Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 20 tháng 01 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 04 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 140/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
TT | Tên thủ tục hành chính |
1 | Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện |
2 | Thẩm định đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện |
B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ
TT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính |
1 | T-LDG-233189-TT | Thẩm định và xác nhận Đề án bảo vệ môi trường đơn giản |
2 | T-LDG-075866-TT | Thẩm định, phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường |
3 | T-LDG-233979-TT | Xác nhận hoàn thành Dự án cải tạo, phục hồi môi trường |
4 | T-LDG-233980-TT | Xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
1. Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật; nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định;
b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ
- Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch hoặc tham mưu cho Lãnh đạo UBND cấp huyện thông báo chưa xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo UBND cấp huyện ký Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
- UBND cấp huyện ký Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
c) Bước 3: Trả kết quả
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Văn phòng UBND cấp huyện theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu;
- Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.
1.4. Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện nhận đủ hồ sơ. Trong đó:
- Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường: 08 ngày;
- Tại UBND cấp huyện: 02 ngày.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận: UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: các Phòng, Ban, Ngành trên địa bàn huyện, UBND cấp xã, ....
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của UBND cấp huyện.
1.8. Lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Cấu trúc và nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của UBND cấp huyện (theo Phụ lục 5.6, ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Địa điểm), ngày….. tháng ….. năm 20………
Kính gửi: (1) ………………………………………………………………………………………
Gửi đến (1) kế hoạch bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:
I. Thông tin chung
1.1. Tên dự án, cơ sở (gọi chung là dự án):...
1.2. Tên chủ dự án: ...
1.3. Địa chỉ liên hệ: ...
1.4. Người đại diện theo pháp luật: ...
1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail .. .).
II. Thông tin cơ bản về hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.1. Địa điểm thực hiện dự án: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2.3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; sản phẩm và số lượng
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2.4. Diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (m2): …………………………
2.5. Nhu cầu nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất: ………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2.6. Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất (dầu, than, củi, gas, điện...)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
III. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
Yếu tố gây tác động | Tình trạng | Biện pháp giảm thiểu | Tình trạng | ||
Có | Không | Có | Không | ||
Khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công |
|
| Sử dụng phương tiện, máy móc thi công đã qua kiểm định |
|
|
Sử dụng loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm |
|
| |||
Định kỳ bảo dưỡng phương tiện, thiết bị |
|
| |||
Biện pháp khác: … |
|
| |||
Bụi |
|
| Cách ly, phun nước để giảm bụi |
|
|
Biện pháp khác: … |
|
| |||
Nước thải sinh hoạt |
|
| Thu gom, tự xử lý trước khi thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải) |
|
|
Thu gom, thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
| |||
Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải khu vực |
|
| |||
Biện pháp khác: |
|
| |||
Nước thải xây dựng |
|
| Thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận nước thải) |
|
|
Đổ thẳng ra hệ thống thoát nước thải khu vực |
|
| |||
Biện pháp khác: … |
|
| |||
Chất thải rắn xây dựng |
|
| Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng |
|
|
Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của địa phương (chỉ rõ địa điểm) |
|
| |||
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
| |||
Biện pháp khác: … |
|
| |||
Chất thải rắn sinh hoạt |
|
| Tự đổ thải tại các địa điểm quy định của địa phương (chỉ rõ địa điểm) |
|
|
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
| |||
Biện pháp khác: … |
|
| |||
Chất thải nguy hại |
|
| Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
|
Biện pháp khác: … |
|
| |||
Tiếng ồn |
|
| Định kỳ bảo dưỡng thiết bị |
|
|
Bố trí thời gian thi công phù hợp |
|
| |||
Biện pháp khác … |
|
| |||
Rung |
|
| Định kỳ bảo dưỡng thiết bị |
|
|
Bố trí thời gian thi công phù hợp |
|
| |||
Biện pháp khác |
|
| |||
Nước mưa chảy tràn |
|
| Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường |
|
|
Biện pháp khác … |
|
|
IV. Kế hoạch bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động
Yếu tố gây tác động | Tình trạng | Biện pháp giảm thiểu | Tình trạng | ||
Có | Không | Có | Không | ||
Bụi và khí thải |
|
| Lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí thải với ống khói |
|
|
|
| Lắp đặt quạt thông gió với bộ lọc không khí ở cuối đường ống |
|
| |
|
| Biện pháp khác … |
|
| |
Nước thải sinh hoạt |
|
| Thu gom và tái sử dụng |
|
|
|
| Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung |
|
| |
|
| Biện pháp khác … |
|
| |
Nước thải sản xuất |
|
| Thu gom và tái sử dụng |
|
|
|
| Xử lý nước thải cục bộ và thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung |
|
| |
|
| Xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn quy định và thải ra môi trường (chỉ rõ nguồn tiếp nhận và quy chuẩn đạt được sau xử lý) |
|
| |
|
| Biện pháp khác … |
|
| |
Nước thải từ hệ thống làm mát |
|
| Thu gom và tái sử dụng |
|
|
Giải nhiệt và thải ra môi trường |
|
| |||
Biện pháp khác … |
|
| |||
Chất thải rắn |
|
| Thu gom để tái chế hoặc tái sử dụng |
|
|
Tự xử lý |
|
| |||
Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
| |||
Biện pháp khác … |
|
| |||
Chất thải nguy hại |
|
| Thuê đơn vị có chức năng để xử lý |
|
|
Biện pháp khác … |
|
| |||
Mùi |
|
| Lắp đặt quạt thông gió |
|
|
Biện pháp khác … |
|
| |||
Tiếng ồn |
|
| Định kỳ bảo dưỡng thiết bị |
|
|
Cách âm để giảm tiếng ồn |
|
| |||
Biện pháp khác … |
|
| |||
Nhiệt dư |
|
| Lắp đặt quạt thông gió |
|
|
Biện pháp khác … |
|
| |||
Nước mưa chảy tràn |
|
| Có hệ thống rãnh thu nước, hố ga thu gom, lắng lọc nước mưa chảy tràn trước khi thoát ra môi trường |
|
|
Biện pháp khác |
|
|
V. Cam kết
5.1. Chúng tôi/tôi cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
5.2. Chúng tôi/tôi cam kết thực hiện đầy đủ các kế hoạch bảo vệ môi trường được nêu trên đây.
5.3. Chúng tôi/tôi đảm bảo độ trung thực của các thông tin và nội dung điền trong kế hoạch bảo vệ môi trường này./.
| (2) |
Ghi chú: (1) Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; (2) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.
Yêu cầu: Bản kế hoạch bảo vệ môi trường được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ dự án ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) ở trang cuối cùng.
2. Thẩm định đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
+ Trường hợp thành phần hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Phiếu hướng dẫn người nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung theo đúng quy định;
b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ
- Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để trả hồ sơ cho chủ cơ sở hoặc yêu cầu chủ cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh đề án;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo UBND cấp huyện ký Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- UBND cấp huyện ký Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
c) Bước 3: Trả kết quả
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện theo thời hạn trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận, nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền theo quy định kèm theo chứng minh nhân dân của người được ủy quyền.
2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Một (01) văn bản đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của chủ cơ sở theo mẫu;
- Ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản; với trang bìa, phụ bìa, nội dung và cấu trúc của đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo mẫu.
Trường hợp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo yêu cầu.
b) Số lượng hồ sơ: Như nội dung nêu ở thành phần hồ sơ.
2.4. Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện nhận đủ hồ sơ. Trong đó:
- Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường: 08 ngày;
- Tại Văn Phòng UBND cấp huyện: 02 ngày.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận: UBND cấp huyện.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: các phòng, ban, ngành trên địa bàn huyện, UBND cấp xã, ....
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 01 (một) bản Giấy xác nhận kèm theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã xác nhận của UBND cấp huyện.
2.8. Lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Cấu trúc và yêu cầu nội dung đề án bảo vệ môi trường đơn giản (theo Phụ lục 14a, ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (theo Phụ lục 13, ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ...../….. V/v xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)… | (Địa danh), ngày… tháng… năm… |
Kính gửi: …(3)…
…(1)… có địa chỉ tại …(4)…, xin gửi đến …(3)… ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản của …(2)…
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin, số liệu đưa ra tại bản đề án nói trên là hoàn toàn trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có gì sai phạm.
Kính đề nghị quý (3) sớm xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản này.
Xin trân trọng cám ơn./.
Nơi nhận: | …(5)… (Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(2) Tên đầy đủ của cơ sở.
(3) Tên gọi của cơ quan xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
(4) Địa chỉ liên hệ theo bưu điện
(5) Đại diện có thẩm quyền của cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(6) Nơi nhận khác (nếu có).
Mẫu Bìa, phụ bìa, cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với cơ sở đăng ký tại UBND cấp huyện
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN/ PHÊ DUYỆT CƠ SỞ - nếu có) (TÊN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ SỞ)
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN của …(1)…
(Địa danh), Tháng… năm… |
Ghi chú:
(1) Tên đầy đủ, chính xác của cơ sở (theo văn bản về đầu tư của cơ sở).
(2) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
MỞ ĐẦU
- Cơ sở được thành lập theo quyết định của ai/cấp nào, số và ngày của văn bản hay quyết định thành lập; số và ngày của văn bản đăng ký đầu tư (nếu có); số và ngày của giấy chứng nhận đầu tư (nếu có); các thông tin liên quan khác (sao và đính kèm các văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Trường hợp địa điểm của cơ sở đặt tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải nêu rõ tên của khu/cụm, số và ngày của văn bản chấp thuận của Ban quản lý khu/cụm đó (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Nêu rõ tình trạng hiện tại của cơ sở (thuộc loại nào theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này).
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên của cơ sở
Nêu đầy đủ, chính xác tên gọi hiện hành của cơ sở (thống nhất với tên đã ghi ở trang bìa và trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường này).
1.2. Chủ cơ sở
Nêu đầy đủ họ, tên và chức danh của chủ cơ sở kèm theo chỉ dẫn về địa chỉ liên hệ, phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, hòm thư điện tử).
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
- Mô tả vị trí địa lý của cơ sở: Nêu cụ thể vị trí thuộc địa bàn của đơn vị hành chính từ cấp thôn và/hoặc xã trở lên; trường hợp cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thì phải chỉ rõ tên khu/cụm này trước khi nêu địa danh hành chính; tọa độ các điểm khống chế vị trí của cơ sở kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí các điểm khống chế đó.
- Mô tả các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi cơ sở.
- Chỉ dẫn địa điểm đang và sẽ xả nước thải của cơ sở và chỉ dẫn mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành (trường hợp có nước thải).
- Bản đồ hoặc sơ đồ đính kèm để minh họa vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng xung quanh như đã mô tả.
1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở
- Nhóm các hạng mục về kết cấu hạ tầng, như: đường giao thông, bến cảng, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, thoát nước mưa, các kết cấu hạ tầng khác (nếu có);
- Nhóm các hạng mục phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: văn phòng làm việc, nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, bãi tập kết nguyên liệu và các hạng mục liên quan khác;
- Nhóm các hạng mục về bảo vệ môi trường, như: quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại (nơi lưu giữ, nơi trung chuyển, nơi xử lý, nơi chôn lấp); xử lý nước thải; xử lý khí thải; chống ồn, rung; chống xói lở, xói mòn, sụt, lún, trượt, lở đất; chống úng, ngập nước; các hạng mục về bảo vệ môi trường khác.
1.5. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
- Quy mô/công suất.
- Thời điểm đã đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động; dự kiến đưa cơ sở vào vận hành/hoạt động (đối với cơ sở quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
1.6. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở
Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở kèm theo sơ đồ minh họa, trong đó có chỉ dẫn cụ thể vị trí của các dòng chất thải và/hoặc vị trí có thể gây ra các vấn đề môi trường không do chất thải (nếu có).
1.7. Máy móc, thiết bị
Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị đã lắp đặt và đang vận hành; đang và sẽ lắp đặt (đối với cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này) với chỉ dẫn cụ thể về: Tên gọi, nơi sản xuất, năm sản xuất, tình trạng khi đưa vào sử dụng (mới hay cũ, nếu cũ thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu).
1.8. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
Liệt kê từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất cần sử dụng với chỉ dẫn cụ thể về: Tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
Nêu cụ thể khối lượng điện, nước và các vật liệu khác cần sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
1.9. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua
- Nêu tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong quá trình hoạt động.
- Lý do đã không lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường trước đây.
- Hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác về môi trường (nếu có).
- Những tồn tại, khó khăn (nếu có).
Yêu cầu: Trường hợp đã bị xử phạt, phải sao và đính kèm các văn bản xử phạt vào phần phụ lục của bản đề án.
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ, CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Các nguồn phát sinh chất thải
2.1.1. Nước thải
2.1.2. Chất thải rắn thông thường
2.1.3. Chất thải nguy hại
2.1.4. Khí thải
Yêu cầu đối với các nội dung từ mục 2.1.1 đến mục 2.1.4:
Mô tả rõ từng nguồn phát sinh chất thải kèm theo tính toán cụ thể về: Hàm lượng thải (nồng độ) của từng thông số đặc trưng cho cơ sở và theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng; tổng lượng/lưu lượng thải (kg, tấn, m3) của từng thông số đặc trưng và của toàn bộ nguồn trong một ngày đêm (24 giờ), một tháng, một quý và một năm. Trường hợp cơ sở có từ 02 điểm thải khác nhau trở lên ra môi trường thì phải tính tổng lượng/lưu lượng thải cho từng điểm thải.
2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
Mô tả rõ từng nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế - xã hội
- Mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra (nếu có), như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến đổi đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác;
Các nội dung trong mục 2.1 và 2.2. phải thể hiện rõ theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn vận hành/hoạt động hiện tại.
- Giai đoạn vận hành/hoạt động trong tương lai theo kế hoạch đã đặt ra (nếu có).
- Giai đoạn đóng cửa hoạt động (nếu có).
2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải và nước mưa
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung
2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
2.3.6. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
Trong các nội dung trong các mục từ 2.3.1. đến 2.3.6, cần nêu rõ:
- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu kể cả các hóa chất (nếu có) đã, đang và sẽ sử dụng cho việc vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo chỉ dẫn cụ thể về: tên thương mại, công thức hóa học (nếu có), khối lượng sử dụng tính theo đơn vị thời gian (ngày, tháng, quý, năm).
- Quy trình công nghệ, quy trình quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải, hiệu quả xử lý và so sánh kết quả với các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành.
- Trường hợp thuê xử lý chất thải, phải nêu rõ tên, địa chỉ của đơn vị nhận xử lý thuê, có hợp đồng về việc thuê xử lý (sao và đính kèm văn bản ở phần phụ lục của đề án).
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế - xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.
2.4. Kế hoạch xây dựng, cải tạo, vận hành các công trình và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Áp dụng đối với cơ sở chưa hoàn thiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
3.1. Giảm thiểu tác động xấu do chất thải
- Biện pháp giải quyết tương ứng và có thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giải quyết. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp giải quyết thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có các kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
3.2. Giảm thiểu các tác động xấu khác
Mỗi loại tác động xấu phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả giảm thiểu tác động xấu đó. Trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của cơ sở thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
3.3. Kế hoạch giám sát môi trường
- Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm đặc trưng có trong khí thải, nước thải đặc trưng cho cơ sở, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành, với tần suất tối thiểu một (01) lần/06 tháng. Không yêu cầu chủ cơ sở giám sát nước thải đối với cơ sở có đấu nối nước thải để xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Yêu cầu:
- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.
- Đối với đối tượng lập lại đề án bảo vệ môi trường, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
- Ngoài việc mô tả biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường như hướng dẫn tại mục 3.1 và 3.2 Phụ lục này, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường mang tính công trình phải được liệt kê dưới dạng bảng, trong đó nêu rõ chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết và kèm theo tiến độ xây lắp cụ thể cho từng công trình.
- Đối với đối tượng mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở hiện hữu và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Phải kết luận rõ:
- Đã nhận dạng, mô tả được các nguồn thải và tính toán được các loại chất thải, nhận dạng và mô tả được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội;
- Tính hiệu quả và khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; giải quyết được các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động của cơ sở.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan ở trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của chủ cơ sở.
3. Cam kết
- Cam kết thực hiện đúng nội dung, tiến độ xây dựng, cải tạo và vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường;
- Cam kết thực hiện đúng chế độ báo cáo tại quyết định phê duyệt đề án;
- Cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến cơ sở, kể cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các văn bản liên quan
Phụ lục 1.1. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến sự hình thành cơ sở
Phụ lục 1.2. Bản sao các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường (nếu có)
Phụ lục 1.3. Bản sao các phiếu kết quả phân tích về môi trường, hợp đồng xử lý về môi trường (nếu có)
Phụ lục 1.4. Bản sao các văn bản khác có liên quan (nếu có)
Phụ lục 2: Các hình, ảnh minh họa (trừ các hình, ảnh đã thể hiện trong bản đề án)
Từng văn bản, hình, ảnh trong phụ lục phải được xếp theo thứ tự rõ ràng với mã số cụ thể và đều phải được dẫn chiếu ở phần nội dung tương ứng của bản đề án.
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập thành ba (03) bản gốc, có chữ ký của chủ cơ sở ở phía dưới từng trang và ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu (nếu có) của đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở ở trang cuối cùng.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ
Bãi bỏ 04 TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công bố tại Quyết định số 2513/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2012 Về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện tỉnh Lâm Đồng (theo danh mục tại mục B phần I).
- 1Quyết định 2895/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 1644/QĐ-UBND năm 2015 về công bố thủ tục hành chính lĩnh vực công thương thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 1914/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên đã chuẩn hóa
- 5Quyết định 113/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Giám định thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 3483/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính ngành xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 141/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 568/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới của ngành Thông tin và Truyền thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 9Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 2895/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 1644/QĐ-UBND năm 2015 về công bố thủ tục hành chính lĩnh vực công thương thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 1914/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bãi bỏ lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên đã chuẩn hóa
- 9Quyết định 113/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Giám định thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Cà Mau
- 10Quyết định 3483/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính ngành xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Đồng Nai
- 11Quyết định 141/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng
- 12Quyết định 568/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới của ngành Thông tin và Truyền thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 140/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới, bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 140/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/01/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Văn Yên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra