- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 5Quyết định 47/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017-2018 do tỉnh An Giang ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1046/QĐ-UBND | An Giang, ngày 14 tháng 5 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG VÀ NUÔI GÀ RỪNG (GALLUS GALLUS) TẠI VÙNG THẤT SƠN, TỈNH AN GIANG”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 - 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 444/TTr-SKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2018 về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang”, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu đề tài:
1.1. Mục tiêu tổng quát: Bảo tồn nguồn gen và nhân giống gà rừng tỉnh An Giang.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thu thập 40 gà rừng tự nhiên (30 gà mái và 10 gà trống), đánh giá phân loại hình thái, di truyền gà rừng được thu thập từ vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang;
- Xây dựng 01 quy trình thuần dưỡng, 01 quy trình nuôi dưỡng gà rừng thịt và 01 quy trình sinh sản;
- Hỗ trợ 01 mô hình sản xuất giống và nuôi gà rừng (50 con, trong đó 15 trống và 35 mái) vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang;
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển mô hình (03 lớp với 30 học viên/lớp);
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển đàn gà rừng vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang theo một trong hai hướng: gà kiểng hoặc gà thịt.
2. Tổ chức chủ trì đề tài: Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên.
3. Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Khắc Tùng.
4. Thời gian thực hiện: 36 tháng (Từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2021).
5. Nội dung thực hiện:
5.1. Nội dung 1. Thu thập, đánh giá phân loại hình thái, di truyền gà rừng được thu thập từ vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang.
a) Thu thập đàn gà rừng tự nhiên gọi là đàn xuất phát, gồm 40 con (30 gà mái và 10 gà trống) tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang. Đàn xuất phát được chia thành 10 đàn gia đình (03 con mái và 01 con trống), được nuôi và cho sinh sản tại Trại Thực nghiệm chăn nuôi của huyện Tịnh Biên.
b) Đánh giá phân loại hình thái, di truyền của đàn gà rừng thí nghiệm:
- Đánh giá phân loại hình thái của gà rừng trống và mái thông qua việc theo dõi các chỉ tiêu: bộ lông (cấu trúc, màu sắc của gà trống và gà mái), mào, cổ, mỏ, đầu, đuôi, chân.... ở các giai đoạn gà con, gà dò, gà hậu bị và gà sinh sản;
- Theo dõi các chiều đo cơ thể của gà rừng trống và mái: chiều dài thân, chiều dài lườn, chiều dài bàn chân, chiều dài đùi, vòng ngực, vòng chân.
c) Phân tích microsatellite và đánh giá đa dạng di truyền:
- Phân tích microsatellite và đánh giá đa dạng di truyền của các giống gà rừng tai trắng để làm sáng tỏ thêm đặc điểm sinh học của giống gà rừng tai trắng tại vùng Thất Sơn, An Giang;
- Tạo nguồn ADN từ mẫu lông của 80 cá thể gà (40 mẫu gà rừng tự nhiên, 10 mẫu gà rừng nuôi ở các nông hộ, 10 gà tre, 10 gà nòi và 10 gà tàu vàng); phân tích mức độ đa dạng di truyền, khoảng cách di truyền giữa các giống gà.
- Xây dựng cây phả hệ di truyền dựa trên khoảng cách di truyền để mô tả mối quan hệ giữa các giống gà.
5.2. Nội dung 2. Xây dựng quy trình thuần dưỡng, nhân giống, nuôi vỗ gà rừng theo hai dòng.
a) Xây dựng quy trình thuần dưỡng, tập tính của gà rừng: Trên cở sở kết quả khảo sát, điều tra, tiến hành các thí nghiệm về tập tính của đàn gà rừng là con của đàn gà rừng tự nhiên được nuôi tại Trại Thực nghiệm chăn nuôi của huyện Tịnh Biên. Một số tập tính sinh học được theo dõi là: tập tính ăn của gà con, tập tính lựa chọn thức ăn của gà trưởng thành, tập tính đậu trên sào, tập tính đánh nhau, tập tính sinh dục và tập tính đẻ trứng.
b) Xây dựng quy trình nuôi gà rừng thịt: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà rừng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tỷ lệ nuôi sống (%), tăng trọng của gà, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế.
c) Xây dựng quy trình nuôi gà rừng sinh sản: Đàn gà 40 con được ghép với tỷ lệ trống:mái là 1:3 và được nuôi nhốt trong 10 ô chuồng. Các chỉ tiêu theo dõi là: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào, tỷ lệ nuôi sống (%), tỷ lệ mắc bệnh (%), sự thành thục sinh dục, tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ ấp nở, các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng trứng, hiệu quả kinh tế.
d) Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi gà rừng Bảy Núi và mô hình nuôi gà nhà (gà tre và gà nòi) đang có trong dân.
5.3. Nội dung 3. Đánh giá tiềm năng sinh sản của quần thể gà dựa trên các chỉ thị phân tử ADN.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở nội dung 2 về năng suất sinh sản của đàn gà rừng thí nghiệm, tiến hành thu thập mẫu máu nhằm:
a) Xác định các chỉ thị phân tử ADN ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của gà rừng.
b) Khuếch đại các chỉ thị ADN có liên quan đến năng suất sinh sản của 40 con gà rừng.
c) Xác định các vị trí đột biến của các chỉ thị ADN liên quan đến năng suất sinh sản của gà rừng.
d) Tính toán sự phân bố các chỉ thị ADN trong quần thể gà rừng.
đ) Đánh giá tiềm năng sinh sản của các dòng gà rừng dựa trên các chỉ thị phân tử ADN.
5.4. Nội dung 4. Hỗ trợ xây dựng mô hình mẫu về bảo tồn, thuần dưỡng và sinh sản đàn gà rừng.
- Xây dựng 01 mô hình sản xuất giống và nuôi gà rừng trên địa bàn huyện Tịnh Biên: Mô hình được thực hiện với quy mô 50 con (15 gà trống và 35 gà mái).
- Hộ gia đình được chọn tham gia xây dựng mô hình là hộ đã có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, có thành tựu nhất định trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và làm kinh tế giỏi. Hộ nông dân này sẽ được tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật nuôi gà rừng thịt và sinh sản. Đồng thời, phải có cam kết hợp tác trong suốt quá trình triển khai thực hiện đề tài.
5.5. Nội dung 5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển mô hình.
a) Tổ chức 03 lớp tập huấn cho hộ chăn nuôi gà và cán kỹ thuật với 30 học viên/lớp:
- Thời gian cho mỗi lớp là 02 ngày (gồm 1,5 ngày học lý thuyết, 0,5 ngày học thực hành);
- Các nội dung tập huấn: Quy trình thuần dưỡng, kỹ thuật nuôi và thuần dưỡng gà rừng thịt và gà rừng sinh sản, kỹ thuật xây dựng chuồng trại và ấp trứng gia cầm, cách phòng và trị một số bệnh trên gia cầm, đặc điểm hình thái gà rừng và phương pháp ấp trứng gia cầm.
b) Tổ chức hội thảo tổng kết nghiên cứu tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với quy mô 60 đại biểu tham dự.
5.6. Nội dung 6. Chọn tạo đàn gà rừng bố mẹ 200 con phục vụ cho công tác bảo tồn và nhân giống phục vụ cho người chăn nuôi.
- Tuyển chọn đàn gà trống và gà mái chất lượng tốt, mang đặc điểm đặc trưng của giống để xây dựng đàn giống hạt nhân.
- Chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà rừng được tuyển chọn làm giống này với điều kiện chăn nuôi tốt nhất để tạo ra đàn gà giống hạt nhân với chất lượng cao phục vụ cho chương trình bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen giống gà này.
- Phân nhóm và ghép phối giống thích hợp để tăng nhanh đàn gà và tránh được sự gia tăng cận huyết.
- Tạo đàn gà rừng bố mẹ 200 con với tỷ lệ trống:mái là 1:4.
6. Dự toán kinh phí thực hiện: 905.221.000 đồng (Chín trăm, lẻ năm triệu, hai trăm, hai mươi mốt ngàn đồng), bao gồm:
6.1. Công lao động: 259.450.000 đồng (Nghiên cứu tổng quan; điều tra, khảo sát, thu thập đàn gà; viết báo cáo phân tích, báo cáo chuyên đề; công chăm sóc đàn gà; xây dựng mô hình; báo cáo tổng kết;…).
6.2. Nguyên vật liệu, năng lượng: 241.940.000 đồng (Tiền mua gà; thức ăn, thuốc thú y, các dụng cụ nuôi và chăm sóc gà; …)
6.3. Thiết bị, máy móc: 24.860.000 đồng (Thuê hệ thống quan sát, máy ấp trứng; cân điện tử)
6.4. Xây dựng sửa chữa nhỏ: 30.000.000 đồng (Xây dựng chuồng nuôi gà).
6.5. Chi khác: 348.971.000 đồng (Thuê phân tích các chỉ tiêu thực hiện trong đề tài; công tác phí; tổ chức hội thảo, hội đồng nghiệm thu cơ sở; văn phòng phẩm; quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ, …).
7. Sản phẩm đề tài:
7.1. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài.
7.2. Bốn báo cáo chuyên đề:
- Đánh giá phân loại hình thái, di truyền của gà rừng;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, chất lượng thịt của gà rừng và gà nhà;
- Đánh giá đa dạng di truyền của các giống gà;
- Đánh giá tiềm năng sinh sản của quần thể gà dựa trên chỉ thị phân tử.
7.3. Ba quy trình:
- Xây dựng quy trình thuần dưỡng, tập tính của gà rừng;
- Xây dựng quy trình nuôi gà rừng thịt;
- Xây dựng quy trình nuôi gà rừng sinh sản;
7.4. Tài liệu hướng dẫn thuần hóa, nuôi dưỡng gà rừng thịt và sinh sản.
7.5. 01 mô hình mẫu nuôi gà rừng (từ mới nở đến 05 tháng tuổi) vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang, gồm 50 con (35 gà mái và 15 gà trống), áp dụng 03 quy trình từ kết quả nghiên cứu.
7.6. Đàn gà rừng bố mẹ thuần: 200 con gà rừng 3 tháng tuổi (tỷ lệ trống: mái là 1:4).
7.7. 02 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.
7.8. Hỗ trợ đào tạo ít nhất 01 sinh viên đại học cho tỉnh An Giang.
8. Đơn vị phối hợp và tiếp nhận sử dụng kết quả:
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên;
- Các tổ chức, cá nhân khác nếu có yêu cầu theo quy định hiện hành.
Điều 2.
1. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện đề tài theo quy định hiện hành. Nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc cần xử lý, phải báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định chuyên môn và Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và địa phương có liên quan: Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang” và báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Đồng thời, có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm giao nộp và bàn giao sản phẩm cho đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này với biên bản bàn giao trách nhiệm cụ thể nhằm có cơ sở đánh giá việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
3. Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài và thủ trưởng đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên (đơn vị chủ trì đề tài), KS. Vũ Khắc Tùng (chủ nhiệm đề tài) và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang”
- 2Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 3Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”
- 4Quyết định 1047/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 5Quyết định 47/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang”
- 7Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”
- 9Quyết định 1047/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang
- 10Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017-2018 do tỉnh An Giang ban hành
Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang
- Số hiệu: 1046/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lâm Quang Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực