Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1478/QĐ-UBND

An Giang, ngày 05 tháng 9 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số: 394/QĐ-TTg , ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung nuôi công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số: 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 về phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 137/TTr-SNN&PTNT ngày 12 tháng 8 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020 với các nội dung cụ thể sau:

I - MỤC TIÊU, YÊU CẦU.

1. Mục tiêu:

1.1 Mục tiêu chung: Hình thành và từng bước đưa vào hoạt động hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh theo hướng tiên tiến gắn với vùng nguyên liệu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.

1.2 Mục tiêu cụ thể:

a) Năm 2015 - 2016:

- Xây dựng 03 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên; khóm Châu Long 8, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc; khóm I, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn.

- Nâng cấp 02 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú) và cơ sở Thuận Ý tại xã Bình Hòa (huyện Châu Thành).

b) Năm 2017 - 2018:

- Xây dựng 04 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân; thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới; thị trấn An Phú, huyện An Phú; xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới.

- Nâng cấp 03 cơ sở giết gia súc, gia cầm tập trung tại thị trấn Chi Lăng, (huyện Tịnh Biên); cơ sở Cái Dung tại phường Mỹ Thạnh (thành phố Long Xuyên); xã Châu Phong (thị xã Tân Châu).

c) Năm 2019 - 2020:

Xây dựng 08 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại xã Hòa Lạc (huyện Phú Tân); xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú); xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành); phường Long Phú (thị xã Tân Châu); xã Quốc Thái (huyện An Phú); thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn); xã Định Thành (huyện Thoại Sơn); xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn).

2. Yêu cầu:

Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại các địa bàn huyện, thị, thành trong tỉnh phải:

- Tuân thủ theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi và đảm bảo các tiêu chuẩn của ngành, tiêu chuẩn môi trường sinh thái.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kinh doanh và đảm bảo lợi ích ho các tổ chức, cá nhân tham gia giết mổ và tiêu thụ sản phẩm giết mổ.

3- Quản lý kế hoạch:

- Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan quản lý thực hiện: Chi cục Thú y.

- Cơ quan phối hợp: Phòng Kinh tế thị xã, thành phố, Phòng Nông nghiệp à Phát triển nông thôn các huyện và 11 Trạm Thú y trong tỉnh.

- Địa điểm thực hiện: Tại 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2020.

II - QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2020:

1. Quy hoạch: Theo quy hoạch đã được phê duyệt của Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành trong tỉnh.

2. Địa điểm xây dựng:

- Không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường với khu dân cư (Khoản 2, Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005) và khoảng cách ly vệ sinh đến các xí nghiệp công cộng, nhà ở và công trình công cộng là 300 m (Điểm 3, Khoản I, Mục H, Phụ lục 3, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 4449:1987 - Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế, đối với loại hình dự án lò mổ gia súc, gia cầm nhỏ.

- Ưu tiên các cơ sở đang hoạt động trước nay đảm bảo các yêu cầu về hoảng cách môi trường, có diện tích và công suất xây dựng phù hợp.

- Các cơ sở xây dựng mới phải được quy hoạch ở nơi biệt lập, có vành đai bảo vệ môi trường và đủ diện tích tối thiểu để bố trí các khu vực phù hợp với công suất giết mổ.

3. Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đến năm 2020:

Số TT

Địa điểm

Hiện trạng

Quy mô, công suất (con/ngày)

Diện tích (m2)

Định hướng

Yêu cầu

I

Các cơ sở có nhu cầu đổi mới công nghệ giết mổ tiên tiến và hệ thống xử lý chất thải.

1

Thị trấn Chi Lăng, Tịnh Biên

Thủ công

200

4.000

Nâng cấp

CN: giết mổ + MT

2

Thị trấn Cái Dầu, Châu Phú

Thủ công

200

6.800

Nâng cấp

CN: giết mổ + MT

3

Cái Dung, P. Mỹ Thạnh, LX

hoạt động

500

25.000

Nâng cấp

XL môi trường

4

Xã Bình Hòa, Châu Thành

hoạt động

400

13.000

Nâng cấp

XL môi trường

5

Xã Châu Phong, Tân Châu

hoạt động

50 (bò)

6.000

Nâng cấp

CN: giết mổ + MT

II

Các cơ sở di dời đến địa điểm mới do xuống cấp, không đạt tiêu chuẩn VSTY và MT.

1

Khóm Châu Long 8, Châu Phú B

Đã xác định vị trí

30.000

Xây mới

Thỏa thuận mua

2

Khóm I, Thị trấn Tri Tôn

Đã xác định vị trí

>3.000

Xây mới

Thỏa thuận mua

3

Thị Trấn Phú Mỹ, Phú Tân

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

4

Thị trấn Chợ Mới

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

5

Thị trấn An Phú

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

III

Các cơ sở đã chọn được vị trí xây dựng

1

Xã An Thạnh Trung, Chợ Mới

Đất của dân

 

5.000

Xây mới

Thỏa thuận mua

2

Thị Trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên

Đất công

 

7.000

Xây mới

Đầu tư xây dựng

IV

Các cơ sở chưa chọn được vị trí xây dựng

1

Xã Hòa Lạc, Phú Tân

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

2

Xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

3

Xã Vĩnh Bình, Châu Thành

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

4

Phường Long Phú, Tân Châu

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

5

Xã Quốc Thái, An Phú

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

6

Thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

7

Xã Định Thành, Thoại Sơn

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

8

Xã Vọng Đông, Thoại Sơn

Chưa xác định vị trí

 

Xây mới

Chọn vị trí

4. Thiết kế xây dựng:

a) Đáp ứng yêu cầu điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm theo Thông tư số: 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn phương thức thủ công hoặc bán tự động và Thông tư số: 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm theo phương thức thủ công hoặc bán tự động.

- TCVN 5454 - 1991: Cơ sở giết mổ - Yêu cầu vệ sinh.

- TCVN 6162 - 1996 : Kiểm tra động vật trước và sau khi giết mổ.

b) Quy trình kiểm soát giết mổ động vật thực hiện theo Quyết định số: 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c) Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định (QCVN 01:2009/BYT).

d) Quản lý chất thải trong cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01 - 25:2010/BNNPTNT và nước thải của cơ sở sau khi xử lý phải đạt QCVN 24:2009/BTNMT.

đ) Đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định tại Nghị định số: 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc Quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

5. Công nghệ giết mổ và công suất thiết kế:

a. Công nghệ giết mổ:

- Áp dụng dây chuyền giết mổ treo cơ bản cải tiến hoặc dây chuyền giết mổ treo bán hiện đại đối với heo và trâu, bò. Thiết kế từ khu bẩn đến khu sạch.

- Sử dụng máy đánh lông tự động hoặc bán tự động đối với gia cầm.

b. Công suất thiết kế:

Đảm bảo nhu cầu giết mổ tập trung gia súc, gia cầm và có khả năng mở rộng sau này, yêu cầu công suất thiết kế phải đạt:

+ Heo: ≥100 con/ngày.

+ Gia cầm: ≥200 con/giờ.

+ Trâu, bò: ≥30 con/ngày.

III - CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ:

1. Đối tượng hỗ trợ:

Tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh An Giang đáp ứng các quy định tại Mục II của kế hoạch này.

2. Điều kiện để được hỗ trợ chính sách:

Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng phải có đủ các điều kiện sau:

- Có giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Có dự án (hoặc kế hoạch) xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phù hợp với quy định của kế hoạch này và được UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt;

- Đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường;

- Phải sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương

- Thực hiện đầy đủ các quy định có liên quan theo quy định hiện hành.

3. Hình thức hỗ trợ đầu tư:

- Các dự án hoặc kế hoạch (gọi chung dự án) xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được hỗ trợ chính sách theo Kế hoạch này.

- Các dự án nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chủ dự án chủ động liên hệ đến Sở Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 538/QĐ-UBND , ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015.

- Ưu tiên hỗ trợ các dự án có hồ sơ đề nghị đến trước.

4. Hỗ trợ đầu tư:

- Mức hỗ trợ: 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)/dự án để đầu tư vào các hạng mục theo yêu cầu tại Khoản 4 và Khoản 5, Mục II của kế hoạch này.

- Đối với dự án có quy mô và công suất thiết kế lớn hơn công suất được quy định trong kế hoạch này thì mức hỗ trợ sẽ được tăng theo tỷ lệ quy mô đầu tư, nhưng không quá 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng)/dự án.

5. Cơ chế hỗ trợ:

- Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư; khi các hạng mục đầu tư, gói thầu của dự án hoàn thành thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục, gói thầu; sau khi dự án hoàn thành đầu tư và được nghiệm thu thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.

- Hồ sơ, thủ tục, trình tự, thực hiện hỗ trợ đầu tư theo hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch hỗ trợ đầu tư hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

6. Quy trình hỗ trợ đầu tư:

a) Bước 1: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ thực hiện dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo kế hoạch này nộp hồ sơ về Sở Nông nghiệp và PTNT (Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả - Chi cục Thú y tỉnh An Giang), để được thẩm định, xét duyệt.

b) Bước 2: Chi cục Thú y tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ trình lãnh đạo xem xét và có ý kiến; Chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cấp và quyết toán kinh phí hỗ trợ.

c) Bước 3: Chi cục Thú y chịu trách nhiệm xem xét, thẩm định sự phù hợp của hồ sơ đề nghị hỗ trợ, trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định như: sự phù hợp của hồ sơ đề nghị đối với chủ trương hỗ trợ; thành lập Hội đồng thẩm định nội dung, kinh phí hỗ trợ, Hội đồng nghiệm thu và tham mưu các văn bản có liên quan để trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ. Chi cục Thú y có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các dự án đã được phê duyệt hỗ trợ, đồng thời báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Công tác thanh tra, kiểm tra:

- Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động buôn bán, giết mổ tại các cơ sở giết mổ tạm thời, các chợ.

- Đình chỉ hoạt động các cơ sở giết mổ không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y và xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ gia súc, gia cầm không đúng nơi quy định.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra 03 đợt/cơ sở xây dựng.

8. Các nội dung khác:

- Công tác triển khai kế hoạch.

- Công tác giám sát tiến độ thực hiện các hạng mục của dự án.

- Công tác tổ chức nghiệm thu công trình.

- Tổ chức hội nghị sơ kết và tổng kết.

IV - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Số TT

Các hạng mục

Đơn vị tính

Tổng

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017-2020

01

Xây dựng triển khai kế hoạch:

 

Quý III/2014

02

Công tác thanh tra, kiểm tra:

Đợt

45

9

12

24

03

Giám sát tiến độ:

đợt

30

6

8

16

04

Hội nghị sơ kết:

ngày

1

 

1

 

05

Tổ chức nghiệm thu:

Cơ sở

15

3

4

8

06

Hỗ trợ đầu tư:

Cơ sở

15

3

4

8

07

Hội nghị tổng kết:

Đợt

01

 

 

01

V - KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự trù kinh phí thực hiện:

Tổng dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch là 3.233.206.000 đồng (Ba tỷ, hai trăm ba mươi ba triệu, hai trăm lẻ sáu ngàn đồng)

(ĐVT: 1.000 đồng)

Số TT

Các hạng mục

Tổng

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 - 2020

 

Tổng cộng:

3.233.206

8.990

649.887

868.306

1.706.023

1

Xây dựng và triển khai kế hoạch

8.990

8.990

 

 

 

2

Công tác thanh tra, kiểm tra

99.636

 

19.927

26.570

53.139

-

Kiểm tra, đánh giá, phân loại

7.800

 

1.560

2.080

4.160

-

Thanh tra, kiểm tra

91.836

 

18.367

24.490

172.193

3

Giám sát tiến độ:

23.400

 

4.680

6.240

12.480

4

Hội nghị sơ kết:

8.990

 

 

8.990

 

5

Tổ chức nghiệm thu

18.400

 

3.680

4.907

9.813

6

Hỗ trợ đầu tư:

3.000.000

 

600.000

800.000

1.600.000

7

Hội nghị tổng kết

8.990

 

 

 

8.990

8

Chi khác:

64.800

 

21.600

21.600

21.600

-

Trách nhiệm điều hành chung

28.800

 

9.600

9.600

9.600

-

Quản lý chung nhiệm vụ KH, CN

36.000

 

12.000

12.000

12.000

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

Sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp bố trí hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, ngành có liên tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng các nội dung của Kế hoạch. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ.

- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giết mổ gia súc, gia cầm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện theo định kỳ 01 năm/lần hoặc đột xuất (nếu có).

- Phối hợp với Sở Tài Chính thẩm định và phân bổ nguồn kinh phí kịp thời để thực hiện các hoạt động của kế hoạch. Hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán cho các đơn vị tham gia thực hiện. Kiểm tra, rà soát các chứng từ có liên quan để bổ sung, hiệu chỉnh kịp thời.

- Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, thị, thành: Theo dõi xuyên suốt quá trình thực hiện kế hoạch và thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn các chủ đầu tư tham gia thực hiện đúng hướng dẫn nêu trên và xử lý kịp thời các tình huống, sự cố xảy ra.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan:

a) Sở Tài chính: Căn cứ kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hàng năm thẩm định và bố trí kinh phí thực hiện. Hướng dẫn thanh toán, quyết toán các khoản hỗ trợ đúng theo quy định; thực hiện theo dõi, kiểm tra việc hỗ trợ kinh phí cho các chủ đầu tư.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và UBND các huyện rà soát, bổ sung kế hoạch sử dụng đất để thực hiện quy hoạch.

- Thẩm định về đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy định hiện hành về bảo vệ môi trường. Hướng dẫn, quản lý chất thải, khí thải đảm bảo tránh gây ô nhiễm môi trường.

c) Sở Khoa học và Công nghệ:

Hướng dẫn thực hiện đổi mới công: Công nghệ giết mổ treo bán công nghiệp, công nghệ xử lý chất thải. Hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học công nghệ.

3. Trách nhiệm của UBND cấp huyện và cấp xã:

a) UBND cấp huyện, thị xã, thành phố:

Chủ trì tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương một cách có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng. Xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND cấp phường, xã, thị trấn trường hợp để xảy ra giết mổ lậu trên địa bàn.

b) UBND phường, xã, thị trấn:

- Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung xây dựng trên địa bàn; đảm bảo an ninh trật tự khu vực sản xuất.

- Kiểm tra và xử lý nghiêm các hộ giết mổ không đúng nơi quy định; kiên quyết loại bỏ việc buôn bán gia cầm sống, cắt tiết, giết mổ gia cầm tại các chợ.

4. Trách nhiệm chủ đầu tư:

- Tổ chức, triển khai thực hiện dự án được quy định cụ thể tại Điểm 1, Điều 11, Chương II của Quyết định số: 30/2011/QĐ-UBND ngày 21/7/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Nội dung được thể hiện đúng theo tinh thần kế hoạch này và những hướng dẫn của các ngành có liên quan như: thủ tục đất đai, thiết kế nhà xưởng, đầu tư công nghệ, về xử lý chất thải, nguồn nước sử dụng,…

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND các cấp về hiệu quả chất lượng công trình đầu tư xây dựng và các trách nhiệm khác theo quy định của nhà nước.

- Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư trong kế hoạch này và các ưu đãi khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 2: Sau khi Kế hoạch được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm điều chỉnh và triển khai các nội dung kế hoạch theo đúng tiến độ. Khi có phát sinh, điều chỉnh phải có báo cáo bằng văn bản việc điều chỉnh gởi về Ủy ban nhân dân tình (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Bộ NN và PTNT;
- TT.UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Phòng KT, P.HCTC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1478/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh An Giang giai đoạn 2015 - 2020

  • Số hiệu: 1478/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/09/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Lê Văn Nưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản