Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1241/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 00 tháng 4 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ MẪU ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÊ TÔNG HÓA GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 28/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND tỉnh Bình Định về Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh về việc Ban hành Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 394/TTr-SGTVT ngày 16/3/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt thiết kế mẫu đường bê tông xi măng để thực hiện Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Xây dựng đường giao thông nông thôn loại A
Nền đường rộng Bn= 6,5m (6,0m), mặt đường rộng Bm =3,5m, lề đường rộng Bl = 1,5 (1,25)x2 = 3,0m (2,5m). Kết cấu mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ M250 đá 2x4 dày 20cm, lót lớp giấy bạt đáy khuôn đường. Tải trọng tính toán: Tải trọng trục P = 6,0 tấn. Kết cấu chi tiết mặt đường, gồm:
a. Loại A1: Áp dụng cho nền đường khô ráo, không đọng nước, không sình lún, được đắp bằng đất CPĐ đầm chặt K95.
b. Loại A2: Áp dụng cho nền đường đi qua khu đồng ruộng, vườn nhà dân được đắp bằng CPĐ đầm chặt K95 sau khi đã vét bùn hoặc hữu cơ dày 20cm.
c. Loại A3: Áp dụng cho nền đường đất yếu sình lún, không ngập nước. Xử lý thay lớp đất yếu bằng đất CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm dưới lớp BTXM mặt đường.
d. Loại A4: Áp dụng cho nền đường đất yếu sình lún, ngập nước. Xử lý thay lớp đất yếu bằng đất CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm dưới lớp BTXM mặt đường; sau đó gia cố mái taluy và lề đường bằng lớp BT đá 2x4 M200 dày 15cm.
2. Xây dựng đường giao thông nông thôn loại B
Nền đường rộng Bn= 5,0m (4,0m), mặt đường rộng Bm =3,0m, lề đường rộng Bl = 1,0 (0,5)x2 = 2,0m (1,0m). Kết cấu mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ M250 đá 2x4 dày 18cm; lót lớp giấy bạt đáy khuôn đường. Tải trọng tính toán: Tải trọng trục P = 2,5 tấn. Bao gồm:
a. Loại B1: Áp dụng cho nền đường khô ráo, không đọng nước, không sình lún, được đắp bằng đất CPĐ đầm chặt K95.
b. Loại B2: Áp dụng cho nền đường đi qua khu đồng ruộng, vườn nhà dân, đắp bằng đất CPĐ đầm chặt K95 sau khi đã vét bùn hoặc hữu cơ dày 20cm.
c. Loại B3: Áp dụng cho nền đường đất yếu sình lún, không ngập nước, xử lý thay lớp đất yếu bằng đất CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm dưới lớp BTXM mặt đường.
d. Loại B4: Áp dụng cho nền đường đất yếu sình lún, ngập nước, xử lý thay lớp đất yếu bằng đất CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm dưới lớp BTXM mặt đường; sau đó gia cố mái taluy và lề đường bằng lớp BT đá 2x4 M200 dày 15cm.
3. Xây dựng đường giao thông nông thôn loại C
Nền đường rộng Bn= 4,0m (3,0m), mặt đường rộng Bm =2,5m, lề đường rộng Bl = 0,75 (0,25)x2 = 1,5m (0,5m). Kết cấu mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ M200 đá 2x4 dày 16cm; lót lớp giấy bạt đáy khuôn đường. Tải trọng tính toán: Tải trọng trục P = 2,5 tấn. Kết cấu chi tiết mặt đường, gồm:
a. Kết cấu mặt đường loại C1: Áp dụng cho nền đường khô ráo, không đọng nước, không sình lún, được đắp bằng đất CPĐ đầm chặt K95.
b. Kết cấu mặt đường loại C2: Áp dụng cho nền đường đi qua khu đồng ruộng, vườn nhà dân được đắp bằng đất CPĐ đầm chặt K95 sau khi đã vét bùn hoặc hữu cơ dày 20cm.
c. Kết cấu mặt đường loại C3: Áp dụng cho nền đường đất yếu sình lún, không ngập nước. Xử lý thay lớp đất yếu bằng đất CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm dưới lớp BTXM mặt đường.
d. Kết cấu mặt đường loại C4: Áp dụng cho nền đường đất yếu sình lún, ngập nước. Xử lý thay lớp đất yếu bằng đất CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm dưới lớp BTXM mặt đường; sau đó gia cố mái taluy và lề đường bằng lớp BT đá 2x4 M200 dày 15cm.
4. Xây dựng đường giao thông nông thôn loại D
Nền đường rộng Bn= 4,0m (3,0m), mặt đường rộng Bm =2,0m, lề đường rộng Bl = 1,0 (0,5)x2 = 2,0m (1,0m). Kết cấu mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ M200 đá 2x4 dày 16cm; lót lớp giấy bạt đáy khuôn đường. Kết cấu chi tiết mặt đường, gồm:
a. Kết cấu mặt đường loại D1: Áp dụng cho nền đường khô ráo, không đọng nước, không sình lún, được đắp bằng đất CPĐ đầm chặt K95.
b. Kết cấu mặt đường loại D2: Áp dụng cho nền đường đi qua khu đồng ruộng, vườn nhà dân được đắp bằng đất CPĐ đầm chặt K95 sau khi đã vét bùn hoặc hữu cơ dày 20cm.
c. Kết cấu mặt đường loại D3: Áp dụng cho nền đường đất yếu sình lún, không ngập nước. Xử lý thay lớp đất yếu bằng đất CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm dưới lớp BTXM mặt đường.
d. Kết cấu mặt đường loại D4: Áp dụng cho nền đường đất yếu sình lún, ngập nước. Xử lý thay lớp đất yếu bằng đất CPĐ đầm chặt K98 dày 30cm dưới lớp BTXM mặt đường; sau đó gia cố mái taluy và lề đường bằng lớp BT đá 2x4 M200 dày 15cm.
(Chi tiết theo Hồ sơ thiết kế mẫu đường BTXM giao thông nông thôn đính kèm).
Điều 2. Thiết kế mẫu đường bê tông xi măng được duyệt tại
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về thiết kế mẫu, dự toán và hướng dẫn kỹ thuật thi công mặt đường bê tông xi măng do Tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 1040/QĐ-UBND năm 2014 Hướng dẫn thực hiện thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và hướng dẫn kỹ thuật thi công mặt đường bê tông xi măng theo cơ chế đầu tư đối với công trình đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2015 về thiết kế mẫu mặt đường bê tông xi măng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 1069/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai xây dựng Bê tông hóa giao thông nông thôn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2016 Chủ trương đầu tư Chương trình bê tông hóa hẻm phố tại đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Quyết định 372/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt, ban hành thiết kế mẫu các loại mặt đường giao thông ngõ, xóm, giao thông nội đồng được cứng hóa bằng cấp phối trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Quyết định 490/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch triển khai xây dựng Bê tông hóa giao thông nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 34/2019/QĐ-UBND bổ sung cơ chế hỗ trợ đối với huyện miền núi vào Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Nghị quyết 29/2020/NQ-HĐND về Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 1464/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Bê tông hóa giao thông nông thôn năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về thiết kế mẫu, dự toán và hướng dẫn kỹ thuật thi công mặt đường bê tông xi măng do Tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 1040/QĐ-UBND năm 2014 Hướng dẫn thực hiện thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và hướng dẫn kỹ thuật thi công mặt đường bê tông xi măng theo cơ chế đầu tư đối với công trình đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2015 về thiết kế mẫu mặt đường bê tông xi măng giao thông nông thôn tỉnh Đồng Nai
- 7Nghị quyết 28/2015/NQ-HĐND về Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 1069/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai xây dựng Bê tông hóa giao thông nông thôn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2016 Chủ trương đầu tư Chương trình bê tông hóa hẻm phố tại đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 11Quyết định 372/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt, ban hành thiết kế mẫu các loại mặt đường giao thông ngõ, xóm, giao thông nội đồng được cứng hóa bằng cấp phối trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 12Quyết định 490/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch triển khai xây dựng Bê tông hóa giao thông nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 34/2019/QĐ-UBND bổ sung cơ chế hỗ trợ đối với huyện miền núi vào Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 14Nghị quyết 29/2020/NQ-HĐND về Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 15Quyết định 1464/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Bê tông hóa giao thông nông thôn năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 1241/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt thiết kế mẫu đường bê tông xi măng để thực hiện Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 1241/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Phan Cao Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra