BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1375/1999/QĐ-BTM | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 1999 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Thỏa thuận gữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (EU) trong việc chống gian lận xuất khâủ các sản phẩm giầy dép;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Thương mại cấp giấy chứng nhận xuất khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A đối với các sản phẩm giầy dép xuất khẩu sang thị trường EU tại Công văn số 707/CP-QHQT ngày 12 tháng 7 năm 1999;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu (E/C) và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O Form A) cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên Cộng đồng châu Âu (gọi tắt là EU) kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Điều 3. Các cơ quan chức năng của Bộ Thương mại, các Bộ, ngành có liên quan, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang thị trường EU chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU (E/C) VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ MẪU A (C/O FORM A) CHO MẶT HÀNG GIẦY DÉP XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
(Ban hành theo Quyết định số 1375/1999/QĐ-BTM ngày 23/11/1999 của Bộ Thương mại).
1. Việc cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu (tiếng anh viết tắt là E/C) và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (tiếng anh viết tắt là C/O Form A) cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên Cộng đồng châu Âu (gọi tắt là EU), được thực hiện trên cơ sở các quy định của thỏa thuận song phương Việt Nam - EU và các quy định của hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU đối với C/O Form A cho mặt hàng này.
2. Các đơn vị xin cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A đối với mặt hàng giầy dép cần nghiên cứu kỹ và thực hiện đầy đủ các quy định của thỏa thuận song phương Việt Nam - EU, các quy định về xuất xứ của EU để được hưởng ưu đãi GSP.
3. Việc cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU do các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Thương mại tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy nhơn, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Cần Thơ thực hiện. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn địa điểm được cấp E/C và C/O mẫu A phù hợp và thuận tiện nhất cho mình.
II. HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
1. Giấy chứng nhận xuất khẩu (E/C) được cấp tự động cho tất cả các lô hàng giầy dép sản xuất, gia công tại Việt Nam xuất khẩu sang EU. Các đơn vị sản xuất, gia công, kinh doanh mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU chỉ cần có văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu (theo mẫu của Bộ Thương mại) kèm theo Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã thanh khoản của hải quan, hóa đơn thương mại và điền đầy đủ vào các mục của Giấy chứng nhận xuất khẩu.
2 . Các đơn vị sản xuất, gia công, kinh doanh mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O Form A) theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU, cần xuất trình bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (theo mẫu của Bộ Thương mại);
(2) Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A phù hợp với Quy định xuất xứ của EU đối với mặt hàng giầy dép, đã được khai hoàn chỉnh;
(3) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu của hải quan đã thanh khoản;
(4) Hóa đơn thương mại của lô hàng được xuất khẩu;
(5) Vận đơn (B/L) của lô hàng được xuất khẩu;
Trường hợp doanh nghiệp giao hàng bằng máy bay hoặc vì những lý do khách quan không thể khắc phục được, căn cứ cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng Quản lý xuất nhập khẩu có thể cho nợ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, Vận đơn hàng không (AWB) hoặc B/L với thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc.
Trong trường hợp cần làm rõ xuất xứ của hàng hóa, Bộ Thương mại có thể yêu cầu các đơn vị cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến lô hàng như: tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, hợp đồng hay hóa đơn mua nguyên phụ liệu trong nước v.v.. Trường hợp cần thiết, Bộ Thương mại tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất để xác minh hàng hóa đó có phù hợp với các quy định về xuất xứ của EU để được hưởng ưu đãi hay không trước khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A.
Trường hợp đơn vị đề nghị cấp cả Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A thì chỉ cần một bộ hồ sơ như nêu tại điểm 2, mục II, quy định cho việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A.
III. THỜI HẠN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ MẪU A
Việc cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu được thực hiện trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đề nghị bằng văn bản của đơn vị. Việc cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A được thực hiện trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ thời điểm đơn vị nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần phải làm rõ tính xuất xứ của hàng hóa, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không vượt quá ba ngày làm việc.
Để đáp ứng yêu cầu tra cứu, sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A, Bộ Thương mại lưu giữ các chứng từ sau:
1.Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A ;
2. Bản sao chứng nhận xuất khẩu;
3. Bản sao giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A;
4. Bản sao hóa đơn thương mại của lô hàng;
5. Bản sao tờ khai hàng hóa xuất khẩu của hải quan;
6. Bản sao vận tải đơn lô hàng được xuất khẩu;
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thương mại có thể lưu giữ thêm các chứng từ khác như: bản sao Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu, bản sao hóa đơn hay hợp đồng mua nguyên phụ liệu trong nước ...
Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A đã cấp bị thất lạc, hay phân chia lại lô hàng v.v.. Bộ Thương mại có thể cấp lại Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A với điều kiện:
- Đơn vị xin cấp lại phải trình bày rõ lý do xin cấp lại.
- Cam đoan không lạm dụng Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A được cấp lại và chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu sử dụng sai mục đích.
- Trong trường hợp có những thay đổi phát sinh sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu, xuất xứ, người xuất khẩu muốn xin cấp lại Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A, phải làm công văn nêu rõ lý do xin cấp lại và phải nộp lại các bản gốc Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A đã cấp.
VI. KIỂM TRA XÁC MINH KHI CÓ YÊU CẦU HAY KHIẾU NẠI TỪ CƠ QUAN HẢI QUAN CỦA NƯỚC NHẬP KHẨU
- Sau khi nhận được thông báo của Bộ Thương mại về yêu cầu kiểm tra theo đề nghị của cơ quan hải quan nước nhập khẩu, các đơn vị phải giải trình và cung cấp các chứng từ cần thiết có liên quan, trong thời hạn sớm nhất, nhằm mục đích làm sáng tỏ tính xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu.
-Trong trường hợp cần thiết, tùy thuộc vào mức độ quan trọng và tính phức tạp của vấn đề nảy sinh, Bộ Thương mại có thể yêu cầu kiểm tra tại chỗ sản phẩm xuất khẩu bao gồm: kiểm tra trực tiếp sản phẩm và kiểm tra quy trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng sản xuất.
Nhằm bổ sung cơ sở vật chất cho các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu để có điều kiện phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp, trong khi chờ đợi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại tạm thời quy định mức thu lệ phí cấp Giấy Chứng nhận xuất khẩu và Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A như sau:
1. Chứng nhận xuất khẩu : 10.000 đồng
2. Chứng nhận xuất xứ Mẫu A: 15.000 đồng
3. Cấp lại mỗi loại : 5.000 đồng
Các mẫu E/C và C/O Form A in sẵn được bán cho các doanh nghiệp theo giá quy định trên cơ sở chi phí in ở trong nước và mua của nước ngoài .
Việc thu nộp lệ phí và bán mẫu in sẵn thực hiện trước khi giao Giấy chứng nhận xuất khẩu và Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A cho doanh nghiệp và phải có chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính.
Quy chế này có giá trị thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2000./.
- 1Công văn số 3997 TM/XNK ngày 28/07/2004 của Bộ Thương mại về việc giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hàng hoá mẫu E giữa ASEAN và Trung Quốc
- 2Nghị định 18-CP năm 1996 ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước cộng đồng Châu Âu (EU) cho năm 1996-1997
- 3Thông tư 33-TC/TCT-1996 hướng dẫn Nghị định 18/CP-1996 ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước Cộng đồng châu Âu (EU) cho năm 1996-1997 do Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn số 3997 TM/XNK ngày 28/07/2004 của Bộ Thương mại về việc giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hàng hoá mẫu E giữa ASEAN và Trung Quốc
- 2Nghị định 18-CP năm 1996 ban hành danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước cộng đồng Châu Âu (EU) cho năm 1996-1997
- 3Thông tư 33-TC/TCT-1996 hướng dẫn Nghị định 18/CP-1996 ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước Cộng đồng châu Âu (EU) cho năm 1996-1997 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Thương mại 1997
- 5Nghị định 57/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
Quyết định 1375/1999/QĐ-BTM về Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang thị trường do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 1375/1999/QĐ-BTM
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/11/1999
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Lương Văn Tự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 01/01/2000
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực