Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 121/2005/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 02 tháng 2 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 121/2005/QĐ-NHNN NGÀY 02 THÁNG 02 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày
Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các văn bản: Quyết định số 322/1999/QĐ-NHNN5 ngày 14/9/1999 về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng; Quyết định số 499/2000/NHNN5 ngày 05/12/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 322/1999/QĐ-NHNN5 ngày 14/9/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức tín dụng có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Trần Minh Tuấn (Đã ký) |
QUY CHẾ
VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành theo Quyết định số 121/2005/QĐ-NHNN ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng:
Quy chế này quy định về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt
1. Tổ chức tín dụng Nhà nước (trừ Ngân hàng Chính sách xã hội).
2. Tổ chức tín dụng cổ phần.
3. Tổ chức tín dụng liên doanh.
4. Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.
5. Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.
6. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 2. Phạm vi kiểm toán:
1. Báo cáo tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 1 Quy chế này phải được kiểm toán bởi một doanh nghiệp kiểm toán độc lập đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
2. Ngân hàng Nhà nước Việt
a- Tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
b- Tổ chức tín dụng được xem xét để công nhận thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt.
c- Trước khi tổ chức tín dụng tham gia niêm yết và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán.
d- Tổ chức tín dụng được sáp nhập, bán lại hoặc hợp nhất.
đ- Các trường hợp khác do Ngân hàng Nhà nước Việt
Chương 2:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Báo cáo tài chính hàng năm của tổ chức tín dụng phải được kiểm toán độc lập, gồm:
1. Bảng cân đối kế toán.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
4. Các thuyết minh báo cáo tài chính.
Điều 4. Kết quả kiểm toán độc lập:
1. Kết quả kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng được thể hiện dưới hình thức: báo cáo kiểm toán và thư quản lý kèm những tài liệu, bằng chứng liên quan.
2. Báo cáo kiểm toán đối với tổ chức tín dụng phải tuân thủ các quy định tại: Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam) và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan việc kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng.
3. Thư quản lý được kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán sử dụng để trình bày về những vấn đề, sự kiện cụ thể trong quá trình kiểm toán, gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của kiểm toán viên và ý kiến của người quản lý của tổ chức tín dụng được kiểm toán liên quan đến sự kiện đó. Thư quản lý phải bao gồm các nội dung chính sau:
a- Phương pháp tiếp cận chung, phạm vi của cuộc kiểm toán và các yêu cầu cần bổ sung.
b- Đánh giá những thay đổi về các chính sách và thông lệ kế toán quan trọng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng.
c- Những rủi ro có thể ảnh hưởng lớn đến các báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng.
d- Các sai sót và yếu kém lớn trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, những nghi ngờ về tính trung thực của cán bộ quản lý và các hành vi gian lận của cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng.
đ- Những đề xuất điều chỉnh của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên đối với vụ việc, sự kiện (đã được tổ chức tín dụng hạch toán hoặc chưa hạch toán) đã hoặc có thể ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng.
e- Những ý kiến không thống nhất với Ban lãnh đạo tổ chức tín dụng về các vấn đề có thể ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính hoặc đến ý kiến của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cần nêu rõ tình trạng giải quyết những ý kiến không thống nhất đó và mức độ ảnh hưởng của vấn đề.
g- Những vấn đề khác đã được thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán.
4. Những tài liệu, bằng chứng liên quan đến nhận xét, kết luận, kiến nghị của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán tại báo cáo kiểm toán và thư quản lý về những sai phạm, rủi ro và ý kiến của kiểm soát viên nội bộ của tổ chức tín dụng được kiểm toán phải được gửi kèm với báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
Điều 5. Tiêu chuẩn, điều kiện lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán tổ chức tín dụng:
Ngoài việc đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 03 tỷ đồng trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán trong nước; Vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD đối với doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên. Bố trí ít nhất 03 kiểm toán viên hành nghề tham gia kiểm toán một tổ chức tín dụng.
3. Các kiểm toán viên hành nghề và người đại diện lãnh đạo của doanh nghiệp kiểm toán tham gia kiểm toán tổ chức tín dụng phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu tại Điều 6 Quy chế này.
4. Đã thành lập và hoạt động kiểm toán tại Việt
5. Không có quan hệ về kinh tế
6. Không là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức tín dụng được kiểm toán (
7. Doanh nghiệp kiểm toán và tổ chức tín dụng được kiểm toán, không có cùng một chủ sở hữu từ 5% trở lên vốn chủ sở hữu của mỗi bên.
8. Không đang hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính cho tổ chức tín dụng đó.
9. Không thuộc đối tượng trong danh sách thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt
Điều 6. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với các kiểm toán viên hành nghề và người đại diện lãnh đạo của doanh nghiệp kiểm toán tham gia kiểm toán tổ chức tín dụng:
Ngoài việc đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004, các kiểm toán viên hành nghề và người đại diện lãnh đạo của doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có tên trong danh sách hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính xác nhận.
2. Kiểm toán viên hành nghề là người Việt
3. Kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Việt
4. Không phải là cổ đông hoặc là người đại diện hợp pháp cho cổ đông có quyền tham gia bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm toán.
5. Không phải là thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng được kiểm toán.
6. Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức tín dụng được kiểm toán (
7. Không có quan hệ họ hàng thân thuộc (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột) với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng được kiểm toán.
Điều 7. Nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề:
1. Nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng.
2. Giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt
3. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện tổ chức tín dụng được kiểm toán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì phải thông báo và kiến nghị cho tổ chức tín dụng được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm; ghi ý kiến vào Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý theo yêu cầu tại Điều 4 khoản 2, 3 Quy chế này.
4. Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có nghi ngờ hoặc có phát hiện tổ chức tín dụng được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các thủ tục thông báo cho đơn vị được kiểm toán và người thứ ba theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về kiểm toán
6. Thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm toán:
1. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc năm tài chính, phải lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán và các kiểm toán viên hành nghề đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo Quy chế này. Việc chọn doanh nghiệp kiểm toán để kiểm toán tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết phục vụ công tác kiểm toán theo đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.
3. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, phải gửi kết quả kiểm toán độc lập, gồm: báo cáo kiểm toán và thư quản lý kèm những tài liệu, bằng chứng liên quan cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; cụ thể:
a- Gửi 02 bản kết quả kiểm toán độc lập về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Vụ Các Ngân hàng hoặc Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác đối với báo cáo của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương).
b- Riêng tổ chức tín dụng cổ phần gửi thêm 01 bản kết quả kiểm toán độc lập cho Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đặt trụ sở chính.
4. Kịp thời báo cáo, giải trình và đề xuất ý kiến gửi Ngân hàng Nhà nước Việt
a- Không đảm bảo đúng thời hạn gửi kết quả kiểm toán độc lập.
b- Phát sinh những bất đồng, tranh chấp về kết quả kiểm toán độc lập.
5. Chấp hành thời hạn gửi kết quả kiểm toán độc lập theo đúng quy định tại khoản 3 Điều này và thực hiện việc công bố công khai thông tin tài chính theo đúng quy định hiện hành. Việc công bố công khai thông tin tài chính của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kiểm toán chưa giải quyết xong những bất đồng, tranh chấp liên quan đến kết quả kiểm toán, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định.
Điều 9. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kết quả kiểm toán độc lập hoặc văn bản báo cáo của tổ chức tín dụng cổ phần, phải căn cứ chuẩn mực kiểm toán, kết quả giám sát từ xa, kết quả thanh tra, kiểm tra và các tài liệu khác (nếu có) để xem xét và có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Vụ Các Ngân hàng):
a- Báo cáo việc khai thác và xử lý kết quả kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng.
b- Đề xuất xử lý trường hợp nêu tại Điều 8 khoản 4 Quy chế này.
c- Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: đưa vào danh sách doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán các tổ chức tín dụng trong năm tiếp theo; Yêu cầu tổ chức tín dụng cổ phần thực hiện một hoặc một số dịch vụ kiểm toán theo quy định tại Điều 2 khoản 2 Quy chế này hoặc phải thực hiện lại việc kiểm toán độc lập khi xét thấy cần thiết.
2. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:
a- Căn cứ việc tuân thủ Quy chế này, các chuẩn mực kiểm toán, kết quả giám sát từ xa, kết quả thanh tra, kiểm tra, các tài liệu khác (nếu có) và kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với tổ chức tín dụng cổ phần) để:
- Khai thác và xử lý kết quả kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng;
- Báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết về trường hợp nêu tại Điều 8 khoản 4 Quy chế này;
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng về những hành vi vi phạm các quy định về kiểm toán độc lập theo Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: thông qua danh sách doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán các tổ chức tín dụng trong năm tiếp theo; Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện một hoặc một số dịch vụ kiểm toán theo quy định tại Điều 2 khoản 2 Quy chế này hoặc phải thực hiện lại việc kiểm toán độc lập khi xét thấy cần thiết.
b- Có ý kiến về nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý của tổ chức tín dụng, khi có yêu cầu của cơ quan pháp luật.
c- Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, gửi văn bản thông báo về danh sách doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán tổ chức tín dụng trong năm tiếp theo đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông qua cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kiểm toán đó biết để thực hiện (nếu có).
Điều 10. Việc xử lý các bất đồng hoặc tranh chấp về kết quả kiểm toán độc lập giữa tổ chức tín dụng được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và các văn bản pháp luật có liên quan.
- 1Nghị định 07-CP năm 1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân
- 2Thông tư 22-TC/CĐKT năm 1994 hướng dẫn thực hiện Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân kèm theo Nghị định 7-CP 1994 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 322/1999/QĐ-NHNN5 về Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 499/2000/QĐ-NHNN5 sửa đổi Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 322/1999/QĐ-NHNN5 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Quyết định 1492/QĐ-NHNN năm 2012 công bố Danh mục văn bản, quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực thi hành giai đoạn từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 30/6/2012
- 8Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 322/1999/QĐ-NHNN5 về Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 499/2000/QĐ-NHNN5 sửa đổi Quy chế tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng kèm theo Quyết định 322/1999/QĐ-NHNN5 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 1492/QĐ-NHNN năm 2012 công bố Danh mục văn bản, quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực thi hành giai đoạn từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 30/6/2012
- 6Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 07-CP năm 1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân
- 2Thông tư 22-TC/CĐKT năm 1994 hướng dẫn thực hiện Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân kèm theo Nghị định 7-CP 1994 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 4Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 5Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 6Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 7Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập
- 8Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
- 9Thông tư 64/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 121/2005/QĐ-NHNN về Quy chế về kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 121/2005/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/02/2005
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 12 đến số 13
- Ngày hiệu lực: 05/03/2005
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra