Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1523/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 21 tháng 6 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24-3-2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2022;
Theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh tại Tờ trình số 22/TTr-BCH-SNNPTNT ngày 07/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; với những nội dung chủ yếu như sau (đính kèm Kế hoạch số 20/KH-BCH-SNNPTNT ngày 07/6/2022 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh):
a) Mục tiêu chung.
Xác định những nhiệm vụ chủ yếu trong công tác phòng, chống thiên tai cần tập trung thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 nhằm triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
b) Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
- Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, nhất là một số loại hình thiên tai chủ yếu thường xảy ra trong thời gian gần đây và có khả năng xảy ra trong thời gian tới, như: áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn,...
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai gắn với phát triển của các ngành, địa phương và phát triển kinh tế xã hội, phát huy hiệu quả đầu tư.
- Từng bước hoàn hiện cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, gắn với xây dựng nông thôn mới.
3. Biện pháp phi công trình phòng, chống thiên tai
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách phòng, chống thiên tai.
b) Kiện toàn tổ chức, bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp, tăng cường năng lực quản lý thiên tai.
c) Lập, rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, phương án phòng, chống thiên tai.
d) Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch phát triển mạng lưới Trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035.
đ) Tăng cường nâng cao nhận thức, kiến thức phòng, chống thiên tai cho cộng đồng.
e) Tổ chức điều tra cơ bản về phòng, chống thiên tai; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
g) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai.
4. Biện pháp công trình phòng, chống thiên tai
a) Đầu tư, nâng cấp các khu tái định cư thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng các trường học kết hợp làm nơi tránh trú bão.
b) Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, chỉnh trang đô thị, khu dân cư,.. .góp phần ổn định sản xuất và đời sống dân cư vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
c) Rà soát đầu tư, thực hiện cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai (đê, kè,...), hệ thống thủy lợi ngăn mặn giữ ngọt, chống khô hạn, phát triển sinh kế phục vụ theo từng tiểu vùng sản xuất, mở rộng hệ thống cấp nước sinh hoạt.
d) Xây dựng, nâng cấp các công trình đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm thiên tai.
đ) Đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin truyền thông, đặc biệt ở các xã, thị trấn vùng sâu, vùng xa, khu vực ven biển, vùng hải đảo để thuận tiện cho công tác thông tin và cảnh báo thiên tai đến địa phương.
e) Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển và ven cửa sông.
g) Nạo vét, giải tỏa các chướng ngại vật trên các tuyến sông, luồng lạch các khu neo đậu tránh trú bão và các điểm quy hoạch bố trí neo đậu tàu thuyền.
5. Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch
a) Nguồn vốn bổ sung của ngân sách Trung ương cho tỉnh hàng năm: sử dụng cho đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp các công trình quy mô lớn.
b) Nguồn vốn ngân sách của tỉnh, huyện: sử dụng cho kế hoạch tu bổ công trình thủy lợi; phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, phòng chống sạt lở, dự án di dời dân, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Xử lý các yêu cầu về ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết, cấp bách.
c) Nguồn kinh phí từ Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh: hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai cấp bách trên địa bàn tỉnh theo Chương III Điều 16 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai.
d) Nguồn kinh phí của các sở, ngành, đơn vị, địa phương: chủ động cân đối để mua sắm trang thiết bị, vật tư để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn theo Phương châm “4 tại chỗ”.
đ) Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp huy động: hỗ trợ Nhân dân vùng bị thiên tai để khắc phục thiệt hại, giảm bớt khó khăn và ổn định cuộc sống, sinh kế từ việc huy động trong xã hội. Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương để mai táng, điều trị; nhà sập, nhà bị hư hỏng nặng để xây cất lại; cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ sinh kế nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.
e) Vốn đầu tư từ khối tư nhân: Vốn đầu tư từ khối tư nhân và khuyến khích người dân đầu tư nâng cấp nhà ở bảo đảm an toàn với thiên tai theo chính sách trong hỗ trợ đầu tư, vay vốn của chương trình, dự án.
g) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
6. Thời gian thực hiện: 2021 - 2025
7. Tổng kinh phí thực hiện: dự kiến là 12.294.518,20 triệu đồng, bao gồm:
- Ngân sách Trung ương | : 7.626.959,00 triệu đồng. |
- Ngân sách địa phương | : 4.181.768,44 triệu đồng. |
- Quỹ Phòng, chống thiên tai | : 13.534,04 triệu đồng. |
- Nguồn khác | : 472.256,72 triệu đồng. |
Trong đó:
Số TT | Phân kỳ thực hiện | Kinh phí | Ghi chú | |
Theo kế hoạch đầu tư trung hạn Nghị quyết số 41/NQ-HĐND 14/11/2021 (triệu đồng) | Đề xuất mới theo nhu cầu từ các địa phương (triệu đồng) | |||
I | Biện pháp phi công trình | 68.000,00 | 72.437,20 | Chi tiết theo Phụ lục 6 |
1 | Năm 2021 | - | - | |
2 | Năm 2022 | 38.000,00 | 20.211,60 | |
3 | Năm 2023 | 30.000,00 | 23.053,10 | |
4 | Năm 2024 | - | 15.004,00 | |
5 | Năm 2025 | - | 14.168,50 | |
II | Biện pháp công trình | 5.600.238,00 | 6.553.843,00 | Chi tiết theo Phụ lục 7 và Phụ lục 8 |
1 | Năm 2021 | 5.600.238,00 | - | |
2 | Năm 2022 | 1.475.837,50 | ||
3 | Năm 2023 | 1.576.182,50 | ||
4 | Năm 2024 | 1.530.584,50 | ||
5 | Năm 2025 | 1.971.238,50 |
8. Tiến độ triển khai thực hiện
Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 14/11/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang, Quyết định số 3191/QĐ-UBND ngày 23/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; đồng thời, tổng hợp từ các đề xuất của các sở, ban ngành và địa phương về các nhiệm vụ, biện pháp phi công trình, biện pháp công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai; tìm kiếm cứu nạn và PTDS tỉnh tổng hợp danh mục các nhiệm vụ, chương trình, dự án được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và tiến độ thực hiện được trình bày tại Chương VI của Kế hoạch (chi tiết được thể hiện tại Phụ lục 6, Phụ lục 7 và Phụ lục 8).
Các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các cấp được giao chủ trì tổ chức thực hiện lập dự toán chi tiết và tiến độ triển khai từng nhiệm vụ, chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
a) Giao Sở Nông nghiệp và PTNT- cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai; tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):
- Giúp UBND tỉnh hàng năm tổ chức rà soát, đánh giá và điều chỉnh Kế hoạch phòng, chống thiên tai 5 năm. Tổng hợp, báo cáo, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch hàng năm, để báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất nguồn lực thực hiện kế hoạch.
- Đôn đốc các huyện, thành phố việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cấp huyện trong phạm vi quản lý. Tích cực phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh trong công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.
b) Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo lĩnh vực quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình thiên tai của tỉnh.
Điều 2. Giao cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo đúng quy định; đồng thời, chủ trì đánh giá sơ kết định kỳ hàng năm và 5 năm; tổ chức rà soát, cập nhật bổ sung Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo từng năm phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai; tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1419/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương đến năm 2025
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 4Quyết định 1360/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025
- 5Quyết định 1901/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 342/QĐ-TTg về Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 6Quyết định 1497/QĐ-UBND Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 4Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Chỉ thị 42-CT/TW năm 2020 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 10Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 11Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 12Quyết định 3191/QĐ-UBND năm 2021 về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 13Quyết định 342/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1419/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương đến năm 2025
- 15Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 16Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 17Quyết định 1360/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025
- 18Quyết định 1901/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 342/QĐ-TTg về Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 19Quyết định 1497/QĐ-UBND Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023
Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Số hiệu: 1523/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Lê Quốc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra