Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1548/2001/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2001 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/6/2001
Xét đề nghị của ông Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý về Hải quan.
QUYẾT ĐỊNH
| Nguyễn Đức Kiên (Đã ký) |
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CÁC CẢNG BIỂN
(Ban hành theo Quyết định số 1548/2001/QĐ-TCHQ ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Chậm nhất là 01(một) giờ kể từ khi đến vị trí neo đậu để xếp, dỡ hàng hoá theo chỉ định của cảng vụ, thuyền trưởng hoặc người đại diện hợp pháp (dưới đây gọi chung là thuyền trưởng) phải làm thủ tục hải quan cho tàu biển nhập cảnh.
Thời điểm xác định tàu, hàng hoá đến cảng là thời điểm Hải quan cảng tiếp nhận, đóng dấu lên hồ sơ hải quan do thuyền trưởng nộp.
Chậm nhất 01 (một) giờ trước khi tàu rời cảng, thuyền trưởng phải làm thủ tục hải quan cho tàu biển xuất cảnh.
Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể ngắn hơn, nhưng thuyền trưởng phải thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu biết trước khi hết hạn.
2. Nơi nộp hồ sơ: Thuyền trưởng phải nộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng.
3. Thủ tục hải quan cho tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng:
3.1. Trách nhiệm của thuyền trưởng:
a. Khai, nộp và xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định tại Quyết định này.
b. Cung cấp các thông tin liên quan đến hàng hoá, vật dụng trên tàu.
c. Thực hiện các quyết định và yêu cầu của cơ quan Hải quan, công chức Hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với tàu, hàng hoá.
d. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật.
3.2. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:
b. Khi có căn cứ để nhận định trên tầu có cất giấu hàng hoá trái phép, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định khám xét tàu theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 51 Luật Hải quan.
4. Trường hợp có hàng hoá chuyển tải, sang mạn thì hãng tàu phải thông báo bằng văn bản với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu.
5. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng:
5.1. Quản lý, bảo đảm nguyên trạng hàng hoá xuất nhập khẩu lưu giữ tại kho, bãi cảng.
5.2. Chỉ được cho hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cổng cảng có giám sát hải quan.
5.3. Phải thông báo bằng văn bản với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng các số liệu, tình hình:
a. Hàng hoá nhập khẩu dỡ xuống kho, bãi cảng.
b. Hàng hoá xuất khẩu xếp lên tàu.
c. Hàng đổ vỡ (kèm biên bản).
d. Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn quy định chưa làm thủ tục hải quan.
đ. Hàng hóa không có người nhận đang lưu giữ tại cảng.
6. Cảng vụ có trách nhiệm thông báo trước với Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu về thời gian đến và đi, địa điểm neo đậu, thời gian xếp, dỡ hàng hoá lên hoặc xuống tàu biển.
7. Nơi có điều kiện thì Cảng vụ, Doanh nghiệp cảng và Thuyền trưởng nối mạng máy vi tính với Chi cục Hải quan cửa khẩu để thông báo trước tình hình, số liệu, gửi văn bản sau.
B. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG
1. Trách nhiệm của thuyền trưởng:
1.1. Khi làm thủ tục nhập cảnh, thuyền trưởng phải nộp cho cơ quan Hải quan các chứng từ sau:
a. Lược khai hàng hoá chuyên chở trên tàu: 02 bản chính.
b. Tờ khai tàu đến: 01 bản chính.
c. Bản khai nguyên nhiên vật liệu, lương thực, thực phẩm, rượu, thuốc lá dữ trữ trên tàu: 01 bản chính.
d. Bản khai chất nổ, chất cháy, thuốc độc, thuốc mê, vũ khí trang bị trên tàu: 01 bản chính.
đ. Danh sách thuyền viên: 01 bản chính.
e. Danh sách hành khách (nếu có hành khách): 01 bản chính.
1.2. Trong trường hợp Hải quan yêu cầu, thuyền trưởng phải xuất trình cho cơ quan Hải quan các chứng từ sau:
a. Nhật ký hành trình tàu.
b. Sơ đồ hàng xếp trên tàu.
1.3. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại điểm 3.1, phần A trên đây.
2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:
a. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 3.2, phần A trên đây.
b. Niêm phong kho rượu, thuốc lá, thuốc độc, thuốc mê.
c. Nhập các dữ liệu vào máy vi tính hoặc vào sổ.
1. Trách nhiệm của Thuyền trưởng:
1.1. Khi làm thủ tục xuất cảnh, thuyền trưởng phải nộp cho cơ quan Hải quan 01 bản chính lược khai hàng hoá xuất khẩu.
1.2. Trong trường hợp Hải quan yêu cầu, thuyền trưởng phải xuất trình cho cơ quan Hải quan các chứng từ sau:
a. Tờ khai Hải quan về hàng hoá cung ứng cho tàu biển.
b. Hoá đơn mua hàng hoá miễn thuế theo đơn đặt hàng (nếu có mua hàng tại cửa hàng miễn thuế cảng).
1.3. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại điểm 3.1 phần A trên đây.
2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:
a. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 3.2 phần A trên đây.
b. Nhập các dữ liệu vào máy vi tính hoặc vào sổ.
Tàu quá cảnh là tàu chỉ đi qua cảng và lãnh thổ Việt Nam để tới nước khác, không dỡ hàng hoá nhập khẩu và không xếp hàng hoá xuất khẩu.
Tàu quá cảnh làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu nhập đầu tiên và làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu xuất cuối cùng.
1. Thủ tục tại cửa khẩu nhập cảnh:
1.1. Trách nhiệm của thuyền trưởng:
Khi làm thủ tục cho tàu nhập cảnh thuyền trưởng phải:
- Nộp cho cơ quan Hải quan 02 bản lược khai hàng hoá quá cảnh.
- Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại điểm 3.1 phần A trên đây.
1.2. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:
a. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 3.2 phần A trên đây.
b. Niêm phong, giao cho thuyền trưởng bộ hồ sơ gồm 01 bản lược khai hàng hoá và 01 bản phiếu chuyển hồ sơ, lưu 01 bản lược khai.
c. Niêm phong kho rượu, thuốc lá, thuốc độc, thuốc mê và kho hàng (nếu có điều kiện và khi cần thiết).
d. Thực hiện nhiệm vụ giám sát quy định tại phần C dưới đây.
2. Thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh:
2.1. Trách nhiệm của thuyền trưởng:
Khi làm thủ tục xuất cảnh thuyền trưởng phải nộp cho Hải quan cửa khẩu xuất cảnh hồ sơ do Hải quan cửa khẩu nhập cảnh chuyển đến.
2.2. Nhiệm vụ của Hải quan cửa khẩu xuất cảnh:
a. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 3.2 phần A trên đây.
b. Đối chiếu hồ sơ với tình trạng bên ngoài hàng hoá.
c. Thông báo tình hình cho Hải quan cảng nhập đầu tiên trong trường hợp tàu có vi phạm Pháp luật Hải quan.
3. Trên đường quá cảnh, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan đối với hàng hoá và hồ sơ hải quan từ cửa khẩu nhập cảnh đến cửa khẩu xuất cảnh.
1. Trách nhiệm của Thuyền trưởng:
a. Thông báo với Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng về mục đích, thời gian chuyển cảng.
b. Phải nộp cho Hải quan lược khai hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng, lược khai hàng hoá xuất khẩu đã được xếp lên tàu, lược khai hàng hoá quá cảnh (nếu có): Mỗi loại 01 bản.
c. Bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan trên đường chuyển cảng.
d. Chuyển hồ sơ đã niêm phong hải quan cho Hải quan cửa khẩu cảng đến.
đ. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại điểm 3.1, phần A trên đây.
2.Trách nhiệm của cơ quan Hải quan cửa khẩu cảng đi:
a. Làm thủ tục cho tàu chuyển cảng.
b. Lập phiếu chuyển hồ sơ và niêm phong hồ sơ giao thuyền trưởng chuyển cho Hải quan cửa khẩu cảng đến.
c. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại điểm 3.2, phần A trên đây.
3. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan cửa khẩu cảng đến:
a. Thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại điểm 3.2 phần A trên đây.
b. Thông báo tình hình cho Hải quan cảng nhập đầu tiên trong trường hợp tàu có vi phạm hoặc có hiện tượng không bình thường.
C. KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG BIỂN
1. Đối tượng kiểm soát, giám sát hải quan, gồm:
a. Tàu xuất nhập cảnh.
b. Hàng hoá xếp lên, dỡ xuống tàu.
c. Hàng hoá xuất nhập khẩu lưu giữ tại kho, bãi cảng.
d. Hàng hoá chuyển tải, sang mạn, quá cảnh.
đ. Hàng hoá xuất nhập khẩu ra, vào cảng.
e. Hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế.
g. Hàng hoá cung ứng cho tàu.
h. Hàng hoá, hành lý của thuyền viên.
2. Biện pháp giám sát của Hải quan:
a. Tuần tra, kiểm soát cơ động và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Pháp luật để phát hiện các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới.
b. Giám sát bằng niêm phong Hải quan.
c. Giám sát trực tiếp.
d. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật.
Trong điều kiện bình thường thì Hải quan thực hiện giám sát bằng các biện pháp a, b, d. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định giám sát bằng biện pháp c. Riêng giám sát cổng cảng phải thực hiện bằng biện pháp c.
3. Nhiệm vụ của công tác kiểm soát, giám sát kho, bãi, tàu:
a. Làm thủ tục cho tàu xuất cảnh, nhập cảnh, chuyển cảng, quá cảnh.
b. Làm thủ tục hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
c. Niêm phong hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu xếp chung vào công-ten-nơ tại cảng và hàng hoá được Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa niêm phong.
d. Giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu xếp dỡ và lưu giữ tại kho, bãi cảng.
đ. Thực hiện quản lý hải quan đối với cửa hàng miễn thuế, hàng cung ứng cho tàu và hành lý, hàng hoá của thuyền viên.
e. Tuần tra, kiểm soát cơ động trong khu vực cảng.
g. Tiếp nhận, xử lý các báo cáo của doanh nghiệp cảng về tình hình, số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu quy định tại điểm 5.3, phần A trên đây.
4. Nhiệm vụ của công tác giám sát cổng cảng:
4.1. Đối với hàng hoá đưa vào cảng để xuất khẩu.
4.1.1. Trường hợp hàng hoá đã được làm xong thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
a. Chủ hàng hoặc người đại diện phải xuất trình:
- Tờ khai hải quan (đã làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu): Bản chủ hàng.
- Biên bản bàn giao của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
b. Nhiệm vụ của công chức Hải quan:
- Tiếp nhận tờ khai hải quan, biên bản bàn giao.
- Kiểm tra số, ký hiệu công-ten-nơ/kiện, tình trạng bên ngoài, niêm phong hải quan.
- Ký, đóng dấu (mẫu dấu số 2), xác nhận vào ô 27 tờ khai hải quan và trả ngay chủ hàng.
- Thu biên bản bàn giao và chuyển cho bộ phận giám sát kho, bãi, tàu.
- Nhập máy vi tính hoặc vào sổ theo dõi.
4.1.2. Trường hợp hàng hoá làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được Lãnh đạo Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định miễn kiểm tra nhưng hàng hoá chưa được niêm phong và trường hợp Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá nhưng hàng hoá chưa được kiểm tra:
a. Chủ hàng phải xuất trình:
- Tờ khai hải quan đã đăng ký.
- Biên bản bàn giao.
b. Trách nhiệm của Hải quan giám sát cổng cảng:
Kiểm tra các chứng từ trên và giám sát đưa hàng vào cảng để Hải quan giám sát kho, bãi, tàu niêm phong hàng (đối với trường hợp hàng được miễn kiểm tra), hoặc kiểm hóa viên kiểm tra và niêm phong hàng (đối với trường hợp hàng hoá phải kiểm tra).
4.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu ra khỏi cảng:
a. Chủ hàng hoặc người đại diện phải xuất trình:
- Biên bản bàn giao (đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu, hàng hoá kiểm tra ngoài cửa khẩu).
- Tờ khai hải quan đã có dấu "Đã làm thủ tục hải quan" tại tờ khai nhập khẩu (đối với hàng hoá đã làm thủ tục hải quan).
b. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan:
- Kiểm tra Tờ khai hải quan, biên bản bàn giao.
- Kiểm tra số, kí hiệu công-ten-nơ/kiện, tình trạng bên ngoài, niêm phong hải quan.
- 1Quyết định 1551/2001/QĐ-TCHQ quy định tạm thời thủ tục hải quan, công tác kiểm soát, giám sát hải quan đối với hàng hoá liên vận quốc tế nhập cảnh, xuất cảnh do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Quyết định 57/2003/QĐ-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát, giám sát hải quan tại các Cảng biển và Cảng chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 274/1998/QĐ-TCHQ về Quy trình nghiệp vụ hải quan tại các cảng biển Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Quyết định 19/2002/QĐ-TCHQ sửa đổi các Quyết định: 1200/2001/QĐ-TCHQ;1257/2001/QĐ-TCHQ; 1494/2001/QĐ-TCHQ; 1495/2001/QĐ-TCHQ; 1548, 1549, 1550, 1557/2001/QĐ-TCHQ về chế độ quản lý, sử dụng các dấu nghiệp vụ hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Quyết định 57/2003/QĐ-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát, giám sát hải quan tại các Cảng biển và Cảng chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 274/1998/QĐ-TCHQ về Quy trình nghiệp vụ hải quan tại các cảng biển Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Quyết định 1548/2001/QĐ-TCHQ quy định tạm thời thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát, giám sát Hải quan tại các cảng biển do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 1548/2001/QĐ-TCHQ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2001
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Đức Kiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra