Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 119/QĐ-UBND | Phú Yên, ngày 21 tháng 01 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Căn cứ Công văn số 1615/BTP-BTTP ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 74/TTr-STP ngày 30/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Hội công chứng viên tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Kèm theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh Phú Yên)
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng;
Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Căn cứ Công văn số 1615/BTP-BTTP ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng.
2. Cơ sở thực tiễn hoạt động công chứng
Kể từ khi triển khai thi hành Luật Công chứng và thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, số lượng Văn phòng công chứng và đội ngũ công chứng viên có sự phát triển đáng kể. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 09 Văn phòng công chứng và 17 công chứng viên đang hành nghề. Trong đó, tại thành phố Tuy Hòa có 05 Văn phòng công chứng ở phường 1, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7; thị xã Đông Hòa có 01 Văn phòng công chứng ở phường Hòa Vinh; thị xã Sông Cầu có 02 Văn phòng công chứng ở phường Xuân Yên và phường Xuân Phú; huyện Sông Hinh có 01 Văn phòng công chứng ở thị trấn Hai Riêng.
Thời gian qua, hoạt động công chứng đã góp phần đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự, kinh tế; phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và cải cách hành chính, giảm tải công việc cho UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội; góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành hành chính.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động công chứng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đầy đủ về giá trị pháp lý của văn bản công chứng, chưa phân biệt được công chứng và chứng thực; các tổ chức hành nghề công chứng tập trung chủ yếu tại thành phố và thị xã, đa số các huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng; một số tổ chức hành nghề công chứng còn vi phạm quy định về lời chứng của công chứng viên chưa đảm bảo đúng mẫu, công chứng ngoài trụ sở không đúng quy định của Luật Công chứng; có Văn phòng công chứng không đảm bảo duy trì điều kiện hoạt động theo quy định; vai trò, trách nhiệm tự quản của Hội công chứng viên tỉnh chưa phát huy trong thực tiễn,…
3. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trên cơ sở Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, để tổ chức thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ, Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 05/3/2021 của Bộ Tư pháp; khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về công chứng trong thời gian tới thì việc ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh là cần thiết.
1. Về phát triển tổ chức hành nghề công chứng
a) Việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng bảo đảm ổn định, bền vững, phân bổ hợp lý gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội theo địa bàn cấp huyện nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; đồng thời, phải phù hợp với Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng do UBND tỉnh ban hành; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện.
b) Có biện pháp hỗ trợ việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
c) Thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng đối với các Văn phòng công chứng không đảm bảo duy trì điều kiện hoạt động theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 Luật Công chứng năm 2014.
2. Về đội ngũ công chứng viên, hành nghề công chứng
a) Tăng cường quản lý nhà nước về tập sự hành nghề công chứng, thẩm định chặt chẽ hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên nhằm phát triển đội ngũ công chứng viên chất lượng, số lượng, phù hợp với nhu cầu xã hội, gắn việc bảo đảm quyền hành nghề của công chứng viên với việc chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm công chứng viên vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng vi phạm pháp luật.
c) Thường xuyên trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để kịp thời nắm bắt và xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng.
III. VAI TRÕ, TRÁCH NHIỆM TỰ QUẢN CỦA HỘI CÔNG CHỨNG VIÊN TỈNH
1. Hội công chứng viên tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật công chứng và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
2. Phát huy vai trò tự quản của Hội công chứng viên trong việc giám sát hoạt động hành nghề của các công chứng viên; kịp thời phát hiện các tiêu cực trong hoạt động công chứng, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm; xử lý nghiêm các hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề công chứng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
IV. QUAN HỆ PHỐI HỢP VỚI SỞ TƯ PHÁP CỦA HỘI CÔNG CHỨNG VIÊN TỈNH
1. Tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội công chứng viên tỉnh trong quản lý nhà nước về hoạt động công chứng. Cụ thể:
a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng; rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng.
b) Triển khai thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm cho hội viên theo quy định.
d) Hội công chứng viên tỉnh tham gia ý kiến với Sở Tư pháp trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hội công chứng viên tỉnh kịp thời báo cáo Sở Tư pháp những trường hợp xử lý vi phạm của Hội đối với công chứng viên; đồng thời, thường xuyên trao đổi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
1. Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện hiệu quả:
- Nội dung tại Mục II, IV, VI Đề án này.
- Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 24/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng.
- Chỉ đạo tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tốt Quy chế khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực do UBND tỉnh ban hành.
b) Đối với việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ nhu cầu công chứng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh cho phép thành lập tổ chức hành nghề công chứng.
c) Hàng năm chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật thuộc ngân sách cấp tỉnh gửi Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh giao dự toán ngân sách để tổ chức thực hiện.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp và chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố kịp thời cung cấp thông tin biến động về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho Sở Tư pháp để cập nhật lên Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực.
b) Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ khai thác dữ liệu đất đai bằng Phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp và căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí dự toán kinh phí thường xuyên để thực hiện theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.
5. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công chứng; cung cấp thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng hoạt động công chứng để phạm tội.
b) Kịp thời cung cấp thông tin ngăn chặn giao dịch về tài sản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực.
c) Thông tin cho Sở Tư pháp biết khi có Quyết định khởi tố bị can, Quyết định đình chỉ điều tra đối với công chứng viên để Sở Tư pháp thực hiện thủ tục tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên vi phạm theo quy định của Luật Công chứng.
d) Chỉ đạo các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi theo quy định pháp luật để công chứng viên lấy chữ ký theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch trong trường hợp người yêu cầu công chứng bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang thi hành án hình sự tại Trại tạm giam, nhà tạm giữ.
6. Cục Thuế tỉnh
Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế; việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định pháp luật.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường phổ biến pháp luật về công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng cho toàn thể Nhân dân tại địa phương.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng tại địa phương.
c) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp cho Sở Tư pháp thông tin việc hủy bỏ, thu hồi, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đồng thời, chỉ đạo Phòng Tư pháp, UBND cấp xã thường xuyên cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực.
1. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có Điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
2. UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết định các biện pháp hỗ trợ đối với Văn phòng công chứng tùy vào từng địa bàn cụ thể theo đúng quy định pháp luật.
Kinh phí triển khai thực hiện Đề án này sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Sở Tư pháp và sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để chỉ đạo, hướng dẫn./.
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 2108/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2030
- 4Quyết định 2238/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 7Quyết định 1276/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 1Luật Công chứng 2014
- 2Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị quyết 172/NQ-CP năm 2020 về chính sách phát triển nghề công chứng do Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Tư pháp ban hành
- 9Quyết định 299/QĐ-BTP năm 2021 Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng do Bộ Tư pháp ban hành
- 10Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 11Công văn 1615/BTP-BTTP năm 2021 về triển khai Nghị quyết 172-NQ/CP về chính sách phát triển nghề công chứng do Bộ Tư pháp ban hành
- 12Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 13Quyết định 2108/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2030
- 14Quyết định 2238/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 15Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 16Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 17Quyết định 1276/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 119/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Hồ Thị Nguyên Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra