- 1Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 2Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 4Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 5Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1412/QĐ-BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM HÙM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với nội dung sau:
1. Quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền Trung.
2. Phát huy lợi thế, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có của các tỉnh ven biển miền Trung để nuôi tôm hùm bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
3. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và tổ chức lại sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, giảm thiểu rủi ro cho các vùng nuôi tôm hùm trong lồng hiện có; phát triển và áp dụng công nghệ nuôi trong lồng biển ven bờ, nuôi trong hệ thống tuần hoàn trên bờ để gia tăng sản lượng tôm hùm.
4. Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế khác nhau để phát triển nuôi tôm hùm, trong đó nhà nước hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung và đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ.
1. Giai đoạn 2016 - 2020
Phát triển bền vững nuôi tôm hùm bằng lồng, bè trong vũng, vịnh và biển ven bờ. Các cơ sở nuôi tôm hùm phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản và từng bước được cơ quan quản lý địa phương cấp mã số nhận diện giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tôm hùm. Hoạt động nuôi tôm hùm tại các vùng nuôi tập trung được quản lý dựa vào cộng đồng và có sự giám sát của cơ quan quản lý địa phương.
2. Giai đoạn 2020 - 2030
Tiếp tục phát triển bền vững nuôi tôm hùm bằng lồng, bè trong vũng, vịnh kín và biển ven bờ trong đó áp dụng công nghệ nuôi mới. Phát triển bền vững nuôi tôm hùm trong hệ thống tuần hoàn nước trên bờ bằng thức ăn công nghiệp theo mô hình doanh nghiệp trên cơ sở chủ động về con giống, thức ăn; quản lý hiệu quả môi trường hệ thống nuôi. Sản phẩm tôm hùm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Mục tiêu chung
Phát triển nuôi tôm hùm vùng ven biển miền Trung thành ngành kinh tế trọng Điểm của các tỉnh miền Trung theo hướng từng bước hiện đại hóa bằng công nghệ nuôi mới và thân thiện với môi trường. Sản phẩm tôm hùm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu để nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
2.1. Nuôi bằng lồng, bè trong vũng, vịnh kín và biển ven bờ: Thể tích lồng nuôi: 1.000.000 m3; sản lượng: 1.940 tấn/năm.
2.2. Giá trị hàng hóa tôm hùm: 3.200 tỉ đồng/năm.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
3.1. Nuôi bằng lồng, bè trong vịnh kín và biển hở ven bờ: Thể tích lồng nuôi: 1.041.500 m3; sản lượng: 2.200 tấn/năm.
3.2. Nuôi trên bờ: Diện tích mặt đất: 160 ha; sản lượng 480 tấn/năm.
3.3. Giá trị hàng hóa: 4.300 tỉ đồng/năm.
3.4. Sản xuất được 1,0 triệu con giống nhân tạo đảm bảo chất lượng cho nuôi thương phẩm.
1. Đối tượng nuôi
Phát triển nuôi 4 loài tôm hùm tại miền Trung trong đó 2 đối tượng chủ lực là tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm xanh (P. hormarus). Các đối tượng nuôi khác là tôm hùm đỏ (P. longipes) và tôm hùm tre (P.polyphagus).
2. Hình thức nuôi
2.1. Từ nay đến 2020:
Nuôi tôm hùm bằng lồng, bè trong vũng, vịnh và biển ven bờ ít chịu sóng lớn hay bão lũ.
2.2. Định hướng 2020 - 2030:
- Nuôi tôm hùm bằng lồng, bè trong vũng, vịnh, biển ven bờ.
- Nuôi tôm hùm trên bờ trong hệ thống tuần hoàn tái sử dụng nước.
3. Vùng nuôi thương phẩm, diện tích và sản lượng
3.1. Tỉnh Quảng Bình
Định hướng 2020 - 2030: Nuôi trên bờ tại huyện Quảng Trạch; diện tích mặt đất 20 ha; sản lượng 60 tấn/năm.
3.2. Thành phố Đà Nẵng
- Từ nay đến 2020: Nuôi lồng bè tại bán đảo Sơn Trà thể tích lồng nuôi 5000 m3, sản lượng 10 tấn/năm.
- Định hướng 2020 - 2030: Duy trì hiện trạng vùng nuôi lồng hiện có.
3.3. Tỉnh Quảng Nam
Định hướng 2020 - 2030: Nuôi trên bờ tại huyện Núi Thành; diện tích mặt đất 20 ha; sản lượng 60 tấn/năm.
3.4. Tỉnh Quảng Ngãi
- Từ nay đến 2020: Nuôi lồng tại huyện đảo Lý Sơn; thể tích lồng nuôi 20.000 m3; sản lượng 40 tấn/năm.
- Định hướng 2020 - 2030: Duy trì hiện trạng nuôi lồng hiện có. Phát triển nuôi trên bờ tại huyện Bình Sơn (xã Bình Thuận); diện tích mặt đất 20 ha; sản lượng 60 tấn/năm.
3.5. Tỉnh Bình Định
- Từ nay đến 2020: Nuôi lồng tại xã Nhơn Châu, TP Qui Nhơn; thể tích lồng nuôi 5000 m3; sản lượng 12 tấn/năm.
- Định hướng 2020 - 2030: Nuôi lồng tại xã Nhơn Châu, TP Qui Nhơn thể tích lồng nuôi 7500 m3; sản lượng 15 tấn/năm. Phát triển nuôi trên bờ tại huyện Phù Mỹ; diện tích mặt đất 20 ha; sản lượng 60 tấn/năm.
3.6. Tỉnh Phú Yên
- Từ nay đến 2020: Nuôi lồng, bè tại vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông thuộc Thị xã Sông Cầu, thể tích 450.000 m3 lồng. Nuôi lồng biển hở ven bờ tại huyện Tuy An với thể tích lồng nuôi 25.000 m3. Tổng thể tích lồng nuôi tại Phú Yên trong vũng vịnh và vùng biển ven bờ là 475.000 m3, sản lượng 950 tấn/năm.
- Định hướng 2020 - 2030: Duy trì hiện trạng nuôi lồng hiện có. Phát triển nuôi trên bờ tại Thị xã Sông Cầu (xã Xuân Hòa, xã Xuân Hải) và huyện Tuy An (xã An Hải); diện tích mặt đất 40 ha; sản lượng 120 tấn/năm.
3.7. Tỉnh Khánh Hòa
- Từ nay đến 2020: Nuôi lồng, bè trong vịnh Cam Ranh, vịnh Văn Phong huyện Vạn Ninh và vịnh Nha Trang; thể tích lồng nuôi 415.000 m3; sản lượng 770 tấn/năm.
- Định hướng 2020 - 2030: Duy trì hiện trạng nuôi lồng hiện có. Phát triển nuôi trên bờ tại bãi ngang huyện Vạn Ninh; diện tích mặt đất 20 ha; sản lượng 60 tấn/năm. Phát triển nuôi lồng công nghệ cao ở vùng biển ven bờ khu vực bắc Bán Đảo Cam Ranh; thể tích lồng nuôi 20.000 m3; sản lượng 160 tấn/năm.
3.8. Tỉnh Ninh Thuận
- Từ nay đến 2020: Nuôi lồng, bè trong vịnh Phan Rang thuộc huyện Ninh Hải (Khu quy hoạch C1, C2); thể tích lồng nuôi 75.000 m3; sản lượng 150 tấn/năm.
- Định hướng 2020 - 2030: Duy trì hiện trạng nuôi lồng hiện có. Phát triển nuôi trên bờ tại xã An Hải, huyện Ninh Phước; diện tích mặt đất 20 ha; sản lượng 60 tấn/năm.
3.9. Tỉnh Bình Thuận
- Từ nay đến 2020: Nuôi lồng tại đảo Phú Quý; thể tích lồng nuôi 4.000 m3; sản lượng 8 tấn/năm.
- Định hướng 2020 - 2030: Duy trì hiện trạng nuôi lồng hiện có. Phát triển nuôi lồng công nghệ mới ở vùng biển ven bờ đảo Phú Quý; thể tích lồng nuôi 20.000 m3; sản lượng 100 tấn/năm.
(Quy hoạch chi Tiết các vùng nuôi tại Phụ lục)
4. Quy hoạch giống
- Đến năm 2020 nhu cầu con giống phục vụ sản xuất là 4,5 triệu con bao gồm giống khai thác nội địa và nhập ngoại. Ương giống tập trung tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cung cấp 70 - 80% nhu cầu giống.
- Đến năm 2030 nhu cầu con giống phục vụ sản xuất là 5,5 triệu con; trong đó 4,5 triệu con giống từ khai thác nội địa và nhập ngoại. Sản xuất 1,0 triệu con giống tôm hùm nhân tạo tại Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận.
5. Danh Mục dự án ưu tiên thực hiện
5.1. Về nguồn lợi và giống
- Nghiên cứu môi trường và nguồn lợi tôm hùm phục vụ bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống.
- Hoàn thiện công nghệ ương giống. Phát triển công nghệ, xây dựng mô hình ương giống tôm hùm cho tỉ lệ sống cao, sạch bệnh nguy hiểm, hiệu quả kinh tế cao.
- Phát triển công nghệ sản xuất giống tôm hùm nhân tạo.
5.2. Về thức ăn, quản lý môi trường dịch bệnh
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn tươi nuôi tôm hùm lồng; nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm trong bể trên bờ.
- Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả trên tôm hùm.
5.3. Nuôi công nghệ cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Triển khai mô hình nuôi tôm hùm trong lồng biển ven bờ; mô hình nuôi trong bể trên bờ áp dụng công nghệ tuần hoàn nước.
6. Nhu cầu vốn
Tổng vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên tại Mục 5 trong Quyết định này là 223 tỉ đồng và được phân ra hai giai đoạn. Từ nay đến năm 2020 đầu tư 72 tỉ đồng trong đó từ ngân sách nhà nước là 60 tỉ đồng; định hướng từ 2020 đến 2030 là 151 tỉ đồng trong đó từ ngân sách nhà nước là 117 tỉ đồng.
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
1.1. Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, nuôi và chế biến tôm hùm, hỗ trợ rủi ro trong sản xuất giống và nuôi tôm hùm; kiểm soát môi trường, dịch bệnh, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại,...
- Ngân sách Nhà nước đầu tư nâng cấp các Trung tâm giống quốc gia; xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu cho các vùng nuôi tôm hùm tập trung; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ và nhập công nghệ mới tiên tiến; thu thập, nhập nội, lưu giữ giống; kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và khuyến ngư.
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống tôm hùm tập trung áp dụng công nghệ cao và sản xuất giống gốc theo quy định tại Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Thực hiện chính sách đầu tư các quy định về ưu đãi miễn tiền thuê đất thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ.
- Tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nuôi trồng, sản xuất giống, chế biến thủy sản được hưởng các chính sách vay tín dụng theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ.
- Các doanh nghiệp đầu tư nuôi và chế biến các sản phẩm nuôi trồng thủy sản được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ. Áp dụng luật khuyến khích đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
1.2. Ưu tiên đầu tư sản xuất thức ăn tươi cho nuôi lồng; nghiên cứu phát triển hình thức nuôi trên cạn; phát triển sản xuất giống nhân tạo; giải pháp đối với các tác nhân gây bệnh nghiêm trọng; áp dụng chính sách giao đất, mặt nước trong thời gian dài, ưu tiên đối với các tổ chức/cá nhân sản xuất theo mô hình doanh nghiệp trong vùng sản xuất tập trung.
Tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn huy động gắn với nguồn vốn các chương trình, dự án đã và đang triển khai để tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất giống và nuôi tôm hùm.
1.3. Nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông ngư dân thành lập và tổ chức các mô hình kinh tế hợp tác nuôi tôm hùm; các cơ sở nuôi áp dụng công nghệ tiên tiến và bảo vệ môi trường, nguồn lợi như: Áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), xử lý nước thải, sử dụng nước ngọt Tiết kiệm...; hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, chế biến tôm hùm, bảo đảm ổn định giá và lợi nhuận cho người nuôi; chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển và ven các đảo xa...
2. Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Rà soát và ban hành bổ sung các văn bản liên quan đến khai thác; lưu giữ, vận chuyển tôm hùm giống; các quy định về đăng ký ương giống, nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho công tác quản lý tại các địa phương.
- Các địa phương quy hoạch chi Tiết các vùng nuôi tôm hùm tập trung; tổ chức, sắp xếp lại vùng nuôi tôm hùm truyền thống tập trung.
- Định hướng các tổ chức cá nhân tham gia nuôi tôm hùm có đăng ký, được cấp giấy chứng nhận về vị trí, diện tích lồng nuôi theo quy định.
- Giao cấp xã/phường phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, quản lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, nuôi tôm hùm tại địa phương.
- Tổ chức, quản lý hoạt động nuôi tôm hùm dựa vào cộng đồng bao gồm các hoạt động như phân vùng nuôi cho các xã, thôn, hộ; quy mô nuôi của từng hộ; tổ chức thu gom, xử lý rác thải sản xuất, chất thải sinh hoạt.
- Định hướng thu hút các doanh nghiệp tham gia các dịch vụ sản xuất cung cấp thức ăn và con giống tôm hùm, đầu tư nuôi tôm hùm thương phẩm quy mô doanh nghiệp; ưu tiên các mô hình tổ chức liên kết từ ương giống, sản xuất cung cấp thức ăn, nuôi thương phẩm đến tiêu thụ sản phẩm.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư
- Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu trọng Điểm có phân kỳ để giải quyết các vấn đề về nguồn giống tôm hùm nhân tạo, thức ăn nuôi thương phẩm, công nghệ nuôi thương phẩm, quản lý môi trường và dịch bệnh để giảm giá thành sản phẩm, giảm thiểu rủi ro.
- Huy động nguồn lực để tổ chức nghiên cứu tập trung, dài hạn trên cơ sở hợp tác với các quốc gia như Úc, New Zealand, Na Uy hoặc nhập công nghệ để chủ động sản xuất giống nhân tạo tôm hùm bông và công nghệ nuôi tôm hùm trên bờ.
- Phối hợp giữa nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp để thực hiện các nghiên cứu và ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu về sản xuất thức ăn tươi, gia công thức ăn, sản xuất thức ăn công nghiệp trong nuôi thương phẩm tôm hùm; xây dựng quy trình công nghệ ương giống chất lượng cao; xây dựng quy trình công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong lồng biển hở ven bờ, nuôi trong hệ thống tuần hoàn trên bờ.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho tôm hùm.
4. Giải pháp về con giống và nguồn lợi
- Quy hoạch, quản lý khôi phục các khu bảo tồn biển và các bãi đẻ của tôm hùm ở Việt Nam, thực hiện tốt biện pháp cấm khai thác tôm hùm bố mẹ vào mùa sinh sản; chủ động tạo tôm hùm đang ôm trứng.
- Nâng cao hiệu quả ương nâng cấp giống tôm hùm giai đoạn tôm trắng lên con giống theo qui chuẩn kỹ thuật ương giống tôm hùm.
- Từng bước tiếp cận và chủ động sản xuất giống nhân tạo tôm hùm bông ở Việt Nam thông qua nghiên cứu, nhập công nghệ.
5. Giải pháp về môi trường và dịch bệnh
- Khuyến khích thành lập dịch vụ thu gom rác thải sản xuất và chất thải sinh hoạt, xử lý theo quy định trên đảo, trên bờ. Quản lý tốt việc thiết kế hệ thống nhà bè; phân vùng, Khoảng cách neo đậu lồng nuôi theo qui chuẩn/tiêu chuẩn.
- Tăng cường công tác giám sát môi trường và dịch bệnh trong vịnh nơi có hoạt động nuôi tôm hùm tập trung như tại Phú Yên, Khánh Hòa. Ứng dụng các chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường vùng nuôi tập trung.
- Từng bước chuyển đổi từ nuôi lồng truyền thống trong vịnh sang nuôi lồng ở biển hở ven bờ hoặc nuôi trong hệ thống trên bờ bằng thức ăn công nghiệp để giảm áp lực quá sức tải môi trường cho các vịnh.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng và kiểm dịch giống tôm hùm.
6. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại
- Tổ chức sản xuất sản phẩm tôm hùm theo quy chuẩn định hướng đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm; kết hợp thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh, nghiên cứu thị trường để từng bước tạo thương hiệu tôm hùm Việt Nam.
- Thu hút các đơn vị tham gia xây dựng hệ thống phân phối tôm hùm tươi sống bao gồm các Điểm thu mua, lưu giữ tại vùng nuôi tập trung; các Điểm trung chuyển trước khi phân phối để tạo sản phẩm tôm sạch, đảm bảo chất lượng.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, hợp tác chặt chẽ với thị trường truyền thống và nghiên cứu mở rộng các thị trường mới.
7. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Chuẩn hóa các tài liệu về tôm hùm như: Quản lý nguồn lợi; kỹ thuật nuôi thương phẩm đáp ứng nhu cầu đào tạo của người nuôi.
- Tăng cường năng lực cho Viện nghiên cứu, Trường Đại học thông qua trang bị cơ sở vật chất, hợp tác nghiên cứu về sản xuất giống; chẩn đoán, xét nghiệm mầm bệnh nguy hiểm; công nghệ nuôi thương phẩm tôm hùm.
8. Giải pháp về vốn, đầu tư
Thực hiện hợp tác công tư, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Nhà nước tập trung đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án nghiên cứu thử nghiệm sản xuất các giai đoạn ấu trùng; con giống; hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp để nhập công nghệ, chuyển giao công nghệ nuôi và sản xuất giống nhân tạo tôm hùm.
1. Tổng cục Thủy sản
- Tham mưu xây dựng các quy chuẩn về quản lý con giống tôm hùm và thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường và tiêu chuẩn về cơ sở nuôi tôm hùm.
- Hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm, xây dựng quy hoạch vùng nuôi, tổ chức sản xuất, đảm bảo phù hợp với Mục tiêu định hướng của quy hoạch này.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch và đề xuất Điều chỉnh bổ sung quy hoạch nuôi tôm hùm.
2. Các đơn vị thuộc Bộ
- Cục Thú y: Tham mưu xây dựng quy định Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thú y, phòng chống bệnh dịch, quản lý thuốc, kiểm dịch giống cho các cơ sở ương giống, cơ sở nuôi tôm hùm; thực hiện tốt công tác kiểm dịch giống tôm hùm.
- Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu cho Bộ tăng cường công tác hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các đối tác quốc tế về sản xuất giống và nuôi tôm hùm.
- Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường: Đề xuất các nhiệm vụ khoa học, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến tôm hùm.
- Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính: Tổng hợp các danh Mục đầu tư thuộc ngân sách Trung ương, phối hợp với các Bộ ngành để bố trí vốn thực hiện quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, xây dựng, bổ sung quy hoạch chi Tiết nuôi tôm hùm của địa phương; tổ chức lại sản xuất theo hướng phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương; xây dựng và triển khai các chương trình/dự án và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm trong phạm vi của địa phương phù hợp với quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định này.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch được triển khai đúng Mục tiêu, định hướng và quản lý chặt chẽ; kịp thời báo cáo đề xuất Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp thực tiễn sản xuất.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khu vực ven biển miền Trung và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1412/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
QUY HOẠCH DIỆN TÍCH NUÔI TÔM HÙM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
TT | Địa phương | Vùng ương từ nay đến 2030 | Từ nay đến 2020 | Định hướng 2020 đến 2030 | |||||
Nuôi lồng trong vịnh, biển ven bờ | Nuôi lồng trong vịnh, biển ven bờ | Nuôi trên bờ bằng công nghệ tuần hoàn | Tổng sản lượng tôm (tấn) | ||||||
Thể tích lồng nuôi (m3) | Sản lượng (tấn)/năm | Thể tích lồng nuôi (m3) | Sản lượng (tấn)/năm | Diện tích mặt đất (ha) | Sản lượng (tấn)/năm | ||||
1 | Quảng Bình | x |
|
|
|
| 20 | 60 | 60 |
2 | Đà Nẵng |
| 5.000 | 10 | 5.000 | 10 |
|
| 10 |
3 | Quảng Nam |
|
|
|
|
| 20 | 60 | 60 |
4 | Quảng Ngãi | x | 20.000 | 40 | 20.000 | 40 | 20 | 60 | 100 |
5 | Bình Định | x | 6.000 | 12 | 7.500 | 15 | 20 | 60 | 75 |
6 | Phú Yên | x | 475.000 | 950 | 475.000 | 950 | 40 | 120 | 1.070 |
7 | Khánh Hòa | x | 415.000 | 770 | 465.000 | 930 | 40 | 60 | 990 |
8 | Ninh Thuận | x | 75.000 | 150 | 75.000 | 150 | 20 | 60 | 210 |
9 | Bình Thuận |
| 4.000 | 8 | 24.000 | 105 |
|
| 105 |
TỔNG CỘNG |
| 1.000.000 | 1.940 | 1.041.500 | 2.200 | 160 | 480 | 2.680 |
- 1Quyết định 540/QĐ-TTg năm 2014 về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1711/BNN-TCTS năm 2014 về quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông báo 6885/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội thảo phát triển nuôi tôm hùm bền vững khu vực miền Trung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 10/TCTS-NTTS năm 2015 về phổ biến quy trình tạm thời nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh do Tổng cục Thủy Sản ban hành
- 5Quyết định 4088/QĐ-BNN-TY năm 2016 Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm bảo đảm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 6215/VPCP-NN năm 2017 kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về giải pháp khắc phục tình hình tôm hùm chết do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 591/QĐ-BNN-KH năm 2019 bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8Quyết định 540/QĐ-TTg năm 2014 về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 1711/BNN-TCTS năm 2014 về quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 11Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 12Thông báo 6885/TB-BNN-VP năm 2015 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám tại Hội thảo phát triển nuôi tôm hùm bền vững khu vực miền Trung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Công văn 10/TCTS-NTTS năm 2015 về phổ biến quy trình tạm thời nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh do Tổng cục Thủy Sản ban hành
- 14Quyết định 4088/QĐ-BNN-TY năm 2016 Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm bảo đảm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Công văn 6215/VPCP-NN năm 2017 kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về giải pháp khắc phục tình hình tôm hùm chết do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 1412/QĐ-BNN-TCTS năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm đến 2020, định hướng 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1412/QĐ-BNN-TCTS
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/04/2016
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2016
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực