Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2018/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 10 tháng 05 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định một số mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2018 và thay thế Quyết định số 718/QĐ-UBND ngày 06/6/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng quy định thực hiện Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành quy định thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc áp dụng tạm thời mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 135 năm 2017 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và xã hội; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Kho bạc nhà nước Cao Bằng- Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố và thủ trưởng các cơ quan đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KTVB QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- VP: các PCVP, các CV (bản đt);
- Trung tâm Thông tin - VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH (Tr).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

QUY ĐỊNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2017-2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020, bao gồm:

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo (Tiểu dự án 3 của Dự án 1).

b) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (Tiểu dự án 2 của Dự án 2).

c) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 (Dự án 3).

2. Đối tượng áp dụng

a) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (hộ mới thoát nghèo được quy định theo Điều 2 Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo); ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo được tham gia dự án theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1722/QĐ-TTg).

b) Nhóm hộ, cộng đồng dân cư (theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Thông tư số 15/2017/TT-BTC).

c) Tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc, điều kiện và phương thức hỗ trợ

1. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ

a) Đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng giới, có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án.

b) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Đối với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, lựa chọn mô hình mang tính đặc thù, phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng miền, hoặc là mô hình phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cộng đồng và doanh nghiệp, hoặc là mô hình giảm nghèo gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

c) Phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

d) Ưu tiên hộ tham gia dự án có điều kiện về cơ sở vật chất, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký.

đ) Hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia dự án phải có đơn đăng ký thoát nghèo thoát cận nghèo (theo mẫu tại Phụ lục số 01); trong trường hợp họ nghèo đã có đơn đăng ký thoát hộ nghèo, đã được hưởng đủ định mức hỗ trợ theo hộ nghèo nhưng qua điều tra, rà soát chưa thoát được nghèo (lại rơi vào nhóm hộ cận nghèo) thì không được hưởng định mức hỗ trợ áp dụng cho hộ cận nghèo.

e) Không gây ô nhiễm môi trường.

g) Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hộ không nghèo tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tự đảm bảo kinh phí thực hiện; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

2. Phương thức hỗ trợ

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (trừ hoạt động quy định tại Điểm b Khoản này) và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững thực hiện theo dự án do cộng đồng đề xuất: Cộng đồng có thể là nhóm hộ (từ 05 hộ trở lên), tổ nhóm hợp tác do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện hoặc thôn, bản, được UBND cấp xã chứng thực (trong đó tỷ lệ hộ không nghèo tham gia nhóm hộ, tổ, nhóm hợp tác tối đa là 30%). Người đại diện của cộng đồng là tổ trưởng, trưởng nhóm do các thành viên cộng đồng bầu ra. Hộ không nghèo tham gia dự án là hộ có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi do cộng đồng đề xuất.

b) Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua khoán, chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất để trồng rừng sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo (thuộc Tiểu dự án 3 của Dự án 1) và hoạt động hỗ trợ tạo đất sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 theo quy định của Chính phủ (thuộc Tiểu dự án 3 của Dự án 1 và Tiểu dự án 2 của Dự án 2): Thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng không hỗ trợ theo dự án.

Chương II

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Nội dung hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

1. Chi xây dựng và quản lý dự án: Thực hiện theo Điểm c Khoản 1 Điều 5 Quy định này, nội dung và mức chi cụ thể như sau:

a) Chi nghiên cứu, lập dự án, lập mô hình mới, mô hình thí điểm và xây kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình; xây dựng dự án nhân rộng và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình đã được thử nghiệm thành công: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định một số định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

b) Chi khảo sát xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án, lựa chọn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các hộ khác có nhu cầu và điều kiện để hỗ trợ phát triển sản xuất, tham gia mô hình thí điểm và mô hình nhân rộng triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm mô hình: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định mức chi công tác phí, mức chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng) và Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra, thống kê quốc gia.

c) Chi các nội dung khác về quản lý dự án: Mức chi theo Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định một số mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng).

2. Chi hỗ trợ các hoạt động chuyên môn theo tính chất của từng dự án, mô hình: thực hiện theo Điều 4 Quy định này.

3. Chi tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người tham gia dự án, mô hình; nội dung chi cụ thể như sau:

a) Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có), công cụ, dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm trực tiếp phục vụ cho công tác tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Mức chi thực hiện theo hợp đồng (trong trường hợp thuê dịch vụ) hoặc giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp (giấy biên nhận hoặc hóa đơn).

b) Tiền nước uống, tài liệu cho người tham dự: theo quy định tại Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng và Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 139/2010/TT-BTC).

c) Hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho người tham dự không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (nếu có): theo quy định tại Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng.

d) Chi thù lao cho báo cáo viên:

- Mức chi quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC .

- Trường hợp báo cáo viên là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành.

- Trường hợp báo cáo viên là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.

e) Chi mua vật tư phục vụ các lớp tập huấn đầu bờ: theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp.

4. Chi hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án, mô hình cho đến khi có kết quả:

a) Chế độ công tác phí cho cán bộ theo Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng.

b) Chi hỗ trợ cho cán bộ (ngoài tiền công tác phí): tối đa 70.000 đồng/người/ngày thực địa.

5. Chi tổ chức đi thực tế học tập các dự án, mô hình có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao:

a) Chi công tác phí cho cán bộ, thuê xe, tiền ăn, tiền thuê phòng ngủ (nếu có): Mức chi theo quy định tại Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng.

b) Chi thù lao cho báo cáo viên: thực hiện như Điểm d Khoản 3 Điều này.

Điều 4. Nội dung hỗ trợ chuyên môn, định mức kinh tế kỹ thuật thực hiện dự án phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo về nông, lâm, ngư nghiệp theo định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành và phù hợp với điều kiện đặc điểm, quy mô, tính chất của từng dự án. Đối tượng tham gia dự án được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, máy móc, công cụ sản xuất, ngư cụ đánh bắt, tập huấn kỹ thuật theo định mức kinh tế kỹ thuật đó. Các loại giống cây trồng, vật nuôi thủy sản phải đảm yêu cầu kỹ thuật và được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể:

1. Đối với dự án trồng trọt: hỗ trợ về giống cây trồng, phân bón thực hiện theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư (sau đây viết tắt là Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN); áp dụng đối với một số loại cây trồng chính như sau:

TT

Loại cây trồng

Lượng giống

Lượng phân bón đơn (kg/ha)

Lượng phân bón kép (NPK lâm thao kg/ha)

(kg/ha)

Cây/ha

Đạm Ure

Lân Supe

Kali Clorua

1

Ngô Lai

20

 

450

600

200

700

2

Lúa Lai

30

 

280

560

200

560

3

Khoai Tây

1.200

 

330

600

250

 

4

Mía

10.000

 

400

600

400

560

5

Thuốc lá

 

21.000

1000 kg phân chuyên dùng - đạm Sunfat Amon

 

6

Đỗ tương

60

 

80

450

150

 

7

Lạc

220

 

100

600

200

 

8

Gừng

3.000

 

120

170

220

500

9

Dong riềng

2.000

 

500

600

300

 

10

Nghệ vàng

2.000

 

400

200

200

 

11

Cỏ VA06, cỏ voi

10.000

 

400

300

200

 

12

Thạch đen

1.500

 

75

200

100

 

13

Các loại rau ăn lá

6

 

60

120

90

 

14

Đậu, rau

45

 

200

350

200

 

15

Lê, cam, quýt, mận,

 

1.200

360

1200

480

 

16

Dẻ

 

400

20

200

 

 

17

Thanh long

 

4.440

350

1200

450

 

18

Xoài

 

400

150

400

120

 

19

Cây vừng

5

 

100

450

100

 

20

Lúa thuần chất lượng cao

50

 

280

550

150

 

Đối với các loại cây trồng chưa nêu trong biểu, thực hiện theo định mức quy định tại Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ; đối với các cây trồng không có tên trong Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN , thực hiện theo Quyết định phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đối với dự án chăn nuôi:

a) Hỗ trợ về giống đối với gia súc: trâu, bò, dê, lợn.

b) Hỗ trợ về giống, thức ăn đối với gia cầm, thủy cầm.

c) Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng:

- Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm: lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả, dịch tai xanh ở lợn, cúm gia cầm. Hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan thống kê số lượng vật nuôi và nhu cầu vắc xin tiêm phòng tại các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a, báo cáo UBND tỉnh để gửi các bộ, ngành trung ương tổng hợp.

- Việc tiêm phòng được thực hiện đồng loạt, cùng thời điểm cho toàn bộ gia súc, gia cầm chăn nuôi tại địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a không bị giới hạn ở gia súc, gia cầm tham gia dự án phát triển sản xuất.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo Quyết định số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực chăn nuôi; áp dụng đối với một số loại vật nuôi chính như sau:

TT

Loại giống

Trọng lượng 1 con/kg

Tháng tuổi

Thức ăn, vắc xin tiêm phòng

1

Trâu

180

12-15

Thực hiện theo Quyết định số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực chăn nuôi

2

140

12-15

3

Bò Lai

160

12-15

4

20

12-15

5

Lợn sinh sản

 

 

 

- Hậu bị

50

11-12

 

- Lợn con

20

2-3

6

Lợn thịt

15

 

7

Gà sinh sản

 

Tối thiểu 8 ngày tuổi

TAHH Gà 0 - 3 tuần tuổi 0,35 kg/con; TAHH gà 4 tuần tuổi đến khi xuất chuồng 2,25 kg

8

Gà thịt

 

9

Vịt sinh sản

 

Tối thiểu 8 ngày tuổi

TAHH Vịt 0 - 3 tuần tuổi 0,75 kg; TAHH vịt 4 tuần tuổi đến khi xuất chuồng 3,5 kg

10

Vịt thịt

 

d) Hỗ trợ về chuồng trại phải có biên bản nghiệm thu khối lượng tổng thể và các chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành:

- Mức hỗ trợ bằng hiện vật quy đổi ra tiền theo giá thời điểm tại địa phương tối đa không quá mức quy định cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo/hộ mới thoát nghèo được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Quy định này.

- Thành phần nghiệm thu:

+ Đối với dự án do cấp huyện làm chủ đầu tư, thành phần gồm: Chủ đầu tư (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì nghiệm thu; đại diện các phòng: Tài chính - Kế hoạch - Lao động - Thương binh và Xã hội, Dân tộc và đại diện UBND các xã trong vùng dự án.

+ Đối với dự án do cấp xã làm chủ đầu tư, thành phần gồm: Chủ đầu tư (UBND cấp xã) chủ trì nghiệm thu; đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cán bộ chuyên môn của xã: Nông nghiệp - Địa chính - Xây dựng, Tài chính; các trưởng thôn có hộ gia đình tham gia dự án.

3. Đối với dự án trồng cây công nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp: hỗ trợ lần đầu về giống, phân bón thực hiện theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng; áp dụng cho một số cây trồng chính như sau:

TT

Loại cây

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Mật độ cây/ha

Phân bón kg/ha (bón vào năm thứ nhất)

Mật độ cây/ha

Phân bón kg/ha (bón vào năm thứ nhất)

1

Xoan ta

1200

240

1200

240

 

Keo lai vô tính

1600

320

1600

320

2

Keo tai tượng

1600

320

1600

320

3

Sa mộc

1600

320

1600

320

4

Thông

1600

320

1600

320

5

Trúc sào

500

100

500

100

6

Hồi (trồng lấy quả)

500

100

800

160

7

Hồi (trồng lấy lá)

Thực hiện theo Quyết định phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8

Quế

1600

320

1600

320

4. Đối với dự án nuôi trồng thủy sản: diện tích mặt nước nuôi trồng tối thiểu từ 300m2 trở lên; định mức về giống, thức ăn, hình thức nuôi, mật độ, quy cỡ giống, thời gian nuôi thực hiện theo Quyết định số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành định mức tạm thời áp dụng cho các Chương trình khuyến ngư; áp dụng cho từng loại cá cụ thể như sau:

STT

Giống cá

Mật độ nuôi (con/m2)

Quy cỡ giống (cm/con)

Thức ăn hỗn hợp

Thời gian nuôi (tháng)

Hàm lượng protein (%)

Lượng thức ăn (kg/con)

1

Cá rô phi

2

≥ 5

≥ 18

0,375

7

3

≥ 5

≥ 18

0,6

7

0,5

≥ 5

≥ 18

0,364

5

100 con/m3

≥ 10

≥ 20

0,7

5

3

Ghép trắm cỏ chính số lượng > 50% còn lại cá khác

2,5

- Trắm cỏ, trôi, mè, trắm đen cỡ ≥12 cm/con; Cá khác rô phi, chim trắng, chép cỡ ≥4cm/con

≥ 18

0,48

10

4

Ghép rô phi chính số lượng > 50% còn lại cá khác

3

- Trắm cỏ, trôi, mè, trắm đen cỡ ≥ 12 cm/con

≥ 18

0,4

10

- Cá khác rô phi, chim trắng, chép cỡ ≥ 4 cm/con

5

Ghép chép V1 làm chính số lượng > 50% còn lại cá khác

3

- Trắm cỏ, trôi, 1 mè, trắm đen cỡ ≥ 12 cm/con

≥ 18

0,4

10

- Cá khác rô phi, chim trắng, chép cỡ ≥ 4 cm/con

5. Hỗ trợ máy móc, công cụ, nông cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch thuộc dự án trồng trọt và chăn nuôi phải có hóa đơn chứng từ, hợp đồng mua bán theo quy định hiện hành.

Điều 5. Mức chi xây dựng, quản lý dự án và hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

1. Mức hỗ trợ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

a) Mức chi hỗ trợ đối với các dự án mô hình: tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án, mô hình.

b) Mức chi hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia dự án, mô hình cả giai đoạn 2017-2020:

- Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập: hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ.

- Hộ cận nghèo, hộ nghèo thiếu hụt chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: hỗ trợ tối đa không quá 07 triệu đồng/hộ.

- Hộ mới thoát nghèo: hỗ trợ tối đa không quá 05 triệu đồng/hộ

c) Chi xây dựng và quản lý dự án: mức chi không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 10% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án.

2. Mức chi xây dựng, hỗ trợ Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo:

a) Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo:

- Mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng:

+ Điều kiện thực hiện: số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia tối thiểu 15 hộ trở lên; các hộ đã tham gia và hưởng lợi từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng tiền công lao động phổ thông nếu tham gia dự án mô hình nhân rộng giảm nghèo sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng và mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu có nội dung tính chất sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng.

+ Mức hỗ trợ: ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/01 mô hình. Các hộ gia đình tham gia mô hình được hỗ trợ theo Điểm b Khoản 1 Điều này và được hưởng lợi thêm tiền công; định mức công lao động theo định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành và đơn giá ngày công lao động theo quy định của UBND tỉnh.

+ Địa bàn thực hiện: ưu tiên địa bàn đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao.

+ Thời gian thực hiện: tối đa không quá 03 năm.

- Mô hình tạo việc làm công thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản và mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu: ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 600 triệu đồng/mô hình; đối tượng tham gia dự án là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ không nghèo (trong đó hộ không nghèo tham gia dự án không quá 30%).

+ Địa bàn thực hiện: tại các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 có tỷ lệ hộ nghèo cao.

+ Thời gian thực hiện: tối đa không quá 03 năm.

+ Mức hưởng tiền công lao động: là lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ không nghèo tham gia thực hiện dự án được hưởng lợi tiền công (định mức công lao động theo định mức kinh tế-kỹ thuật hiện hành và đơn giá ngày công lao động theo quy định của UBND tỉnh).

b) Xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển ngành nghề và dịch vụ (hỗ trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm).

- Đối tượng hỗ trợ: doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Điều kiện được hỗ trợ:

+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập, tổ chức và hoạt động đúng theo luật doanh nghiệp và luật hợp tác xã hiện hành; có hợp đồng thuê, mua, sửa chữa máy móc, công cụ.

+ Giá trị hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm với người nghèo tối thiểu phải đạt giá trị sản phẩm hàng hóa từ 150 triệu đồng/năm trở lên.

- Nội dung hỗ trợ: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất.

- Mức hỗ trợ: chỉ hỗ trợ 01 lần tối đa không quá 50 triệu đồng cho cả giai đoạn 2017-2020.

c) Chi xây dựng và quản lý dự án:

- Đối với mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng: định mức chi không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 10% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án.

- Đối với mô hình tạo việc làm công thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản: định mức chi theo Nghị quyết số 09/2017/KQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020.

- Đối với mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu:

+ Nội dung mô hình có tính chất sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng: định mức chi không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 10% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án.

+ Nội dung mô hình có tính chất như tạo việc làm công thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản: định mức chi theo Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020.

Điều 6. Mức chi hỗ trợ tạo đất sản xuất (Tiểu dự án 3 của Dự án 1 và Tiểu dự án 2 của Dự án 2)

1. Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ

a) Đối tượng: là hộ nghèo thuộc địa bàn các huyện nghèo các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 thiếu đất sản xuất hoặc không có đất sản xuất, thực hiện theo Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành quy định hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản (xóm) đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

b) Điều kiện:

- Hộ chưa có đất sản xuất;

- Đã có đất sản xuất nhưng chưa đủ mức quy định theo Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn (dưới 0,15 ha đất ruộng lúa nước 02 vụ hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước 01 vụ hoặc 0,5 ha đất nương, rẫy).

2. Mức hỗ trợ:

Đối với khai hoang, cải tạo thành ruộng bậc thang, cải tạo thành nương xếp bờ đá, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/ha; phục hóa 10 triệu đồng/ha.

Điều 7. Hỗ trợ cho hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua khoán, chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất để trồng rừng sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo

1. Đối tượng và nội dung hỗ trợ

a) Hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng: được hỗ trợ tiền khoán chăm sóc bảo vệ rừng và hưởng lợi từ rừng;

b) Hộ gia đình thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên được hỗ trợ tiền bảo vệ rừng, tiền trồng rừng bổ sung;

c) Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng thì được hỗ trợ gạo trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

2. Mức hỗ trợ

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Cụ thể:

- Hộ gia đình nhận bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên: mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm.

- Hộ gia đình nhận khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung trên diện tích đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên: mức hỗ trợ 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo.

* Kinh phí lập hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng (thực hiện trong năm đầu) hỗ trợ bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha; kinh phí lập hồ sơ thiết kế khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 900.000 đồng/ha.

* Kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu hằng năm bằng 7% trên tổng kinh phí theo kế hoạch giao cho các địa phương.

- Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp được giao thì được hỗ trợ gạo trong thời gian chưa tự túc được lương thực: định mức hỗ trợ theo diện tích, số khẩu, thời gian trợ cấp thực hiện theo quy định của UBND tỉnh Cao Bằng.

Điều 8. Xây dựng kế hoạch

1. Kế hoạch hằng năm và cả giai đoạn cho hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là một phần trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân mô hình giảm nghèo phải phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương.

2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo phải phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, theo giai đoạn và dự kiến khả năng huy động nguồn lực khác.

a) Hằng năm, vào đầu kỳ kế hoạch, theo hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan cung cấp thông tin định hướng, dự kiến phân bổ vốn trung ương, địa phương cho cấp huyện thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin định hướng, dự kiến phân bổ vốn cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong đó, ưu tiên bố trí đủ vốn cho hỗ trợ phát triển và nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ tạo đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, nhằm tạo sinh kế vững chắc trước khi bố trí vốn cho các nội dung hỗ trợ khác.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã đề xuất các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên cơ sở phối hợp, lồng ghép các nguồn vốn, huy động nội lực cộng đồng và người dân.

c) Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo được tổng hợp từ cấp xã lên cấp huyện, từ cấp huyện lên cấp tỉnh.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 9. Xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế

Dự án quy mô liên xã (thực hiện ở các huyện nghèo) do Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư, dự án quy mô xã, thôn, bản do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư; thời gian thực hiện mỗi dự án tối đa là 3 năm.

Đối với các huyện nghèo (huyện 30a), chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã được tích hợp cùng đối tượng và nội dung hỗ trợ (trừ chính sách hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng và vắcxin tiêm phòng), ngân sách nhà nước hằng năm giao thực hiện chính sách có bố trí riêng cho từng chương trình (Chương trình 30a và Chương trình 135). Để thuận lợi trong quá trình lập, trình duyệt, chỉ đạo triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra và thanh quyết toán nguồn vốn, chỉ lập chung 01 dự án để thực hiện cả 02 nguồn vốn. Việc xây dựng dự án được thực hiện như sau:

1. Dự án có quy mô cấp xã, thôn, bản, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì xây dựng dự án theo 4 bước sau:

a) Bước 1: Tuyên truyền, phổ biến dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế sẽ thực hiện trên địa bàn.

Đối tượng thực hiện: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Trưởng thôn, bản.

Đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng khác có liên quan.

Cách thức tiến hành: thông báo bằng văn bản đến các đối tượng hưởng chính sách hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Bước 2: Tổ chức họp lấy ý kiến về nội dung dự án và lập danh sách đối tượng tham gia dự án.

Chủ trì cuộc họp: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; Trưởng thôn, bản.

Thành phần tham gia: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng khác có liên quan.

Cách thức tiến hành: tổ chức họp cấp thôn, bản (có ít nhất 2/3 số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia) để thảo luận lựa chọn nội dung dự án; danh sách đối tượng tham gia dự án (hộ tham gia dự án phải đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo theo mẫu tại Phụ lục số 01), có cam kết thực hiện đúng các quy định của dự án, đối ứng kinh phí để triển khai dự án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC); doanh nghiệp, hợp tác xã cam kết liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (nếu có).

Lập biên bản họp thôn, bản theo mẫu tại Phụ lục số 02.

c) Bước 3: Xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

Đối tượng thực hiện: Cán bộ được Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ.

Cách thức thực hiện: Tổng hợp biên bản của các cuộc họp thôn, bản để xây dựng dự án theo mẫu tại Phụ lục số 03.

d) Bước 4: Phê duyệt dự án.

Ủy ban nhân dân cấp xã gửi 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp đến Ủy ban nhân huyện. Hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án;

- Biên bản họp các thôn kèm theo bảng tổng hợp danh sách đối tượng tham gia dự án.

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (theo mẫu tại Phụ lục số 03).

* Ủy ban nhân dân huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định các nội dung của dự án trong 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, trình UBND huyện ra quyết định phê duyệt.

2. Dự án có quy mô liên xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, thực hiện dự án như sau:

a) Cơ quan chủ trì thực hiện dự án thông báo và thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã về nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế sẽ thực hiện trên địa bàn xã.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng những nội dung dự án trên địa bàn xã theo quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều này (gửi kèm theo Biên bản họp thôn, bản và danh sách đối tượng tham gia dự án) về cơ quan chủ trì dự án để tổng hợp thành dự án chung.

c) Cơ quan chủ trì thực hiện dự án tổng hợp nội dung và danh sách đối tượng tham gia dự án của các xã; xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Điều 10. Tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế

Trên cơ sở dự án được phê duyệt, cơ quan chủ trì thực hiện dự án tổ chức thực hiện như sau:

1. Thông báo các nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng khác có liên quan (nếu có) được tham gia dự án.

2. Triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo tiến độ và hiệu quả.

3. Phân công cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện dự án.

4. Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện dự án về Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu tại Phụ lục số 04.

Điều 11. Xác định dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Việc nhân rộng mô hình giảm nghèo đảm bảo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng vùng miền. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương lựa chọn xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo sau:

1. Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản (hệ thống thủy lợi nhỏ, đường giao thông, các công trình phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất); mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

2. Xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển ngành nghề và dịch vụ (hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm).

Điều 12. Xây dựng và thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

1. Nội dung thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

a) Khảo sát, lập dự án, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

b) Triển khai thực hiện.

c) Tập huấn kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật thực hiện dự án.

d) Thăm quan, học tập kinh nghiệm mô hình đã thực hiện thành công.

e) Hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình: theo Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Cao Bằng.

g) Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn thực hiện dự án.

h) Kiểm tra, nghiệm thu, tổng kết đánh giá và báo cáo.

2. Xây dựng dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

a) Dự án do các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện: Đơn vị được giao chủ trì dự án xây dựng dự án; gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thẩm định dự án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Dự án do các phòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện thực hiện: Phòng, ban được giao chủ trì dự án xây dựng dự án; gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định dự án, trình UBND cấp huyện phê duyệt.

c) Dự án mô hình nhân rộng giảm nghèo do cộng đồng đề xuất, thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo xây dựng dự án; gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

3. Tổ chức thực hiện dự án:

Trên cơ sở dự án được phê duyệt, cơ quan chủ trì thực hiện dự án tổ chức thực hiện như sau:

a) Thông báo các nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng khác có liên quan (nếu có) được tham gia dự án.

b) Triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của dự án đảm bảo tiến độ và hiệu quả.

c) Phân công cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện dự án.

d) Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo mẫu tại Phụ lục số 05 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 13. Lập dự toán và quyết toán vốn các dự án

Lập dự toán và quyết toán vốn các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thực hiện theo Điều 3, Điều 12, Điều 14 Thông tư số 15/2017/TT-BTC. Riêng dự án nhân rộng mô hình phát triển ngành nghề và dịch vụ, ngoài hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định chung phải có hồ sơ đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định:

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập, tổ chức và hoạt động đúng theo luật doanh nghiệp và luật hợp tác xã hiện hành; có hợp đồng thuê, mua, sửa chữa máy móc, công cụ.

- Giá trị hợp đồng liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm với người nghèo tối thiểu phải đạt giá trị sản phẩm hàng hóa từ 150 triệu đồng/năm trở lên.

- Các hàng hóa, vật tư, công cụ, cây, con giống yêu cầu có phê duyệt giá phải được của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giá.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Sở, ngành cấp tỉnh

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu chỉ đạo tổ chức thực hiện Tiểu dự án 3 của Dự án 1, Tiểu dự án 2 của Dự án 2, Dự án 3 và chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các Tiểu dự án và Dự án trên địa bàn tỉnh gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

b) Xây dựng và phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật đối với những nội dung chưa được quy định cụ thể trong các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng định mức hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo; sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả nhân rộng mô hình giảm nghèo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thẩm định dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo do các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện.

Điều 15. Ủy ban nhân dân các cấp

1. UBND cấp huyện

a) Giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì chỉ đạo, thực hiện dự án nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Cụ thể:

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các dự án trên địa bàn huyện.

+ Hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng, thực hiện các dự án có quy mô cấp xã, thôn, bản; tổ chức xây dựng, thực hiện các dự án quy mô cấp liên xã.

+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra các dự án trên địa bàn theo quy định; chỉ đạo một số dự án điểm để rút kinh nghiệm nhân rộng.

+ Hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư

- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh theo mẫu tại Phụ lục số 04.

b) Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo do các phòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện thực hiện.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Phối hợp với các phòng, ban chức năng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong quá trình lựa chọn nội dung xây dựng dự án, tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn đối với các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư.

b) Xây dựng, tổ chức thực hiện dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư.

c) Chỉ đạo xây dựng dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo do cộng đồng đề xuất, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

d) Kiểm tra, đôn đốc các đối tượng tham gia thực hiện dự án.

đ) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện dự án định kỳ 06 tháng, 01 năm về Ủy ban nhân dân huyện theo mẫu tại Phụ lục số 03.

Điều 16. Kiểm tra, giám sát hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

Thực hiện theo Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội về hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các quy định hiện hành.

Điều 17. Quy định về các văn bản dẫn chiếu áp dụng có sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản mới

Trong trường hợp các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng trong Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới thì được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các huyện, Thành phố phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh để nghiên cứu, tổng hợp, trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THOÁT NGHÈO, THOÁT CẬN NGHÈO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Cao Bằng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ THOÁT NGHÈO, THOÁT CẬN NGHÈO

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………………………………………………

- Họ và tên (chủ hộ): ………………………………………………………………………………

- Sinh ngày …… tháng …… năm ………, Dân tộc: ……………………………………………

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………

- Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………

Là hộ nghèo □,

Hộ cận nghèo □

Theo kết quả điều tra năm …………….

Thông tin các thành viên của hộ:

STT

Họ và tên

Quan hệ với chủ hộ (Vợ, chồng, con....)

Nghề nghiệp

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

…….

 

 

 

Qua được tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Thay mặt cho hộ gia đình, tôi xin đăng ký thoát hộ nghèo □, thoát hộ cận nghèo □ trong năm …………..

 

Xác nhận của UBND
Xã/Phường/Thị trấn

Cao Bằng, ngày ... tháng ... năm …....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 02

MẪU BIÊN BẢN HỌP THÔN, BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Cao Bằng)

UBND XÃ ……
Thôn/Bản……

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(Tên thôn/bản), ngày   tháng   năm ……

 

BIÊN BẢN HỌP THÔN, BẢN

Hôm nay, ngày..... tháng.... năm 20..., tại (ghi rõ địa điểm tổ chức họp) thôn/bản ……….. đã tổ chức họp để:……………… (nêu mục đích cuộc họp).

1. Chủ trì cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh người chủ trì); Thư ký cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh); Thành phần tham gia (Đại diện UBND xã, các tổ chức, đoàn thể, số lượng đối tượng tham gia:...).

2. Nội dung cuộc họp

- Phổ biến dự án: Tên dự án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình giảm nghèo; định mức kinh tế kỹ thuật, mức chi hỗ trợ dự án…;

- Thông báo phương án thực hiện dự án, hỗ trợ của nhà nước, thống nhất về đóng góp của người dân, cơ chế thu hồi, luân chuyển kinh phí hỗ trợ của nhà nước (nếu có);

- Bình xét hộ đủ điều kiện tham gia dự án.

3. Lập danh sách các đối tượng tham gia dự án như sau:

TT

Tên đối tượng tham gia dự án

Địa chỉ

Lao động trong độ tuổi (Người)

Đăng ký hỗ trợ (Theo khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư số 15/2017/TT- BTC)

Đối ứng của hộ (Ghi rõ đối ứng bằng tiền, hiện vật)

Đăng ký vay vốn từ Ngân hàng CSXH (Triệu đồng)

Ký xác nhận hoặc dấu tay - điểm chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cuộc họp đã kết thúc vào ... giờ ... cùng ngày. Các thành viên tham dự đã thống nhất nội dung biên bản./.

 

Thư ký cuộc họp
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện UBND xã
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ trì (Trưởng thôn/bản)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 03

MẪU ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ VÀ DỰ ÁN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Cao Bằng)

TÊN ĐƠN VỊ ……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(Tên xã), ngày   tháng   năm ……

 

DỰ ÁN ……………………………..

1. Mục tiêu dự án:

- Tạo việc làm, tăng thu nhập; dự kiến số hộ thoát nghèo sau khi tham gia dự án;

- Các mục tiêu cụ thể theo từng dự án …….

2. Địa điểm, thời gian triển khai: (xã, thôn/bản); Thời gian bắt đầu...., thời gian kết thúc...;

3. Đơn vị quản lý, thực hiện dự án:

- Đơn vị quản lý: ……………………………………………………………………………………

- Đơn vị thực hiện: …………………………………………………………………………………

4. Nội dung dự án:

a) Kỹ thuật thực hiện dự án, quy trình sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng (nêu rõ các yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật liên quan đến các hoạt động dự án. Ví dụ: Tên giống, chủng loại, yêu cầu chất lượng, số lượng hỗ trợ, các loại vật tư, thiết bị cần thiết, quy trình kỹ thuật áp dụng....)

b) Các hoạt động của dự án:

- Công tác chuẩn bị: Đất đai, lao động, các đối tượng tham gia dự án ....

- Lập danh sách đối tượng tham gia dự án theo mẫu sau:

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Hỗ trợ của Nhà nước (triệu đồng)

Trong đó:

Đối ứng (quy theo giá trị) Triệu đồng

Đăng ký vay vốn từ Ngân hàng CSXH (triệu đồng)

Giống

Vật tư, máy móc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cung ứng giống vật tư: ………….;

- Tổ chức thực hiện sản xuất………….;

- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm (liên kết tiêu với doanh nghiệp, hợp tác xã) ……………..;

- Thu hồi, luân chuyển kinh phí hỗ trợ (nếu có);

- Kiểm tra, giám sát, tổng kết dự án.

5. Kinh phí thực hiện dự án (Triệu đồng)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng dự toán

Chia ra các nguồn

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Đối ứng của người dân

Vay từ Ngân hàng

Nguồn khác

A

Nguồn vốn 30a

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chi phí xây dựng dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tập huấn kỹ thuật...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Hỗ trợ giống, vật tư máy móc....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Chi phí cán bộ kỹ thuật,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Tuyên truyền...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Quản lý dự án....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Nguồn vốn 135

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chi phí xây dựng dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tập huấn kỹ thuật....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Hỗ trợ giống, vật tư máy móc....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Chi phí cán bộ kỹ thuật,

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Tuyên truyền...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Quản lý dự án ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Tổ chức thực hiện dự án:

- Nêu rõ phương thức tổ chức thực hiện;

- Trách nhiệm của các đối tượng tham gia dự án;

- Trách nhiệm của UBND cấp xã, Trưởng thôn, bản và cán bộ tham gia thực hiện dự án.

 

 

Ngày    tháng     năm 20 …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 04

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN (6 THÁNG, NĂM...) HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐA DẠNG SINH KẾ VÀ DỰ ÁN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Cao Bằng)

1. Tình hình chung:

2. Kết quả thực hiện:

TT

Nội dung

Kinh phí được phê duyệt (triệu đồng)

Kết quả thực hiện (6 tháng, một năm)

Đơn vị tính

Khối lượng đã thực hiện

Tổng kinh phí đã thực hiện (triệu đồng)

Trong đó

Đánh giá (% thực hiện/Kế hoạch được phê duyệt)

Kinh phí hỗ trợ

Người dân đóng góp

Vay vốn ngân hàng

 

I

Dự án 1....

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi phí xây dựng dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tập huấn kỹ thuật....

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ cho hộ: Chi tiết theo nội dung hỗ trợ của từng dự án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Chi phí cán bộ kỹ thuật,

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tuyên truyền...

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Quản lý dự án ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án 2: …….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Dự án 3: …….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……....

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất khác...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 05

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN (6 THÁNG, NĂM...) HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ VA DỰ ÁN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CỦA CẤP HUYỆN, TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Cao Bằng)

1. Tình hình chung:

2. Kết quả thực hiện:

TT

Nội dung

Tổng số

Số hộ tham gia

Tổng kinh phí cho các dự án (triệu đồng)

Tổng kinh phí đã thực hiện (triệu đồng)

Trong đó

Tổng giá trị vật tư đã thực hiện hỗ trợ (triệu đồng)

Đánh giá (% thực hiện/ Kế hoạch phê duyệt)

Ngân sách hỗ trợ

Dân đóng góp

Vay vốn ngân hàng

 

 

 

Huyện, xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

 

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án Trồng trọt Giống cây trồng: Hạt giống (tấn) Cây giống (cây)....; Vật tư (tấn) ....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Dự án chăn nuôi: Giống vật nuôi (con)...: Thức ăn (tấn)....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Dự án nuôi trồng thủy sản: Con giống (con)...; vật tư (tấn) …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Dự án khai thác thủy sản (Ngư cụ (bộ)..., vật tư (tấn)...;

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Dự án ngành nghề dịch vụ (Máy móc, thiết bị (cái); Vật tư (tấn)...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Dự án và hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất khác ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ PTSX khác...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 16/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu: 16/2018/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/05/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Hoàng Xuân Ánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản