Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/1998/TT-TCCP | Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1998 |
Điều 2 Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định: "Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Quy chế này đối với phường và thị trấn".
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở cùng cấp, có cùng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, phường và thị trấn là loại hình đơn vị hành chính đô thị, có những đặc thù khác với xã, nên ngoài những quy định trong "Quy chế thực hiện dân chủ ở xã", Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn áp dụng một số điểm sau đây:
Chính quyền địa phương có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết những công việc chính sau:
1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Các quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về thủ tục hành chính giải quyết các công việc liên quan đến dân.
3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của phường, thị trấn.
4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của phường, thị trấn.
5. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn và của cấp trên liên quan đến phường, thị trấn.
6. Dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm của phường, thị trấn.
7. Dự toán và quyết toán, thu, chi các quỹ, dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của phường, thị trấn.
8. Các công trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho phường, thị trấn.
9. Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.
10. Điều chỉnh địa giới hành chính phường, thị trấn và các đơn vị hành chính liên quan.
11. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ phường, thị trấn.
12. Công tác văn hoá, xã hội, phòng chống tệ nạn, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.
13. Sơ kết, tổng kết của Hội đồng, Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn.
14. Các quy định về quản lý đô thị; mức thuế của các hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
15. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị liên quan đến phường, thị trấn.
16. Những công việc triển khai trên địa bàn phường, thị trấn: làm mới, sửa chữa điện, đường, cấp - thoát nước, điện thoại, chặt tỉa cây xanh.
17. Những việc khác mà chính quyền thấy cần thiết và nhân dân yêu cầu được thông báo.
Nhân dân ở phường, thị trấn, cụm dân cư, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp các công việc chủ yếu sau:
1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (đường, ngõ, hẻm; các điểm vui chơi, giải trí và sinh hoạt văn hoá).
2. Lập, thu, chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật.
3. Xây dựng quy ước cụm dân cư, tổ dân phố về nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh đường phố, bài trừ mê tín, dị đoan và các tệ nạn xã hội.
4. Các công việc trong nội bộ cụm dân cư, tổ dân phố phù hợp với pháp luật của Nhà nước.
5. Biện pháp thực hiện những quy định của chính quyền các cấp về quản lý đô thị.
6. Thành lập Ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp.
7. Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh.
Những việc chủ yếu đưa ra nhân dân bàn hoặc tham gia ý kiến trước khi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn quyết định (hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định) gồm có:
1. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hàng năm của phường, thị trấn; phương án phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của phường, thị trấn.
3. Dự thảo quy hoạch khu dân cư; kế hoạch và dự án huy động các khoản đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng do phường, thị trấn quản lý.
4. Dự thảo đề án phân vạch, chỉnh địa giới hành chính phường, thị trấn.
5. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình quốc gia về y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường.
6. Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
7. Giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, thị trấn.
8. Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quy định của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn về quản lý đô thị.
9. Những việc khác Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thấy cần thiết.
Những việc nhân dân ở phường, thị trấn giám sát, kiểm tra gồm có:
1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn.
2. Kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn.
3. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân phường, thị trấn, của cán bộ Uỷ ban nhân dân và cán bộ, công chức Nhà nước hoạt động tại địa phương.
4. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
5. Dự toán và quyết toán ngân sách phường, thị trấn.
6. Kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho phường, thị trấn.
7. Quản lý và sử dụng đất đai.
8. Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân.
9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ phường, thị trấn.
10. Việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội.
11. Tham gia giám sát quá trình triển khai các công trình do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho phường, thị trấn.
12. Giám sát hoạt động của các cơ quan đóng trên địa bàn trong việc chấp hành luật pháp và các quy định về trật tự an toàn xã hội, và vệ sinh môi trường.
Xây dựng cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản:
1. Chương này áp dụng cho tổ dân phố của phường và thị trấn.
2. Tổ trưởng dân phố là đại diện cho nhân dân của tổ dân phố, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn, do nhân dân trong tổ bầu trực tiếp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn công nhận.
Do mức độ đô thị hoá khác nhau, do kiện thực tế của từng vùng khác nhau, dựa vào "Quy chế thực hiện dân chủ ở xã" và Thông tư hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có những quy định chi tiết, cụ thể, vận dụng sát hợp với đặc điểm của phường và thị trấn ở địa phương.
Đỗ Quang Trung (Đã ký) |
- 1Thông tư 12/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 79/2003/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và áp dụng đối với phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Chỉ thị 22/1998/CT-TTg triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã do Chính Phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
- 4Quyết định 144/1998/QĐ-TTg về việc thay đổi và thành lập một số tổ chức thuộc Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ do Thủ thướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 29/1998/NĐ-CP năm 1998 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 2Chỉ thị 22/1998/CT-TTg triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã do Chính Phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
- 4Quyết định 144/1998/QĐ-TTg về việc thay đổi và thành lập một số tổ chức thuộc Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ do Thủ thướng Chính phủ ban hành
Thông tư 03/1998/TT-TCCP hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn do Ban Tổ Chức, Cán Bộ Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 03/1998/TT-TCCP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/07/1998
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ
- Người ký: Đỗ Quang Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra