- 1Thông tư 03/1998/TT-TCCP hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn do Ban Tổ Chức, Cán Bộ Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 56/1999/TT-BNN-KL về việc xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Bộ tư pháp-Bộ văn hoá thông tin-Ban thướng trực uỷ ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết 45/1998/NQ-UBTVQH10 của ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 26 tháng 02 năm 1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ)
Dân chủ là bản chất của chế độ và Nhà nước ta. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào sự thành công của cách mạng.
Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đã được ghi trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Quy chế này chỉ quy định những việc chính quyền địa phương phải thông tin và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp, những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nước quyết định, những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ.
NHỮNG VIỆC CẦN THÔNG BÁO ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT
1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Các quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về thủ tục hành chính giải quyết các công việc liên quan đến dân.
3. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã.
4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
5. Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, và quyết định của Uỷ ban nhân dân xã và của cấp trên liên quan đến địa phương.
6. Dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm.
7. Dự toán và quyết toán thu chi các quỹ, dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã, thôn, làng, ấp, bản và kết quả thực hiện.
8. Các chương trình dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã.
9. Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
10. Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến xã.
11. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn, làng, ấp, bản.
12. Công tác văn hóa, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của xã.
13. Sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã.
14. Những việc khác mà chính quyền thấy cần thiết và nhân dân yêu cầu được thông báo.
1. Bằng các văn bản.
2. Niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân xã và các trung tâm dân cư, văn hóa.
3. Hệ thống truyền thanh xã, thôn, làng, ấp, bản và các tổ chức văn hóa, thông tin, tuyên truyền cơ sở.
4. Các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
5. Các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, các cuộc họp của ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các hội, các cuộc họp của thôn, làng, ấp, bản.
6. Tại cuộc họp sơ kết 6 tháng, tổng kết cuối năm, kiểm điểm hoạt động của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, báo cáo kiểm điểm công tác và tự phê bình trước dân của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân xã.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP
Điều 6. Nhân dân ở xã, thôn, làng, ấp, bản bàn và quyết định trực tiếp những công việc chủ yếu sau :
1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hóa, thể thao...).
2. Lập, thu, chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật.
3. Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội.
4. Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, phù hợp với pháp luật của Nhà nước.
5. Thành lập ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp.
6. Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh.
Điều 8. Phương thức thực hiện những việc nhân dân quyết định trực tiếp:
Cấp ủy Đảng lãnh đạo, ủy ban nhân dân xã xây dựng phương án, chương trình, kế hoạch. ủy ban nhân dân xã phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc chỉ đạo, tổ chức nhân dân bàn, quyết định bằng một trong các hình thức :
1. Họp nhân dân ở từng thôn, làng, ấp, bản thảo luận và biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi ủy ban nhân dân xã.
2. Họp chủ hộ bàn, biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi ủy ban nhân dân xã.
Các cuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số người (hoặc hộ) trong diện họp tham dự.
3. Nếu không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.
Nếu đa số nhân dân hoặc chủ hộ đồng ý thì ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện có sự giám sát, kiểm tra của Ban thanh tra nhân dân xã hoặc ban giám sát công trình do dân cử. Nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định được đa số đồng ý. Nếu xét thấy quyết định của đa số không phù hợp với luật pháp và các quy định của chính quyền địa phương thì ủy ban nhân dân xã đề nghị ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN, THAM GIA Ý KIẾN, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ QUYẾT ĐỊNH
1. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hàng năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quản lý sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích ở địa phương.
3. Dự thảo quy hoạch khu dân cư và đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới. Kế hoạch và dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý.
4. Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án chia, tách, thành lập thôn, làng, ấp, bản.
5. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình quốc gia về y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường.
6. Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
7. Giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
8. Những việc khác Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thấy cần thiết.
Căn cứ Nghị quyết của cấp ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, ủy ban nhân dân xã dự thảo các văn bản, kế hoạch, phương án và phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, các đoàn thể nhân dân tổ chức lấy ý kiến công khai dưới các hình thức:
1. Phát phiếu thăm dò ý kiến từng hộ gia đình.
2. Họp nhân dân hoặc chủ hộ thôn, làng, ấp, bản thảo luận, lập biên bản gửi ủy ban nhân dân xã.
3. Họp các đoàn thể, các tổ chức kinh tế để thảo luận, ghi biên bản gửi ủy ban nhân dân xã.
4. Đặt hòm thư góp ý, ủy ban nhân dân xã tổng hợp ý kiến.
Kết quả hội nghị và thăm dò ý kiến của nhân dân phải được báo cáo đầy đủ, khách quan để ủy ban nhân dân xã xem xét, tổng hợp trình Hội đồng nhân dân xã quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên xem xét.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN GIÁM SÁT, KIỂM TRA
Điều 11. Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra gồm có:
1. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã.
2. Kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của ủy ban nhân dân xã.
3. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, của cán bộ ủy ban nhân dân và cán bộ, công chức Nhà nước hoạt động tại địa phương.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
5. Dự toán và quyết toán ngân sách xã.
6. Kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư tài trợ trực tiếp cho xã.
7. Quản lý và sử dụng đất đai.
8. Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân.
9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã.
10. Việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội.
Điều 12. Phương thức thực hiện những việc dân giám sát, kiểm tra :
1. Nhân dân giám sát hoạt động và tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên ủy ban nhân dân. Có quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực của đại biểu Hội đồng nhân dân và các thành viên ủy ban nhân dân.
2. Các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã mời đại diện các tổ chức đoàn thể tham dự và mời đại diện nhân dân dự thính.
3. Thông qua các tổ chức : ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi.
4. Thông qua ban thanh tra nhân dân được thành lập và hoạt động theo pháp luật.
5. Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tổ chức việc tiếp dân, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật.
6. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, sử dụng sai mục đích, lãng phí trong việc thu, chi ngân sách, các khoản đóng góp, các loại quỹ và quản lý đất đai, nhân dân có quyền yêu cầu làm rõ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, người quản lý trực tiếp phải cung cấp và giải trình đầy đủ các việc nói trên mà không có bất cứ một hạn chế nào.
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN, LÀNG, ẤP, BẢN
1. Thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ cộng đồng dân cư về sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề về văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội phù hợp pháp luật Nhà nước.
2. Bàn biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, các quyết định của ủy ban nhân dân xã, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao.
3. Thảo luận, góp ý kiến về báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểm của trưởng thôn, làng, ấp, bản, của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân xã.
4. Bầu, cho thôi chức trưởng thôn, làng, ấp, bản; xây dựng hương ước, quy ước; cử các ban, nhóm tự quản, ủy viên thanh tra nhân dân.
Nghị quyết của hội nghị có giá trị khi có ít nhất quá nửa số người dự họp tán thành và không trái với pháp luật.
Trưởng thôn, làng, ấp, bản có nhiệm vụ và quyền hạn :
1. Hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ và quyền công dân, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định của ủy ban nhân dân và các công việc được ủy ban nhân dân xã ủy nhiệm.
2. Phối hợp với ban công tác Mặt trận thôn, làng, ấp, bản chủ trì cuộc họp của thôn, làng, ấp, bản; tổ chức thực hiện các quyết định của cộng đồng dân cư.
3. Phối hợp với các tổ chức kinh tế, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các hội hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, làng, ấp, bản.
4. Phối hợp với ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản hướng dẫn hoạt động của các ban hòa giải, ban an ninh, bảo vệ sản xuất, ban kiến thiết.
5. Phát hiện và báo cáo kịp thời với ủy ban nhân dân xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền tự do dân chủ của công dân.
6. Định kỳ sáu tháng báo cáo công tác và tự phê bình, kiểm điểm trước hội nghị thôn, làng, ấp, bản.
7. Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng, được hưởng phụ cấp theo quy định của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ và phụ cấp của trưởng thôn, làng, ấp, bản.
Điều 23. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi thực hiện Quy chế này. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn cấp dưới kiểm tra tài chính và thu chi ngân sách của xã, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tài chính xã. Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra ở xã, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho ban thanh tra nhân dân xã. Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng các hương ước, quy ước thôn, làng, ấp, bản.
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Thông tư 03/1998/TT-TCCP hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn do Ban Tổ Chức, Cán Bộ Chính Phủ ban hành
- 3Thông tư 56/1999/TT-BNN-KL về việc xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Bộ tư pháp-Bộ văn hoá thông tin-Ban thướng trực uỷ ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 5Nghị quyết số 45/1998/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn, phường do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Thông báo 159-TB/TW năm 2004 về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị 30- CT/TW và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ do Ban Bí thư ban hành
Nghị định 29/1998/NĐ-CP năm 1998 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- Số hiệu: 29/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/05/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 30/06/1998
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 26/05/1998
- Ngày hết hiệu lực: 02/08/2003
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực