Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1592/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 22 tháng 8 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề; Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17 tháng 4 năm 2007 của Tỉnh ủy Kiên Giang về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 của tỉnh Kiên Giang;
Xét Tờ trình số 636/TTr-LĐTBXH ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về phê duyệt Kế hoạch phát triển đào tạo nghề từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của tỉnh Kiên Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển đào tạo nghề từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
Chuyển dạy nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động; tăng nhanh quy mô và chất lượng dạy nghề; tập trung đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đẩy nhanh xã hội hóa, mở rộng khả năng dạy nghề ở các bậc học; phát huy tiềm năng lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề để đến năm 2010 mạng lưới dạy nghề đạt 49 cơ sở; giai đoạn đến năm 2015 tăng lên thêm 23 cơ sở;
- Tăng quy mô tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2007 - 2010 lên 116.196 người; trong đó trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 11.040 học sinh, sinh viên, sơ cấp nghề 105.156 người; đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 23%, bao gồm: lĩnh vực nông lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 39%, công nghiệp - xây dựng 17%, giao thông vận tải - dịch vụ và du lịch 44%.
Đến năm 2015, tổng số lao động được học nghề là 189.720 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 40,7%; trong đó lĩnh vực nông lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 38,6%, công nghiệp - xây dựng 26,4%, dịch vụ - giao thông vận tải - du lịch 35%;
- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, đảm bảo số học sinh học nghề ngoài ngân sách nhà nước chiếm 40%/năm trở lên;
- Giải quyết việc làm cho số học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm đạt 60 – 70%;
- Tuyển mới, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đến năm 2010 tỷ lệ giáo viên/học sinh đạt khoảng 1/20; 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo; 10% giáo viên trong các trường cao đẳng, trung cấp nghề có trình độ sau đại học.
II. Các giải pháp:
1. Tuyên truyền:
Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng phân cấp triệt để hợp lý nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở dạy nghề.
2. Thực hiện xã hội hóa, tăng cường nguồn lực tài chính cho dạy nghề:
Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và cá nhân thành lập trường, trung tâm dạy nghề ngoài công lập; trên cơ sở vận dụng và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, thuê đất, tín dụng... tạo cơ hội cho mọi người lao động có nhu cầu, được học nghề phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể. Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở dạy nghề công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Tăng chi ngân sách cho dạy nghề giai đoạn 2007-2010 để đạt tỷ lệ 10-12%/năm trong tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo; giai đoạn 2010-2015 đạt tỷ lệ 14 - 16%.
3. Đổi mới nội dung, chương trình và liên thông đào tạo:
Xây dựng chương trình liên thông, giữa các trình độ dạy nghề với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Trung ương. Chuyển nhanh phương pháp dạy nghề từ truyền đạt thụ động sang phương pháp tích cực, tạo chủ động sáng tạo trong học tập; song song với việc sử dụng công nghệ thông tin và công cụ video, máy chiếu, internet vào quá trình giảng dạy.
4. Phát triển đội ngũ giáo viên:
Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề đạt chuẩn quy định. Thành lập Khoa Sư phạm kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật tỉnh, tập trung đào tạo giáo viên dạy nghề cho hệ thống mạng lưới dạy nghề của tỉnh.
5. Phân luồng trong đào tạo:
Giai đoạn 2007-2008, huy động 10% học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở và 15% học sinh phổ thông trung học và học nghề. Giai đoạn 2009-2010 tỷ lệ tương ứng là 12% - 18%. Giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ tăng từ 15% - 23%.
6. Nguồn lực đào tạo nghề:
a. Ngân sách nhà nước:
- Giai đoạn 2007-2010: tổng kinh phí là 212,504 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương chi xây dựng cơ bản và đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề 163,010 tỷ đồng; vốn Trung ương chi đầu tư trang thiết bị, đào tạo ngắn hạn 49,494 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2011-2015: tổng kinh phí là 233 tỷ đồng, trong đó vốn địa phương 170 tỷ; vốn Trung ương 63 tỷ.
b. Vốn huy động từ doanh nghiệp và xã hội hóa:
Huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế cố gắng đến năm 2015 thành lập 01 trường cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 16 trung tâm dạy nghề, 30 cơ sở dạy nghề theo lớp ngoài công lập. Kinh phí huy động dự kiến đạt 150 tỷ đồng.
7. Hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề:
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề đối với các nước trong khu vực ASEAN và các nước khác, nhằm huy động các nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý…
Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan hướng dẫn xây dựng đề án trường, trung tâm dạy nghề công lập và ngoài công lập; đề án đầu tư sàn giao dịch về việc làm theo hướng dẫn của Trung ương trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối nguồn vốn theo tỷ lệ phần % chi đào tạo nghề so với tổng chi giáo dục và đào tạo hàng năm ưu tiên bố trí kinh phí xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, kinh phí chi thường xuyên cho đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo chỉ tiêu tuyển sinh. Vận dụng, xây dựng các cơ chế chính sách xã hội hoá về phát triển giáo dục nghề nghiệp.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối quỹ đất trên phạm vi quản lý, nhằm kêu gọi các nhà đầu tư thành lập cơ sở đào tạo nghề, theo chủ trương xã hội hóa.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo hệ thống các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, các trường phổ thông trung học, trung tâm giáo dục cộng đồng trong toàn tỉnh (nơi nào có đủ điều kiện) để tổ chức đào tạo nghề cho lao động xã hội, theo đúng ngành nghề phát triển, phù hợp với điều kiện, tiềm năng và lợi thế của địa phương. Tổ chức tuyên truyền trong phụ huynh và học sinh, nhằm định hướng phân luồng theo tỷ lệ vào học nghề; đặc biệt là số học sinh thi không đạt tốt nghiệp phổ thông trung học, số học sinh bỏ học cấp II và III hàng năm. Tập trung đẩy mạnh phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, nhằm nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện cho lao động tham gia học nghề lập nghiệp.
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối số lượng biên chế sự nghiệp đã được UBND tỉnh giao hàng năm; trong đó ưu tiên bố trí đủ số lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo phân kỳ thành lập hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề.
- Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan xây dựng Đề án đào tạo nghề cho học sinh dân tộc nội trú, theo Quyết định số 267 ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các doanh nghiệp hàng năm có trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại cho lao động đang làm việc phù hợp với quá trình phát triển của doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá - dịch vụ trong quá trình cạnh tranh của nền kinh tế.
- Các trường cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng cộng đồng và các cơ sở dạy nghề hàng năm xây dựng kế hoạch chỉ tiêu đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; đặc biệt chú trọng đào tạo theo đơn đặt hàng với các doanh nghiệp báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp đưa vào kế hoạch chung của tỉnh. Giao cho Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật lập đề án thành lập Khoa Sư phạm dạy nghề; đồng thời xây dựng đề án tổ chức đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề; đề án đào tạo nghề chất lượng cao giai đoạn đến năm 2015.
- Đề nghị các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo hệ thống quản lý; các cơ quan thông tin đại chúng, thường xuyên tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, chủ trương, đường lối, chính sách đào tạo nghề, nhằm làm thay đổi nhận thức cán bộ và nhân dân trong đào tạo nguồn nhân lực; song song với việc vận động người dân tại địa phương và các đối tượng thuộc hệ thống đoàn thể quản lý tham gia học nghề, phục vụ sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Đề nghị Đoàn thanh niên tỉnh chỉ đạo các cấp bộ đoàn, tổ chức điều tra, khảo sát số thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học và số học sinh đã tốt nghiệp phổ thông cấp II và III chưa có việc làm hàng năm, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành và các đơn vị đào tạo tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho thanh niên.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chặt chẽ cùng các sở, ban ngành chuyên môn tổ chức tuyên truyền, vận động và dạy nghề cho đoàn viên, hội viên.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, khảo sát số lao động làm việc lâu năm đã có tay nghề, nhưng chưa có văn bằng, chứng chỉ báo cáo về Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tổ chức bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật. Bố trí cán bộ chuyên trách thuộc Phòng Nội vụ - Lao động TBXH theo dõi về lĩnh vực đào tạo nghề trên địa bàn. Xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn đến năm 2015 của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, báo cáo về UBND tỉnh.
- Hàng năm trong chỉ đạo, điều hành của UBND các huyện, thị xã, thành phố cần đưa chỉ tiêu dạy nghề và giải quyết việc làm vào kế hoạch chỉ đạo của địa phương, xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của những năm tới.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2010
- 03 trường cao đẳng chuyên nghiệp (Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật);
- 02 trường trung cấp nghề (01 trường Trung cấp nghề hiện có và đầu tư thành trường mới Trung cấp nghề huyện An Biên thuộc nguồn vốn đối ứng của Trung ương);
- 05 trung tâm dạy nghề (TTDN Thanh niên, TTDN Kiên Luơng, TTDN Giồng Riềng, TTDN Phú Quốc và TTDN thành phố Rạch Giá theo Kế hoạch số 10 ngày 07/02/2007 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 ngày 07/8/2006 của Tỉnh ủy Kiên Giang);
- 05 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp (Trung tâm Hướng nghiệp tỉnh, thị xã Hà Tiên, huyện Giồng Riềng, An Minh và Hòn Đất);
- 02 trung tâm giới thiệu việc làm (01 thuộc Sở Lao động - TBXH, 01 thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh);
- 01 trung tâm hỗ trợ nông dân;
- 01 cơ sở dạy nghề của Hội làm vườn;
- 06 trung tâm dạy nghề tư thục;
- 20 cơ sở dạy nghề tổ chức theo lớp.
Tổng cộng: 45 cơ sở
MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2015
- 01 trường cao đẳng nghề công lập (chuyển đổi hoặc nâng trường trung cấp nghề) đạt trình độ đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế;
- 01 trường cao đẳng nghề tư thục;
- 02 trường trung cấp nghề tư thục;
- 10 trung tâm dạy nghề tư thục;
- 10 cơ sở dạy nghề ngoài công lập tổ chức theo lớp;
- 01 trường trung cấp nghề (nâng cấp Trung tâm Dạy nghề Tân Hiệp);
- Nâng cấp 02 trường trung cấp nghề công lập lên trường cao đẳng nghề khi hội đủ điều kiện.
Tổng cộng: 23 cơ sở dạy nghề thành lập mới
BIỂU TỔNG HỢP QUY MÔ DỰ KIẾN TUYỂN SINH 2006 - 2010
Năm Chỉ tiêu | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Ghi chú |
- Tổng dân số (người) | 1.680.121 | 1.714.790 | 1.738.283 | 1.762.097 | 1.775.200 |
|
-Tổng số LĐ đang làm việc KTQD | 870.404 | 925.210 | 948.210 | 971.200 | 994.210 |
|
- Số LĐ qua đào tạo nghề/năm Trong đó: + Trung cấp, cao đẳng nghề + Sơ cấp nghề |
|
|
|
|
| 2007-2008, tuyển sinh cao đẳng và trung cấp nghề |
- Tổng số LĐ qua đào tạo nghề | 95.959 | 120.999 | 150.599 | 185.599 | 228.699 |
|
- Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề (%) | 11 | 13,1 | 15,9 | 19,1 | 23 |
|
BIỂU TỔNG HỢP QUY MÔ DỰ KIẾN TUYỂN SINH 2011 - 2015
Năm Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | Ghi chú |
- Tổng số LĐ đang làm việc KTQD | 1.017.220 | 1.040.120 | 1.063.120 | 1.086.130 | 1.117.210 |
|
- Số LĐ qua đào tạo nghề/năm | 43.668 | 44.000 | 45.900 | 46.000 | 47.200 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
| |
+ Trung cấp, cao đẳng nghề | 3.700 | 3.800 | 3.900 | 4.000 | 4.200 | |
+ Sơ cấp nghề | 39.968 | 40.200 | 42.000 | 42.000 | 43.000 | |
- Tổng số LĐ qua đào tạo nghề | 272.367 | 316.367 | 362.267 | 408.267 | 455.467 |
|
- Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề (%) | 26,8 | 30,4 | 34 | 37,6 | 40,7 |
|
Đơn vị tính : triệu đồng
STT | Trường, Trung tâm | Năm 2007 | Năm 2010 | Giai đoạn 2007 – 2010 | Năm 2015 | Giai đoạn 2011 - 2015 | ||||||||||
Tổng vốn | TW | ĐP | Tổng vốn | TW | ĐP | Tổng vốn | TW | ĐP | Tổng vốn | TW | ĐP | Tổng vốn | TW | ĐP | ||
1 | Trường Trung cấp nghề | 9.906 | 2.906 | 7.000 | | | | 26.100 | 7.100 | 19.000 | | | | 13.000 | 4.000 | 9.000 |
2 | TTDN Thanh niên | 394 | 394 | | | | | 394 | 394 | | | | | | | |
3 | TTDN Tân Hiệp | 9.000 | | 9.000 | 3.600 | 600 | 3.000 | 28.300 | 2.300 | 26.000 | 1.000 | | 1.000 | 13.000 | 4.000 | 9.000 |
4 | TTDN Kiên Lương | | | | 3.600 | 600 | 3.000 | 23.300 | 2.300 | 21.000 | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 14.000 | 4.000 | 10.000 |
5 | TTDN An Biên | | | | 6.200 | 1.200 | 5.000 | 28.000 | 3.000 | 25.000 | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 15.000 | 5.000 | 10.000 |
6 | TTDN Giồng Riềng | | | | 6.200 | 1.200 | 5.000 | 28.000 | 3.000 | 25.000 | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 15.000 | 5.000 | 10.000 |
7 | TTDN Phú Quốc | | | | 6.200 | 1.200 | 5.000 | 27.300 | 2.800 | 24.500 | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 15.000 | 5.000 | 10.000 |
| CỘNG | 19.300 | 3.300 | 16.000 | 25.800 | 4.800 | 21.000 | 161.394 | 20.894 | 140.500 | 13.000 | 4.000 | 9.000 | 85.000 | 27.000 | 58.000 |
- 1Quyết định 16/2011/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 2Quyết định 1662/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Quyết định 7269/QĐ-UBND về đề án Tăng cường năng lực đào tạo nghề giai đoạn 2008 - 2010 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020
- 5Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2011-2020 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Quyết định 20/2006/QĐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập
- 5Luật Dạy nghề 2006
- 6Nghị định 139/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Quyết định 16/2011/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 9Quyết định 1662/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 10Quyết định 7269/QĐ-UBND về đề án Tăng cường năng lực đào tạo nghề giai đoạn 2008 - 2010 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 11Quyết định 33/2007/QĐ-UBND ban hành chính sách thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao kèm theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 12Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020
- 13Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2011-2020 do tỉnh Yên Bái ban hành
Quyết định 1592/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Kế hoạch phát triển đào tạo nghề từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của tỉnh Kiên Giang
- Số hiệu: 1592/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Bùi Ngọc Sương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra