- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 3Thông tư 15-TM/CSTTTN-1996 hướng dẫn về tổ chức và quản lý chợ do Bộ Thương mại ban hành
- 4Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 5Nghị định 51/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/CP Hướng dẫn việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
- 6Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 7Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 8Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 9Thông tư 25/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu do Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 1Quyết định 233/2004/QĐ-UB về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2002/QĐ-UB | Cần Thơ, ngày 31 tháng 12 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/03/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/5/1998;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28/82001; Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 hướng dẫn Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 quy định chi tiết việc phân cấp quản lý lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 15/TM/CSTTTN ngày 16 tháng 10 năm 1996 của Bộ Thương mại hướng dẫn về tổ chức và quản lý chợ;
Để thống nhất về tổ chức và quản lý, khai thác tốt nhất tiềm năng của chợ, phục vụ yêu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa, nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cần Thơ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ |
QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
(Ban hành theo Quyết định số: 120/2002/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 2002)
PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHỢ
1. Chợ loại I: Là chợ có từ 500 hộ mua bán cố định thường xuyên trở lên.
2. Chợ loại II: Là chợ có từ 100 đến dưới 500 hộ mua bán cố định thường xuyên.
3. Chợ loại III: Là chợ có dưới 100 hộ mua bán cố định thường xuyên.
Quản lý nhà nước về các hoạt động chợ được phân cấp như sau:
1. Cấp tỉnh: Sở Thương mại là cơ quan chuyên ngành giúp UBND tỉnh:
1.1. Phối hợp các ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương trong tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
1.2. Theo dõi tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh, kiến nghị những biện pháp để hình thành mạng lưới chợ theo quy hoạch đã được duyệt.
1.3. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai các quy định của Nhà nước về tổ chức quản lý chợ và thực hiện các chính sách lưu thông hàng hóa trong chợ.
1.4. Chủ trì phối hợp với các ngành hữu quan trong việc tổ chức và quản lý chợ.
1.5. Theo dõi, tổng hợp tình hình, đánh giá rút kinh nghiệm công tác tổ chức quản lý chợ.
1.6. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ trên địa bàn.
2. UBND thành phố, thị, huyện thuộc tỉnh:
2.1. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển chợ và tổ chức quản lý mọi mặt hoạt động của các chợ trên địa bàn.
2.2. Hướng dẫn và thực hiện công khai, dân chủ về quy hoạch xây dựng quản lý chợ cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính của chợ (vốn đầu tư, chi phí...).
2.3. Quyết định thành lập và giải thể các loại chợ trên địa bàn (đối với chợ loại I có trao đổi thống nhất với Sở Thương mại trước khi quyết định. Riêng đối với chợ Cần Thơ có thoả thuận với UBND tỉnh trước khi quyết định thành lập và giải thể).
2.4. Ban Thương mại - Du lịch thành phố, Phòng Công Thương Môi trường các huyện, thị, là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố, huyện, thị quản lý các hoạt động của chợ trên địa bàn, theo sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Thương mại. Cụ thể phối hợp với các Phòng, Ban có liên quan:
a. Lập kế hoạch xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, chuyển đổi các chợ theo quy hoạch chung của tỉnh, trình UBND cùng cấp phê duyệt theo quy định phân cấp của UBND tỉnh.
b. Hướng dẫn, thụ lý hồ sơ thành lập, giải thể các loại chợ trên địa bàn, trình UBND huyện, thị, thành phố ra quyết định; làm tham mưu cho UBND huyện, thị, thành phố về việc phân cấp quản lý các chợ trên địa bàn cho UBND cấp xã, phường, thị trấn.
2.5. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức quản lý chợ, các chính sách lưu thông hàng hóa trong phạm vi chợ và các quy định có liên quan đến hoạt động của chợ.
2.6. Định kỳ sơ kết, tổng kết các hoạt động của chợ, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Ban Thương mại-Du lịch thành phố, Phòng Công Thương Môi trường các huyện, thị, bố trí cán bộ kiêm nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động chợ.
3. UBND xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý chợ trên địa bàn theo phân cấp; có kế hoạch sửa chữa, cải tạo nâng cấp chợ trong phạm vi quản lý, trình UBND cấp trên phê duyệt; thực hiện công khai, dân chủ về xây dựng quản lý chợ và các vấn đề liên quan đến tài chính (vốn đầu tư, chi phí...); báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động của chợ trên địa bàn.
Điều 6. Hệ thống tổ chức của Ban, Tổ quản lý chợ
1. Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động thường xuyên có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước; thực hiện chế độ kế toán theo quy định hiện hành, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính cùng cấp. Chợ loại I và II thành lập Ban quản lý chợ, chợ loại III thành lập Tổ quản lý chợ.
2. Bộ máy tổ chức quản lý các chợ được thực hiện như sau:
2.1. Ban quản lý chợ loại I, II do UBND huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh ra quyết định thành lập (riêng đối với Ban quản lý chợ loại I phải có ý kiến thỏa thuận với Ban Tổ chức chính quyền và Sở Thương mại). UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định thành lập Tổ quản lý chợ (có ý kiến thỏa thuận với Phòng, Ban Tổ chức - Lao động và Thương binh xã hội và Phòng Công- Thương- Môi trường, Ban Thương mại - Du lịch).
2.2. Trong tổng biên chế sự nghiệp được giao, UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí 02 biên chế giữ 02 chức danh: Trưởng ban và kế toán thuộc biên chế Nhà nước (hai chức danh này được UBND cấp huyện điều sang trong tổng biên chế sự nghiệp hiện có của UBND huyện, thị, thành).
Các nhân sự khác của Ban quản lý chợ, các nhân sự của Tổ quản lý chợ thực hiện theo chế độ hợp đồng.
Tiền lương của nhân viên Ban quản lý chợ (kể cả Trưởng Ban và kế toán), Tổ quản lý chợ được chi trả theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và Quy định tại Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
2.3. Ban quản lý chợ có 01 Trưởng ban, 01 kế toán và từ 01 đến 02 Phó ban.
2.4. Tổ quản lý chợ có 01 Tổ trưởng và 01 Tổ phó.
2.5. Đối với cán bộ chuyên môn; nhân viên thu, nhân viên trật tự, nhân viên vệ sinh... tùy theo yêu cầu và quy mô chợ mà bố trí cho hợp lý.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban, Tổ quản lý chợ:
1. Quản lý hành chính:
1.1. Soạn thảo nội quy hoạt động của chợ trình UBND huyện, thị, thành phố hoặc UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt theo phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện. Nội quy phải được thông báo, niêm yết rõ ràng, công khai tại chợ để người kinh doanh, người mua bán thực hiện.
1.2. Xem xét và quyết định các đơn xin đặt cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng để buôn bán của tổ chức và cá nhân có nhu cầu kinh doanh tại chợ theo đúng quy định của Nhà nước. Xác nhận về địa điểm, ngành hàng kinh doanh tại chợ khi có yêu cầu, để cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” theo quy định của pháp luật.
1.3. Sắp xếp nơi mở cửa hàng, điểm bán hàng, sạp bán hàng cho người kinh doanh, đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh, mỹ quan và văn minh, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của chợ do mình quản lý, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc những người kinh doanh tại chợ chấp hành các chủ trương, chính sách luật pháp của Nhà nước về kinh doanh thương mại - dịch vụ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.4. Kịp thời phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn chặn những hành vi kinh doanh trái pháp luật, giữ gìn trật tự trị an, xử lý các vi phạm nội quy chợ về trật tự, vệ sinh, an toàn, công cộng... theo thẩm quyền được quy định.
1.5. Tổ chức thống kê lực lượng hàng hóa lưu thông qua chợ, nắm tình hình biến động của thị trường và giá cả trên địa bàn. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp quản lý.
2. Kinh doanh dịch vụ cho hoạt động của chợ, bao gồm:
2.1. Tổ chức cho thuê địa điểm bán hàng, sạp bán hàng và các trang thiết bị phục vụ cho việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ tại chợ.
2.2. Trông giữ, bảo quản tài sản và phương tiện của người mua, người bán tại chợ.
2.3. Tổ chức bảo vệ hàng hóa ngoài giờ (ban đêm), dịch vụ nghỉ trọ, y tế, bảo vệ môi trường, phương tiện đi lại của khách hàng, dịch vụ vệ sinh, thông tin và các dịch vụ phục vụ khác theo quy định của Nhà nước.
Các hoạt động dịch vụ do Ban, Tổ quản lý chợ trực tiếp kinh doanh hoặc có thể thực hiện đấu thầu khi được sự chấp thuận của UBND cấp quản lý.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban, Tổ Trưởng Tổ quản lý chợ:
Trưởng Ban quản lý chợ và Tổ trưởng Tổ quản lý chợ có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban, Tổ quản lý chợ.
2. Quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức - người lao động thuộc quyền quản lý, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
3. Được quyền xử lý các vi phạm nội quy chợ theo phân cấp của cấp có thẩm quyền. Những vi phạm ngoài thẩm quyền chuyển cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Quyền lợi và nghĩa vụ của người mua bán tại chợ
Người kinh doanh (bao gồm tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế) khi tiến hành kinh doanh, mua bán tại chợ phải có đủ điều kiện và có nghĩa vụ, quyền lợi sau:
1. Các điều kiện:
1.1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
1.2. Tự nguyện chấp hành nội quy chợ.
1.3. Được Ban, Tổ quản lý chợ sắp xếp chỗ mua bán.
1.4. Đối với người sản xuất nhỏ tự mang sản phẩm của mình làm ra, bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì phải nộp lệ phí hoa chi và phải chấp hành theo sự hướng dẫn sắp xếp chỗ mua bán của Ban, Tổ quản lý chợ.
2. Các nghĩa vụ phải thực hiện:
2.1. Chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về kinh doanh thương mại dịch vụ.
2.2. Niêm yết giá bán và bán đúng giá đã niêm yết.
2.3. Nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí, thuế... theo quy định của pháp luật.
2.4. Chấp hành việc sắp xếp chỗ bán hàng của Ban, Tổ quản lý chợ.
2.5. Có trách nhiệm trong kinh doanh mua bán hàng hóa và giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong khu vực chợ.
2.6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyền của người kinh doanh, mua bán tại chợ:
Người kinh doanh, mua bán tại chợ được Nhà nước bảo hộ quyền kinh doanh theo quy định pháp luật, được hướng dẫn thông tin rõ ràng về chế độ, quy định tài chính. Được tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội do đơn vị quản lý chợ tổ chức, được đề xuất ý kiến với các Ban, Tổ quản lý chợ về những biện pháp tổ chức chợ được tốt hơn, đồng thời khiếu nại những việc làm trái pháp luật và nội quy chợ với cơ quan chức năng.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ người mua hàng tại chợ
1. Quyền mua hoặc không mua (từ chối mọi sự ép buộc với bất cứ hình thức nào và thái độ thiếu văn minh lịch sự của người bán hàng).
2. Quyền kiểm tra nhãn, nhãn hiệu, giá cả, chất lượng hàng hóa, cân, đong, đo, đếm các loại hàng hóa định mua hoặc đã mua.
3. Yêu cầu người bán cấp hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành và giấy bảo hành nếu thấy cần thiết.
4. Có quyền góp ý về tác phong, thái độ phục vụ của người bán hàng và cán bộ nhân viên Ban, Tổ quản lý chợ.
5. Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ đầy đủ, đúng thời gian theo thỏa thuận; tham gia phát hiện, tố giác người kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật; giữ gìn trật tự, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy.
Căn cứ yêu cầu xây dựng chợ, hàng năm UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập kế hoạch đầu tư xây dựng chợ, trong đó xác định tổng mức vốn và dự kiến các nguồn vốn. Vốn để xây dựng chợ được xác lập từ các nguồn chủ yếu sau:
1. Nguồn vốn do nhân dân đóng góp:
Để tạo vốn xây dựng chợ, UBND tỉnh (hoặc UBND huyện, thị, thành phố theo phân cấp quản lý) xem xét và phê duyệt phương án huy động sự đóng góp của nhân dân, trước hết là của những người mua bán cố định trong chợ theo phương thức tự nguyện như: ứng trước khoản tiền thuê diện tích bán hàng để xây dựng chợ, sau khi đưa chợ vào hoạt động thì trừ dần cho người kinh doanh.
2. Nguồn vốn ngân sách:
Đối với những chợ có nhu cầu bức xúc phải đầu tư, nhưng nguồn thu từ chợ và nguồn vốn huy động không đủ khả năng đầu tư, thì địa phương lập thủ tục đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ cụ thể từ nguồn vốn của ngân sách.
3. Vốn vay theo quy định của Nhà nước.
4. Nhà nước và các tổ chức kinh tế góp vốn để xây dựng chợ, sau khi hoàn thành sẽ chuyển nhượng các sạp, điểm bán hàng...lại cho người kinh doanh.
5. Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp đầu tư phát triển chợ.
1. Thu phí, lệ phí theo đúng các quy định hiện hành về phí, lệ phí.
2. Các khoản thu: cho thuê địa điểm bán hàng đối với những người kinh doanh cố định thường xuyên tại chợ; thu đối với những người mua bán từng chuyến hàng, kinh doanh theo mùa vụ, kinh doanh không cố định, không thường xuyên tại chợ; thu từ các dịch vụ khác do Ban, Tổ quản lý chợ tổ chức như: dịch vụ bốc xếp, điện nước, vệ sinh công cộng, trông giữ tài sản...Các khoản thu này gọi là thu hoạt động dịch vụ. Mức thu cụ thể từng loại dịch vụ ở chợ do UBND huyện, thị, thành phố quy định.
Điều 14. Các khoản chi của chợ
1. Đối với chợ có thành lập Ban quản lý chợ:
1.1. Chi hành chính phục vụ cho công chức quản lý chợ (bao gồm cả tiền lương) theo đúng chế độ quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu hiện hành.
1.2. Chi sửa chữa, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất của chợ, mua sắm bổ sung phương tiện trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của chợ.
1.3. Hoàn trả vốn vay (nếu có) và nộp ngân sách.
Ban quản lý chợ căn cứ vào nhu cầu xây dựng và phát triển chợ, căn cứ vào các nguồn thu trong từng thời gian và quy định về quản lý tài chính của Nhà nước để xây dựng kế hoạch chi trình UBND huyện, thị, thành phố phê duyệt và thực hiện.
1.4 Việc trích khen thưởng cho cán bộ - công nhân viên quản lý chợ thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Đối với chợ loại III phân cấp cho xã, phường, thị trấn quản lý:
Do Ban Tài chính xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện các khoản chi như đối với Ban quản lý chợ (quy định tại khoản1 điều 14).
1. Sở Thương mại, UBND các cấp trong tỉnh tổ chức thực hiện Quy chế này theo phân cấp quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động chợ.
2. Sở Thương mại phối hợp với:
2.1 Ban Tổ chức chính quyền tỉnh hướng dẫn về tổ chức thực hiện tiêu chuẩn cán bộ, nhân viên Ban, Tổ quản lý chợ; chế độ trợ cấp tiền lương đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
2.2 Sở Tài chính - Vật giá có hướng dẫn về công tác quản lý tài chính trong hoạt động chợ.
2.3 Ngành Công an, UBND huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện công tác trật tự và phòng cháy chữa cháy đối với hệ thống chợ trong tỉnh.
3. ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành quy định chi tiết Quy chế tổ chức quản lý chợ ở địa phương mình.
- 1Quyết định 233/2004/QĐ-UB về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 203/2000/QĐ-UB về quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 1127/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 5Quyết định 13/2004/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Quyết định 47/2005/QĐ-UB ban hành quy chế về tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 10/2015/QĐ-UBND quy định chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Quyết định 233/2004/QĐ-UB về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 4Thông tư 15-TM/CSTTTN-1996 hướng dẫn về tổ chức và quản lý chợ do Bộ Thương mại ban hành
- 5Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 6Nghị định 51/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/CP Hướng dẫn việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
- 7Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 8Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 9Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 10Thông tư 25/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu do Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 12Quyết định 203/2000/QĐ-UB về quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 13Quyết định 1127/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 14Quyết định 13/2004/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 15Quyết định 47/2005/QĐ-UB ban hành quy chế về tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 16Quyết định 10/2015/QĐ-UBND quy định chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
Quyết định 120/2002/QĐ-UB về quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- Số hiệu: 120/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Phong Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2003
- Ngày hết hiệu lực: 15/04/2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực