Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1599/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 12 tháng 08 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Căn cứ Thông tư 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 05 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 726/TTr-SCT ngày 24 tháng 7 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm phát triển:
- Trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đan xen, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là quy hoạch đô thị và khu dân cư, quy hoạch hệ thống giao thông. Trong đó, chợ vẫn sẽ là loại hình thương mại phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn - miền núi, đồng thời sẽ quan tâm phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn các khu đô thị, các khu công nghiệp tập trung;
- Xây dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa và văn minh thương mại, đảm bảo phát triển bền vững, hài hòa, giữ gìn môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa;
- Phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đa dạng về loại hình quy mô; đa dạng phương thức kinh doanh, ngành hàng kinh doanh và dịch vụ phụ trợ;
- Phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo hướng tiêu chuẩn hóa trong thiết kế và xây dựng, vừa phải đảm bảo sự thuận tiện cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn giao thông, vừa phải đảm bảo khả năng phát triển mở rộng của các loại hình thương nghiệp khác;
- Phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên cơ sở thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước, phục vụ sản xuất tiêu dùng trên địa bàn và khách vãng lai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển;
- Thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại nhưng cũng cần tăng cường đầu tư từ ngân sách, nhất là với hệ thống chợ ở vùng kinh tế - xã hội kém phát triển.
1. Về hệ thống chợ:
- Tổng số chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 có 107 chợ, trong đó có 01 chợ hạng 1, 11 chợ hạng II và 95 chợ hạng III; đến năm 2020 có 119 chợ, trong đó có 02 chợ hạng I (01 chợ vừa bán buôn, bán lẻ; 01 chợ đầu mối tổng hợp), 14 chợ hạng II và 103 chợ hạng III;
- Giảm bán kính phục vụ bình quân của một chợ từ 3,27 km/chợ hiện nay xuống còn 2,96 km/chợ vào năm 2020;
- Hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, các xã đạt chỉ tiêu nông thôn mới sẽ có ít nhất 01 chợ có công trình đạt chuẩn được quy định trong TCVN 9211 : 2012 Chợ-Tiêu chuẩn thiết kế ban hành tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia;
- Trong giai đoạn 2014-2020, dự kiến hệ thống chợ của Ninh Thuận như sau: Giữ nguyên 47 chợ (05 chợ hạng II, và 42 chợ hạng III); nâng cấp cải tạo 30 chợ (01 chợ hạng I, 03 chợ hạng II và 26 chợ hạng III); giải tỏa 03 chợ hạng III; xây mới trên nền cũ 05 chợ hạng III; di dời, xây mới 14 chợ (02 chợ hạng II và 12 chợ hạng III); xây mới 23 chợ (01 chợ hạng I, 03 chợ hạng II và 19 chợ hạng III);
- Hình thành 01 chợ đầu mối tổng hợp hạng I tại thị trấn Khánh Hải thuộc huyện Ninh Hải, giai đoạn 2016-2020;
- Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất chợ, áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật vào xây dựng và thiết kế chợ, tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao trình độ văn minh thương nghiệp trên chợ;
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chợ trên cơ sở đổi mới mô hình kinh doanh chợ, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, nội dung quản lý Nhà nước về chợ.
2. Về hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị:
- Số lượng trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 03 trung tâm thương mại (trung tâm thương mại Maximark Phan Rang, trung tâm thương mại Tháp Chàm, trung tâm thương mại Khánh Hải);
- Số lượng siêu thị đến năm 2020 là 07 siêu thị (01 siêu thị hạng II và 06 siêu thị hạng III).
1. Định hướng phát triển chợ
a) Định hướng phát triển chợ trên địa bàn tỉnh: Trong giai đoạn đến năm 2015, tập trung sắp xếp vị trí hợp lý những chợ chưa có địa điểm phù hợp theo quy hoạch và chợ cần phải di dời, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho hệ thống chợ hiện có, mở thêm chợ mới ở những địa bàn mà mật độ chợ còn thấp, các khu dân cư mới hình thành. Tuy nhiên, số lượng chợ mới sẽ được xây dựng nhiều hơn trong giai đoạn 2016 - 2020.
b) Định hướng phát triển các loại hình chợ:
- Chợ dân sinh (chợ bán lẻ tổng hợp) ở các xã, phường: Định hướng chung là thực hiện việc giải tỏa, di dời, cải tạo, nâng cấp và mở thêm các chợ mới nhằm bảo đảm có đủ chợ dân sinh phục vụ đời sống của nhân dân. Trong đó, cần hạn chế xây mới chợ dân sinh ở khu vực nội đô. Ở khu vực nông thôn, hệ thống chợ vẫn là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu trong suốt cả thời kỳ 2013 - 2020;
- Chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp hạng I: Nâng cấp và mở rộng, hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như hoạt động của các chợ ở trung tâm thành phố, trung tâm huyện, thị trấn (Hạn chế di dời và mở chợ mới);
- Chợ chuyên doanh: Phát triển chợ nông sản hay chợ hàng công nghiệp tiêu dùng (chợ thực phẩm tươi sống, chợ may mặc) trước hết ở khu vực đô thị, ở các khu vực tập trung dân cư, nhằm đáp ứng xu hướng ngày càng đa dạng của cung và cầu hàng hóa;
- Chợ đầu mối nông sản: hình thành các chợ đầu mối nông sản (chuyên doanh hoặc tổng hợp) ở các vùng sản xuất hoặc ở trung tâm thu hút và phát luồng hàng hóa, nhằm phù hợp với quá trình tập trung hóa sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
c) Định hướng phát triển cơ sở vật chất chợ:
- Tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật hiện hành về diện tích, kiến trúc cũng như bố trí các ngành hàng kinh doanh trong khu vực chợ, đảm bảo phù hợp với chức năng và đặc điểm hoạt động của từng loại hình chợ; tuân thủ các tiêu chí của chợ nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
- Gắn quy mô đầu tư từng chợ với khả năng khai thác các nguồn thu trên chợ ở tầm trung hạn và dài hạn. Ưu tiên đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng quan trọng cho khu vực chợ như tạo mặt bằng, các tuyến giao thông hỗ trợ, hệ thống điện, cấp thoát nước. Không gian chợ phải thuận tiện cho hoạt động mua bán phù hợp với thói quen của người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo các điều kiện an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm phát triển các dịch vụ có thu trên chợ cũng như các thiết bị phục vụ công tác phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;
- Gắn đầu tư xây dựng chợ với lộ trình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch dân cư và quy hoạch phát triển thương mại trên từng địa bàn cụ thể.
d) Định hướng phát triển ngành hàng kinh doanh và lực lượng kinh doanh:
- Thu hút mọi đối tượng tham gia kinh doanh nhằm gia tăng số hộ kinh doanh cố định trên chợ nông thôn;
- Khuyến khích hộ kinh doanh trong chợ thực hiện liên doanh, liên kết trong mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các tổ hợp tác mua bán, các hợp tác xã chợ;
- Mở rộng các loại hình dịch vụ, các ngành hàng kinh doanh trong chợ. Đối với chợ dân sinh, chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, hàng ngày của dân cư. Các ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, tạp hóa, may mặc và dịch vụ ăn uống.
đ) Định hướng nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ:
Trong những năm tới, xu hướng xã hội hóa trong hoạt động đầu tư xây dựng chợ tiếp tục được duy trì và phát triển nhưng đối với hệ thống chợ nông thôn thì Nhà nước sẽ vẫn có vai trò quan trọng. Cụ thể, định hướng các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chợ nông thôn như sau:
- Đối với nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong xã hội: Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các chợ dân sinh tại các khu đông dân cư, các khu công nghiệp; thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư xây dựng chợ đầu mối bán buôn, chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ ở các trung tâm huyện...; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh cá thể tham gia góp vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ tại tất cả các địa bàn.
- Đối với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách: Ngân sách trung ương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của chợ đầu mối có chức năng tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất nông sản tập trung hoặc ở nơi thu hút và phát luồng hàng nông sản. Bên cạnh đó ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông sản thực phẩm và chợ hạng II, hạng III ở địa bàn nông thôn. Lồng ghép việc xây dựng chợ dân sinh với các dự án và chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ thêm bằng các cơ chế, chính sách (tài chính, tín dụng, đất đai...) để tạo dựng hạ tầng kỹ thuật chợ. Trước mắt, ưu tiên dành vốn hỗ trợ xây dựng chợ ở các xã có nhu cầu mở chợ nhưng chưa có chợ.
e) Định hướng tổ chức quản lý chợ:
Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý chợ, đối với chợ dân sinh nông thôn, mục tiêu quan trọng và chủ yếu của quản lý là nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, đảm bảo các yêu cầu về bảo trì và sửa chữa cơ sở vật chất chợ, đảm bảo công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, phòng chống cháy nổ. Đối với các chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp, chợ đầu mối, mục tiêu quản lý cần mở rộng hơn như đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo công việc làm cho dân cư... Để đạt được các mục tiêu trên, cần chú trọng vào các nội dung sau:
- Tiếp tục chuyển đổi mô hình tổ/ban quản lý chợ sang mô hình kinh doanh chợ (doanh nghiệp, hợp tác xã) theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ;
- Xây dựng mô hình tổ chức và áp dụng thí điểm vào thực tế, tổng kết và rút kinh nghiệm. Sau đó, sẽ triển khai áp dụng thống nhất những mô hình tổ chức quản lý phù hợp với từng loại hình cụ thể, tùy theo điều kiện của từng địa bàn;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển dụng những người trực tiếp tham gia quản lý, điều hành hoạt động chợ như là một nghề nghiệp có tính chuyên môn.
2. Định hướng phát triển siêu thị, trung tâm thương mại:
- Phân bố hệ thống siêu thị phải đảm bảo bán kính và không gian phục vụ của từng quy mô siêu thị để vừa thu hút được khách hàng, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng khách hàng; đồng thời, phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh Ninh Thuận;
- Xây dựng trung tâm thương mại tại các đô thị trung tâm, có quy mô nhu cầu và sức mua lớn, có khả năng mở rộng giao lưu hàng hóa với các vùng trong tỉnh, với các tỉnh khác. Phân bố hệ thống trung tâm thương mại phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể đô thị của tỉnh;
- Phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại phải gắn liền với việc xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hình thành và phát triển đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, chuẩn hóa các hành vi giao dịch.
IV. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020:
1. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ:
a) Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm:
Đến năm 2013 trên địa bàn thành phố có 18 chợ được xếp hạng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Tuy nhiên, một số chợ có ảnh hưởng đến trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc diện tích chật hẹp thì trong thời gian tới, cần phải tiến hành cải tạo, nâng cấp một số chợ phục vụ nhu cầu dân sinh.
Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 18 chợ, bao gồm 01 chợ hạng I, 06 chợ hạng II và 11 chợ hạng III. Trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Giữ nguyên 14 chợ: 04 chợ hạng II (chợ Thanh Sơn, chợ Tháp Chàm, chợ Phước Mỹ, chợ Mương Cát thuộc phường Đài Sơn), và 10 chợ hạng III (chợ Văn Sơn, chợ Nhơn Sơn - Hò Rò thuộc phường Văn Hải; chợ Đông Hải, chợ Tân Thành và chợ Đông Giang thuộc phường Đông Hải; chợ Đông Ba thuộc phường Mỹ Đông; chợ Mỹ An thuộc phường Mỹ Hải; chợ Phủ Hà; chợ Mỹ Phước thuộc phường Mỹ Bình; chợ Tân Sơn 1 thuộc xã Thành Hải);
+ Nâng cấp cải tạo 02 chợ, trong đó: 01 chợ hạng I (chợ Phan Rang) và 01 chợ hạng III (chợ Đô Vinh thành chợ hạng II);
+ Di dời xây mới 02 chợ, trong đó có 01 chợ hạng II và 02 chợ hạng III: Chợ rau Tấn Tài (thành chợ hạng II) sang vị trí mới tại đường Hải Thượng Lãn Ông lấy tên là chợ Lân Hà thuộc phường Tấn Tài; Chợ Công Thành - Thành Ý (chợ hạng III) tại thôn Công Thành, xã Thành Hải (theo quy hoạch nông thôn mới).
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Nâng cấp cải tạo 01 chợ hạng III (Chợ Nhơn Sơn - Hò Rò thuộc phường Văn Hải);
+ Di dời xây mới 03 chợ hạng III: chợ Đông Hải sang vị trí Xí Nghiệp nước mắm Đông Hải; chợ Đông Ba thuộc phường Mỹ Đông sang khu vực quy hoạch Đông Nam - đất dịch vụ; và chợ Mỹ An thuộc phường Mỹ Hải sang khu đất đối diện, thuộc khu phố 2, phường Mỹ Đông (chợ liên phường Mỹ Đông - Mỹ Hải);
- Tổng diện tích sử dụng đất của hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đến năm 2015 khoảng 49.247 m2, đến năm 2020 khoảng 54.047 m2;
- Tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 2014-2015 dự kiến khoảng 17.407 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến khoảng 8.682,4 triệu đồng.
b) Huyện Bác Ái:
Tính đến năm 2013, trên địa bàn huyện có 03 chợ: chợ Phước Đại, chợ Phước Thắng và chợ Phước Tiến. Tuy nhiên chợ Phước Thắng hiện không hoạt động, chợ Phước Tiến hoạt động theo phiên (2 phiên/tháng).
Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn huyện đến năm 2020 có 05 chợ (gồm 03 chợ hiện có và 02 chợ xây mới), cụ thể như sau:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Giữ nguyên 02 chợ hạng III: chợ Phước Thắng, chợ Phước Tiến;
+ Nâng cấp cải tạo 01 chợ hạng III: chợ Phước Đại (mở rộng diện tích, nâng cấp đạt chuẩn theo quy hoạch nông thôn mới);
+ Xây mới chợ Phước Trung (hạng III) tại xã Phước Trung, diện tích tối thiểu là 500 m2.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Xây mới chợ Phước Bình (hạng III) tại xã Phước Bình, diện tích tối thiểu là 500 m2.
- Tổng diện tích chiếm đất của hệ thống chợ trên địa bàn huyện Bác Ái tính đến năm 2015 khoảng 2.714 m2, đến năm 2020 khoảng 3.214 m2;
- Tổng kinh phí đầu tư 2014-2015 dự kiến khoảng 1.735,5 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến khoảng 235,5 triệu đồng.
c) Huyện Ninh Hải
Trên địa bàn huyện đến năm 2013, có 19 chợ hạng III. Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch có 21 chợ, trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Giữ nguyên 18 chợ hạng III;
+ Di dời, xây mới 01 chợ hạng III: chợ An Xuân thuộc xã Xuân Hải sang vị trí mới tại đường 705.
- Giai đoạn 2016-2020:
+ Nâng Cấp cải tạo 08 chợ: trong đó có 01 chợ hạng II (chợ Khánh Hải) và 07 chợ hạng III (chợ Tri Thủy thuộc xã Tri Hải, chợ Phương Hải, chợ Khánh Nhơn thuộc xã Nhơn Hải, chợ Mỹ Phong thuộc xã Thanh Hải, chợ Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, chợ Phước Nhơn thuộc xã Xuân Hải và chợ Lương Cách thuộc xã Hộ Hải);
+ Xóa bỏ 01 chợ hạng III: chợ Ninh Chữ tại khu phố Ninh Chữ, thị trấn Khánh Hải;
+ Di dời xây mới 03 chợ hạng III: chợ Thái An thuộc xã Vĩnh Hải sang khu tái định cư nhà máy điện hạt nhân (do giải tỏa vùng dự án điện hạt nhân), chợ Hộ Diêm thuộc xã Hộ Hải sang vị trí khu trung tâm xã Hộ Hải, chợ Gò Đền thuộc xã Tân Hải sang khu trung tâm hành chính xã Tân Hải;
+ Xây mới 03 chợ: 01 chợ hạng I (chợ đầu mối tổng hợp tại thị trấn Khánh Hải), 01 chợ hạng II (chợ trung tâm cụm xã Tân - Xuân - Hộ tại xã Hộ Hải) và 01 chợ hạng III (chợ xã Thanh Hải tại thôn Mỹ Tân thuộc xã Thanh Hải);
- Tổng diện tích chiếm đất của hệ thống chợ trên địa bàn huyện Ninh Hải đến năm 2015 khoảng 36.040 m2, đến năm 2020 khoảng 104.446 m2;
- Tổng kinh phí đầu tư 2014-2015 dự kiến 2.000 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 dự kiến 95.735,5 triệu đồng.
d) Huyện Ninh Phước:
Tổng số chợ trên địa bàn tính đến năm 2013 có 30 chợ, gồm 01 chợ hạng II và 29 chợ hạng III. Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch có 35 chợ, trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Giữ nguyên: 27 chợ hạng III;
+ Nâng cấp cải tạo 03 chợ hạng III tại xã Phước Thuận, gồm: chợ Phú Nhuận, chợ Vạn Phước và chợ Thuận Lợi;
+ Xây mới 02 chợ hạng III tại xã Phước Sơn, gồm: chợ Phước Thiện III và chợ Ninh Quý III.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Nâng cấp cải tạo 05 chợ, trong đó: 01 chợ hạng II (chợ Phú Quý thuộc thị trấn Phước Dân), và 04 chợ hạng III (chợ Ninh Quý 2 và chợ Phước Thiện thuộc xã Phước Sơn; chợ Trường Sanh thuộc xã Phước Hậu; chợ Như Bình thuộc xã Phước Thái);
+ Xóa bỏ 01 chợ hạng III: chợ Bình Quý tại thị trấn Phước Dân;
+ Di dời xây mới 02 chợ hạng III tại xã Phước Hậu, gồm: chợ Hiếu Lễ và chợ Trường Thọ;
+ Xây mới 04 chợ hạng III: chợ liên xã Phước Sơn - Phước Vinh tại xã Phước Vinh; chợ Phước Đồng 2 tại xã Phước Hậu; chợ Mỹ Nghiệp tại thị trấn Phước Dân; chợ trung tâm xã Phước Thuận tại xã Phước Thuận;
- Tổng diện tích chiếm đất của hệ thống chợ trên địa bàn huyện đến năm 2015 khoảng 36.736 m2, đến năm 2020 khoảng 52.960 m2;
- Tổng kinh phí đầu tư 2014-2015 dự kiến khoảng 5.138 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 dự kiến 21.109,9 triệu đồng.
đ) Huyện Ninh Sơn:
Trên địa bàn huyện đến năm 2013 có 10 chợ được xếp hạng gồm 01 chợ hạng II và 09 chợ hạng III. Đến năm 2020, quy hoạch trên địa bàn huyện có tổng cộng 11 chợ, cụ thể như sau:
- Giai đoạn đến 2015:
+ Giữ nguyên 09 chợ, trong đó có 01 chợ hạng II (chợ Tân Sơn) và 08 chợ hạng III;
+ Xây mới trên nền cũ 01 chợ hạng II (Chợ Quảng Thuận - xã Quảng Sơn).
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Nâng cấp cải tạo 03 chợ hạng III (chợ Hòa Sơn; chợ Mỹ Sơn; chợ Đắc Nhơn thuộc xã Nhơn Sơn);
+ Di dời xây mới 01 chợ hạng III (chợ Lâm Sơn thuộc xã Lâm Sơn);
+ Xây mới 01 chợ hạng III (chợ Ma Nới tại xã Ma Nới);
- Tổng diện tích chiếm đất của hệ thống chợ trên địa bàn huyện đến năm 2015 dự kiến khoảng 38.285 m2, đến năm 2020 khoảng 40.285 m2;
- Tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 2014-2015 khoảng 50 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến khoảng 7.705,1 triệu đồng.
e) Huyện Thuận Bắc:
Trên địa bàn huyện đến năm 2013 có 07 chợ hạng III. Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch gồm 10 chợ.
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Giữ nguyên 06 chợ hạng III: chợ Mỹ Nhơn, chợ Ba Tháp và chợ Gò Sạn thuộc xã Bắc Phong; chợ Ấn Đạt thuộc xã Lợi Hải; chợ Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn; chợ Phước Chiến (hay chợ Động Thông);
+ Xây mới trên nền cũ 01 chợ hạng III: chợ Du Long (hay chợ Hiệp Kiết) thuộc xã Công Hải;
+ Xây mới 01 chợ hạng II: chợ trung tâm huyện tại xã Lợi Hải.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Xóa bỏ 01 chợ hạng III: chợ Ấn Đạt thuộc xã Lợi Hải;
+ Xây mới trên nền cũ 02 chợ hạng III tại xã Bắc Phong, gồm: chợ Mỹ Nhơn và chợ Ba Tháp;
+ Xây mới 03 chợ hạng III: chợ trung tâm xã Công Hải, chợ trung tâm xã Bắc Sơn và chợ trung tâm xã Phước Kháng;
- Tổng diện tích sử dụng đất của hệ thống chợ trên địa bàn huyện đến năm 2015 dự kiến khoảng 25.755,8 m2, đến năm 2020 khoảng 37.459,4 m2;
- Tổng kinh phí đầu tư năm 2014-2015 dự kiến khoảng 13.752,66 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến 10.667,4 triệu đồng.
g) Huyện Thuận Nam
Trên địa bàn huyện đến năm 2013 có 12 chợ hạng III. Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch gồm 19 chợ, trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Giữ nguyên 07 chợ hạng III: chợ Lạc Tiến và chợ Quán Thẻ 2 thuộc xã Phước Minh; chợ Vụ Bổn thuộc xã Phước Ninh; chợ Nhị Hà 1 và chợ Nhị Hà 2 thuộc xã Nhị Hà; chợ Thôn Giá thuộc xã Phước Hà; chợ Sơn Hải thuộc xã Phước Dinh;
+ Nâng cấp cải tạo 03 chợ hạng III: Chợ Quán Thẻ thuộc xã Phước Minh; chợ Hiếu Thiện thuộc xã Phước Ninh; chợ Văn Lâm thuộc xã Phước Nam;
+ Xây mới trên nền cũ 01 chợ hạng III: chợ Nhị Hà 3 thuộc xã Nhị Hà;
+ Di dời xây mới 01 chợ hạng II: chợ Lạc Tân 1 thuộc xã Phước Diêm sang vị trí mới tại thôn Lạc Nghiệp, xã Cà Ná (khu cảng Cà Ná mở rộng);
+ Xây mới 04 chợ hạng III: chợ Thương Diêm tại xã Phước Diêm; chợ Từ Thiện tại xã Phước Dinh; chợ Trà Nô và chợ Tân Hà tại xã Phước Hà.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Nâng cấp cải tạo 03 chợ hạng III: chợ Lạc Tiến thuộc xã Phước Minh, chợ Nhị Hà 1 thuộc xã Nhị Hà, chợ Nho Lâm thuộc xã Phước Nam;
+ Di dời xây mới 01 chợ hạng III: chợ Vụ Bổn thuộc xã Phước Ninh;
+ Xây mới 03 chợ, trong đó: 01 hạng II (chợ trung tâm xã Cà Ná - trong khu đô thị thuộc xã Cà Ná) và 02 chợ hạng III (chợ Quán Thẻ 2 tại xã Phước Minh, chợ trung tâm xã Phước Nam - trong khu đô thị Phước Nam);
- Tổng diện tích chiếm đất của hệ thống chợ trên địa bàn huyện đến năm 2015 dự kiến khoảng 41.457,5 m2, đến năm 2020 khoảng 50.848,5 m2;
- Tổng kinh phí đầu tư đến năm 2015 dự kiến 14.700 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 dự kiến 16.500 triệu đồng.
2. Quy hoạch phát siêu thị, trung tâm thương mại
a) Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
- Đến năm 2015: Xây mới 01 trung tâm thương mại Maximark Phan Rang tại trục D6, đường 16/4, diện tích khoảng 10.000 m2 (hiện nay đang thi công);
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Xây mới 01 trung tâm thương mại Tháp Chàm tại Phường Đô Vinh tại vị trí khu đất Công ty thuốc lá Hòa Việt hiện thời, diện tích khoảng 11.000 m2;
+ Xây mới 02 siêu thị hạng III (siêu thị Tấn Tài tại vị trí chợ Tấn Tài hiện thời, diện tích khoảng 3.800 m2; siêu thị Đông Hải tại vị trí Ủy ban nhân dân phường hiện thời, diện tích khoảng 10.000 m2.
b) Huyện Ninh Sơn: Xây mới 01 siêu thị hạng III tại thị trấn Tân Sơn, diện tích khoảng 3.000 m2, giai đoạn đầu tư 2016 - 2020.
c) Huyện Ninh Phước: Xây mới 01 siêu thị hạng III tại thị trấn Phước Dân, nằm ở vị trí sân bóng huyện, diện tích khoảng 6.000 m2, giai đoạn đầu tư 2016 - 2020.
d) Huyện Ninh Hải: Đến năm 2020, xây mới 01 trung tâm thương mại hoặc 01 siêu thị tại thị trấn Khánh Hải.
đ) Huyện Thuận Nam: Xây mới 01 siêu thị hạng III tại xã Cà Ná, diện tích khoảng 3.000 m2, giai đoạn đầu tư 2016 - 2020. Giai đoạn sau năm 2020, dự kiến xây mới 01 siêu thị tại xã Phước Nam, diện tích khoảng 3.000m2.
e) Huyện Thuận Bắc: Giai đoạn sau năm 2020, xây mới 01 siêu thị hạng III tại trung tâm thị trấn huyện, diện tích khoảng 10.000m2.
V. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp về vốn đầu tư:
a) Giải pháp thu hút vốn trong nước:
- Tận dụng chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư của chính phủ và địa phương thực hiện tốt luật đầu tư, các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về ưu đãi đầu tư nhằm thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển hệ thống chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại. Một số Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003, Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng chính phủ về phát triển thương mại nông thôn, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ..., Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của Chính phủ. Đối với các khu trung tâm thương mại, siêu thị cần có vốn đầu tư ban đầu lớn, có Quy chế khuyến khích đầu tư xây dựng những loại hình này;
- Kêu gọi tham gia đầu tư của các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước vào xây dựng hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại;
- Thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hạ tầng thương mại của khu vực kinh tế tư nhân;
- Về phía các doanh nghiệp thương mại, để tạo vốn kinh doanh, tăng khả năng đầu tư mở rộng kinh doanh, cần tăng cường liên doanh, liên kết, thu hút vốn từ các thành phần kinh tế khác.
b) Giải pháp thu hút vốn nước ngoài: Để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là vốn ODA, FDI. Cần minh bạch hóa, đơn giản thủ tục hành chính trong quá trình kêu gọi đầu tư. Cần có chính sách ưu đãi, thông thoáng và tổ chức xúc tiến đầu tư của tỉnh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thương mại Ninh Thuận. Hỗ trợ về mặt thủ tục để doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ giải ngân, xử lý kiên quyết với những trường hợp gây khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Kiên quyết xử lý những hiện tượng tiêu cực, những dự án không thực hiện đúng cam kết, chậm triển khai, không đảm bảo môi trường...
2. Giải pháp phát triển thương nhân:
- Đào tạo, phổ biến kiến thức và kỹ năng kinh doanh: có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại để khuyến khích phát triển tiềm năng cho các nhà kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh;
- Hỗ trợ đất đai, tài chính, thuế: Công bố kịp thời và công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chọn lựa. Có giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ trong việc giải phóng mặt bằng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có dự án xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại được tiếp cận các nguồn tài chính bình đẳng, nhanh chóng;
- Chuyển giao công nghệ kinh doanh, giao dịch hiện đại;
- Thúc đẩy hình thành các nhà phân phối chuyên nghiệp.
3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước:
- Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với sự phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại: Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bổ sung các chính sách ưu đãi của địa phương về đầu tư, xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ sở; kiểm tra, giám sát hoạt động của các loại hình hạ tầng thương mại; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý trên cơ sở cụ thể hóa cơ chế, chính sách chung của nhà nước thuộc thẩm quyền và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương; phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật khi xây dựng và cải tạo chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cũng như các tiêu chuẩn nghiệp vụ kinh doanh; thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động đầu tư, quản lý và khai thác kinh doanh chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Đồng thời phát hiện những bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó sửa đổi, bổ sung Quy hoạch, cơ chế, chính sách của địa phương, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phát triển;
- Đổi mới phương thức, công cụ, biện pháp quản lý: Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần xây dựng các kế hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cho 5 năm và từng năm; trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết các khu dân cư mới khu vực nông thôn, cần dành quỹ đất để xây dựng hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; đối với các chợ cóc, chợ tự phát chưa được quy hoạch, chỉ lựa chọn những chợ hoạt động có hiệu quả, có đủ điều kiện về mặt bằng diện tích... để đưa vào quy hoạch và xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo hoặc mở rộng kịp thời; đối với các chợ hoạt động không hiệu quả kéo dài, không phù hợp với bố trí dân cư, cần có phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đội ngũ quản lý phải được bố trí ổn định và lâu dài, phải thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức để nâng cao tính chuyên nghiệp;
- Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành và giữa các cơ quan quản lý nhà nước: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc hướng dẫn thực hiện đầu tư phát triển, quản lý kinh doanh khai thác hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo đúng các quy định của nhà nước; thực hiện thống nhất, tránh tình trạng tùy tiện trong công tác quản lý nhà nước; cần có sự phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch;
- Thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý, kinh doanh chợ: Triển khai cơ chế tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ đối với các chợ đang hoạt động do Nhà nước quản lý thông qua sự điều hành của Ban quản lý chợ.
4. Giải pháp bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ
- Giải pháp bảo vệ môi trường: Thực hiện các giải pháp kỹ thuật xây dựng hạ tầng cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải tới các chợ, siêu thị và TTTM; tăng cường công tác kiểm tra xử lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật tới các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
- Giải pháp phòng chống cháy nổ: Các dự án đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đều phải có đầy đủ các hạng mục công trình đảm bảo phòng chống cháy nổ theo đúng quy định hiện hành; tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ tại chợ, siêu thị và trung tâm thương mại.
5. Giải pháp về đất đai:
Sắp xếp quỹ đất dành cho phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp, tránh sự chồng chéo trong quản lý sử dụng đất; tổ chức công bố quy hoạch sử dụng đất; thực hiện nghiêm chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư tạo điều kiện cho công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng và có chính sách hỗ trợ ngươi bị thu hồi đất; thực hiện tốt việc phân kỳ đầu tư và thu hồi đất, khai thác sử dụng đất đi đôi với bảo vệ môi trường; cần quy hoạch và ưu tiên bố trí quỹ đất có lợi thế phát triển thương mại; tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Luật đất đai.
1. Sở Công Thương: Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung vào các công việc sau:
- Công bố “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” đến các tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế;
- Tổ chức, quản lý việc thực hiện Quy hoạch và các hoạt động trong quá trình kinh doanh chợ, siêu thị và trung tâm thương mại;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các huyện, thành phố trong việc lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch này và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Hướng dẫn, kiểm tra các huyện, thành phố trong việc phân bổ và sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại từ ngân sách nhà nước, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả;
- Tham gia thẩm định các dự án nâng cấp cải tạo, xây mới chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn huyện, thành phố của tỉnh;
- Tổng hợp những vấn đề nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình chợ, siêu thị và trung tâm thương mại hàng năm theo Quy hoạch được phê duyệt; thẩm định các dự án đầu tư chợ, siêu thị và trung tâm thương mại trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định).
3. Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định khung về quản lý giá hay mức phí cho thuê hoặc bán diện tích kinh doanh trên chợ, trung tâm thương mại cũng như các quy định khác về tổ chức các dịch vụ có thu theo hướng tăng cường tính chủ động cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh; kịp thời bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các chủ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại thực hiện nghiêm các quy định về hành lang an toàn giao thông.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị và trung tâm thương mại được phê duyệt, bố trí quỹ đất để xây dựng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại, đồng thời xác định và cắm mốc địa giới cho các công trình theo Quy hoạch đã được duyệt. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường ở các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý về quy hoạch và kiến trúc đối với tất cả các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; xây dựng mẫu chuẩn hóa đối với từng hạng chợ trên địa bàn tỉnh gắn với Chương trình nông thôn mới đến năm 2020 trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về quy hoạch và xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh và thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
8. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tăng cường công tác an ninh, kiểm tra phòng cháy, chữa cháy trong quản lý hoạt động chợ, siêu thị và trung tâm thương mại; tham gia thẩm định hạng mục phòng chống cháy nổ trong các dự án đầu tư xây dựng chợ, siêu thị và trung tâm thương mại.
9. Các cơ quan, ban ngành khác: Tổ chức thực hiện quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình.
10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Phối hợp với Sở Công Thương, các sở ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn; hàng năm căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ bằng nguồn vốn ngân sách đối với những dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Xét duyệt dự án đầu tư chợ theo phân cấp hoặc theo quyền của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng chợ tại địa phương;
- Theo dõi, tạo điều kiện cho các Ban Quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức kinh doanh và quản lý chợ có hiệu quả;
- Phối hợp với Sở Công Thương, Liên minh hợp tác xã tỉnh và cơ quan liên quan xây dựng và nhân rộng mô hình doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ hoạt động có hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 593/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 2Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 3Quyết định 415/2013/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
- 4Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030
- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 4Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 5Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 12/2007/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 9Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 10Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại do Bộ Công thương ban hành
- 12Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 13Quyết định 1222/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và xuất khẩu của nhà nước
- 15Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 16Quyết định 6184/QĐ-BCT năm 2012 phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030" do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 17Quyết định 593/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 18Quyết định 3621/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 19Quyết định 21/2011/QĐ-UBND quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 20Luật đất đai 2013
- 21Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 22Quyết định 415/2013/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020
- 23Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030
Quyết định 1599/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
- Số hiệu: 1599/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/08/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Đỗ Hữu Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra