Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1172/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 04 tháng 5 năm 2011 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN CỦA TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 09/10/2008 của Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch 171/KH-UBND ngày 24/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÁT TRIỂN THỦY SẢN CỦA TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1172/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
PHẦN I KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Chương trình Phát triển kinh tế Thủy sản Tiền Giang giai đoạn (2006 -2010) được ban hành theo Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 27/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, mặc dù có nhiều bất lợi: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, dịch bệnh trên thủy sản nuôi vẫn luôn xảy ra trong quá trình nuôi; nguồn lợi thủy sản tự nhiên có dấu hiệu ngày càng sụt giảm, giá cả các mặt hàng thủy sản biến động thất thường, trong khi giá vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất liên tục tăng cao,… nhưng nhờ các biện pháp quản lý phù hợp của nhà nước cùng với sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và của nhân dân đã góp phần đưa lĩnh vực thủy sản của tỉnh phát triển ổn định và đạt được các mục tiêu chủ yếu của Chương trình.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, sản xuất thủy sản tiếp tục có những chuyển biến tích cực, tổng sản lượng thủy sản hàng năm bình quân khoảng 171.790 tấn thủy sản các loại, kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm bình quân khoảng 201 triệu USD, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 40.000 lao động.
Kết quả đạt được thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như sau:
CHỈ TIÊU | ĐVT | THỰC HIỆN | % so Mục tiêu | TĐTT ( %) | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||
1. Tổng sản lượng | Tấn | 142.710 | 153.134 | 173.106 | 189.102 | 200.911 | 124,78 | 8,96 |
a) Nuôi trồng | " | 67.556 | 77.497 | 97.317 | 109.832 | 120.189 | 145,68 | 15,65 |
b) Khai thác | " | 75.154 | 75.637 | 75.789 | 79.270 | 80.722 | 102,83 | 1,82 |
Tđó: Khai thác biển | " | 71.500 | 71.953 | 72.206 | 75.263 | 76.291 | 101,72 | 1,65 |
2. GTSX thủy sản | Tr.đ | 1.217.126 | 1.297.697 | 1.461.267 | 1.623.889 | 1.765.229 | 124,31 | 9,76 |
3. Kim ngạch XK | 1.000 USD | 107.668 | 139.182 | 259.069 | 261.850 | 240.156 | 160,10 | 27,05 |
Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 là 200.911 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,96% (giai đoạn 2001 - 2005 là 6,8%), đạt 124,78% so với mục tiêu của Chương trình.
Giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 1994) năm 2010 là 1.752,299 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,76% (giai đoạn năm 2001 - 2005 là 8,66%), đạt 124,31% so với mục tiêu.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 là 240.156 triệu USD, tăng hơn 5,2 lần so năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 27,05 % (giai đoạn năm 2001 - 2005 là 28,2 %), đạt 160,1% so với mục tiêu.
Tăng trưởng kinh tế thủy sản đã thể hiện trên tất cả các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến, xuất khẩu thủy sản đã có những đóng góp ngày một lớn hơn cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện qua các mặt như sau:
I. VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN:
1. Quy mô sản xuất và kết quả:
CHỈ TIÊU | ĐVT | THỰC HIỆN | % so Mục tiêu | TĐTT (%) | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||
1. DT nuôi trồng TS | ha | 12.427,61 | 12.884,1 | 12.637,4 | 12.739 | 13.134 | 100,21 | 1,42 |
a) DT nuôi mặn, lợ | ha | 6.661,65 | 6.767,3 | 6.242 | 6.556 | 6.805 | 97,82 | 0,66 |
b) DT nuôi nước ngọt | ha | 5.765,96 | 6.116,81 | 6.395,4 | 6.183 | 6.329 | 102,91 | 2,42 |
c. Bè nuôi cá | Bè | 1.004 | 1.186 | 1.377 | 1.472 | 1.476 | 118,00 | 10,35 |
Thể tích | m3 | 86.816 | 105.840 | 122.741 | 147.200 | 149.892 | 141,51 | 14,91 |
2. SL nuôi trồng | Tấn | 67.556 | 77.497 | 97.317 | 109.832 | 120.189 | 145,68 | 15,65 |
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 13.134 ha, đạt 100,21% so với mục tiêu.
Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 120.189 tấn, tăng 1,96 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 15,65%, đạt 145,68% so với mục tiêu.
2. Sản xuất giống:
- Sản xuất giống tôm: giai đoạn 2006 - 2010 hoạt động sản xuất giống tôm không phát triển như giai đoạn 2001 - 2005, do không có những lợi thế so sánh (điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, thị trường,...) như ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa,... hàng năm chỉ cung cấp khoảng 50 - 80 triệu con giống, chiếm 10 - 15% nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh, chỉ đạt 21,4 % so mục tiêu.
- Sản xuất giống thủy sản nước ngọt: giai đoạn 2006 - 2010 hoạt động sản xuất, ươm giống thủy sản nước ngọt phát triển tương đối ổn định. Toàn tỉnh có trên 1.260 cơ sở và hộ sản xuất cá bột, ươm cá giống, với diện tích 545,46 ha, sản lượng giống sản xuất năm 2010 trên 2.500 triệu con (gồm cá giống và cá bột), đạt 125% so mục tiêu.
- Sản xuất giống nghêu nhân tạo: từ năm 2006, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ động nhận chuyển giao và nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất nghêu giống nhân tạo và thực hiện nhân rộng mô hình sản xuất giống cho nhân dân. Hiện có 06 cơ sở sản xuất và 81 hộ ươm nghêu giống. Năm 2010, sản xuất khoảng 300 triệu con giống nghêu (cỡ 50.000 - 100.000 con/kg), mở ra hướng phát triển mới phù hợp với tiềm năng và lợi thế của vùng ven biển Gò Công.
3. Các Quy hoạch, Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt:
- Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang ban hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trong đó có quy định về các vùng nuôi thủy sản đăng quầng, vùng nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 18/6/2009 của Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang phê duyệt phát triển nuôi cá tra thâm canh tỉnh Tiền Giang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 khu vực huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và Tân Phú Đông.
- Quyết định số 2805/QĐ-UBND ngày 07/8/2009 của Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi nghêu hàng hóa khu vực ven biển Gò Công đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2808/QĐ-UBND ngày 07/8/2009 của Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Quy hoạch sản xuất giống nhuyễn thể khu vực ven biển Gò Công đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 05/8/2009 của Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chủ lực của tỉnh đến năm 2015.
II. VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN:
1. Quy mô sản xuất, kết quả:
CHỈ TIÊU | ĐVT | THỰC HIỆN | %so MTKH | TĐTT(%) | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
|
| ||
1. Khai thác biển |
|
|
|
|
|
|
|
|
-Tổng số phương tiện | Chiếc | 1.404 | 1.421 | 1.611 | 1.446 | 1.399 | 96,48 | 0,27 |
-Tổng công suất | Cv | 216.821 | 233.757 | 252.808 | 259.218 | 262.468 | 116,65 | 4,94 |
2. Tổng sản lượng khai thác | Tấn | 75.154 | 75.637 | 75.789 | 79.270 | 80.722 | 102,83 | 1,82 |
- Sản lượng KT biển | Tấn | 71.500 | 71.953 | 72.206 | 75.263 | 76.291 | 101,72 | 1,65 |
- Sản lượng KT nước ngọt | Tấn | 3.654 | 3.684 | 3.583 | 4.007 | 4.431 | 126,60 | 5,12 |
Tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2010 là 80.722 tấn, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,82%, đạt 102,83% so mục tiêu.
2. Tình hình chung về khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá:
Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 - 2010 tăng nhẹ so với giai đoạn 2001 - 2005. Số tàu, tổng công suất, công suất bình quân đều tăng, trong đó công suất bình quân năm 2010 là 187cv/tàu, tăng 113 chiếc so với năm 2005. Ngư dân tiếp tục đầu tư đổi mới, cải hoán phương tiện nâng cao công suất và cải tiến trang thiết bị để gia tăng năng lực khai thác xa bờ (số lượng tàu khai thác xa bờ chiếm gần 60% tổng số tàu cá).
Hàng năm lượng tàu cập Cảng cá Mỹ Tho và Vàm Láng là trên 16.000 lượt, với tổng sản lượng thủy sản qua cảng là trên 59.000 tấn. Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá tiếp tục được cải thiện và nâng cao.
3. Tình hình ban hành các văn bản pháp luật về quản lý nghề cá:
- Quyết định số 09/2006/QĐ-UBND ngày 15/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 10/2006/QĐ-UBND ngày 15/3/2006 của Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, định hướng đến 2015.
- Quyết định số 5168/2006/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Chương trình Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
III. VỀ CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THỤ:
1. Tình hình chế biến, xuất khẩu:
Quy mô sản xuất, kết quả:
CHỈ TIÊU | ĐVT | THỰC HIỆN | % so Mục tiêu | TĐTT (%) | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||
Kim ngạch XK | 1.000 USD | 107.668 | 139.182 | 259.069 | 261.850 | 240.156 | 160,10 | 27,05 |
Sản lượng TS XK | Tấn | 36.459 | 51.256,9 | 98.715,3 | 107.211,4 | 101.438,3 | 181,13 | 34,10 |
Trong các năm qua, tình hình chế biến - xuất khẩu thủy sản phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh hiện có 20 Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với năng lực chế biến khoảng 150 ngàn tấn/năm (tăng 15 doanh nghiệp so với năm 2005), kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 27,05%/năm, sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng trung bình 34,10% /năm.
2. Tình hình chế biến, tiêu thụ nội địa:
Toàn tỉnh hiện có 83 cơ sở chế biến, tiêu thụ nội địa (gồm: 27 cơ sở nước mắm; 32 cơ sở chế biến thủy sản khô; 24 cơ sở chế biến dạng mắm) các cơ sở này chủ yếu sản xuất, chế biến theo phương pháp truyền thống, có quy mô nhỏ, trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm phần lớn chưa đảm bảo nên khả năng cạnh tranh còn thấp. Ngoài ra còn có 70 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu phục vụ chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu,…
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, CÁC DỰ ÁN, ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:
1. Các Dự án đầu tư xây dựng cơ bản:
ĐVT: Triệu đồng
STT | Dự án | Dự toán | Thực hiện |
I | DỰ ÁN ĐÃ HOÀN THÀNH | ||
1 | Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi TS xã Phú Thạnh | 8.355 | 7.034 |
2 | Hệ thống thủy lợi ấp Gảnh, ấp Lý Quàn 2, xã Phú Đông | 2.999 | 2.999 |
3 | Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi TS xã Tân Hội | 4.336 | 4.336 |
4 | Trại giống thủy sản nước ngọt Cổ Lịch | 7.188 | 7.188 |
5 | Phòng xét nghiệm bệnh cá bằng phương pháp vi sinh. | 531 | 531 |
6 | Nâng cấp cảng cá Vàm Láng | 3.942 | 2.805 |
7 | Nâng cấp trại thủy sản Cồn Cống | 2.253 | 2.037 |
| Tổng | 29.604 | 26.930 |
II | DỰ ÁN ĐANG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN | Dự toán | T.H đến 2010 |
1 | Khu neo đậu trú bão tàu cá cửa sông Soài Rạp | 88.903 | 61.000 |
2 | Đầu tư CSHT vùng SX giống xã Hậu Mỹ Bắc A | 11.087 | 7.446 |
3 | Mở rộng cảng cá, dịch vụ hậu cần nghề cá Mỹ Tho | 188.499 | 1.500 |
| Tổng | 288.489 | 69.946 |
Tổng (I +II) | 318.093 | 96.876 |
Có tổng cộng 10 Dự án được triển khai thực hiện với tổng dự toán là 318.093 triệu đồng, tổng vốn thực hiện ước đến cuối năm 2010 là 96.876 triệu đồng (trong số này vốn bồi thường giải phóng mặt bằng là trên 54.000 triệu đồng).
2. Các đề tài, dự án khoa học công nghệ:
ĐVT: Triệu đồng
STT | Tên Đề tài, Dự án | Thời gian TH | Vốn |
1 | Đề tài “Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất Nghêu giống (Meretrix lyrata)” | 2005 - 2007 | 200 |
2 | Đề tài “Chương trình hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn SQF1000CM cho vùng nuôi cá tra tỉnh”. | 2006 - 2008 | 640 |
3 | Dự án “Tiếp nhận chuyển giao quy trình sinh sản cua biển và Nuôi cua thương phẩm từ cua giống sinh sản nhân tạo. | 2000 - 2007 | 200 |
4 | Đề tài “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá thát lát”. | 2006 | 95 |
5 | Đề tài “Nuôi cá bống tượng thương phẩm từ nguồn giống nhân tạo trong ao nước tĩnh vùng Gò Công”. | 2007 - 2008 | 99,6 |
6 | Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản giống lươn đồng” | 2008 | 114 |
7 | Dự án “Thử nghiệm ương nghêu giống trên bể lót bạt” | 2009 - 2010 | 592 |
8 | Đề tài “Khảo sát, đánh giá môi trường, đề xuất và triển khai các giải pháp phục hồi và phát triển nguồn lợi TS tỉnh TG” | 2009 - 2011 | 1.360 |
9 | Đề tài “Sinh sản nhân tạo giống sò huyết” | 2010 - 2011 | 250 |
| Tổng cộng |
| 3.550,6 |
Có tổng cộng 09 Đề tài, Dự án được duyệt trong giai đoạn 2006 - 2010 với tổng vốn là 3.550,6 triệu đồng, trong đó vốn thực hiện là 2.485 triệu đồng. Có nhiều kết quả đề tài nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tích cực cho sự phát triển của các hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản như: Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất nghêu giống; Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá thát lát,…
I. MẶT TÍCH CỰC:
Trong giai đoạn 2006 - 2010, mặc dù các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản như môi trường, dịch bệnh, giá thức ăn, vật tư, giá cả sản phẩm, kinh tế thế giới,… đều diễn biến bất lợi nhiều hơn so với giai đoạn 2001 - 2005. Tuy nhiên, các mục tiêu chủ yếu đặt ra của Chương trình đều vượt. Trong đó, giá trị sản xuất thủy sản tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 8,02% (vượt 16,4%), kim ngạch xuất khẩu vượt rất xa mục tiêu (180 %), hiện tại chiếm trên dưới 55% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. GDP của lĩnh vực thủy sản giai đoạn 2006 - 2009 có tỷ trọng từ 8,4 - 9,2 % trong tổng GDP của tỉnh (giai đoạn 2001 - 2005 là từ 7,2% - 8,9%). Tỷ trọng GDP lĩnh vực thủy sản (theo giá hiện hành) đạt 19,1% trong khu vực nông nghiệp năm 2009 (năm 2005 là 18,6 %).
1. Nuôi trồng thủy sản:
Các hoạt động nuôi trồng phát triển cơ bản ổn định với 04 đối tượng nuôi chủ lực với hình thức thâm canh cao đó là: tôm (sú, thẻ chân trắng), nghêu, cá điêu hồng nuôi bè và cá tra:
- Trong các năm 2006 - 2008, hiệu quả hoạt động nuôi tôm sú giảm rất thấp do tình hình dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, giá tôm thương phẩm thấp. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, nghề nuôi tôm đã có dấu hiệu phục hồi nhanh cả sản lượng và hiệu quả kinh tế.
- Do giá nghêu thương phẩm ổn định ở mức cao, nghề nuôi nghêu đã liên tục phát triển ở khu vực cồn bãi ven biển Gò Công từ năm 2006 đến nay. Ngoài các khu vực nuôi truyền thống như cồn Vạn Liễu, Ông Mão, từ năm 2009 đã phát triển sang khu vực cồn Ngang, cồn Vượt. Việc sản xuất thành công nghêu giống nhân tạo đã góp phần đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi đồng thời mở ra hướng phát triển mới phù hợp với tiềm năng và lợi thế sẵn có của vùng cồn bãi ven biển Gò Công.
- Hoạt động nuôi cá tra ao bắt đầu phát triển mạnh (từ năm 2006 là 42 ha đến đầu năm 2008 là 123 ha) đã hình thành loại hình nuôi thâm canh với vốn đầu tư lớn trên địa bàn, làm gia tăng nhanh sản lượng nuôi của toàn tỉnh, góp phần đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; Đã xây dựng được vùng nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, Global GAP (Hợp tác xã Thủy sản Hòa Hưng và Trại cá Mỹ Thuận - Công ty CP Hùng Vương). Từ cuối năm 2008, đến nữa cuối năm 2010 tình hình nuôi cá tra thương phẩm gặp nhiều khó khăn: giá thương phẩm thường xuyên biến động, nhưng chi phí sản xuất tăng cao, hiệu quả nuôi thấp, do đó diện tích thả nuôi có xu hướng giảm. Từ cuối năm 2010 đến nay, do giá cá tăng cao cho nên hoạt động nuôi cá tra đã phục hồi, phát triển.
- Hoạt động nuôi cá bè (chủ yếu là cá điêu hồng) phát triển mạnh từ năm 2006, đã hình thành một nghề nuôi thủy sản thâm canh mới. Mặc dù, giá cá điêu hồng thương phẩm trong những năm vừa qua biến động bất thường, tuy nhiên nhìn chung nghề nuôi bè có hiệu quả kinh tế tương đối ổn định, đã phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về nuôi thủy sản trên sông Tiền, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng gia tăng của thị trường nội địa.
- Hoạt động nuôi thủy sản trong ao với các đối tượng chủ yếu như tai tượng, rô phi, rô đồng, chép,... vẫn tiếp tục phát triển ổn định đã góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm cũng như gia tăng thu nhập cho các hộ nuôi.
- Hoạt động sản xuất giống cá nước ngọt vẫn ổn định và phát triển với hệ thống các cơ sở sản xuất và cung ứng rộng khắp, hiệu quả kinh tế khá cao đáp ứng cơ bản nhu cầu con giống thủy sản nước ngọt cho người nuôi trong khu vực.
2. Khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá:
Trong điều kiện nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng suy giảm, thời tiết diễn biến ngày càng bất thường, giá nhiên liệu luôn tăng cao,... các hoạt động khai thác thủy sản vẫn tiếp tục giữ được mức độ ổn định, năng lực khai thác xa bờ tiếp tục gia tăng góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh trật tự trên biển cũng như thực hiện chủ quyền đối với vùng biển ngoài khơi của đất nước. Cơ sở vật chất, công tác tổ chức, quản lý cùng với các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá ở Cảng cá Mỹ Tho và Vàm Láng không ngừng được cũng cố, nâng cao,… đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương.
3. Chế biến thủy sản:
Mặc dù không có nhiều lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ, tuy nhiên với chính sách thu hút đầu tư hợp lý và vị trí thuận lợi của Khu công nghiệp Mỹ Tho, Cụm công nghiệp Song Thuận cho nên năng lực chế biến thủy sản tăng rất nhanh góp phần tích cực thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản cũng như gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
II. MẶT TỒN TẠI:
Trong giai đoạn 2006 - 2010, nhìn chung kinh tế thủy sản phát triển tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều mặt hạn chế, tồn tại, cụ thể như sau:
1. Đối với nuôi trồng thủy sản:
- Việc thực hiện công tác quy hoạch tuy đảm bảo theo yêu cầu của Chương trình, tuy nhiên tiến độ triển khai thực hiện các dự án quy hoạch được phê duyệt còn rất chậm. Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực thủy sản còn thấp (chỉ đạt khoảng 30% nhu cầu của Chương trình), đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản, do không có chủ trương bồi thường giá trị đất cho nên không được sự đồng thuận cao của nhân dân trong vùng dự án (bắt đầu từ năm 2009, mới thực hiện chính sách bồi thường đất đối với dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản xã Hậu Mỹ Bắc A). Vì thế dẫn đến tình trạng phải hủy bỏ dự án (dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông) hoặc đầu tư không hoàn chỉnh, thời gian kéo dài, hiệu quả chưa cao (các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản xã Phú Thạnh, xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông; xã Tân Hội, huyện Cai Lậy),…
- Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi cá tra thương phẩm nhưng việc tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với doanh nghiệp; Đặc biệt là từ năm 2008 cho đến nữa cuối năm 2010, do giá cá thương phẩm thường ở mức thấp, cho nên tỷ lệ ao nuôi bỏ trống hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác chiếm trên 20% diện tích, hiệu quả nuôi đạt thấp.
- Môi trường nuôi thủy sản ngày càng có dấu hiệu bị ô nhiễm, thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, dịch bệnh gia tăng (đầu năm 2010, do nắng nóng và độ mặn tăng cao kéo dài làm gần 13.000 tấn nghêu nuôi bị chết, giá trị thiệt hại trên 260 tỷ đồng).
- Giá thức ăn, thuốc, hóa chất,… liên tục tăng nhanh hơn mức tăng bình quân của giá thủy sản thương phẩm, vì thế hiệu quả kinh tế của nghề nuôi có xu hướng giảm hơn so với các giai đoạn trước đây.
+ Công tác quản lý chất lượng, kiểm dịch con giống được thực hiện chưa tốt. Đàn cá bố mẹ (điêu hồng, tra,…) có dấu hiệu suy thoái về mặt di truyền, vì thế chất lượng con giống có dấu hiệu suy giảm, nuôi chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt tăng cao,… làm giá thành tăng. Chưa xây dựng và xác lập thương hiệu một số đối tượng giống thủy sản chủ lực của địa phương vốn có thế mạnh trên thị trường.
- Ý thức cộng đồng của người nuôi chưa cao, các Chi Hội nghề cá, Tổ quản lý cộng đồng và Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản,… hoạt động chưa thật sự hiệu quả, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- Công tác quản lý an toàn, vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu, do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, chức năng, nhiệm vụ theo sự phân công của Bộ, Ngành trung ương chưa cụ thể, còn chồng chéo,…
2. Đối với khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá:
- Thời tiết ngày càng diễn biến bất thường, nguồn lợi thủy sản ngày càng có dấu hiệu sụt giảm; nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu khai thác xa bờ ngày càng khó khăn về cả số lượng, lẫn chất lượng; Công nghệ khai thác còn chậm đổi mới, giá cả nhiên liệu luôn ở mức cao, tác động của công tác khuyến ngư còn thấp,… dẫn đến hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác thủy sản có xu hướng sụt giảm. Trong khi đó, ở giai đoạn này, nhà nước lại chưa có một chính sách nào về riêng cho khuyến khích khai thác xa bờ (ngoài việc miễn thuế và hỗ trợ dầu theo Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ cho toàn bộ các tàu khai thác thủy sản).
- Công tác triển khai các chương trình, dự án còn chậm do không bố trí được nguồn vốn (các dự án thuộc Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản) hoặc công tác giải tỏa bồi thường kéo dài (dự án mở rộng Cảng cá Mỹ Tho).
- Tình trạng khai thác thủy sản trái phép vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở các khu vực ven biển, sông rạch nội đồng làm ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản tự nhiên và thủy sản nuôi.
3. Đối với chế biến thủy sản:
- Năng lực chế biến xuất khẩu tuy lớn, nhưng sản phẩm chưa thật sự đa dạng mà chủ yếu là cá tra phi lê (khoảng 80% khối lượng), các sản phẩm giá trị gia tăng chưa nhiều, nguồn nguyên liệu chưa ổn định,... nên khả năng cạnh tranh không cao. Kim ngạch xuất khẩu mặc dù tăng rất nhanh trong giai đoạn 2006 -2008, tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến nay có dấu hiệu chựng lại.
- Các mặt hàng chế biến truyền thống và chế biến tiêu thụ nội địa còn ít về mặt số lượng, chủng loại, thị phần, chưa đảm bảo về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm, khả năng cạnh tranh không cao.
Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế là do:
- Bộ máy quản lý ngành (tỉnh, huyện, xã) đối với lĩnh vực thủy sản còn yếu, thiếu, sự phối hợp giữa các ngành tỉnh và địa phương chưa thực sự đồng bộ nên chưa phát huy vai trò quản lý để thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển bền vững.
- Phần lớn người dân còn quen sản xuất theo hình thức nhỏ, lẻ, ý thức cộng đồng chưa cao, hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư đúng mức,… vì thế khả năng phát sinh dịch bệnh và lây lan trên diện rộng là rất lớn, gây thiệt hại cho các vùng nuôi tập trung.
- Hệ thống văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực thủy sản chưa đầy đủ và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là đối với công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, thanh tra, thú y thủy sản,…
PHẦN II CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Thuận lợi:
Việc triển khai khá nhiều các chủ trương, chính sách của Nhà nước để thực hiện nội dung Nghị quyết số 26 của BCH TW Đảng, khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (theo Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010) và nhiều đề án có liên quan đến phát triển thủy sản như: Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản (theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009); Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (theo Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011),… sẽ là cơ hội và điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực thủy sản nói riêng phát huy tốt hơn những tiềm năng, lợi thế sẵn có:
- Xu hướng tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là thủy sản tươi sống và các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ ngày càng gia tăng. Vị trí địa lý gần với một thị trường tiêu thụ thực phẩm rộng lớn và đa dạng của thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục là đầu ra tốt cho toàn bộ các sản phẩm thủy sản của tỉnh.
- Hệ thống sông Tiền, Vàm Cỏ, Soài Rạp và 03 cửa sông lớn cùng với trên 8.000 ha cồn, bãi ở khu vực ven biển,… sẽ tiếp tục là những lợi thế cơ bản để phát triển các hoạt động nuôi trồng bán thâm canh, thâm canh quanh năm theo các mô hình nuôi phát triển bền vững.
- Năng lực chế biến thủy sản của Tiền Giang khá lớn cùng với hệ thống dịch vụ thủy sản khá phát triển sẽ tiếp tục là động lực để thúc đẩy nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển.
2. Khó khăn:
- Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, ý thức cộng đồng chưa cao,… sẽ là những trở ngại lớn cho việc xây dựng các vùng sản xuất tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với các doanh nghiệp chế biến.
- Đất chật, người đông cùng với tiến trình công nghiệp hóa - đô thị hóa sẽ làm diện tích nuôi thủy sản thu hẹp, các yếu tố môi trường ngày càng suy giảm, những biến đổi bất thường của thời tiết, nguồn lợi thủy sản tự nhiên sụt giảm,… sẽ tiếp tục là những trở ngại lớn cho các hoạt động nuôi trồng, khai thác.
- Năng lực chế biến thủy sản của khu vực đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn nhiều so với khả năng đáp ứng của vùng nguyên liệu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến; các rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng xuất khẩu ngày càng gia tăng, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản,… sẽ tiếp tục là những trở ngại lớn cho lĩnh vực chế biến xuất khẩu.
1. Quan điểm:
- Phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa gia tăng sản lượng với việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tập trung tăng tỷ lệ các sản phẩm có giá trị gia tăng để nâng cao giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của lĩnh vực thủy sản.
- Xác định ngư dân và các doanh nghiệp chế biến là 02 chủ thể chính của hoạt động sản xuất thủy sản, vì thế phải tập trung gia tăng sự gắn kết của các chủ thể này (về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi) thông qua vai trò quản lý của Nhà nước và việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật.
- Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về thủy sản cả về tổ chức bộ máy cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Mục tiêu:
Tổng sản lượng thủy sản (nuôi trồng, khai thác) đến năm 2015 đạt 230.000 tấn, trong đó nuôi trồng chiếm trên 65%, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất trên 7,0 %/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 350 triệu USD. Kinh tế thủy sản đóng góp trên 21,5% GDP (giá hiện hành) trong khu vực nông nghiệp.
CHỈ TIÊU | ĐVT | TH 2010 | Mục tiêu 2015 | Tốc độ tăng bình quân (%) |
I. Tổng sản lượng | Tấn | 200.911 | 230.000 | 2,74 |
1. Nuôi trồng | " | 120.189 | 150.000 | 4,53 |
2. Khai thác | " | 80.722 | 80.000 | - 0,019 |
II. GTSX thủy sản | Trđ | 1.765.229 | 2.400.000 | 6,33 |
III.Kim ngạch XK | 1000 USD | 240.156 | 350.000 | 7,82 |
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nuôi trồng thủy sản:
a) Mục tiêu cụ thể:
CHỈ TIÊU | ĐVT | TH 2010 | Mục tiêu 2015 | Tốc độ tăng b.quân (%) |
1. DT nuôi trồng TS | Ha | 13.134 | 13.500 | 0,55 |
a) DT nuôi mặn, lợ | " | 6.805 | 7.350 | 1,55 |
b) DT nuôi nước ngọt | " | 6.329 | 6.350 | 0,07 |
c) Bè cá | Bè | 1476 | 1.660 | 2,38 |
2. SL nuôi trồng | Tấn | 120.189 | 150.000 | 5,22 |
b) Giải pháp thực hiện:
* Gia tăng hiệu quả khai thác ở các vùng nuôi tập trung:
- Đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện,…) cho các vùng nuôi tập trung (đã đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh) tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi tăng năng suất, giảm giá thành, giảm tỷ lệ rủi ro,… gia tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo môi trường cho vùng nuôi.
- Từng bước áp dụng và gia tăng diện tích các mô hình nuôi gắn với các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn BMP, GAP, MSC,… để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu.
- Củng cố, nâng chất hoạt động của các Chi Hội Nghề cá, các Tổ quản lý cộng đồng, Hợp tác xã,… để duy trì, nhân rộng các mô hình xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như công tác phòng chống dịch bệnh đối với thủy sản nuôi.
* Về giống thủy sản:
- Củng cố, tăng cường hệ thống quản lý giống của hệ thống thú y, đầu tư nâng cấp trang thiết bị các phòng kiểm nghiệm, phấn đấu đến năm 2015 kiểm soát trên 75 % con giống (tôm, cá tra) thả nuôi.
- Thay thế dần đàn cá hậu bị chất lượng thấp (cá tra, cá điêu hồng,…) nhằm cải thiện chất lượng con giống. Đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động sản xuất giống kết hợp xây dựng thương hiệu một số loài thủy sản như nghêu, cá điêu hồng, cá tai tượng,… để tăng sức cạnh tranh sản phẩm.
- Tăng cường công tác khuyến ngư trong việc ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất giống,… tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng con giống sản xuất và hiệu quả sản xuất ở các vùng sản xuất giống nước ngọt tập trung như: Hậu Mỹ Bắc A, (Cái Bè), Nhị Mỹ, Nhị Quý, Phú Quý, Tân Hội, Long Khánh (Cai Lậy),…
- Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, tập trung phát triển, hình thành vùng sản xuất và ươm giống nghêu (tự nhiên, nhân tạo) ở khu vực ven biển xã Tân Thành, Tân Điền huyện Gò Công Đông. Thực hiện tốt công tác quản lý nhằm đảm bảo toàn bộ các cồn bãi ven biển có khả năng nuôi thương phẩm cũng như phát sinh nguồn giống nghêu, sò tự nhiên đều có chủ thể quản lý để chủ động bảo vệ, thả nuôi, khai thác có hiệu quả và bền vững.
* Phát triển các sản phẩm nuôi chủ lực:
- Tiếp tục phát triển các giống loài, mô hình nuôi có nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: nghêu, tôm (sú, thẻ chân trắng), nuôi cá bè trên sông Tiền, cá tra,… gắn với việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm rủi ro, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Tiếp tục phát triển một số loài, một số mô hình nuôi thủy sản có giá trị và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện canh tác nhỏ, lẻ, quy mô nông hộ nhưng có khả năng thích ứng nhanh với các yêu cầu về mặt chủng loại, chất lượng của thị trường.
- Về nuôi tôm (sú, thẻ chân trắng): gia tăng tỷ lệ nuôi thâm canh và bán thâm canh phù hợp với điều kiện về kết cấu hạ tầng vùng nuôi, về kỹ thuật cũng như khả năng tổ chức, quản lý sản xuất của người nuôi. Phát triển các vùng nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng thích hợp với điều kiện ở những vùng nuôi có độ mặn thấp ở khu vực ven sông Tra, sông Gò Công (huyện Gò Công Tây, thị xã Gò Công); xã Phước Trung (huyện Gò Công Đông), xã Bình Tân, Long Bình (huyện Gò Công Tây), xã Phú Thạnh (huyện Tân Phú Đông),… Phát triển mô hình nuôi tôm - lúa luân canh (01 vụ tôm sú + 01 vụ lúa) ở huyện Tân Phú Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công để giảm ô nhiễm và từng bước nâng dần trình độ chuyên môn, gia tăng diện tích nuôi ở các vùng nuôi tập trung mới theo quy hoạch. Từng bước mở rộng vùng nuôi tôm sú ven đê biển ở khu vực xã Tân Điền huyện Gò Công Đông theo tiến độ thực hiện Dự án nâng cấp đê biển Gò Công.
- Nuôi nghêu: trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, tiếp tục ổn định diện tích nuôi ở khu vực cồn Ông Mão, Vạn Liễu thuộc huyện Gò Công Đông. Từng bước mở rộng vùng nuôi nghêu thương phẩm ở khu vực Cồn Ngang, Cồn Vượt huyện Tân Phú Đông trên cơ sở thực hiện chính sách đất đai hợp lý đối với các thành phần kinh tế và áp dụng các mô hình quản lý, mô hình nuôi thích hợp.
- Nuôi cá bè: trên cơ sở nội dung quy hoạch được phê duyệt, tiếp tục ổn định số lượng bè nuôi, từng bước gia tăng hiệu quả nghề nuôi bè qua việc cải thiện chất lượng con giống, cải tiến kỹ thuật nuôi. Nhân rộng mô hình hợp đồng cung cấp thức ăn chăn nuôi trực tiếp giữa người nuôi với các nhà máy chế biến thức ăn để giảm chi phí trung gian, hạ giá thành nuôi. Bên cạnh đối tượng chủ lực là cá điêu hồng, từng bước thử nghiệm, đa dạng hóa đối tượng nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế khác.
- Nuôi cá tra: xem xét, điều chỉnh quy hoạch, cho phù hợp với lợi thế phát triển hiện có. Thực hiện hỗ trợ và khuyến khích áp dụng các mô hình nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Global GAP. Gia tăng sự liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nhằm từng bước ổn định, phục hồi và phát triển diện tích nuôi đã quy hoạch.
- Tiếp tục thử nghiệm, nhân rộng các mô hình, đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế như: cá chẽm (thâm canh), tai tượng, bóng tượng, lươn, rô đồng,… nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu cũng như thực phẩm tươi sống cho thị trường nội địa.
2. Khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá:
a) Mục tiêu cụ thể:
CHỈ TIÊU | ĐVT | TH 2010 | Mục tiêu 2015 | Tốc độ tăng b.quân (%) |
a) Tổng số phương tiện | Chiếc | 1.399 | 1.450 | 0,72 |
- Tổng công suất | CV | 262.468 | 290.000 | 2,02 |
b) Sản lượng KT biển | Tấn | 76.291 | 77.000 | 0,44 |
. Sản lượng KT nước ngọt | " | 4.431 | 3.000 | -7,5 |
b) Giải pháp thực hiện:
Tiếp tục gia tăng năng lực khai thác xa bờ, tăng cường bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản gần bờ. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác xa bờ với bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền trên biển. Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản khai thác thông qua việc tập trung phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần ở các cảng cá và áp dụng công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm khai thác.
* Đối với khai thác xa bờ:
- Thực hiện nhanh và có hiệu quả một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa bờ (theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) để người dân có thêm điều kiện ổn định và phát triển năng lực khai thác xa bờ nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, gắn với việc đảm bảo an ninh trật tự, chủ quyền trên biển.
- Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các tổ, đội khai thác trên biển và tổ chức liên kết khai thác thủy sản hợp pháp ở nước ngoài để gia tăng hiệu quả đánh bắt, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển, hạn chế tình trạng vi phạm lãnh hải nước ngoài.
- Tăng cường công tác khuyến ngư cho lĩnh lực khai thác thủy sản, trong đó tập trung cho việc cải tiến ngư cụ, kỹ thuật khai thác, công nghệ bảo quản sản phẩm nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nhân rộng các mô hình khai thác có hiệu quả.
* Đối với khai thác gần bờ:
- Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển ven bờ của tỉnh theo phân cấp quản lý của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
- Ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (trong đó tập trung cho vùng biển ven bờ) thay thế Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành theo Quyết định 09/2006/QĐ-UBND ngày 13/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh làm cơ sở pháp lý để tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trên vùng biển ven bờ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp khai thác thủy sản trái phép ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái.
* Dịch vụ hậu cần và an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân về ghi chép nhật ký khai thác và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khai thác, sơ chế, bảo quản nguyên liệu thủy sản,… đảm bảo yêu cầu về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác và chất lượng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
- Sớm hoàn tất đầu tư các công trình như: khu neo đậu trú bão, mở rộng cảng cá Mỹ Tho, mở rộng cảng cá Vàm Láng (gắn với khu neo đậu trú bão), nâng cấp bến cá Đèn Đỏ,… tạo điều kiện để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Tập trung đẩy mạnh công tác đăng kiểm tàu cá, tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính,… để góp phần gia tăng năng lực khai thác và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động nghề cá trên biển.
3. Chế biến:
a) Mục tiêu cụ thể:
CHỈ TIÊU | ĐVT | TH 2010 | Mục tiêu 2015 | Tốc độ tăng b.quân (%) |
1. Kim ngạch xuất khẩu | 1000.USD | 240.156 | 350.000 | 7,82 |
2. Sản lượng xuất khẩu | Tấn | 101.438,3 | 120.000 | 3,42 |
3. Chế biến nội địa | Tấn | 14.820 | 17.000 | 2,78 |
b) Giải pháp thực hiện:
* Chế biến xuất khẩu:
- Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu thực hiện trên 120.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 350 triệu USD góp phần ổn định giá cả nguồn nguyên liệu và thúc đẩy lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xây dựng vùng nuôi, ổn định nguồn nguyên liệu chế biến theo các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện nhanh chóng, kịp thời các thủ tục có liên quan đến việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến xuất khẩu của tỉnh để các doanh nghiệp có thêm điều kiện nâng cấp trang thiết bị, công nghệ chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến (gia tăng tỷ lệ các mặt hàng chế biến xuất khẩu từ nghêu, tôm,…) tăng tỷ lệ các sản phẩm có giá trị gia tăng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Xây dựng thương hiệu, xây dựng vùng quản lý và khai thác nghêu theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý biển (MSC),… nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng chế biến chủ lực này.
* Chế biến tiêu dùng nội địa:
- Tiếp tục ổn định và phát triển các cơ sở chế biến thủy sản truyền thống như nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc, thủy sản khô,… trên cơ sở đầu tư cải tiến thiết bị, kỹ thuật,… nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.
- Thực hiện tốt công tác quản lý và hỗ trợ các cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu, thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng tốt nguồn nguyên liệu cho chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
4. Về đầu tư:
a) Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng (sử dụng vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách):
Tổng vốn đầu tư là 362.957 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm khoảng 50%, tranh thủ từ các chương trình mục tiêu như: Biển Đông Hải đảo (cho các dự án cảng cá, khu neo đậu trú bão); giống thủy sản và đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản (cho các dự án nâng cấp Trại Giống, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng sản xuất giống, nuôi thủy sản tập trung),… bao gồm các dự án cụ thể như sau:
ĐVT : Tr.đ
STT | Tên dự án | Địa điểm | Quy mô | Dự tóan | Vốn đầu tư đến năm 2010 | Vốn đầu tư | Thời gian thực hiện |
| I. DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP |
|
|
|
|
|
|
1 | Khu neo đậu tránh trú bão Soài Rạp | Gò Công Đông | 26,5 ha | 88.903 | 61.000 | 27.903 | 2011-2012 |
2 | Mở rộng cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá Mỹ Tho. | Mỹ Tho | 7 ha | 188.499 | 1.500 | 186.999 | 2011-2014 |
| Tổng |
|
| 277.402 | 62.500 | 214.902 |
|
| II. DỰ ÁN MỚI |
|
| dự kiến vốn ĐT |
|
|
|
1 | Mở rộng cảng cá Vàm Láng mới (gắn với khu neo đậu trú bão) | Gò Công Đông | 25.000 tấn/năm | 50.000 |
| 50.000 | 2013-2015 |
2 | Xây dựng trạm quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi nghêu | Gò Công Đông |
| 2.000 |
| 2.000 | 2012 |
3 | Nâng cấp Trại giống Thủy sản Tân Thành | Gò Công Đông | 230 triệu giống các loại | 5.000 |
| 5.000 |
|
4 | Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống, vùng nuôi thủy sản tập trung xã Nhị Quý, Phú Quý, Long Khánh (Cai Lậy) xã Phú Tân, Phú Thạnh, Phú Đông (Tân Phú Đông). Kiểng Phước (Gò Công Đông). | Huyện Cai Lậy, Tân Phú Đông, Gò Công Đông | 2.000 ha | 50.000 |
| 50.000 | 2012-2015 |
5 | Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá tra Hòa Khánh | Cái Bè | 40 ha | 10.000 |
| 10.000 | 2013-2014 |
6 | Đầu tư nâng cấp phòng xét nghiệm bệnh tôm bằng phương pháp PCR | Gò Công Đông |
| 2.500 |
| 2.500 | 2012 |
7 | Trại sản xuất giống nghêu Tân Điền | “ | 1 tỷ giống cấp 1 | 5.200 |
| 5.200 | 2012-2013 |
8 | Nâng cấp Trại Giống Thủy sản Cổ Lịch | Cái Bè | 400 triệu bột cá tra,... | 4.000 |
| 4.000 | 2013-2014 |
9 | Phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản | Mỹ Tho |
| 14.500 |
| 14.500 | 2012 |
10 | Nâng cấp bến cá Đèn Đỏ | Tân Thành, Gò Công Đông | 3.000 tấn/năm | 4.000 |
| 4.000 | 2013 -2014 |
| Tổng |
|
| 147.200 |
| 147.200 |
|
| Tổng I + II |
|
| 424.602 | 62.500 | 362.102 |
|
b) Các Dự án, Đề tài ưu tiên đầu tư: Tổng vốn đầu tư là 27.615 triệu đồng. Bao gồm các đề tài, dự án như sau:
ĐVT: Tr.đ
STT | Tên Đề tài, Dự án | Thời gian T.H | Kinh phí |
I | Các Đề tài dự án sử dụng vốn sự nghiệp khoa học công nghệ |
|
|
1 | Thử nghiệm sản xuất giống Sò huyết (giai đoạn 2). | 2011 | 150 |
2 | Đề tài “Khảo sát, đánh giá môi trường, đề xuất và triển khai giải pháp phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản” giai đoạn 3 năm 2011 | 2011 | 648 |
3 | Đề tài “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu “Chứng nhận Gò Công” cho sản phẩm nghêu vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang. | 2011 - 2012 | 598 |
4 | Đề tài “Xây dựng vùng quản lý và khai thác nghêu tại Gò Công, Tiền Giang theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý biển (MSC–Marine Stewardship Council)” | 2011 - 2013 | 3.400 |
5 | Đề tài “Thử nghiệm sinh sản và nuôi cá linh tròn thương phẩm trong ao" | 2011 | 149 |
6 | Dự án “Tiếp nhận quy trình sinh sản và ương giống cá chẽm” | 2012 - 2013 | 550 |
7 | Các Đề tài tiếp nhận quy trình sinh sản và ương giống một số loại thủy sản có giá trị kinh tế | 2014 - 2015 | 1.000 |
| Tổng |
| 6.495 |
II | Các Dự án sử dụng vốn sự nghiệp nông nghiệp, vốn khác |
|
|
1 | Dự án tiếp nhận đàn cá tra hậu bị chọn lọc di truyền | 2011 - 2013 | 550 |
2 | Các dự án thuộc Chương trình Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản (phê duyệt theo Quyết định 5168/QĐ-UBND ngày 31/12/2009) | 2011 - 2015 | 2.660 |
3 | Dự án phát triển mô hình lúa tôm luân canh ở các huyện Tân Phú Đông, Gò Công Tây và thị xã Gò Công. | 2011 - 2013 | 2.000 |
| Tổng |
| 5.210 |
III | Các Dự án sử dụng vốn Chương trình mục tiêu (vốn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương) |
|
|
1 | Các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn vùng nuôi thủy sản, kiểm soát an toàn dịch bệnh thủy sản nuôi và kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm | 2011 - 2015 | 13.910 |
2 | Dự án nâng cao năng lực vùng sản xuất giống tập trung huyện Cai Lậy | 2011 - 2015 | 7.000 |
| Tổng |
| 20.910 |
| Tổng (I + II + III) |
| 32.615 |
1. Trên cơ sở Chương trình Phát triển kinh tế thủy sản này, hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan xây dựng các kế hoạch cụ thể trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác - hậu cần dịch vụ nghề cá, chế biến để triển khai thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính ưu tiên xem xét và cân đối nguồn vốn để tổ chức thực hiện Chương trình này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã Gò Công vận dụng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn quản lý.
4. Giao Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo./.
- 1Quyết định 34/2007/QĐ-UBND về Chương trình Phát triển kinh tế Thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2010
- 2Hướng dẫn 1138/HD-SNN&PTNT thực hiện Quyết định 14/2009/QĐ-UBND về kiểm tra và cấp phép nuôi thủy sản đăng quầng và nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về Chương trình Phát triển thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 289/QĐ-TTg năm 2008 về chính sách hổ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1690/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 7Quyết định 332/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 09/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 9Quyết định 10/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020
- 10Quyết định 2746/QĐ-UBND năm 2009 về Chương trình phát triển giống nông nghiệp và thủy sản chủ lực tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
- 11Quyết định 5168/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Chương trình Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 12Hướng dẫn 1138/HD-SNN&PTNT thực hiện Quyết định 14/2009/QĐ-UBND về kiểm tra và cấp phép nuôi thủy sản đăng quầng và nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 13Quyết định 29/2006/QĐ-UBND về Chương trình Phát triển thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Quảng Bình ban hành
Quyết định 1172/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình phát triển thủy sản của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 1172/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/05/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Phòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra