016-2020 | QĐ số 2124/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh An Giang | 91.967 | 23.500 | 18.000 |
|
3 | Dự án Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020 | Số 127/QĐ-UBND ngày 24/01/2016 của UBND tỉnh An Giang | 12.541 | 5.300 | 4.000 |
|
DỰ KIẾN KINH PHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN NĂM 2018
ĐVT: Triệu đồng
TT | Danh mục | Kế hoạch Trung ương giao năm 2018 | Kế hoạch UBND tỉnh giao năm 2018 | Tình hình thực hiện (ước thực hiện năm 2018) | Ghi chú |
I | Vốn đầu tư phát triển KH&CN |
| 67.951 | 67.951 |
|
II | Vốn sự nghiệp KH&CN | 30.743 | 30.743 | 30.743 |
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
1 | Chi nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ |
| 10.487 | 10.487 |
|
2 | Chi cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước (TCĐLCL, SHTT, thông tin, công nghệ, ATBX, …) |
| 9.558 | 9.558 |
|
3 | Chi cho các đơn vị sự nghiệp Nhiệm vụ TXTCN |
| 9.350 | 9.350 |
|
4 | Chi khác (Hỗ trợ cho Liên hiệp các hội KH&KT, Hội Sử học, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Điều hành NNCNC) |
| 1.275 | 1.275 |
|
DANH MỤC NHIỆM VỤ KH&CN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2017 - 2018
NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TT | Tên tổ chức nghiên cứu phát triển | Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN và cơ chế hoạt động | Nhân lực hiện có đến 30/6/2018 | Kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN năm 2017 (tr.đ) | Ghi chú | |||||
Tổng số | Trong đó hưởng lương SNKH | |||||||||
Tổng số | Nghiên cứu viên cao cấp/Kỹ sư cao cấp | Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính | Nghiên cứu viên/ Kỹ sư | Trợ lý nghiên cứu/ Kỹ thuật viên | ||||||
I | Các đơn vị do cấp Bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập |
|
|
|
| |||||
1 | Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh An Giang | Số 01/2010 ĐK lần đầu ngày 15/6/2010 | 14 | 14 |
|
|
|
|
| Công lập |
2 | Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐHAG | Số 07/2010 ĐK lần đầu ngày 16/7/2010 | 16 | 16 |
|
|
|
|
| Công lập |
3 | Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường tỉnh An Giang | Số 08/2010; ĐK lần đầu ngày 20/7/2010 | 99 | 99 |
|
|
|
|
| Công lập |
4 | Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn, Trường ĐHAG | Số 04/2010 ĐK lần đầu ngày 30/6/2010 | 14 | 14 |
|
|
|
|
| Công lập |
5 | Trung tâm Giống thuỷ sản An Giang | Số 02/2010; ĐK lần thứ 2 ngày 30/6/2010; ĐK lần đầu ngày 27/12/2005 số ĐK: 04-06 | 24 | 24 |
|
|
|
|
| Công lập |
6 | Trung tâm Khuyến nông An Giang | Số 05/2010; ĐK lần đầu ngày 8/7/2010 | 22 | 22 |
|
|
|
|
| Công lập |
7 | Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm giống nông nghiệp An Giang | Số 06/2010; ĐK lần đầu ngày 14/7/2010 | 9 | 9 |
|
|
|
|
| Công lập |
8 | Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn | Số10/2010; ĐK lần đầu ngày 28/7/2010 | 42 | 42 |
|
|
|
|
| Công lập |
9 | Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng nông lâm sản và Thuỷ sản An Giang | Số 01/2011 ĐK lần thứ 2 ngày 15/4/2011; ĐK lần đầu ngày 26/7/2010 Số ĐK: 09/2010; | 19 | 19 |
|
|
|
|
| Công lập |
10 | Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành
| Số 02/2014; Đăng ký lần đầu ngày 07/4/2014
| 8 | 8 |
|
|
|
|
| Công lập |
11 | Bệnh viện Mắt - Tai mũi họng - Răng Hàm mặt tỉnh An Giang | Số 03/2014; Cấp lại lần 2 ngày 21/4/ 2014
| 11 | 11 |
|
|
|
|
| Công lập |
12 | Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn | Số 04/2014 Cấp mới ngày 11/6/2014 | 8 | 8 |
|
|
|
|
| Công lập |
13 | Chi cục Thủy sản An Giang | Số 05/2014 Cấp mới ngày 24/6/2014 | 13 | 13 |
|
|
|
|
| Công lập |
14 | Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới | Số 06/2014 Cấp mới ngày 14/7/2014 | 10 | 10 |
|
|
|
|
| Công lập |
15 | Trạm Bảo vệ Thực vật thị xã Tân Châu | Số 07/2014 Cấp ngày 25/8/2014 | 6 | 6 |
|
|
|
|
| Công lập |
16 | Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân | Số 08/2014 Cấp ngày 10/9/2014 | 6 | 6 |
|
|
|
|
| Công lập |
17 | Trường Trung học Y tế tỉnh An Giang | Số 09/2014 Cấp ngày 10/9/2014 | 5 | 5 |
|
|
|
|
| Công lập |
18 | Trung tâm Y tế TP. Long Xuyên | Số 10/2014 Cấp ngày 14/10/2014 | 9 | 9 |
|
|
|
|
| Công lập |
19 | Bệnh viện Tim mạch tỉnh An Giang | Số 11/2014 Cấp ngày 29/11/2014 | 13 | 13 |
|
|
|
|
| Công lập |
20 | Bệnh viện da khoa Khu vực tỉnh | Số 12/2014 ngày 27/11/2014 | 761 | 760 |
|
|
|
|
| Công lập |
21 | Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú | Số 01/2015 Cấp ngày 12/02/2015 | 6 | 6 |
|
|
|
|
| Công lập |
22 | Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn | Số 02/2015 Cấp ngày 26/3/2015 | 8 | 8 |
|
|
|
|
| Công lập |
23 | Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Phú | Số 03/2015 Cấp ngày 27/5/2015 | 9 | 9 |
|
|
|
|
| Công lập |
24 | Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công tỉnh An Giang | Số 04/2015 ĐK cấp lại lần 7 ngày 12/6/2015 ĐK cấp lại lần 6 ngày 14/6/2013 số 01/2013 | 24 | 20 |
|
|
|
|
| Công lập |
25 | Trung tâm Y tế huyện Phú Tân | Số 05/2015 Cấp ngày 25/6/2015 | 9 | 9 |
|
|
|
|
| Công lập |
26 | Bảo tàng tỉnh An Giang | Số 07/2015 cấp lần thứ 2 ngày 22/9/2015 | 15 | 15 |
|
|
|
|
| Công lập |
27 | Trung tâm Y tế thị xã Tân Châu | Số 08/2015 cấp lần đầu ngày 28/9/2015 | 38 | 38 |
|
|
|
|
| Công lập |
28 | Trung tâm Tin học tỉnh An Giang | Số 01/2016 Cấp ngày 01/02/2016 | 10 | 10 |
|
|
|
|
| Công lập |
29 | Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang | Số 02/2016 Cấp ngày 03/02/2016 | 13 | 13 |
|
|
|
|
| Công lập |
30 | Trung tâm Dịch vụ công nghệ thông tin và Truyền thông An Giang | Số 03/2016 Cấp ngày 31/3/2016 | 13 | 13 |
|
|
|
|
| Công lập |
31 | Trung tâm Y tế huyện Tịnh Biên | Số 04/2016, Cấp ngày 27/4/2016
| 33 | 33 |
|
|
|
|
| Công lập |
32 | Trạm Khuyến nông huyện An Phú | Số 05/2016, Cấp ngày 12/5/2016
| 7 | 7 |
|
|
|
|
| Công lập |
33 | Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang | Số 07/2016 Cấp lần thứ hai ngày 13/5/2016, Cấp lần thứ nhất ngày 23/4/2007 | 29 | 29 |
|
|
|
|
| Công lập |
34 | Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên | Số 09/2016 cấp lần đầu ngày 25/7/2016 | 7 | 7 |
|
|
|
|
| Công lập |
35 | Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản An Giang | Số 10/2016 cấp lần đầu ngày 04/8/2016 | 38 | 38 |
|
|
|
|
| Công lập |
36 | Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu | Số11/2016 cấp lần đầu ngày 25/8/2016 | 17 | 17 |
|
|
|
|
| Công lập |
37 | Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành | Số 12/2016 cấp lần đầu 09/12/2016 | 8 | 8 |
|
|
|
|
| Công lập |
38 | Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang | Số 13/2016 Cấp lần thứ ba ngày 21/12/2106 Cấp lần thứ hai ngày 10/5/2016 Cấp lần thứ nhất ngày 01/01/2014 | 33 | 26 |
|
|
|
|
| Công lập |
39 | Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Long Xuyên | Số 14/2016 cấp lần hai Số 06/2015 Cấp lần đầu ngày 29/6/2015 | 10 | 10 |
|
|
|
|
| Công lập |
40 | Trung tâm Y tế huyện Châu Thành | Số 15/2016 cấp lần đầu ngày 26/12/2016 | 9 | 9 |
|
|
|
|
| Công lập |
41 | Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Châu Đốc | Số16/2016 cấp ngày 21/12/2016 | 12 | 12 |
|
|
|
|
| Công lập |
42 | Công ty TNHH MTV Ngọc Thành Nhân | Số 01/2017 cấp ngày 20/2/2017 | 8 | 8 |
|
|
|
|
| Ngoài công lập |
43 | Công ty TNHH Tân Kỷ | Số 02/2017 cấp ngày 29/3/2017 | 9 | 9 |
|
|
|
|
| Ngoài công lập |
44 | Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang | Số 02/2016 cấp ngày 3/02/2016 | 7 | 7 |
|
|
|
|
| Công lập |
45 | Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn | Số 04/2014 cấp ngày 11/6/2014 | 23 | 23 |
|
|
|
|
| Công lập |
46 | Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn | Số 10/2010 cấp ngày 30/7/2010 | 174 | 174 |
|
|
|
|
| Công lập |
47 | Trung tâm Y tế huyện Tịnh Biên | Số 04/2016 cấp ngày 27/4/2016 | 6 | 6 |
|
|
|
|
| Công lập |
48 | Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên | Số 09/2016 cấp ngày 25/7/2016 | 7 | 7 |
|
|
|
|
| Công lập |
49 | Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn | Số 02/2015 cấp ngày 26/3/2015 | 23 | 23 |
|
|
|
|
| Công lập |
| Tổng số: |
| 1.806 | 1.806 |
|
|
|
|
|
|
SỐ LIỆU VỀ NGUỒN NHÂN SỰ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐVT: Người
TT | Tên đơn vị | Số cán bộ | Tình hình ĐT, BD cán bộ | Ghi chú | |||||
Tổng số | Tiến sĩ | Thạc sĩ | Đại học | Khác | Đào tạo (sau đại học) | Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ | |||
01 | Văn phòng Sở | 28 | 0 | 16 | 09 | 03 | 02 | 65 | 02 học thạc sĩ tại trường ĐH Cần Thơ; 01 học TCCT; |
02 | Chi cục TCĐLCL | 21 | 0 | 0 | 18 | 0 |
|
| |
03 | Trung tâm ƯDTBKHCN | 28 | - | 05 | 19 | 03 | 01 | 01 đào tạo tại Úc, 01 đào tạo tại ĐH An Giang. | |
04 | Trung tâm CNSH | 20 | 0 | 20 | 0 | 0 | 02 | 01 đào tạo tại Úc; 01 đào tạo tại trường ĐH Cần Thơ. | |
Tổng | 98 | 0 | 42 | 47 | 06 | 05 | 65 | 7 |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT
NĂM 2017 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018
TT | Tên sản phẩm/ công trình/ công nghệ | Xuất xứ (ghi rõ xuất xứ của nhiệm vụ …) | Hiệu quả kinh tế-xã hội (Giải trình chi tiết giá trị làm lợi so sánh với sản phẩm công nghệ cùng loại, ý nghĩa kinh tế xã hội, môi trường, …) | Ghi chú |
01 | Bào chế thành công 5760 viên nang và 5000 gói trà Đinh lăng có tác dụng dược lý (tác dụng phục hồi trí nhớ, tăng lực, phục hồi chức năng gan) đảm bảo tính an toàn và có hiệu quả | Nghiên cứu, đánh giá thành phần hóa học và sinh học, kết hợp sản xuất thực phẩm chức năng từ cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang | Hồ sơ nghiên cứu tiền lâm sàng của các chế phẩm được bào chế cây Đinh lăng lá nhỏ tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang có thể xin giấy phép sản xuất các chế phẩm Đinh lăng trồng tại An Giang dưới dạng “Thực phẩm chức năng” góp phần bổ sung phát triển cây Đinh lăng thành cây kinh tế có giá trị tại địa phương. |
|
02 | Sản xuất thành công sản phẩm viên nang chùm ngây với số lượng ở quy mô pilot 5000 viên/mẻ, sản phẩm cũng đã qua nghiên cứu độ ổn định, tiêu chuẩn hóa và khảo sát tính an toàn - tác dụng dược lý (tác dụng tăng lực, tác dụng bảo vệ gan trong tổn thương gan do thuốc paracetamol hay do rượu, tác dụng điều hòa đường huyết và tác dụng bảo vệ gan-thận trong bệnh cảnh tăng đường huyết, tác dụng điều hòa rối loạn lipid máu và tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen)) | Nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ cao chùm ngây trồng tại vùng Bảy núi, An Giang dưới dạng viên nang | Hiệu quả kinh tế: Cây Chùm ngây là loại rễ củ dễ trồng, không đòi hỏi nhiều nước tưới, phù hợp thời tiết nắng, không kén đất và thu hoạch ngắn. Khi cây đâm rễ, đủ cứng cáp, bắt đầu đào lỗ trên đất trồng kích cỡ rộng và sâu gấp đôi chậu nhựa, ứng với mỗi lỗ đào cách nhau 1,5-2 mét. Cây Chùm ngây 3 tháng tuổi bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60 cm bắt đầu cắt ngọn, sau 6 tháng cây cao 2 mét là thời gian thu hoạch chính, trung bình cho từ 500 gram đến 900 gram lá tươi trên một cây mỗi tháng. Rau Chùm ngây bán tại Hà Nội với giá 110.000đ/kg, còn tại TP.HCM bán giá 70.000đ-100.000đ/kg. Với cây Chùm ngây, tỉnh An Giang có kế hoạch tập trung xây dựng vùng nguyên liệu 2.000 ha tại 9 xã của hai huyện vùng Bảy Núi, khai thác từng bước 6.000 ha đất trồng rừng hiệu quả thấp. Qua đó làm tăng giá trị kinh tế từ 2 triệu đồng/ha/năm lên 20 triệu đồng/ha, góp phần tạo việc làm, thu nhập cao cho lao động nông thôn. Với việc đầu tư nghiên cứu khoa học để sản xuất thực phẩm chức năng thì giá trị lợi nhuận từ cây Chùm ngây là tất yếu và mang tính thiết thực đối với đồng bào dân cư vùng Bảy núi, An Giang. Hiệu quả xã hội: Việc thực hiện đề tài sẽ mở ra một hướng đi mới đối với ngành trồng trọt và sản xuất dược liệu của vùng Bảy núi-An Giang, góp phần giải quyết một lượng lớn lao động nông thôn. Đề tài sẽ tạo tiền đề cho một nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển dược liệu từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. |
|
03 | Chế biến lạp xưởng từ nguồn nguyên liệu cá lóc sạch | Nhiệm vụ KH&CN cơ sở do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì | Xây dựng quy trình chế biến lạc xưởng từ nguồn nguyên liệu cá lóc với tỉ lệ phối trộn để sản phẩm đạt chất lượng. - Một số thông số cơ bản như 70% thịt cá lóc và 30% mỡ cá tra, kết hợp với dịch gấc là 4%; sản phẩm có vị hài hòa khi tỷ lệ muối và đường phối chế lần lượt là 2% và 12%; sản phẩm có độ kết dính và độ dai, độ đàn hồi vừa phải khi bổ sung 0,2% Tari K7 và 0,2% S1000A; quá trình sấy ở 70oC đến ẩm độ dừng 15% cho chất lượng sản phẩm cao nhất; sản phẩm được bao gói chân không trong bao PA và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thường, sau 12 tuần theo dõi thì sản phẩm vẫn đảm bảo các chỉ tiêu cảm quan, hóa học và vi sinh theo TCVN 7049-2002; - Bước đầu theo dõi khả năng chấp nhận của người tiêu dùng cho thấy, người tiêu dùng đánh giá rất cao về các tính chất cảm quan của sản phẩm. - Với giá thành dự kiến đưa ra (90.000đ/500g) thì người tiêu dùng cũng đồng ý và sẵn lòng mua nếu sản phẩm xuất hiện trên thị trường. |
|
04 | Đánh giá tính thích nghi một số giống cà chua gốc ghép tại TP. Châu Đốc, An Giang | Nhiệm vụ KH&CN cơ sở do Trạm Trồng trọt và BVTV TP. Châu Đốc chủ trì | Chọn 3 giống A Châu, VA.125 và Savior sinh trưởng tốt trong điều kiện nhà màng, kỹ thuật trồng cà ghép bán thủy canh, tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp tại địa phương. - Giống NH-3426 phát triển chiều cao và năng suất thấp nhất (2,6 tấn/1.000m2). Giống Savior cho năng suất cao nhất (8,34 tấn/1.000m2); Hai giống cà chua A Châu và VA.125 có chiều cao, số lá nhiều nhất và cho năng suất cao (6,2 và 4,7 tấn/1.000m2). Cả 2 giống này được thị trường ưa chuộng, giá bán cao (trung bình 40.000 đồng/kg), ổn định, đồng thời rất có triển vọng phát triển, chất lượng trái đồng đều, ít bệnh hại. |
|
05 | Quy trình chế biến các sản phẩm măng sấy từ măng mạnh tông trồng tại huyện Tịnh Biên, An Giang | Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên | Xây dựng quy trình, tìm tỷ lệ phối trộn, độ sấy tối ưu tạo ra 02 sản phẩm măng tẩm ăn liền và măng sấy khô. |
|
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NĂM 2017 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018
TT | Nội dung công việc | Đơn vị | Kết quả đạt được | |
Năm 2017 | 6 tháng đầu năm 2018 | |||
I | Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai |
| 56 | 69 |
1 | Lĩnh vực tự nhiên | Nhiệm vụ | 0 | 0 |
2 | Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ | Nhiệm vụ | 10 | 14 |
3 | Lĩnh vực nông nghiệp | Nhiệm vụ | 23 | 15 |
4 | Lĩnh vực y dược | Nhiệm vụ | 12 | 28 |
5 | Lĩnh vực xã hội và nhân văn | Nhiệm vụ | 09 | 12 |
6 | Lĩnh vực nhân văn | Nhiệm vụ |
|
|
II | Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ |
|
|
|
1 | Thẩm định dự án đầu tư | Dự án | 0 | 0 |
2 | Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ | Hợp đồng | 0 | 0 |
3 | Giám định công nghệ | Công nghệ | 0 | 0 |
III | Công tác an toàn bức xạ hạt nhân |
|
|
|
1 | Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở | Cơ sở | 0 | 0 |
2 | Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ | Giấy phép | 22 | 06 |
IV | Công tác Sở hữu trí tuệ |
|
|
|
1 | Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ | Hồ sơ | 69 nhãn hiệu, 02 kiểu dáng, 08 sáng chế, 01 GPHI | 27 nhãn hiệu 01 sáng chế |
2 | Số đơn nộp đăng ký | Đơn | 231 | 64 |
3 | Số văn bằng được cấp | Văn bằng | 91 nhãn hiệu, 18 kiểu dáng, 01 sáng chế, 01 GPHI | 32 nhãn hiệu, 05 kiểu dáng, 01 sáng chế, 01 GPHI |
4 | Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp | Vụ |
|
|
5 | Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ | Dự án |
|
|
6 | Số sáng kiến, cải tiến được công nhận | Sáng kiến |
|
|
V | Công tác thông tin và thống kê KH&CN |
|
|
|
1 | Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, ...) | Tài liệu/biểu ghi/CSDL |
|
|
2 | Ấn phẩm thông tin đã phát hành. | AP, phút | 06 | 03 |
a | Tạp chí/bản tin KH&CN | Tạp chí/bản tin |
|
|
b | Phóng sự trên đài truyền hình | Buổi phát | 48 | 12 |
c | Chuyên mục KH&CN” trên báo An Giang | Kỳ | 24 | 12 |
d | Chuyên mục “ Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” | Buổi phát | 12 | 5 |
đ | Số tin được đăng trên Website TBT AGI và Cổng thông tin điện tử KH&CN | tin | 1.072 | 506 |
3 | Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhật biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL, ...) | CSDL/biểu ghi/trang tài liệu |
|
|
4 | Thông tin về nhiệm vụ KH&CN |
|
|
|
a | Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành | Nhiệm vụ |
|
|
b | Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện | Nhiệm vụ |
|
|
c | Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng | Nhiệm vụ |
|
|
5 | Thống kê KH&CN |
|
|
|
a | Số cuộc điều tra/ số phiếu thu được tương ứng | Số cuộc/số phiếu |
|
|
b | Báo cáo thống kê cơ sở | Báo cáo |
|
|
c | Báo cáo thống kê tổng hợp | Báo cáo |
|
|
6 | Kết quả khác (nếu nổi trội) |
|
|
|
VI | Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng |
|
|
|
1 | Số phương tiện đo được kiểm định | Ph.tiện | 11.478 | 4.198 |
2 | Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng | Tiêu chuẩn |
|
|
3 | Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng | Quy chuẩn |
|
|
4 | Số doanh nghiệp được cấp/gia hạn chứng chỉ áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 | DN |
|
|
5 | Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 | Đơn vị |
|
|
6 | Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa | Cuộc |
|
|
7 | Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả | Mẫu |
|
|
VII | Công tác thanh tra |
|
|
|
1 | Số cuộc thanh tra | Cuộc | 08 | 02 |
2 | Số lượt đơn vị được thanh tra | Đơn vị | 110 | 52 |
3 | Số vụ vi phạm phát hiện xử lý | Vụ | 05 | 05 |
4 | Số tiền xử phạt (nếu có) | Trđ | 28 | 53 |
VIII | Hoạt động đổi mới công nghệ |
|
|
|
1 | Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt. | Nhiệm vụ |
|
|
2 | Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ | DN |
|
|
3 | Số doanh nghiệp có hoạt động SX, kinh doanh trong năm | DN |
|
|
4 | Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng | Công nghệ |
|
|
5 | Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện | Hợp đồng |
|
|
6 | Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ | Tr.đ |
|
|
IX | Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
|
|
1 | Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ | Người |
|
|
2 | Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ | Người |
|
|
3 | Kéo dài thời gian công tác | Người |
|
|
4 | Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành | Người |
|
|
5 | Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng | Người |
|
|
6 | Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng | Người |
|
|
X | Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN |
|
|
|
1 | Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN | DN |
|
|
2 | Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN (tập trung viện nghiên cứu, trường) | Cơ sở |
|
|
3 | Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN | Đối tượng |
|
|
4 | Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN | Đối tượng |
|
|
5 | Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm | Đơn vị |
|
|
XI | Công tác phát triển thị trường KH&CN |
|
|
|
1 | Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường | Tr.đ |
|
|
2 | Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ | % |
|
|
XII | Hỗ trợ “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” |
|
|
|
1 | Số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành (DN có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới) | Doanh nghiệp |
|
|
2 | Số lượng dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ | Dự án |
|
|
3 | Số lượng DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ | DN |
|
|
4 | Số lượng doanh nghiệp tham gia Đề án gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị;. | Doanh nghiệp/ tổng giá trị |
|
|
[1] 61 đề tài, 34 dự án
[2] 28 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, 65 nhiệm vụ kH&CN cơ sở
[3] Công ty Đào tạo bảo vệ Huỳnh Long (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Kiều Thu (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Phạm Thanh Điền (01 nhãn hiệu và 01 kiểu dáng), Gara ô tô An Giang (01 nhãn hiệu); Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát (01 nhãn hiệu), Công ty sản xuất giấy Vĩnh An (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV TM XNK Tường Dung An Giang (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH xe máy Tiến Tiến Phát (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Út Lê (01 nhãn hiệu); Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát (02 nhãn hiệu), Công ty Phan Nam (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH Việt Nông (04 nhãn hiệu); Liên hiệp các tổ chức hữu nghị An Giang (01 nhãn hiệu), Cty TNHH Phúc Quý Hiền (01 nhãn hiệu), Trung tâm Tin học Châu Đốc (01 nhãn hiệu), Cty Sao Mai An Giang (01 nhãn hiệu), Cty TNHH Nông nghiệp xanh Tứ Giác An Giang (01 nhãn hiệu), Cơ sở sản xuất Thành Lợi (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH Kim Liên Đường tại huyện Châu Thành (01 nhãn hiệu), Hộ Kinh doanh Nguyễn Trường Thắng tại TP Long Xuyên (03 nhãn hiệu); Cơ sở may áo thun Năm Mau tại TP Long Xuyên (02 nhãn hiệu), Cơ sở sản xuất phân vôi - vôi nước Hai Tiếp huyện Chợ Mới (02 nhãn hiệu); Cửa hàng Xitrum - TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Cơ sở cà phê Kim Hưng Long TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty Phan Nam (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH Anh ngữ quốc tế ATLANTIS - TP Châu Đốc (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV AGI NÔNG - H Châu Phú (01 nhãn hiệu), nhãn hiệu PHÁT TÀI (Tri Tôn); Hộ kinh doanh Trần Hiếu Thuận (01 nhãn hiệu), Công ty CP tập đoàn Sao Mai – TP Long Xuyên (02 nhãn hiệu), Shop Thế giới nước hoa (01 nhãn hiệu), Công ty cổ phần Angimex Kitoku TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV AGI Nông Châu Phú (01 nhãn hiệu), Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tri Tôn (01 nhãn hiệu), Cơ sở nước uống đóng chai COOL+ TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Bà Nguyễn Diễm Phương, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH Thủy sản Bình Long, Châu Phú (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Linh, Tân Châu (01 nhãn hiệu), Doanh nghiệp tư nhân Thanh Bình Mum, Châu Thành (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH MTV Nguyễn Phú Vinh, Phú Tân (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH TMDV Kim Liên Đường, Châu Thành (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Trương Thanh Thảo, Phú Tân (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh cà phê Dũng (01 nhãn hiệu), Hộ Kinh doanh Nguyễn Thị Ngọc Bích (01 nhãn hiệu). Trong đó, Công ty TNHH MTV Nguyễn Phú Vinh, Phú Tân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, Công ty Navifeed, Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Mỹ Hòa, Phú Tân (01 nhãn hiệu), Cơ sở Nam Sương, Phú Tân (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH SX&TM Nông Trang Xanh, Tp. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ Kinh doanh Nguyễn Văn Hậu, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Châu Hải Yến, Tri Tôn (01 nhãn hiệu); Doanh nghiệp tư nhân Trang Minh Lâm, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV Minh Hoàng Ngọc, Thoại Sơn (01 nhãn hiệu), Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang, Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Khu vui chơi trẻ em Sóc Nhí, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV Thiên Phú Mai, Phú Tân (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh gạch men An Bình, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ Kinh doanh cà phê Hương Khế, Phú Tân (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH XNK Yến Sào Vinanest, Châu Phú (01 nhãn hiệu); Cơ sở Nam Sương, Phú Tân (01 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất và kinh doanh chất tẩy rửa WELL, Thoại Sơn (01 nhãn hiệu); Cơ sở Phước Tài, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất rượu Từ Tâm, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất nước tinh khiết Núi Sam, TP Châu Đốc (01 nhãn hiệu); Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh, TP Châu Đốc(01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Phượng, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Thiên Kim, TP Long Xuyên(01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Trần Khải Huy, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Bếp Ông Bụp (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV Limousine Trọng Tín, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV TM DV Nhật Trường, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hội Nông dân tỉnh (01 nhãn hiệu); Nhãn hiệu tập thể Xoài Bảy Núi
[4] Công ty cổ phần Angimex Kitoku (01 kiểu dáng), Hộ kinh doanh Phạm Thanh Điền (01 kiểu dáng)
[5] Bà Trần Thị Bé Chính – GV THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa (01 sáng chế); Ông Nguyễn Văn Chải tại TP Long Xuyên (01 sáng chế); tác giả Trường Đại học An Giang (01 sáng chế); Cơ sở cơ khí Út Cường, Châu Thành (01 sáng chế); Công ty Ngân Thiên Nam, Mỹ Thới, TP Long Xuyên (01 sáng chế); Công ty Cổ phần Sao Mai An Giang (01 sáng chế).
[6] Công ty Cổ phần Sao Mai An Giang (01 giải pháp).
[7] Công ty Sao Mai An Giang tại TP Long Xuyên (02 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất đường thốt nốt Lan Nhi huyện Tịnh Biên (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Phạm Văn Tiếp huyện Chợ Mới (01 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất Cao Nghĩa Đường TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Nhà trọ Ngọc Uyên và Cơ sở rang trà - cà phê Nhân Thành TX. Tân Châu (01 nhãn hiệu); Công Ty TNHH MTV Quang Thuần (02 nhãn hiệu); Trang trại sản xuất giống Nguyễn Quốc Hùng (01 nhãn hiệu).
[8] Ngọc Thảo (Cơ sở Kẹp đa năng Ngọc Thảo - TP Long Xuyên); Nhà thuốc Đức Thành (Hộ kinh doanh Đức Thành - huyện Châu Phú); Nam Hào (Hộ kinh doanh Nam Hào - huyện Chợ Mới)
[9] Nhãn hiệu tập thể (Rau an toàn Tuấn Phong - TP. Châu Đốc)
[10] Cơ sở sản xuất giấy Vĩnh An (Thoại Sơn); Hộ kinh doanh thẩm mỹ Hồng Đào (TP. Long Xuyên)
[11] 02 nhãn hiệu tập thể (Xoài Bảy Núi, HTX trái cây GAP Chợ Mới) và 25 nhãn hiệu cá thể: (1) Cơ sở sản xuất và kinh doanh chất tẩy rửa WELL (Thoại Sơn); (2) Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ánh (huyện Tri Tôn); (3) Hộ kinh doanh rượu Tám Giàu (huyện Châu Phú); (4) Hộ Kinh doanh Cơ sở Rau củ quả An toàn Diệu Thu; (5) Cty TNHH MTV AgiCham – Kim Chi (huyện An Phú); (6) Công ty TNHH HTH Tịnh Biên; (7) Hội Đông y Tịnh Biên; (8) Cơ sở Phước Tài; (9) Cơ sở sản xuất rượu Từ Tâm; (10) Hộ kinh doanh Thiên Kim; (11) Hộ kinh doanh Trần Khải Huy; (12) Hộ kinh doanh Bếp Ông Bụp; (13) Công ty TNHH MTV Limousine Trọng Tín; (14) Công ty TNHH MTV TM DV Nhật Trường; (15) Hội Nông dân tỉnh; (16) Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Phượng; (17) Công ty TNHH MTV Hoa Sứ; (18) Công ty CP Bệnh viện Mắt Long Xuyên; (19) Công ty CP TMDV Nông nghiệp Thiên Minh; (20) Công ty TNHH MTV TM Dịch vụ Du lịch Việt Nam Bana Tours; (21) DNTN Minh Phúc Anh; (22) Hộ kinh doanh Trần Khải Huy (TP. Long Xuyên); (23) Cơ sở sản xuất nước tinh khiết Núi Sam (TP Châu Đốc); (24) Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh; (25) Ban Quản trị lăng miếu Bà chúa xứ Núi Sam (TP Châu Đốc);.
[12] 25 đề tài và 38 dự án
[13] 04 nhiệm vụ năm 2016-2017, 12 nhiệm vụ năm 2017-2018; trong đó nghiệm thu 08 nhiệm vụ
[14] Công ty Đào tạo bảo vệ Huỳnh Long (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Kiều Thu (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Phạm Thanh Điền (01 nhãn hiệu và 01 kiểu dáng), Gara ô tô An Giang (01 nhãn hiệu); Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát (01 nhãn hiệu), Công ty sản xuất giấy Vĩnh An (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV TM XNK Tường Dung An Giang (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH xe máy Tiến Tiến Phát (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Út Lê (01 nhãn hiệu); Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát (02 nhãn hiệu), Công ty Phan Nam (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH Việt Nông (04 nhãn hiệu); Liên hiệp các tổ chức hữu nghị An Giang (01 nhãn hiệu), Cty TNHH Phúc Quý Hiền (01 nhãn hiệu), Trung tâm Tin học Châu Đốc (01 nhãn hiệu), Cty Sao Mai An Giang (01 nhãn hiệu), Cty TNHH Nông nghiệp xanh Tứ Giác An Giang (01 nhãn hiệu), Cơ sở sản xuất Thành Lợi (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH Kim Liên Đường tại huyện Châu Thành (01 nhãn hiệu), Hộ Kinh doanh Nguyễn Trường Thắng tại TP Long Xuyên (03 nhãn hiệu); Cơ sở may áo thun Năm Mau tại TP Long Xuyên (02 nhãn hiệu), Cơ sở sản xuất phân vôi - vôi nước Hai Tiếp huyện Chợ Mới (02 nhãn hiệu); Cửa hàng Xitrum - TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Cơ sở cà phê Kim Hưng Long TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty Phan Nam (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH Anh ngữ quốc tế ATLANTIS - TP Châu Đốc (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV AGI NÔNG - H Châu Phú (01 nhãn hiệu), nhãn hiệu PHÁT TÀI (Tri Tôn); Hộ kinh doanh Trần Hiếu Thuận (01 nhãn hiệu), Công ty CP tập đoàn Sao Mai – TP Long Xuyên (02 nhãn hiệu), Shop Thế giới nước hoa (01 nhãn hiệu), Công ty cổ phần Angimex Kitoku TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV AGI Nông Châu Phú (01 nhãn hiệu), Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tri Tôn (01 nhãn hiệu), Cơ sở nước uống đóng chai COOL+ TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Bà Nguyễn Diễm Phương, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH Thủy sản Bình Long, Châu Phú (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Linh, Tân Châu (01 nhãn hiệu), Doanh nghiệp tư nhân Thanh Bình Mum, Châu Thành (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH MTV Nguyễn Phú Vinh, Phú Tân (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH TMDV Kim Liên Đường, Châu Thành (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Trương Thanh Thảo, Phú Tân (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh cà phê Dũng (01 nhãn hiệu), Hộ Kinh doanh Nguyễn Thị Ngọc Bích (01 nhãn hiệu). Trong đó, Công ty TNHH MTV Nguyễn Phú Vinh, Phú Tân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, Công ty Navifeed, Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Mỹ Hòa, Phú Tân (01 nhãn hiệu), Cơ sở Nam Sương, Phú Tân (01 nhãn hiệu), Công ty TNHH SX&TM Nông Trang Xanh, Tp. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ Kinh doanh Nguyễn Văn Hậu, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Châu Hải Yến, Tri Tôn (01 nhãn hiệu); Doanh nghiệp tư nhân Trang Minh Lâm, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV Minh Hoàng Ngọc, Thoại Sơn (01 nhãn hiệu), Công ty CP Rau quả thực phẩm An Giang, Long Xuyên (01 nhãn hiệu), Hộ kinh doanh Khu vui chơi trẻ em Sóc Nhí, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV Thiên Phú Mai, Phú Tân (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh gạch men An Bình, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ Kinh doanh cà phê Hương Khế, Phú Tân (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH XNK Yến Sào Vinanest, Châu Phú (01 nhãn hiệu); Cơ sở Nam Sương, Phú Tân (01 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất và kinh doanh chất tẩy rửa WELL, Thoại Sơn (01 nhãn hiệu); Cơ sở Phước Tài, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất rượu Từ Tâm, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất nước tinh khiết Núi Sam, TP Châu Đốc (01 nhãn hiệu); Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh, TP Châu Đốc(01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Phượng, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Thiên Kim, TP Long Xuyên(01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Trần Khải Huy, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Bếp Ông Bụp (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV Limousine Trọng Tín, TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Công ty TNHH MTV TM DV Nhật Trường, TP. Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Hội Nông dân tỉnh (01 nhãn hiệu); Nhãn hiệu tập thể Xoài Bảy Núi
[15] Công ty cổ phần Angimex Kitoku (01 kiểu dáng), Hộ kinh doanh Phạm Thanh Điền (01 kiểu dáng)
[16] Bà Trần Thị Bé Chính – GV THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa (01 sáng chế); Ông Nguyễn Văn Chải tại TP Long Xuyên (01 sáng chế); tác giả Trường Đại học An Giang (01 sáng chế); Cơ sở cơ khí Út Cường, Châu Thành (01 sáng chế); Công ty Ngân Thiên Nam, Mỹ Thới, TP Long Xuyên (01 sáng chế); Công ty Cổ phần Sao Mai An Giang (01 sáng chế).
[17] Công ty Cổ phần Sao Mai An Giang (01 giải pháp).
[18] Công ty Sao Mai An Giang tại TP Long Xuyên (02 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất đường thốt nốt Lan Nhi huyện Tịnh Biên (01 nhãn hiệu); Hộ kinh doanh Phạm Văn Tiếp huyện Chợ Mới (01 nhãn hiệu); Cơ sở sản xuất Cao Nghĩa Đường TP Long Xuyên (01 nhãn hiệu); Nhà trọ Ngọc Uyên và Cơ sở rang trà - cà phê Nhân Thành TX. Tân Châu (01 nhãn hiệu); Công Ty TNHH MTV Quang Thuần (02 nhãn hiệu); Trang trại sản xuất giống Nguyễn Quốc Hùng (01 nhãn hiệu).
[19] Ngọc Thảo (Cơ sở Kẹp đa năng Ngọc Thảo - TP Long Xuyên); Nhà thuốc Đức Thành (Hộ kinh doanh Đức Thành - huyện Châu Phú); Nam Hào (Hộ kinh doanh Nam Hào - huyện Chợ Mới)
[20] Nhãn hiệu tập thể (Rau an toàn Tuấn Phong - TP. Châu Đốc)
[21] Cơ sở sản xuất giấy Vĩnh An (Thoại Sơn); Hộ kinh doanh thẩm mỹ Hồng Đào (TP. Long Xuyên)
[22] Bệnh viện đa khoa Chợ Mới; Phòng khám đa khoa khu vực Long Giang (huyện Chợ Mới); Phòng khám ngoài giờ bác sĩ Võ Văn Đấu (huyện Tri Tôn); Phòng khám đa khoa Lê Minh; Bệnh viện ĐK TT An Giang; Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên; Bệnh viện Sản nhi An Giang; Phòng chụp X quang kỹ thuật số CN Nguyễn Trọng Hiếu; Bệnh viện Tim mạch; Công ty CP Bệnh việc đa khoa Nhân Dân (TP Long Xuyên); Phòng khám bác sĩ Bình; Phòng khám đa khoa Kiều Lương; Phòng khám Cử nhân Huỳnh Phúc Hậu (TP Châu Đốc); Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành; Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên; Bệnh viện đa khoa huyện An Phú; Phòng khám đa khoa Tâm Đức (huyện Thoại Sơn); Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ; Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân; Phòng khám đa khoa khu vực Chợ Vàm (huyện Phú Tân); Bệnh viện đa khoa Nhật Tân (TP Châu Đốc); Phòng khám đa khoa Vạn Hạnh (huyện An Phú).
[23] Phòng khám đa khoa bác sĩ Hà Văn Tâm (TX Tân Châu); Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Nhật Tân (TP Châu Đốc); Bệnh viện Mắt - TNH - RHM; Bệnh xá Công An (TP Long Xuyên).
[24] Phạm Hữu Sang - Phòng khám Đa khoa Tâm Đức (huyện Thoại Sơn); Nguyễn Văn Tài - Công ty TNHH phòng khám đa khoa Bình An (TP Châu Đốc); Điền Văn On - Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Nhật Tân; Lại Công Bình - Bệnh viện đa khoa TP Châu Đốc; Nguyễn Ngọc Hải Thảo - Phòng khám Đa khoa Kiều Lương (TP Châu Đốc); Trần Thế Hài, Nguyễn Trọng Hiếu - Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang; Nguyễn Văn Hữu – DNTN Bệnh viện đa khoa Bình Dân; Nguyễn Thị Kim Ba - Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản An Giang; Huỳnh Văn Lượm - Công ty TNHH phòng khám đa khoa Duy Tân; Nguyễn Đức Giàu - Bệnh viện Sản Nhi An Giang; Hà Ngô Nhứt Tánh - Bệnh viện Mắt - TMH - RHM (TP Long Xuyên); Lê Thanh Tùng - Phòng khám đa khoa Tiến sĩ Châu Hữu Hầu (TX Tân Châu); Nguyễn Thanh Hùng - Bệnh viện đa khoa huyện An Phú; Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; Thiều Văn Thiện - Công ty TNHH phòng khám đa khoa Bình An (TP Châu Đốc); Nguyễn Đức Giàu – Phòng khám chuyên khoa X quang Nguyễn Đức Giàu; Lại Công Bình - Phòng khám đa khoa Vạn Hạnh; Nguyễn Thành Vinh - Phòng khám BS Trần Văn Sang (huyện An Phú); Nguyễn Trọng Hiếu - Phòng chụp X quang kỹ thuật số CN Nguyễn Trọng Hiếu; Huỳnh Văn Lượm - Công ty CP Bệnh việc đa khoa Nhân Dân (TP Long Xuyên); Nguyễn Ngọc Long - Phòng khám Khu vực TT Óc Eo (Thoại Sơn)
[25] Phòng khám đa khoa Lê Minh; Bệnh viên ĐKTT An Giang,; Trung tâm Y tế TP Long Xuyên; Bệnh viện Sản nhi An Giang (TP Long Xuyên); Phòng Khám đa khoa Kiều Lương; Phòng khám CN Huỳnh Phúc Hậu (TP Châu Đốc); Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành; Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên; Bệnh viện đa khoa huyện An Phú; Phòng khám đa khoa Tâm Đức (huyệnThoại Sơn); Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; Phòng chụp X quang kỹ thuật số CN Nguyễn Trọng Hiếu; Phòng khám đa khoa Vạn Hạnh; Công ty CP Bệnh viện đa khoa Nhân Dân.
- 1Quyết định 2969/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020
- 2Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hoạt động của các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 1772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2018
- 1Quyết định 144/2006/QĐ-TTg áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 118/2009/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 144/2006/QĐ-TTg quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1831/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2204/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2457/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 682/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 677/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2163/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do tỉnh An Giang ban hành
- 11Quyết định 19/2014/QĐ-TTg áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 14/2014/TT-BKHCN về thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 14Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 15Quyết định 1148/QĐ-TĐC năm 2015 về Quy trình thực hiện việc kiểm định đối chứng do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 16Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 17Chỉ thị 1767/CT-UBND về tăng cường các giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính tỉnh An Giang
- 18Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC về hướng dẫn quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính ban hành
- 19Quyết định 2969/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020
- 20Thông tư 25/2015/TT-BKHCN quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 21Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hoạt động của các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020
- 22Quyết định 567/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- 23Nghị định 54/2016/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 24Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2016 chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu do tỉnh An Giang ban hành
- 25Kế hoạch 656/KH-UBND năm 2016 thực hiện giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu Theo Kế hoạch 352/KH-UBND do tỉnh An Giang ban hành
- 26Quyết định 07/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang
- 27Quyết định 1772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2018
- 28Quyết định 186/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 29Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 30Quyết định 1607/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 31Chỉ thị 2710/CT-UBND năm 2017 đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh An Giang
- 32Quyết định 46/2017/QĐ-TTg về Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33Công văn 4208/BKHCN-KHTC năm 2017 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2019 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 34Quyết định 2879/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 09-CTr/TU giai đoạn I từ năm 2017 đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 35Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt đề tài Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm do tỉnh An Giang ban hành
- 36Quyết định 283/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt đề tài "Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang"
- 37Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang”
- 38Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 39Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”
- 40Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang
- 41Quyết định 1047/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang
Quyết định 1608/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2019
- Số hiệu: 1608/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lâm Quang Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực