- 1Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 do Quốc hội ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 48/2016/QĐ-TTg Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1530/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 11 tháng 07 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 279/LĐTBXH ngày 27/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 1530/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 của UBND tỉnh)
1. Mục tiêu chung:
Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).
2. Các mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2020:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh còn dưới 1,9%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 4,8%. Tỷ lệ hộ cận nghèo còn dưới 3,0%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 5,0% (1).
- Giảm tỷ lệ hộ tái nghèo, tái cận nghèo hàng năm xuống dưới 10% so với tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm (2).
- Huyện Đam Rông thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
- Không còn xã có trên 15% hộ nghèo, riêng trong đồng bào dân tộc không còn xã có trên 20% hộ nghèo (3).
- Không còn hộ chính sách người có công là hộ nghèo (4).
- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo; bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015, riêng hộ nghèo ở huyện nghèo, các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần (5). Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/năm; mỗi năm có ít nhất 20% hộ gia đình nghèo, cận nghèo tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.
- Hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (6).
- Giảm một nửa tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo so với năm 2016 (7).
- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ đoàn thể được tập huấn kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án.
- 100% số xã có cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền nội dung giảm nghèo.
- 90% các hộ dân thuộc địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn được tiếp cận, cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình; sách, ấn phẩm truyền thông.
Từ năm 2016 đến năm 2020.
1. Phạm vi thực hiện:
Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho huyện nghèo Đam Rông, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
2. Đối tượng thụ hưởng:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có chủ hộ là phụ nữ.
- Người dân và cộng đồng trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo.
- Huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn hoặc có tỷ lệ hộ nghèo cao.
3. Đối tượng thực hiện: Các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị được giao kinh phí để thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Dự kiến các nguồn vốn 2.162,8 tỷ đồng, bao gồm:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương: 433,5 tỷ đồng;
- Nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương: 181,3 tỷ đồng;
- Nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách tỉnh: 64,0 tỷ đồng;
- Nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách huyện: 34,0 tỷ đồng;
- Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 1.300 tỷ đồng;
- Vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác: 150,0 tỷ đồng.
V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
1. Dự án 1: Chương trình 30a.
a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng huyện nghèo Đam rông.
- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở huyện nghèo Đam Rông.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;
+ Các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, bản, ấp;
+ Các công trình y tế đạt chuẩn;
+ Các công trình giáo dục đạt chuẩn;
+ Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;
+ Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi;
+ Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
+ Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn huyện.
- Phân công thực hiện:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện nghèo Đam Rông.
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với qui hoạch sản xuất, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức tạo sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
- Nội dung:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y...; hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;
Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: Khai hoang, phục hóa...;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
Nhân rộng các mô hình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp.
Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm cho người nghèo thông qua đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện Chương trình.
- Phân công thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.
- Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Mục tiêu: Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của huyện nghèo Đam Rông, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.
- Đối tượng: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn huyện Đam Rông; ưu tiên đối tượng lao động là thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, cung cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
+ Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.
- Phân công thực hiện:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
2. Dự án 2: Chương trình 135.
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn.
- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;
+ Các công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản;
+ Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng;
+ Trạm y tế xã đạt chuẩn;
+ Các công trình trường, lớp học đạt chuẩn;
+ Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ;
+ Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;
+ Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi.
+ Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
- Phân công thực hiện:
Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, các thôn đặc biệt khó khăn.
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm thiếu rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức cải thiện sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
- Đối tượng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;
+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về ... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao, hồ nuôi thủy sản...; hỗ trợ cải tạo đất sản xuất;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phân công thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.
- Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
c) Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn; thôn đặc biệt khó khăn.
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn; các thôn đặc biệt khó khăn.
- Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn; các thôn đặc biệt khó khăn.
+ Đối với cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã; cán bộ thôn, bản; đại diện cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể; cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn; người có uy tín trong cộng đồng và người dân; ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.
+ Đối với cán bộ cơ sở: Tập trung nâng cao năng lực cán bộ xã và thôn bản về tổ chức thực hiện Chương trình, cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã và thôn; ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn; các thôn đặc biệt khó khăn về quy trình, kỹ năng tổ chức thực hiện Chương trình, các vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo.
+ Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn; các thôn đặc biệt khó khăn để đảm bảo tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với các hoạt động của Chương trình.
- Phân công thực hiện:
Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;
+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.
- Đối tượng:
+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;
+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư;
+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;
+ Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về ... thuộc hộ nghèo được tham gia Dự án.
- Nội dung hỗ trợ:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y;
Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;
Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;
Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiếu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phân công thực hiện:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.
- Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
4. Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.
a) Mục tiêu:
- Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
b) Đối tượng: Người dân, cộng đồng dân cư; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
c) Nội dung hỗ trợ:
- Truyền thông về giảm nghèo:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo;
+ Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo tại địa phương, cơ sở;
+ Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở;
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo với các hình thức phù hợp để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, xã, huyện thực hiện Chương trình;
+ Phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo.
- Giảm nghèo về thông tin:
+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn;
+ Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác;
+ Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn;
+ Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã;
+ Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời;
+ Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở.
- Phân công thực hiện:
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo.
- Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
5. Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
a) Mục tiêu:
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp.
- Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.
b) Đối tượng:
- Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp (cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;
- Đối với công tác giám sát đánh giá: Cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các Dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
c) Nội dung hỗ trợ:
- Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo;
- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước; tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết);
- Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.
d) Phân công thực hiện:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
đ) Nguồn vốn: Từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng và vốn huy động hợp pháp khác.
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể.
Ủy ban nhân dân các cấp tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình thực tế, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào xây dựng đô thị văn minh.
Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các đoàn thể trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, công khai chính sách, giám sát, đánh giá hiệu quả, kết quả công tác giảm nghèo từ thôn, xã đến huyện, tỉnh nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị về chủ trương thực hiện giảm nghèo bền vững trong giai đoạn.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; tôn vinh các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.
3. Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình; tiếp tục bố trí ngân sách địa phương (tỉnh, huyện) hỗ trợ sản xuất cho các xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao ngoài huyện Đam Rông; bổ sung vốn để Ngân hàng Chính sách Xã hội cho hộ nghèo, cận nghèo vay; tăng cường vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
4. Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính; phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn.
5. Bổ sung, sửa đổi chính sách hỗ trợ sản xuất sử dụng ngân sách địa phương theo hướng tạo chủ động cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được nhận tiền mặt để tự mua vật tư, công cụ sản xuất theo nhu cầu từ số tiền được xét hỗ trợ; đảm bảo mức đối ứng của hộ được hỗ trợ chiếm ít nhất 30% so với nguồn vốn nhà nước hỗ trợ.
6. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội đối với người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc; đặc biệt, cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập, dạy nghề, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
7. Đảm bảo các dự án hỗ trợ sản xuất, các mô hình đa dạng hóa sinh kế đối với người nghèo, vùng nghèo phải tạo việc làm ổn định, bền vững, có thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng năng suất lao động, chất lượng hàng hóa và thu nhập của người tham gia.
8. Chú trọng sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai chương trình; kịp thời biểu dương, khen thưởng hộ nghèo, hộ cận nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng cơ chế quản lý kinh phí, giám sát, phân bổ nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; định kỳ, đột xuất, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và UBND tỉnh theo quy định.
- Chủ trì thực hiện các Dự án, Tiểu Dự án được phân công.
2. Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện các hoạt động được phân công; theo dõi, giám sát việc triển khai các hoạt động này; tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện các hoạt động được phân công; theo dõi, giám sát thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các hoạt động được phân công; theo dõi, giám sát thực hiện nội dung giảm nghèo về thông tin cơ sở; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý kinh phí của Chương trình; bố trí nguồn lực thực hiện đảm bảo hoàn thành mục tiêu được phê duyệt.
6. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương về việc triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 có trách nhiệm chủ động ban hành văn bản hướng dẫn triển khai trên địa bàn hoặc tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản triển khai thực hiện theo thẩm quyền.
- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do Sở, ban, ngành quản lý.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các Dự án của Chương trình.
- Chỉ đạo các phòng, ban tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động được phân công ở các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện Chương trình gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát./.
(1) Đầu năm 2016, tỷ lệ nghèo chung của tỉnh là 6,67%, riêng đồng bào dân tộc 19,10%. Tỷ lệ hộ cận nghèo 5,12%, riêng đồng bào dân tộc 10,96%.
(2) Giai đoạn 2011 - 2016, số hộ tái nghèo, tái cận nghèo mỗi năm chiếm từ 6 - 10% số hộ nghèo, hộ cận nghèo.
(3) Đầu năm 2016, tỉnh có 21 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15%, trong đó có 11 xã trên 20% hộ nghèo.
(4) Đầu năm 2016, tỉnh còn 74 hộ gia đình chính sách nghèo.
(5) Cuối năm 2015 thu nhập bình quân của hộ nghèo ở nông thôn là 580.000 đồng/người/tháng, ở thành thị là 730.000 đồng/người/tháng).
(6) Theo Đề án 465 của UBND tỉnh, trong 5 năm cần làm mới và sửa chữa 2.148 nhà ở cho hộ nghèo.
(7) Năm 2016, tỷ lệ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản trong hộ nghèo như sau: 13,95% thiếu tài sản tiếp cận thông tin (ti vi, radio, máy tính), 12,15% chưa sử dụng dịch vụ viễn thông (điện thoại, internet), 51,22% chưa có hố xí hợp vệ sinh, 14,96% chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 41,26% có diện tích nhà ở dưới 8m2/người, 39,36% nhà ở thiếu kiên cố hoặc đơn sơ, 8,44% có trẻ em 5 - 15 tuổi bỏ học hoặc không đi học, 35,42% có thành viên từ 15 - 30 tuổi không tốt nghiệp PTCS và hiện không đi học, 5,8% có người bị ốm đau trong năm nhưng không đi khám chữa bệnh, 20,09% có người trên 6 tuổi chưa có BHYT.
- 1Quyết định 1495/2017/QĐ-UBND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2017 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 38/2017/QĐ-UBND Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Quyết định 1845/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 4Kế hoạch 114/KH-UBND triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Quyết định 941/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
- 6Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 7Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020
- 8Chương trình 220/CTrPH-UBND-UBMTTQ năm 2017 về phối hợp giữa Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
- 9Nghị quyết 115/2017/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 do Quốc hội ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 6Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 48/2016/QĐ-TTg Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1495/2017/QĐ-UBND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2017 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9Quyết định 38/2017/QĐ-UBND Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 10Quyết định 1845/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 11Kế hoạch 114/KH-UBND triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 12Quyết định 941/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020
- 13Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 14Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020
- 15Chương trình 220/CTrPH-UBND-UBMTTQ năm 2017 về phối hợp giữa Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
- 16Nghị quyết 115/2017/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 1530/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 1530/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết