Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1417/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1 tháng 1 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

- Căn cứ Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;

- Căn cứ Công văn số 174/TTg-KSTT ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước và Vụ Trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và phụ lục danh mục văn bản sửa đổi, bổ sung kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao trách nhiệm đối với các đơn vị thực hiện phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, như sau:

a) Đối với phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh được quy định tại các Nghị định, Thông tư của Ngân hàng Nhà nước đang được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (đã có kế hoạch trình Chính phủ hoặc trình Thống đốc ban hành trong Quý III năm 2018), các đơn vị đầu mối soạn thảo có trách nhiệm tiếp thu nội dung phương án đã được phê duyệt kèm theo Quyết định này trong các dự thảo văn bản đang xây dựng.

b) Đối với phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh liên quan đến kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm tiếp thu phương án đã được phê duyệt kèm theo Quyết định này tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Thông tư xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ban hành.

c) Đối với phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh không thuộc các trường hợp nêu trên, giao Vụ Pháp chế làm đầu mối xây dựng 01 Nghị định và 01 Thông tư theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản để thực hiện phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Thời hạn trình Chính phủ ban hành Nghị định và thời hạn ban hành Thông tư của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

d) Trong quá trình xây dựng Nghị định, Thông tư thực thi Phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh kèm theo Quyết định này, các đơn vị tiếp tục chủ động rà soát để đề xuất bổ sung, điều chỉnh các nội dung đơn giản hóa phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tế công tác xây dựng pháp luật tại thời điểm xây dựng văn bản.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Lưu: VP, VP4, VP5.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

 

PHƯƠNG ÁN

CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1417/QĐ-NHNN ngày 09/7/2018)

STT

Điều kiện đầu tư kinh doanh

Căn cứ pháp lý

Phương án bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung

Phương án kiến nghị thực thi

I.

Hoạt động kinh doanh của các NH thương mại

 

 

 

I.1

Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với ngân hàng thương mại cổ phần

 

 

 

 

Điều kiện đối với cổ đông sáng lập (1-16)

 

 

 

1.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;

Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011

Bãi bỏ điều kiện

Bãi bỏ Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011

2.

Cam kết hỗ trợ ngân hàng thương mại cổ phần về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;

Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Bãi bỏ điều kiện

Bãi bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011

3.

Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác;

Điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

4.

Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức;

Điểm d Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Bãi bỏ điều kiện

Bãi bỏ Điểm d Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011

5.

Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập;

Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

- Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập”

Sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011

 

Các điều kiện khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân (6-9)

 

 

 

6.

Mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011

Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: Mang quốc tịch Việt Nam”

Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ nhất Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011

7.

Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

8.

Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần; không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;

Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn”

Sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011

9.

Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoặc có bằng đại học, trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật.

Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

 

Các điều kiện khác đối với cổ đông sáng lập là tổ chức (10-16)

 

 

 

10.

Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

11.

Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần và cam kết không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay, của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;

Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: “Không được dùng vn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn”

Sửa đổi, bổ sung Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

12.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy Phép;

Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

13.

Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

14.

Kinh doanh có lãi trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

15.

Trường hợp là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

- Trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp là tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;

Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

16.

Trường hợp là ngân hàng thương mại:

+ Có tổng tài sản tối thiểu là 100.000 tỷ đồng, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

+ Không vi phạm các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

+ Tuân thủ điều kiện, giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng;

+ Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.

Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

1.2.

Thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại (17-34)

 

Đối với NHTM có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị):

17.

Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;

Điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

- Sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Đối với các NHTM đã được xếp hạng:

(1) Căn cứ vào kết quả xếp hạng đối với TCTD.

(2) Trong trường hợp các tiêu chí, chỉ tiêu xếp hạng chưa bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước, có thể nghiên cứu bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước.

b) Đối với các NHTM chưa thuộc đối tượng được xếp hạng, giữ nguyên như quy định hiện hành)

Sửa đổi khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN (Sau khi ban hành Thông tư xếp hạng các TCTD).

18.

Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị;

Điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

19.

Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các TCTD và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong thời gian 12 tháng trước tháng đề nghị;

Điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

20.

Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

Điểm d Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

21.

Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc;

Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

22.

Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các TCTD và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành;

Điểm e Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

23.

Không thuộc đối tượng phải thực hiện biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

Điểm g Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

24.

Đáp ứng điều kiện về số lượng chi nhánh được phép thành lập như sau:

(1) Số lượng chi nhánh của một ngân hàng thương mại được thành lập phải đảm bảo: 300 tỷ đồng x N1 + 50 tỷ đồng x N2 < C

Trong đó:

- C là giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng thương mại đến thời điểm đề nghị (tính bằng tỷ Đồng Việt Nam).

- N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

- N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.

(2) Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành thành phố Hà Nội hoặc nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

(3) Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá năm (05) chi nhánh trong một (01) năm tài chính.

(4) Ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động chi nhánh tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh được phép thành lập tại các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác số chi nhánh tương ứng với số chi nhánh đã chấm dứt hoạt động, ngoài số lượng chi nhánh tối đa được phép thành lập trong một (01) năm quy định tại khoản (3).

Điểm h Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

25.

Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-NHNN .

Điểm i Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

Bãi bỏ điều kiện

Bỏ Điểm i Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

Đối với NHTM có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị, ngoài các điều kiện quy định tại các Điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

26.

Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;

Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

27.

Hoạt động kinh doanh có lãi đến thời điểm đề nghị;

Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

28.

Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các TCTD và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục từ ngày bắt đầu khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;

Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

29.

Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

Điểm d Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

 

Điều kiện thành lập phòng giao dịch của ngân hàng thương mại, ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

30.

Chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện:

a) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;

b) Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong thời hạn 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm đề nghị.

Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

31.

Đáp ứng điều kiện về số lượng phòng giao dịch được thành lập theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN:

1. Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh không lớn hơn quá hai (02) lần số lượng chi nhánh hiện có của ngân hàng thương mại tại mỗi khu vực này.

2. Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác không lớn hơn quá ba (03) lần số lượng chi nhánh hiện có của ngân hàng thương mại tại mỗi khu vực này.

3. Số lượng phòng giao dịch được quản lý bởi một chi nhánh do ngân hàng thương mại tự quyết định phù hợp với năng lực quản lý của mỗi chi nhánh và các quy định tại khoản 1, 2 Điều 11 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN .

Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

 

Điều kiện chấp thuận thành lập chi nhánh ở nước ngoài, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN (trừ các điểm b, h khoản 1 Điều 6):

32.

Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.

Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

33.

Có tổng tài sản Có đạt 100.000 tỷ Đồng Việt Nam trở lên theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị.

Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

34.

Hoạt động kinh doanh có lãi theo các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán trong ba (03) năm trước liền kề năm đề nghị.

Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

 

 

I.3

Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

 

Điều kiện đối với thành viên sáng lập, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài (35-41)

35.

Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

36.

Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

37.

Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

Điểm c Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

38.

Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đôla Mỹ vào cuối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

Điểm d Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

39.

Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

Điểm đ Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

40.

Không phải là chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam khác.

Điểm e Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

41.

Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các thành viên sáng lập phải cùng nhau sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

I.4

Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

 

Điều kiện với ngân hàng mẹ (42-43)

 

 

 

42.

Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ, khoản 2 Điều 10 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Điểm a, khoản 2 Điều 11 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

43.

Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

Điểm b, khoản 2 Điều 11 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

 

 

I.5

Điều kiện đối chấp thuận thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại

 

Điều kiện thành lập công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần (44-49)

44.

Có thời gian hoạt động ít nhất là 03 năm kể từ ngày khai trương hoạt động;

Khoản 1 Điều 3 Quy định về việc thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 951/2003/QĐ-NHNN ngày 18/8/2003 của Thống đốc NHNN (sau đây gọi Quy định số 951)

 

 

45.

Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh trong 2 năm gần nhất có lãi, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%;

Khoản 2 Điều 3 Quy định số 951

- Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau:

(1) Việc thành lập công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần sẽ được căn cứ vào kết quả xếp hạng đối với tổ chức tín dụng (hiện NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc xếp hạng của TCTD).

(2) Trong trường hợp các tiêu chí, chỉ tiêu xếp hạng tại dự thảo thông tư quy định về xếp hạng của TCTD chưa bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước trong việc cấp phép thành lập công ty kiều hối, các điều kiện này sẽ được nghiên cứu bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước.

Ban hành Thông tư thay thế Quyết định số 951/2003/QĐ-NHNN ngày 18/8/2003 của Thống đốc NHNN (Sau khi ban hành Thông tư xếp hạng các TCTD).

46.

Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả;

Khoản 3 Điều 3 Quy định số 951

47.

Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật, không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian ít nhất 1 năm tính đến thời điểm xin thành lập Công ty kiều hối trực thuộc;

Khoản 5 Điều 3 Quy định số 951

48.

Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý;

Khoản 4 Điều 3 Quy định số 951

49.

Được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Khoản 6 Điều 3 Quy định số 951

 

 

 

Điều kiện chấp thuận thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng thương mại (50-51)

50.

Đã có thời gian hoạt động ít nhất 3 năm kể từ ngày khai trương hoạt động

Khoản 1 Điều 3 Quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Thống đốc NHNN (sau đây gọi là Quy định số 1389)

 

 

51.

Có nhu cầu thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN

Bãi bỏ điều kiện

Ban hành Thông tư thay thế Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Thống đốc NHNN

 

Điều kiện thành lập công ty chứng khoán của ngân hàng thương mại (52-57)

52.

Đã có thời hạn hoạt động tối thiểu 5 năm

Khoản 1 Mục 1 Chương 2 Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5

 

 

53.

Hoạt động kinh doanh có lãi, có nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ cho vay

Khoản 2 Mục 1 Chương 2 Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5

Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau:

(1) Việc thành lập công ty chứng khoán của ngân hàng thương mại sẽ được căn cứ vào kết quả xếp hạng đối với tổ chức tín dụng (hiện NHNN đang dự thảo Thông tư quy định về việc xếp hạng của TCTD).

(2) Trong trường hợp các tiêu chí, chỉ tiêu xếp hạng tại dự thảo thông tư quy định về xếp hạng của TCTD chưa bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước trong việc cấp phép thành lập công ty chứng khoán, các điều kiện này sẽ được nghiên cứu bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước.

Ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5 ngày 02/11/1999 của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số điểm về việc thành lập Công ty chứng khoán của ngân hàng thương mại (Sau khi ban hành Thông tư xếp hạng các TCTD).

54.

Bộ máy quản trị điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả.

Khoản 3 Mục 1 Chương 2 Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5

55.

Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật.

Khoản 4 Mục 1 Chương 2 Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5

56.

Có vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

Khoản 5 Mục 1 Chương 2 Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5

57.

Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh chứng khoán.

Khoản 6 Mục 1 Chương 2 Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5

 

 

I.6

Hoạt động ngoại hối

 

 

 

 

Điều kiện để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước (58-59)

58.

Có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật đối với hoạt động ngoại hối như: Hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại hối, các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu; phương án dự phòng thảm họa; các phần mềm hỗ trợ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối.

Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

59.

Có quy định nội bộ về quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động ngoại hối đề nghị thực hiện.

Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

 

Điều kiện để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế bao gồm: (60-62)

60.

Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (39-40)

Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

61.

Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác và xác định hạn mức giao dịch đối với đối tác nước ngoài; trong đó đối tác nước ngoài mà TCTD được phép có giao dịch tiền gửi (không phải tiền gửi thanh toán) phải là các tổ chức tài chính nước ngoài có hệ số xếp hạng tín nhiệm từ mức Baa3/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody’s Investor Service trở lên hoặc từ mức BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard & Poor’s trở lên hoặc từ mức BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings trở lên.

Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

62.

Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 không áp dụng đối với trường hợp ngân hàng thương mại gửi tiền (không phải tiền gửi thanh toán) tại chi nhánh, công ty con của ngân hàng thương mại đó ở nước ngoài. Tổng số dư tiền gửi của ngân hàng thương mại tại tất cả các chi nhánh, công ty con của ngân hàng thương mại đó ở nước ngoài không vượt quá 10% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại đó.

Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

 

Điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế (63-68)

63.

Đã được phép thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước hoặc trên thị trường quốc tế;

Điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

64.

Có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro đối với từng hoạt động ngoại hối đề nghị được thực hiện;

Điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

65.

Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác, hạn mức giao dịch phù hợp đối với từng đối tác nước ngoài;

Điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

66.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép;

Điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

67.

Không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép;

Điểm đ khoản 1 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

68.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng có lãi trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo báo cáo tài chính được kiểm toán.

Điểm e khoản 1 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

 

Điều kiện để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, cho phép gia hạn thực hiện hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế (69-72) .

69.

Đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện có thời hạn;

Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

Đề nghị bỏ điều kiện này

Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN

70.

Không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoại hối có thời hạn;

Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

71.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm đề nghị gia hạn và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;

Điểm c Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

72.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng có lãi trong năm liền kề năm đề nghị gia hạn theo báo cáo tài chính được kiểm toán.

Điểm d Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2016/TT-NHNN)

 

 

 

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại (73-77)

73.

Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập không nằm trong danh sách các tổ chức kiểm toán không được kiểm toán đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước công bố;

Điểm b, khoản 2, điều 23, mục II, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: Điều chỉnh thời hạn 05 năm liên tục xuống còn 03 năm liên tục.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm b, khoản 2, điều 23, mục II, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

74.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;

Điểm c, khoản 2, điều 23, mục II, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

 

 

75.

Có quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Điểm d, khoản 2, điều 23, mục II, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

 

 

76.

Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

Điểm đ, khoản 2, điều 23, mục II, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm đ, khoản 2, điều 23, mục II, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

77.

Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về các chỉ tiêu an toàn tài chính, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức nhận ủy thác.

Điểm e, khoản 2, điều 23, mục II, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

 

 

 

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài đối với tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp (78-84)

78.

Được phép hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế;

Điểm a, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

 

 

79.

Có lãi trong 05 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập không nằm trong danh sách các tổ chức kiểm toán không được kiểm toán đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước công bố

Điểm b, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: yêu cầu có lãi từ 05 năm liên tục xuống còn 03 năm liên tục.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm b, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

80.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;

Điểm c, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

 

 

81.

Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

Điểm d, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

 

 

82.

Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

Điểm đ, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm đ, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

83.

Tuân thủ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

Điểm e, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

 

 

84.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước (đối với ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp có sở hữu vốn nhà nước).

Điểm g, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm g, khoản 4, điều 14, Nghị định 135/2015/NĐ-CP

II

Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

II.1

Điều kiện cấp giấy phép của TCTD phi ngân hàng cổ phần

 

Quy định đối với cổ đông sáng lập (85-89)

 

 

 

85.

Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức;

Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

Bãi bỏ điều kiện

Bãi bỏ Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

86.

Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;

Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

Bãi bỏ điều kiện

Bãi bỏ Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

87.

Cam kết hỗ trợ về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng chi trả, thanh khoản

Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

Bãi bỏ điều kiện

Bãi bỏ Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

88.

Không phải là cổ đông chiến lược, cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam

Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

89.

Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng; không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức, cá nhân khác để góp vốn

Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: “Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn”

Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

Điều kiện khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân (90-91)

90.

Mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật

Điểm a Khoản 6 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN).

Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: “Mang quốc tịch Việt Nam”.

Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 6 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

91.

Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức

Điểm b Khoản 6 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN).

 

 

 

Các điều kiện khác đối với cổ đông sáng lập là tổ chức (92-96)

92.

Được thành lập theo pháp luật Việt Nam

Điểm a Khoản 7 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN).

 

 

93.

Kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép

Điểm b Khoản 7 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN).

 

 

94.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Điểm c Khoản 7 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN).

 

 

95.

Đối với tổ chức là doanh nghiệp Việt Nam (trừ ngân hàng thương mại Việt Nam):

- Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn cam kết góp.

- Trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Điểm d khoản 7 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

96.

Đối với ngân hàng thương mại Việt Nam:

- Có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỷ đồng, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép;

- Không vi phạm các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép;

- Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 02 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Điểm đ khoản 7 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

II.2

Điều kiện cấp giấy phép của TCTD phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn

 

Thành viên sáng lập là doanh nghiệp Việt Nam (trừ ngân hàng thương mại Việt Nam) (97-108)

97.

Các quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và điểm a, b, c khoản 7 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015

Điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

98.

Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn cam kết góp;

Điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

99.

Trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

100.

Chủ sở hữu, thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và điểm b, c, đ khoản 7 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015.

Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

 

Đối với chủ sở hữu, thành viên sáng lập là tổ chức tín dụng nước ngoài (101-108)

101.

Quy định tại điểm b khoản 7 Điều 11 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015

Điểm a khoản 3 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

102.

Có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

103.

Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong 05 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép

Điểm c khoản 3 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

104.

Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi

Điểm d khoản 3 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

105.

Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép

Điểm đ khoản 3 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

106.

Không phải là cổ đông chiến lược, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam

Điểm e khoản 3 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN

 

 

107.

Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài là công ty cho thuê thì số dư cho thuê tài chính và cho vay phải chiếm tối thiểu 70% tổng tài sản của công ty

Điểm g khoản 3 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

108.

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, chủ sở hữu, các thành viên sáng lập phải cùng nhau sở hữu 100% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn.

Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư số 15/2016/TT-NHNN)

 

 

II.3

Điều kiện chung để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng (109-112)

109.

Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp (sau đây gọi tắt là Giấy phép).

Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

110.

Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

 

 

111.

Đối với các hoạt động ngân hàng có liên quan đến hoạt động ngoại hối, công ty tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

112.

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

II.4.

Điều kiện để công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức (113-115)

113.

Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

114.

Thời gian hoạt động tối thiểu, kết quả hoạt động, kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

115.

Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua theo quy định của pháp luật.

Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

II.5

Điều kiện để công ty tài chính được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài (116-117)

116.

Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

117.

Không thuộc các trường hợp Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện hoạt động đi vay trên thị trường liên ngân hàng và không có các khoản nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

II.6

Điều kiện để công ty tài chính được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn (118-120)

118.

Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Được sửa đổi bổ sung tương ứng với phương án sửa đổi bổ sung tại Điều 5 (STT 109,111)

 

119.

Đáp ứng đủ các điều kiện về vay tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

120.

Mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

II.7

Điều kiện để công ty tài chính được thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng (121-122)

121.

Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

Được sửa đổi, bổ sung tương ứng với phương án sửa đổi bổ sung tại Điều 5 (STT 109,111)

 

122.

Đáp ứng đủ các điều kiện đối với bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

II.8

Điều kiện để Công ty tài chính được thực hiện hoạt động bao thanh toán (123-124)

123.

Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

Điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

Được sửa đổi bổ sung tương ứng với phương án sửa đổi bổ sung tại Điều 5 (STT 109,111)

 

124.

Có quy định nội bộ về quy trình, thủ tục, nguyên tắc nhận biết khách hàng để giám sát chặt chẽ, bảo đảm ngăn ngừa việc bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác.

Điểm b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

II.9

Công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định số 39/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành được bổ sung hoạt động bao thanh toán khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP và các điều kiện sau: (125-129)

125.

Hoạt động kinh doanh có lãi ít nhất trong năm liền kề trước năm đề nghị bổ sung hoạt động;

Điểm a Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

126.

Có thời gian hoạt động tối thiểu, phương án hoạt động bao thanh toán do Ngân hàng Nhà nước quy định;

Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

127.

Tuân thủ các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro liên tục trong tất cả các quý của năm liền kề trước năm đề nghị được bổ sung hoạt động;

Điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

128.

Tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

129.

Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời hạn 01 năm liền kề tính từ thời điểm đề nghị bổ sung hoạt động trở về trước.

Điểm đ Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

II.10

Công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định 39/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành được bổ sung hoạt động phát hành thẻ tín dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 12 và các điều kiện sau (130-132)

130.

Các điều kiện quy định tại Điểm c, d, đ Khoản 2 Điều 11 Nghị định này;

Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

131.

Hoạt động kinh doanh có lãi liên tục ít nhất trong 02 năm liền kề trước năm đề nghị bổ sung hoạt động;

Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

132.

Có thời gian hoạt động tối thiểu, phương án hoạt động phát hành thẻ tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

II.11

Công ty tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo quy định về cho thuê tài chính tại Chương III Nghị định số 39/2014/NĐ-CP khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (133-134)

133.

Các điều kiện quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ;

Điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Đơn giản hóa như sau: Các điều kiện quy định tại Khoản 2, 4 Điều 5 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ;

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

134.

Có quy định nội bộ về quy trình, thủ tục, nguyên tắc nhận biết khách hàng để giám sát chặt chẽ, bảo đảm ngăn ngừa việc bị lạm dụng cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác.

Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

II.12

Công ty tài chính được thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được bổ sung hoạt động cho thuê tài chính khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 và các điều kiện sau (117-118)

135.

Các điều kiện quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ;

Điểm a Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

 

 

136.

Có thời gian hoạt động tối thiểu, phương án hoạt động cho thuê tài chính do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014

III

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

III.1

Cấp giấy phép thành lập ngân hàng hợp tác xã (137-159)

 

 

 

137.

Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị thành lập.

Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

138.

Đối với quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng khác: Không thuộc đối tượng áp dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng tại thời điểm đề nghị tham gia là thành viên.

Khoản 1 Điều 34 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

139.

Đối với pháp nhân khác: Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đề nghị tham gia là thành viên.

Khoản 2 Điều 34 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

140.

Các đối tượng quy định tại các khoản khoản 1 khoản 2 Điều 34 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN phải góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 31 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN , phải có đơn đề nghị và cử đại diện hợp pháp tham gia.

Khoản 3 Điều 34 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

 

Chủ tịch Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

141.

Có thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng từ 05 (năm) năm trở lên;

Điểm a Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

142.

Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 02 (hai) năm trở lên;

Điểm b Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

143.

Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật.

Điểm c Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

 

Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

144.

Có thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng từ 02 (hai) năm trở lên;

Điểm a Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

145.

Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 01 (một) năm trở lên;

Điểm b Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

146.

Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật.

Điểm c Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

147.

Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị không được là những đối tượng được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng

Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

 

Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban kiểm soát

148.

Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng từ 03 (ba) năm trở lên;

Điểm a Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

149.

Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng.

Điểm b Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

150.

Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm và không được đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác.

Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

151.

Thành viên Ban kiểm soát không được là những đối tượng được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng.

Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

 

Tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc

152.

Có thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng từ 05 (năm) năm trở lên;

Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

Bãi bỏ điều kiện

Bãi bỏ Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

153.

Có thời gian giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành tại tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng từ 03 (ba) năm trở lên;

Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

154.

Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật.

Khoản 3 Điều 25 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

155.

Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

Khoản 4 Điều 25 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

156.

Không phải là đối tượng được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng.

Khoản 5 Điều 25 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

157.

Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khoản 4 Điều 8 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

158.

Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.

Khoản 5 Điều 8 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

 

 

159.

Có trụ sở chính, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ, thông tin đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng hợp tác xã.

Khoản 6 Điều 8 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

Bãi bỏ điều kiện

Bãi bỏ Khoản 6 Điều 8 Thông tư số 31/2012/TT-NHNN

III.2

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (160-195)

160.

Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép.

Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

161.

Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định tại Điều 31 Thông tư này, có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân

Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

 

Điều kiện trở thành thành viên đối với cá nhân

162.

Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

Điểm a Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 01/9/2017

 

 

163.

Cán bộ, công chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cán bộ, công chức không được giữ các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc; Kế toán trưởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ khác trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 20 Thông tư 04/2015/TT-NHNN ;

Điểm b Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN

 

 

164.

Không thuộc các đối tượng sau đây:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành bản án, quyết định về hình sự của tòa án; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích;

- Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;

Điểm c Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN

 

 

165.

Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Điểm d Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN

Bãi bỏ điều kiện

Đề xuất bỏ điểm d Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN

166.

Điều kiện trở thành thành viên đối với hộ gia đình:

+Là hộ gia đình có các thành viên đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình;

+ Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN .

Khoản 2 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN

 

 

167.

Điều kiện trở thành thành viên đối với pháp nhân

+ Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thường và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

+ Người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác của pháp nhân làm đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật có liên quan

Khoản 3 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN

 

 

168.

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B và Phụ lục số 03 Thông tư này, tán thành Điều lệ và góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 28 Thông tư 04/2015/TT-NHNN.

Khoản 4 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN

 

 

169.

Mỗi đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) quỹ tín dụng nhân dân.

Khoản 5 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 06/2017/TT-NHNN

 

 

 

Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị

170.

Là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân

Điểm a, Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

171.

Không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng. Thành viên Hội đồng quản trị không được đồng thời là Kế toán trưởng, Thủ quỹ của quỹ tín dụng nhân dân;

Điểm b, Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

172.

Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật từ 02 (hai) năm trở lên hoặc có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân

Điểm c, Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

173.

Chấp hành quy định của pháp luật; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng trong thời gian 24 tháng liền kề trước thời điểm được bầu

Điểm d, Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

 

Chủ tịch Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau

174.

Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân, trừ trường hợp quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

Điểm a Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

175.

Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

Điểm b Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

176.

Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật từ 02 năm trở lên

Điểm c Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

177.

Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính theo Điều lệ hoặc văn bản tương đương của đơn vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ 01 năm trở lên

Điểm d Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

178.

Đảm bảo một trong những điều kiện sau: (i) Có bằng đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật; (ii) Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân;

Điểm đ Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

 

Điều kiện thành viên Ban kiểm soát

179.

Là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân;

Điểm a Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

180.

Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là Kế toán trưởng, Thủ quỹ, nhân viên nghiệp vụ của quỹ tín dụng nhân dân và không phải là người có liên quan của Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ quỹ quỹ tín dụng nhân dân;

Điểm b Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

181.

Có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân;

Điểm c Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

182.

Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Thông tư 04/2015/TT-NHNN .

Điểm d Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

 

Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên chuyên trách phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

183.

Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;

Điểm a Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

184.

Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 23 Thông tư 04/2015/TT-NHNN ;

Điểm b Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

185.

Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, luật.

Điểm c Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

 

Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Giám đốc

 

 

 

186.

Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân (đối với trường hợp Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị làm Giám đốc).

Khoản 1 Điều 24 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

187.

Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật các tổ chức tín dụng.

Khoản 2 Điều 24 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

188.

Có thời gian công tác ở một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng từ 02 (hai) năm trở lên.

Khoản 3 Điều 24 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

189.

Đã từng giữ chức vụ quản lý hoặc điều hành ở một đơn vị thuộc một trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính theo Điều lệ hoặc văn bản tương đương của đơn vị đó hoặc lãnh đạo cấp phòng hoặc chức danh tương đương trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ 01 (một) năm trở lên.

Khoản 4 Điều 24 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

190.

Cư trú tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

Khoản 5 Điều 24 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

191.

Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật và có văn bằng (hoặc chứng chỉ) chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp Giám đốc là người đi thuê, ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 24 Thông tư 04/2015/TT-NHNN , phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, luật và không phải là người thuộc bộ máy quản trị, Điều hành, Ban kiểm soát của thành viên là pháp nhân.

Khoản 6 Điều 24 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

192.

Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Thông tư 04/2015/TT-NHNN .

Khoản 7 Điều 24 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

193.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư 04/2015/TT-NHNN .

Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

194.

Có Điều, lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

195.

Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động.

Khoản 6 Điều 10 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

 

 

IV.

Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (196-203)

196.

Có Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

 

 

197.

Có phương án kinh doanh dịch vụ TGTT được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép; cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp; quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình cung ứng dịch vụ.

Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

Đơn giản hóa điều kiện này, như sau: Mẫu hóa phương án và hướng dẫn từng nội dung cụ thể trong Phương án.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

198.

Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng

Điểm c Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP

 

 

199.

Điều kiện về nhân sự: người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin cấp Giấy phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách. Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ TGTT phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm.

Điểm d Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP

Đơn giản hóa điều kiện này như sau: Quy định cụ thể trình độ chuyên môn hoặc số năm kinh nghiệm thực tế trong quản trị của người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc; đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ TGTT.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP

200.

Điều kiện về kỹ thuật: có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

 

 

201.

Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan

Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

 

 

202.

Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được NHNN cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ TGTT của tổ chức

Điểm g Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

 

 

203.

Điều kiện về hệ thống thông tin kế toán quản trị: trong quá trình cung ứng dịch vụ TGTT, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT phải có hệ thống thông tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT.

Điểm h Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm h, Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP)

V

Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

 

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng (204-216)

204.

Có tối thiểu 02 (hai) đường truyền số liệu, trong đó mỗi đường truyền được cung cấp bởi 01 (một) nhà cung cấp dịch vụ, để đảm bảo duy trì việc truyền đưa liên tục thông tin số;

Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

205.

Có trang thiết bị công nghệ thông tin phù hợp với mặt bằng công nghệ của hệ thống tổ chức cấp tín dụng và có khả năng tích hợp, kết nối được với các tổ chức cấp tín dụng;

Điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

206.

Có hệ thống máy chủ, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, thực hiện dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5.000.000 (Năm triệu) khách hàng vay;

Điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

207.

Có phương án bảo mật, an toàn thông tin;

Điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

208.

Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ chính quá 04 (bốn) giờ làm việc.

Điểm đ khoản 1 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

209.

Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng.

Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

210.

Đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty: Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 (ba) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.

Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

211.

Đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh: Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó ít nhất 50% số thành viên có (i) bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và (ii) ít nhất 03 (ba) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.

Điểm b Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

212.

Đối với Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty: Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 (hai) năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.

Điểm c Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

213.

Đối với thành viên Ban Kiểm soát: Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 (hai) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, công nghệ thông tin.

Điểm d Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

214.

Có phương án kinh doanh khả thi và không được kinh doanh ngành nghề khác ngoài nội dung hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Nghị định số 10/2010/NĐ-CP .

Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

215.

Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không có cam kết tương tự với công ty thông tin tín dụng khác.

Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Đơn giản hóa điều kiện này như sau: Quy định cụ thể số lượng tối thiểu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các tổ chức tín dụng này không có cam kết tương tự với công ty thông tin tín dụng khác

Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010

216.

Có văn bản thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết, trong đó phải có những nội dung tối thiểu sau đây:

- Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp;

Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp, truyền đưa thông tin, dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng;

Nguyên tắc, phạm vi, mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng;

- Nghĩa vụ thông báo cho khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay;

- Trách nhiệm của các bên trong việc điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng thông tin;

- Trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng;

- Trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết khiếu nại của khách hàng vay;

- Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp;

- Hiệu lực của văn bản thỏa thuận và đơn phương chấm dứt việc thực hiện thỏa thuận;

- Các quyền, nghĩa vụ khác của các bên trong quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng

Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

VI

Hoạt động ngoại hối của tổ chức không phải là TCTD

VI.1

Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ (217-224)

217.

Được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

218.

Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau:

a) Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên;

b) Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);

c) Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật;

d) Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;

đ) Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

219.

Có nơi giao dịch riêng biệt (phòng hoặc quầy giao dịch không gắn liền với các hoạt động kinh doanh khác, chỉ chuyên làm dịch vụ đổi ngoại tệ);

Điểm a Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm a Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

220.

Nơi giao dịch phải trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc tối thiểu bao gồm điện thoại, máy fax, kết sắt, bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.

Điểm b Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm b Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

221.

Nhân viên trực tiếp làm ở đại lý đổi ngoại tệ phải có Giấy xác nhận do tổ chức tín dụng ủy quyền cấp, xác nhận đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả.

Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

222.

Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ.

Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Đơn giản hóa điều kiện này như sau: Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ”

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

223.

Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ

Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

224.

Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép và tổ chức kinh tế có thể thỏa thuận đặt đại lý đổi ngoại tệ ở một hoặc nhiều địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh.

Khoản 7 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Đơn giản hóa điều kiện này như sau: Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép và tổ chức kinh tế”

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 4 Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

VI.2

Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (225-228)

225.

Được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Điểm a, khoản 1, điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm a, khoản 1, điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

226.

Có trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động nhận và chi, trả ngoại tệ như: Máy tính, điện thoại, máy fax;

Điểm b, khoản 1, điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm b, khoản 1, điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

227.

Có hợp đồng với đối tác nước ngoài về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;

Điểm c, khoản 1, điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

228.

Có phương án thực hiện dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ do người đại diện hợp pháp ký.

Điểm d, khoản 1, điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

VI.3

Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận gia hạn thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (229-230)

229.

Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Điểm a, khoản 2, điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

230.

Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tối thiểu 04 quý từ thời điểm được cấp văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận gia hạn gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.

Điểm c, khoản 2, điều 5, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

VI.4

Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (231-233)

231.

Được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Điểm a, khoản 1, điều 6, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

232.

Có trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ như: Máy tính, điện thoại, máy fax;

Điểm b, khoản 1, điều 6, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Bãi bỏ điều kiện

Đề nghị bãi bỏ Điểm b, khoản 1, điều 6, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

233.

Được TCTD được phép ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ.

Điểm c, khoản 1, điều 6, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

VI.5

Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ (234-243)

234.

Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

Điểm a, khoản 2, Điều 6, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

235.

Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tối thiểu 04 quý từ thời điểm được cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận gia hạn gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.

Điểm c, khoản 2, điều 6, Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016

 

 

VII

Kinh doanh vàng

 

 

 

VII.1

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (236-245)

 

*Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ điều kiện sau: (238-242)

236.

Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điểm a, khoản 1, điều 11, chương 3, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

 

 

237.

Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.

Điểm b, khoản 1, điều 11, chương 3, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

 

 

238.

Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.

Điểm c, khoản 1, điều 11, chương 3, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

 

 

239.

Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).

Điểm d, khoản 1, điều 11, chương 3, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

 

 

240.

Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Điểm đ, khoản 1, điều 11, chương 3, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

 

 

 

* TCTD được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: (243-245)

241.

Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.

Điểm a, khoản 2, điều 11, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

 

 

242.

Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.

Điểm b, khoản 2, điều 11, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

 

 

243.

Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Điểm c, khoản 2, điều 11, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

 

 

VII.2

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (244-245)

244.

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP

245.

Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Khoản 2, Điều 5, Chương II, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP

VII.3

Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ (246-247)

246.

Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khoản 1, Điều 8, Chương II, Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP

247.

Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Khoản 2, Điều 8, Chương II Nghị định 24/2012/NĐ-CP

Bãi bỏ điều kiện

Quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP

VIII

Hoạt động in, đúc tiền (248-257)

 

 

 

248.

Cơ sở in, đúc tiền chuẩn bị và chịu trách nhiệm quản lý an toàn các loại thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng.

- Khoản 2 Điều 18 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đề xuất hoạt động in đúc tiền không phải là hoạt động kinh doanh, vì theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, hoạt động “In tiền giấy và các giấy tờ có giá; sản xuất tiền kim loại” thuc danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích.

Không thống kê hoạt động in, đúc tiền trong “Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện”.

249.

Cơ sở in, đúc tiền trong nước xây dựng quy trình công nghệ in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Điều 8 Nghị định 40/2012/NĐ-CP ngày 02/05/2012

250.

Cơ sở in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu in, đúc thử; bản in gốc, khuôn đúc gốc trước khi tổ chức in, đúc chính thức.

251.

Cơ sở in, đúc tiền bảo đảm số lượng, chất lượng tiền in, đúc ổn định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

252.

Cơ sở in, đúc tiền không được sử dụng vật tư chuyên dùng in, đúc tiền Việt Nam để sản xuất các sản phẩm khác nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

253.

Cơ sở in, đúc tiền bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến in, đúc tiền theo quy định.

 

 

IX

Kinh doanh Dịch vụ mua bán nợ

Đề xuất Văn phòng Chính phủ chuyển Bộ Tài chính rà soát, đề xuất các nội dung về cắt giảm điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ quy định tại Nghị định số 69/2016/NĐ-CP với lý do nêu tại Công văn số 1265/TTGSNH8 ngày 27/4/2018 về việc đề xuất đơn giản hóa điều kiện kinh doanh

 

Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ:

254.

Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016

 

255.

Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;

Điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016

 

 

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

256.

Có cơ sở, vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tiếp nhận, cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động mua bán nợ giữa các thành viên tham gia sàn giao dịch

- Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP ;

 

257.

Phải thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của pháp luật.

- Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP

 

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỂ THỰC THI PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA KIỆN KINH DOANH

TT

Văn bản quy định kiện kinh doanh

Đơn vị chủ trì xây dựng văn bản sửa đổi, bổ sung

I

Nghị định

 

1.

Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng;

Vụ Pháp chế xây dựng Nghị định theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản

2.

Nghị định 57/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010

3.

Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính

4.

Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về điều kiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ

5.

Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

6.

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ thanh toán không dùng tiền mặt;

7.

Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt

8.

Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý kinh doanh vàng

Vụ Quản lý ngoại hối

II

Thông tư, Quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Thống đốc NHNN

1.

Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

Vụ Pháp chế xây dựng Thông tư theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản

2.

Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 của NHNN Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại

Vụ Pháp chế xây dựng Thông tư theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản

3.

Thông tư 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 của NHNN Quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

4.

Thông tư 15/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2018 của NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

 

5.

Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của NHNN quy định về ngân hàng hợp tác xã.

 

6.

Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân.

 

7.

Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 01/9/2017 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của quy định về quỹ tín dụng nhân dân.

 

8.

Quyết định số 951/2003/QĐ-NHNN ngày 18/8/2003 của Thống đốc NHNN Quy định về việc thành lập và hoạt động Công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

9.

Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Thống đốc NHNN Quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

10.

Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5 của Thống đốc NHNN hướng dẫn một số điểm về việc thành lập Công ty chứng khoán của ngân hàng thương mại

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1417/QĐ-NHNN năm 2018 phê duyệt phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Số hiệu: 1417/QĐ-NHNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/07/2018
  • Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
  • Người ký: Đào Minh Tú
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản