Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2003/QÐ-UBBT

Phan thiết, ngày 27 tháng 3 năm 2003

 

QUYẾT ÐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

- Căn cứ Luật Tổ chức HÐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/06/1994;

- Căn cứ Nghị định số 29/1998/NÐ-CP ngày 11/05/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Thông tư số 03/1998/TT-TCCP ngày 06/07/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn;

- Căn cứ Nghị quyết số: 11 – NQ/TU ngày 01/11/2002 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa X) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn;

- Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về tiêu chuẩn đánh giá, phân loại tổ chức, hoạt động của chính quyền xã, phường, thị trấn áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng HÐND và UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3.
- Bộ Nội Vụ (b/cáo).
- TT. Tỉnh ủy (b/cáo).
- TT. HÐND tỉnh (b/cáo).
- CT, PCT UBND tỉnh.
- Ban Tổ chức tỉnh ủy.
- Mặt trận và các đoàn thể.
- TT.HÐND, UBND các huyện, thành phố.
- Lưu VP.HÐND&UBND tỉnh

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2003/QĐ-UBBT ngày 27 tháng 3 năm 2003 của UBND tỉnh Bình Thuận)

I/ Mục đích, yêu cầu của việc đánh giá, phân loại chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã):

1/ Mục đích:

Việc đánh giá, phân loại tổ chức, hoạt động của chính quyền cơ sở hàng năm nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong công tác quản lý hành chính Nhà nước. Thông qua phân loại đánh giá để thấy được mặt mạnh, mặt yếu của chính quyền mỗi xã từ đó động viên mặt tích cực, nhân rộng những gương điển hình tiến tiến và giúp các đơn vị cơ sở khắc phục các mặt yếu kém trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước ở địa phương. Đồng thời giúp các cơ quan quản lý cấp trên nắm chắc thực trạng hoạt động của chính quyền xã để có chính sách sát hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2/ Yêu cầu:

Việc phân loại đánh giá chính quyền xã phải chính xác, toàn diện trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng vùng, khu vực. Việc đánh giá phải được tiến hành từ cơ sở kết hợp với đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên của cơ quan quản lý cấp trên. Hàng năm có tổng kết đánh giá làm cơ sở cho việc tổ chức phong trào thi đua xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.

II/ Nội dung đánh giá phân loại theo 4 tiêu chuẩn sau:

Số TT

NỘI DUNG

Thang điểm chuẩn

Mức độ hoàn thành (%)

Điểm đạt được

I

Tiêu chuẩn đảm bảo pháp chế

20

 

 

1

- Tổ chức các biện pháp thi hành Hiến pháp, Pháp luật, và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước. Tuyên truyền giáo dục Pháp luật trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện pháp lệnh chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

2

 

1

 

3

 

 

2

Kịp thời ban hành các Quyết định, chỉ thị để cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của cấp uỷ Đảng và của HĐND xã.

3

 

 

3

Tổ chức và hướng dẫn có hiệu quả hoạt động của tổ chức thôn, khu phố theo quy định.

2

 

 

4

Giải quyết dứt điểm các khiếu tố, khiếu nại của nhân dân.

2

 

 

5

Tổ chức tiếp dân theo quy định.

1

 

 

6

Giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ của nhân dân.

1

 

 

7

Thực hiện đúng việc xử lý các vi phạm hành chính theo quy định.

1

 

 

8

Thực hiện đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, kết hôn, khai sinh, khai tử theo quy định.

1

 

 

9

Công khai các thủ tục hành chính, phí và lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân, thực hiện nghiêm quy trình tiếp nhận, xử lý văn bản.

1

 

 

10

Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của nhà nước; các nguồn tài nguyên; bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.

2

 

 

II.

Tiêu chuẩn về các mối quan hệ trong hệ thống chính trị ở xã.

10

 

 

11

Tính thống nhất giữa Nghị quyết HĐND với Nghị quyết Đảng bộ xã về các mục tiêu KT-XH.

1

 

 

12

Tính thống nhất giữa Quyết định của UBND với Nghị quyết HĐND xã.

1

 

 

13

Khả năng giám sát của Đảng uỷ với việc thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã.

1

 

 

14

Mức độ hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ, HĐND xã.

 2

 

 

15

Khả năng giám sát của HĐND xã đối với UBND trong thực thi Nghị quyết HĐND.

1

 

 

16

Mức độ hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết HĐND xã.

2

 

 

17

Mối quan hệ phối hợp giữa UBND, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể.

2

 

 

III

Tiêu chuẩn đảm bảo thực thi nhiệm vụ của UBND xã

50

 

 

18

Đảm bảo kế hoạch:

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch KT-XH hàng năm theo Nghị quyết HĐND xã được UBND huyện, thành phố phê duyệt.

- Xây dựng đề án phát triển KT-XH trình HĐND xã ra Nghị quyết, được UBND huyện, thành phố phê chuẩn.

 

3

 

2

 

 

19

Đảm bảo ngân sách:

- Cân đối được thu chi ngân sách trên địa bàn.

- Tỷ lệ thu các khoản thuế và thu khác của địa phương theo kế hoạch.

- Tạo được nguồn thu, nuôi dưỡng các nguồn thu cho Ngân sách địa phương.

- Thực hiện việc thu – chi đúng quy định hiện hành.

 

2

1

1

 

1

 

 

20

Đảm bảo sử dụng đất:

- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất được HĐND xã thông qua, UBND huyện, thành phố phê duyệt.

- Hiệu quả sử dụng quỹ đất (hoặc công trình) công ích.

 

2

2

 

 

21

Đảm bảo phát triển hạ tầng, giao thông:

- Tổ chức, quản lý, giám sát việc xây dựng các công trình có sự đóng góp của nhân dân.

- Thực hiện công tác duy tu, nâng cấp, bảo vệ các công trình công cộng thuộc xã quản lý.

- Xử lý các vụ vi phạm lộ giới, lấn chiếm, xây dựng trái phép.

 

1

 

1

1

 

 

22

Đảm bảo sản xuất, giải quyết việc làm:

-Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các đơn vị kinh tế trên địa bàn, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

-Phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên.

- Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng cơ sở và cho đất nước”.

 

2

 

1

 

 

1

 

 

23

Phòng chống thiên tai, huy động ngày công NVLĐ:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống, khắc phục có hiệu quả thiên tai xảy ra trên địa bàn.

- Thực hiện chỉ tiêu thu quỹ phòng chống thiên tai.

- Thực hiện chỉ tiêu huy động ngày công NVLĐ công ích.

 

1

1

1

 

 

24

Đảm bảo văn hóa, giáo dục:

- Thực hiện chỉ tiêu phổ cập giáo dục và xóa mù chữ

- Tổ chức phong trào VHVN-TDTT tại địa phương; tham gia các hoạt động VHVN-TDTT do tỉnh và huyện, thành phố tổ chức.

- Thực hiện quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn, bảo vệ các thiết chế văn hóa.

- Xử lý tệ nạn xã hội đã được nhân dân phát hiện, tố giác.

- Thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

 

1

2

 

1

1

2

 

 

25

Thực hiện chính sách xã hội:

- Tỷ lệ số người thực hiện kế hoạch hoá gia đình so với số người trong độ tuổi sinh đẻ.

-Chăm sóc, phụng dưỡng các đối tượng chính sách– xã hội.

- Thực hiện các chương trình Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Thực hiện các chương trình Y tế Quốc gia, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Thực hiện tốt 3 giảm: Phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội, các vụ tai nạn giao thông.

 

1

2

1

 

2

 

2

 

 

26

Đảm bảo an ninh – quốc phòng :

- Tỷ lệ thanh niên thực hiện NVQS.

- Tỷ lệ đăng ký dự bị động viên trong độ tuổi.

- Đảm bảo tỷ lệ dân quân tự vệ/dân số.

- Đảm bảo huấn luyện tác chiến tại chỗ theo phương án phòng thủ được duyệt.

- Thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

 

1

1

1

1

 

2

 

 

27

Xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:

- Tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử (ĐBQH, ĐBHĐND các cấp, Trưởng thôn, khu phố; Ban Thanh tra nhân dân).

- Giải quyết xâm canh, xâm cư và các tranh chấp khác liên quan đến địa giới hành chính. Quản lý hồ sơ, bản đồ, mốc địa giới hành chính.

 

3

 

2

 

 

IV

Tiêu chuẩn đảm bảo trong sạch-vững mạnh của bộ máy chính quyền xã

20

 

 

28

Tỷ lệ cán bộ xã được xếp loại Đảng viên, Đoàn viên từ khá trở lên (cán bộ chuyên trách và không chuyên trách).

2

 

 

29

Cán bộ xã không vi phạm kỷ luật. Hàng năm được đánh giá từ khá trở lên (cán bộ chuyên trách và không chuyên trách).

2

 

 

30

Giải quyết dứt điểm các khiếu tố, khiếu nại của nhân dân liên quan đến cán bộ xã (cán bộ chuyên trách và không chuyên trách).

3

 

 

31

Cải tiến lề lối làm việc, quản lý điều hành bộ máy chính quyền cấp xã.

2

 

 

32

Tỷ lệ cán bộ đạt tiêu chuẩn theo quy định tại NQ 11 của Tỉnh ủy về: Tuổi đời, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, LLCT, QLNN.

3

 

 

33

Tỷ lệ cán bộ xã đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

2

 

 

34

Giữ gìn đoàn kết nội bộ trên tinh thần phát huy dân chủ, thường xuyên đấu tranh phê bình và tự phê bình.

2

 

 

35

Quản lý tốt định biên, sinh hoạt phí, hoạt động phí và các chế độ chính sách đối với cán bộ; thực hiện chế độ thống kế đội ngũ cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý.

2

 

 

36

Chấp hành chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất của cấp trên đầy đủ, đúng thời gian quy định.

2

 

 

Tổng sổ điểm cho 04 mục tiêu: 100 điểm

III. Đánh giá phân loại:

1. Phân loại:

Căn cứ vào kết quả chấm điểm của từng xã để phân loại theo 4 mức sau:

- Xã đạt loại vững mạnh có số điểm từ 80 trở lên.

- Xã đạt loại khá có số điểm từ 65 đến dưới 80.

- Xã đạt loại trung bình có số điểm từ 50 đến dưới 65.

- Xã yếu kém có số điểm dưới 50.

2. Quy trình đánh giá phân loại:

Sau khi kết thúc hàng năm, Chủ tịch UBND xã xin ý kiến Đảng ủy, phối hợp với Chủ tịch HĐND xã tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác trong năm, tự đánh giá cho điểm từng chỉ tiêu cụ thể, xếp loại xã mình và gửi báo cáo kết quả cho UBND huyện, thành phố trước ngày 25/01 năm sau. Đầu tháng 02 UBND huyện, thành phố trao đổi thống nhất với Mặt trận và các tổ chức đoàn thể để thống nhất nhận xét đánh giá cho từng xã tổng hợp báo cáo huyện, thành ủy để đến đầu tháng 3 hàng năm báo cáo về UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức chính quyền).

Việc đánh giá phân loại hàng năm là việc làm thường xuyên, là cơ sở để xem xét khen thưởng những đơn vị xuất sắc, là căn cứ để lập kế hoạch, biện pháp, tạo điều kiện giúp đỡ các xã trung bình, yếu. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những điểm chưa hợp lý hoặc đề xuất bổ xung những nội dung mới, kiến nghị biện pháp khác đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thành phố phản ánh về UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh) để xem xét, bổ sung./.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Năm 200……

Họ và tên: …………………………………………………………….

Chức danh: …………………………………………………………….

Đơn vị công tác: …………………………………………………….....

Nhiệm vụ chính: ……………………………………………………….

Nhiệm vụ kiêm nhiệm: ………………………………………………...

PHẦN I: TỰ NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG RÈN LUYỆN:

1. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước:

2. Kết quả công tác:

3. Ý thức tổ chức kỷ luật:

4. Tinh thần phối hợp trong công tác:

5. Tính trung thực trong công tác:

6. Lối sống đạo đức:

7. Tinh thần học tập nâng cao trình độ:

8. Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân:

Ngày…… tháng…… năm 200

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN II. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ:

PHẦN III: KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI:

Số TT

NỘI DUNG

XẾP LOẠI(1)

GHI CHÚ

1

Chấp hành chính sách, Pháp luật của Nhà nước

 

 

2

Kết quả công tác

 

 

3

Ý thức tổ chức kỷ luật

 

 

4

Tinh thần phối hợp trong công tác

 

 

5

Tính trung thực trong công tác

 

 

6

Lối sống đạo đức

 

 

7

Tinh thần học tập nâng cao trình độ

 

 

8

Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân

 

 

Xếp theo 4 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu.

Kết luận: Cán bộ đạt loại: ………………

Ngày tháng năm 200

THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP NHẬN XÉT

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 (ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú (1):

- Bí thư, phó Bí thủ đảng uỷ, trưởng các đoàn thể do Trưởng ban Tổ chức huyện uỷ nhận xét, phân loại.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND do thường trực HĐND cấp huyện ghi nhận xét, phân loại.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND do Chủ tịch UBND cấp huyện ghi nhận xét, phân loại.

- Các chức danh còn lại nếu cán bộ thuộc UBND do Chủ tịch UBND cấp xã ghi nhận xét, phân loại, nếu cán bộ thuộc khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể do Bí thư Đảng uỷ cấp xã ghi nhận, xếp loại sau khi có kết luận của Ban thường vụ Đảng uỷ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 12/2003/QĐ-UBBT Quy định tạm thời về tiêu chuẩn đánh giá phân loại tổ chức, hoạt động của chính quyền xã, phường, thị trấn do tỉnh Bình Thuận ban hành

  • Số hiệu: 12/2003/QĐ-UBBT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/03/2003
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Huỳnh Tấn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/03/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 16/10/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản