Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2010/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 15 tháng 10 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24/3/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ Quy định ngành nghề sản xuất kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm;
Căn cứ Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững;
Căn cứ Quyết định số 70/2008/QĐ-BNN ngày 05/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế vùng nuôi và cơ sở nuôi cá tra;
Căn cứ Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm và Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm;
Căn cứ Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BNN ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch, vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố đường thủy nội địa quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 35/2007/QĐ-BGTVT ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố vùng nước các cảng biển thuộc các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải Mỹ Tho;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT, ẤP TRỨNG GIA CẦM VÀ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 2. Các thuật ngữ dùng trong Quy định này được hiểu như sau:
1. Động vật gồm các loài gia súc (trâu, bò, ngựa, heo, dê, cừu, chó, thỏ…), các loài gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, chim cảnh….), các loài thủy sản (cá, động vật lưỡng cư, giáp xác, nhuyễn thể, động vật thủy sinh,…) và các loài động vật khác.
2. Sản phẩm động vật gồm những sản phẩm có nguồn gốc từ những loài động vật được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở chăn nuôi bao gồm cả hệ thống xử lý chất thải: chăn nuôi tập trung quy mô lớn, chăn nuôi quy mô vừa, chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn nuôi hộ gia đình và điểm trung chuyển động vật, cụ thể:
a) Chăn nuôi quy mô lớn: thường xuyên có số lượng động vật như sau:
- Trâu, bò, ngựa: mục đích nuôi sinh sản, phối giống, lấy sữa từ 100 con trở lên; mục đích nuôi lấy thịt từ 400 con trở lên;
- Heo: mục đích nuôi sinh sản, phối giống từ 200 con trở lên; mục đích nuôi thịt từ 1.000 con trở lên;
- Dê, cừu, chó: từ 1.000 con trở lên;
- Thỏ: từ 10.000 con trở lên;
- Gia cầm từ 20.000 con trở lên (đối với chim cút từ 100.000 con trở lên).
b) Chăn nuôi quy mô vừa: thường xuyên có số lượng động vật như sau:
- Trâu, bò, ngựa: mục đích nuôi sinh sản, phối giống, lấy sữa từ 10 con đến dưới 100 con; mục đích nuôi lấy thịt từ 50 con đến dưới 400 con;
- Heo: mục đích nuôi sinh sản, phối giống từ 20 con đến dưới 200 con; mục đích nuôi thịt từ 100 con đến dưới 1.000 con;
- Dê, cừu, chó: từ 200 con đến dưới 1.000 con;
- Thỏ: từ 5.000 con đến dưới 10.000 con;
- Gia cầm từ 2.000 con đến dưới 20.000 con (đối với chim cút từ 20.000 đến dưới 100.000 con).
c) Chăn nuôi quy mô nhỏ: thường xuyên có số lượng động vật như sau:
- Trâu, bò, ngựa: mục đích nuôi sinh sản, phối giống, lấy sữa từ 05 con đến dưới 10 con; mục đích nuôi lấy thịt từ 20 con đến dưới 50 con;
- Heo: mục đích nuôi sinh sản, phối giống từ 10 con đến dưới 20 con; mục đích nuôi thịt từ 50 con đến dưới 100 con;
- Dê, cừu, chó: từ 100 đến dưới 200 con;
- Thỏ: từ 200 con đến dưới 5.000 con;
- Gia cầm từ 200 con đến dưới 2.000 con (đối với chim cút từ 2.000 đến dưới 20.000 con).
d) Chăn nuôi hộ gia đình: có số động vật ít hơn số lượng chăn nuôi qui mô nhỏ.
Tất cả số lượng động vật không tính số đầu con gia súc chưa cai sữa, số đầu con gia cầm dưới 07 ngày tuổi.
Đối với cơ sở nuôi nhiều đối tượng động vật, cơ quan chức năng sẽ dựa vào đối tượng chăn nuôi nhiều nhất để thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
đ) Điểm trung chuyển động vật: nơi tập kết động vật trong một thời gian nhất định để vận chuyển đến nơi khác.
4. Đánh giá tác động môi trường: là việc phân tích, dự báo các tác động môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án.
5. Bản cam kết bảo vệ môi trường: là bản phân tích, dự báo các loại chất thải phát sinh của dự án cụ thể để đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm thiểu, xử lý chất thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và thị xã; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công; Ủy ban nhân dân xã, phường và thị trấn sử dụng trong quy định này gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phòng Nông nghiệp; Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Nuôi cá tra ao thâm canh là hình thức nuôi cá tra với mật độ thả ≥ 15 con cá giống lớn/m2 hoặc ≥ 20 con cá giống nhỏ/m2 theo quy trình công nghệ phù hợp để đạt năng suất từ ≥ 150 tấn/ha/vụ.
8. Nuôi tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) thâm canh là hình thức nuôi tôm với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp, có khả năng đạt năng suất trên 3 tấn/ha/vụ.
9. Nuôi tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) bán thâm canh là hình thức nuôi tôm với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp, có khả năng đạt năng suất từ trên 1,5 đến 3 tấn/ha/vụ.
10. Nuôi tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) quảng canh cải tiến là hình thức nuôi tôm với cơ sở hạ tầng và quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp, có khả năng đạt năng suất đến 1,5 tấn/ha/vụ.
11. Nuôi cá bè trên sông là hình thức nuôi cá thâm canh trong bè gỗ hoặc bè đóng bằng vật liệu thích hợp khác nhưng phải có kết cấu vững chắc, neo đậu tại một vị trí có độ sâu và địa hình thích hợp.
12. Nuôi thủy sản đăng quầng là hình thức nuôi thủy sản sử dụng diện tích mặt nước ven bờ sông có ít nhất một mặt là lưới chắn.
13. Cơ sở nuôi thủy sản là nơi nuôi, giữ thủy sản bao gồm một hoặc nhiều ao, đầm, hồ, lồng, bè, giai (gièo), đăng, chắn và các hình thức nuôi khác có chung hệ thống cấp thoát nước, tương đối giống nhau về môi trường sinh thái, do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ.
14. Vùng nuôi thủy sản là vùng đất để nuôi thủy sản có từ 02 cơ sở nuôi trở lên, sử dụng chung nguồn nước cấp và hệ thống thải nước.
15. Thủy sản giống (là các loại thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm hoặc nuôi làm cảnh bao gồm cả trứng giống, tinh trùng, phôi, và ấu trùng của chúng).
16. Giống thủy sản thương phẩm bao gồm giống động vật thủy sản, động vật lưỡng cư và giống thực vật thủy sản sử dụng để nuôi trồng.
17. Sản xuất, kinh doanh giống thủy sản là các hoạt động nhân giống, ương nuôi, thuần dưỡng, vận chuyển, dịch vụ giống thủy sản thương phẩm.
ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM
Điều 3. Địa điểm và phương thức chăn nuôi
1. Địa điểm chăn nuôi:
a) Không được chăn nuôi bất kỳ quy mô nào (trừ chăn nuôi chó, mèo không phải mục đích kinh doanh) trong nội ô thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp.
b) Cơ sở chăn nuôi phải cách xa trường học; bệnh viện; chợ; khu dân cư; cơ sở sản xuất kinh doanh và các khu công cộng khác tối thiểu là:
- Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn là 100 m và có tường bao quanh nhằm đảm bảo cách ly an toàn sinh học.
- Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ là 50 m.
- Đối với chăn nuôi hộ gia đình là 10 m.
2. Về phương thức chăn nuôi:
a) Chăn nuôi phải có chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm cách biệt với nhà ở; không được thả rông gia súc, gia cầm trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng, không được làm chuồng ngay trên sông, mương, rạch công cộng.
b) Không được nuôi chung gia súc với các loại gia cầm trong cùng một chuồng.
Điều 4. Điều kiện về môi trường
1. Các trường hợp vận chuyển chất thải chăn nuôi đến nơi khác phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
2. Đối với các dự án chăn nuôi quy mô lớn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các dự án chăn nuôi qui mô vừa và nhỏ phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Đối với các cơ sở chăn nuôi đã hoạt động trước 01/7/2006 (tùy quy mô chăn nuôi) phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Điều kiện vệ sinh thú y
1. Đối với cơ sở vật chất
a) Chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn:
- Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở;
- Có khu hành chính (đối với quy mô lớn), nhà ở riêng biệt;
- Có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi;
- Chuồng nuôi xây dựng phù hợp với loài vật nuôi, thoáng mát, dễ thực hiện vệ sinh tiêu độc sát trùng, khoảng cách giữa các dãy chuồng phải có lối đi thích hợp;
- Môi trường của khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y do cơ quan thú y thẩm định;
- Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật. Bảo đảm thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;
- Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi: phải đảm bảo vệ sinh thú y quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Có khu nuôi cách ly; khu xử lý động vật bệnh, chết;
- Khu nhà kho;
- Có nhà vệ sinh, thay quần áo cho công nhân và khách tham quan;
- Có nội quy ra vào trại;
- Có hệ thống sổ sách theo dõi việc xuất, nhập động vật, tình hình điều trị, tiêm phòng cho động vật;
- Trường hợp chăn nuôi trâu, bò mục đích khai thác lấy sữa: phải có khu sơ chế bảo quản sữa;
- Trường hợp chăn nuôi heo nọc giống: phải có khu khai thác, pha chế, bảo quản tinh dịch;
- Trường hợp chăn nuôi gia cầm giống: nếu có nhu cầu ấp trứng, còn phải có khu ấp trứng riêng biệt với khu chăn nuôi;
- Trường hợp chăn nuôi bao gồm nuôi thịt và nuôi giống cần thiết phải tách nuôi thịt và nuôi giống thành 02 dãy riêng biệt.
- Người trực tiếp tham gia chăn nuôi phải được trang bị bảo hộ lao động, có đủ sức khỏe theo quy định và có giấy khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) của cơ quan y tế từ tuyến huyện trở lên.
b) Chăn nuôi quy mô nhỏ và hộ gia đình:
- Phải có chuồng trại xây dựng phù hợp với loài vật nuôi và cách biệt với nơi ăn ở sinh hoạt gia đình;
- Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán động vật;
- Thức ăn, nước uống dùng trong chăn nuôi: phải đảm bảo vệ sinh thú y quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y;
- Có nơi xử lý chất thải động vật bảo đảm vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường.
2. Đối với động vật nuôi:
a) Phải được tiêm phòng bắt buộc vắc xin hoặc áp dụng các biện pháp tiêm phòng bắt buộc khác cho đàn vật nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y, Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm; Quyết định số 64/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Danh mục các bệnh phải công bố dịch; các bệnh nguy hiểm của động vật; các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc.
b) Gia súc, gia cầm nuôi làm giống: ngoài các quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, còn phải được cơ quan thú y kiểm tra định kỳ các bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nếu kết quả dương tính với bệnh phải chấp hành xử lý kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Điều 6. Đối với chăn nuôi vịt chạy đồng
1. Chủ chăn nuôi vịt chạy đồng phải khai báo về việc chăn nuôi và địa bàn chăn thả vịt với Ủy ban nhân dân xã để được cấp sổ theo dõi và thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin cúm gia cầm theo quy trình hướng dẫn của cơ quan thú y.
2. Khi di chuyển đàn vịt xuất nhập huyện, tỉnh phải khai báo với cơ quan thú y địa phương để được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ cơ sở chăn nuôi
1. Khi có dự án chăn nuôi hoặc mở rộng qui mô chăn nuôi, chủ dự án phải đăng ký và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động.
2. Cơ sở hội đủ các điều kiện chăn nuôi theo Quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Quy định này, thực hiện việc đăng ký như sau:
a) Chủ chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô từ nhỏ trở lên: phải đăng ký với các cơ quan có chức năng để được kiểm tra, thẩm định và cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi.
b) Chủ chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô hộ gia đình phải khai báo với Trưởng ấp nơi cư trú để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để được cấp sổ quản lý chăn nuôi.
3. Chủ cơ sở chăn nuôi phải khai báo với cơ quan thú y địa phương khi xuất, nhập động vật tại cơ sở của mình.
4. Khi thấy động vật có dấu hiệu bất thường, chủ vật nuôi phải cách ly với động vật khỏe; đồng thời báo ngay với cơ quan thú y xã và tuân thủ mọi hướng dẫn của cơ quan thú y xã (báo cáo bệnh, tiêu độc sát trùng, xử lý động vật bệnh theo quy định…); không được bán, không giết mổ ăn thịt, không vứt bừa bãi động vật bệnh hoặc đã nhiễm bệnh. Chỉ nuôi mới hoặc tái đàn sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch trên địa bàn.
5. Phải có biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đúng theo nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận và tuân thủ các quy định khác của pháp luật.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
Điều 8. Địa điểm cơ sở giết mổ động vật
1. Cơ sở phải có tường rào và cách nhà dân gần nhất tối thiểu phải 15 mét (khoảng cách này nằm trên phần đất của chủ cơ sở).
2. Cơ sở phải có tường rào và khoảng cách đến trường học, bệnh viện, khu điều dưỡng, khu công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở tôn giáo, khu vui chơi giải trí công cộng, nguồn nước mặt, giếng khoan lấy nước ngầm phục vụ cho mục đích ăn uống của người dân tối thiểu phải 50 mét.
3. Đảm bảo theo quy hoạch giết mổ của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 9. Điều kiện về môi trường
1. Đối với các dự án giết mổ gia súc có công suất thiết kế từ 1.000 gia súc/ngày trở lên; gia cầm có công suất thiết kế từ 10.000 gia cầm/ngày trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các dự án giết mổ gia súc, gia cầm còn lại phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Phải có hệ thống xử lý chất thải và thực hiện xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đối với chất thải rắn thực hiện theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Điều 10. Điều kiện vệ sinh thú y
1. Đường ra vào cơ sở giết mổ phải trải bê tông, khu giết mổ phải có lối đi riêng để nhập động vật và xuất sản phẩm động vật.
Cơ sở phải có phương án xử lý tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh theo quy trình và chịu mọi chi phí xử lý tiêu hủy nhằm đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường.
2. Bố trí các khu vực tại cơ sở giết mổ:
a) Chuồng nhốt động vật trước khi giết mổ phải đủ rộng ít nhất bằng 02 (hai) lần số lượng động vật giết mổ của lò mổ trong ngày. Chuồng phải có mái che, nền bê tông không trơn trượt, dễ thoát nước và vệ sinh tiêu độc.
b) Khu vực sản xuất bao gồm:
- Khu bẩn: gây mê, chọc tiết động vật; cạo lông hoặc đánh lông; làm lòng; chế biến phụ phẩm (luộc huyết…);
- Khu sạch: mổ lấy lòng, chẻ đôi thân thịt, kiểm soát giết mổ, pha lóc và bao gói sản phẩm (nếu có). Riêng đối với cơ sở giết mổ heo phải bố trí dây chuyền giết mổ treo theo trình tự mổ lấy lòng; chẻ đôi thân thịt; kiểm soát giết mổ sản phẩm động vật;
c) Khu vực nuôi nhốt, giết mổ động vật bệnh hoặc nghi mắc bệnh (nếu có); bao gồm: nơi giết mổ và chuồng cách ly. Toàn bộ nước sử dụng tại đây phải được đưa vào hệ thống xử lý trước khi đi vào hệ thống dẫn nước thải công cộng.
d) Phòng vệ sinh, thay quần áo của công nhân.
đ) Phòng làm việc của thú y.
3. Yêu cầu vệ sinh thú y ở các khu vực giết mổ:
a) Bố trí dây chuyền giết mổ lưu thông theo một chiều từ khu bẩn đến khu sạch.
b) Phải có bệ hoặc giá đỡ hoặc bàn có độ cao phù hợp (độ cao tối thiểu 0,8 mét so với mặt nền); có bề mặt phẳng, nhẵn, không kẽ nứt, được làm bằng vật liệu không rỉ, không thấm nước và có màu trắng dễ dàng phát hiện vết bẩn sau khi vệ sinh. Tuyệt đối không giết mổ động vật trên mặt nền.
c) Nơi kiểm tra sản phẩm (thịt và phủ tạng) phải có đủ ánh sáng trắng và giá treo đầu, lòng đỏ và trang bị thùng chứa bệnh phẩm.
d) Nguồn nước phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
đ) Mặt nền cơ sở giết mổ phải được tráng bê tông, không trơn trượt, có hệ thống rãnh thoát nước nhanh, không ứ động, dễ vệ sinh tiêu độc, ở trên có nắp bảo vệ.
e) Tường của khu vực giết mổ phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:
- Tường cao ít nhất 2,5m, mặt tường phải phẳng, không bám bụi, dễ vệ sinh tiêu độc, từ nền trở lên ít nhất 2m phải lát gạch men trắng, phía trên quét vôi trắng hoặc sơn trắng;
- Góc giữa 02 tường, góc giữa tường và nền phải tráng nghiêng;
- Có kính chắn bụi, có lưới ngăn chim và côn trùng.
g) Khu vực sản xuất và chuồng nhốt động vật chờ mổ phải đảm bảo có đủ ánh sáng trắng theo quy định sau:
- Cường độ ánh sáng khu khám thịt ít nhất là 450 Lux;
- Cường độ ánh sáng ở các khu vực khác ít nhất là 200 Lux;
- Cơ sở trang bị máy phát điện để dự phòng sự cố cúp điện. Đèn chiếu sáng phải có lưới bảo vệ.
h) Gây bất tỉnh động vật bằng dòng điện một chiều và phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình sử dụng. Nghiêm cấm việc sử dụng trực tiếp điện nhà để gây bất tỉnh động vật.
4. Chế độ vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại điểm giết mổ:
- Chủ cơ sở thực hiện tiêu độc định kỳ 2 lần/năm và đột xuất khi có gia súc, gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm; vệ sinh toàn bộ cơ sở trước và sau mỗi ca sản xuất;
- Cơ sở giết mổ ngưng hoạt động trên 15 ngày, khi muốn hoạt động trở lại, phải tổ chức tiêu độc trước 03 ngày;
5. Trong trường hợp thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì kiểm dịch viên xử lý theo Pháp lệnh Thú y.
6. Cơ sở phải đảm bảo tối thiểu số lượng giết mổ gia súc 15 con/ngày, gia cầm 200 con/ngày; những cơ sở có công suất thường xuyên thấp hơn mức tối thiểu quy định phải đóng cửa ngưng hoạt động.
7. Đối với động vật sau khi giết mổ được trữ đông phải đảm bảo đúng kỹ thuật theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia hoạt động giết mổ động vật
1. Đối với chủ cơ sở:
a) Phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định để được thẩm định điều kiện hoạt động.
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
c) Phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định:
- Những cơ sở xây dựng sau khi Quyết định này có hiệu lực phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
- Những cơ sở được xây dựng trước khi ban hành Quyết định này phải thực hiện việc nâng cấp và đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
d) Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp quản lý chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan chức năng, cụ thể:
- Hợp tác với cơ quan thú y xử lý kỹ thuật đối với động vật mắc bệnh nguy hiểm;
- Phải có biện pháp xử lý chất thải đúng nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Thường xuyên có mặt trong ca sản xuất để điều hành hoạt động giết mổ động vật theo đúng các nội dung được nêu trong quy định này và tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ thú y được phân công làm việc tại cơ sở;
- Lập sổ nhật ký lò và ghi chép đầy đủ số lượng, nguồn gốc động vật nhập vào cơ sở;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước; nộp đủ phí, lệ phí thú y theo quy định của Bộ Tài chính và chịu các khoản phí phát sinh trong quá trình xét nghiệm, xử lý, lưu giữ động vật, sản phẩm động vật theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
đ) Cơ sở phải có đội công nhân giết mổ do chủ cơ sở trực tiếp quản lý điều hành để thực hiện đúng dây chuyền giết mổ theo sự hướng dẫn của ngành Thú y và đảm bảo trật tự chung tại cơ sở.
2. Những người trực tiếp tham gia hoạt động giết mổ tại cơ sở:
a) Phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định và có giấy khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) của cơ quan y tế từ tuyến huyện trở lên.
b) Phải vệ sinh cá nhân và bảo hộ lao động (quần áo, khẩu trang, ủng…) trước khi vào ca sản xuất. Không hút thuốc, khạc nhổ, ăn uống trong khu vực giết mổ.
c) Phải được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
QUY ĐỊNH TRONG MUA BÁN, VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 12. Những quy định chung trong mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
1. Động vật, sản phẩm động vật có đủ các điều kiện theo khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh Thú y sẽ được cơ quan thú y tại địa phương cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để lưu thông trên thị trường.
2. Động vật ngoài tỉnh khi nhập vào tỉnh Tiền Giang:
- Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hợp lệ theo quy định của Pháp lệnh Thú y;
- Với mục đích giết thịt: được chuyển thẳng đến cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của tỉnh;
- Với mục đích làm giống hoặc nuôi thịt: phải nuôi tại chuồng cách ly và báo cho Trạm Thú y sở tại để được hướng dẫn trước khi nhập đàn;
3. Chủ của động vật, sản phẩm động vật hoặc chủ của phương tiện vận chuyển có trách nhiệm:
- Chấp hành các quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
- Phải chịu trách nhiệm về hàng hóa (nguồn gốc, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định), phương tiện vận chuyển chuyên dùng, nội dung khai báo của mình, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Điều kiện kinh doanh sản phẩm động vật
1. Đối với chủ thể kinh doanh:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Phải được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Người kinh doanh phải được khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da theo quy định; có trang phục bảo hộ cá nhân: áo choàng, mũ, găng tay, khẩu trang…
2. Điều kiện về địa điểm kinh doanh:
a) Có địa điểm cố định, phù hợp với quy hoạch của chính quyền địa phương và được sự chấp thuận của cơ quan có chức năng, phù hợp với sự sắp xếp mạng lưới kinh doanh chung của chợ hoặc của địa phương.
b) Phải đảm bảo hợp vệ sinh, cách xa bãi chứa chất thải, nhà vệ sinh, bệnh viện, các cơ sở sản xuất có nhiều bụi khói, chất độc hại,… đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
3. Điều kiện về vệ sinh thú y:
- Mặt bàn bày bán (quầy, sạp) cách mặt đất ít nhất 0,8 mét. Bàn (quầy, sạp) phải có bề mặt phẳng, nhẵn, không kẻ nứt và phải làm bằng vật liệu không rỉ, không thấm nước;
- Dụng cụ dùng trong kinh doanh phải bằng vật liệu không rỉ, không bị ăn mòn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, phải được vệ sinh sạch sẽ. Vật dụng dùng để bao gói sản phẩm phải hợp vệ sinh và không độc hại;
- Phải có đủ các vật dụng cần thiết khác như: cân đã qua kiểm định; thùng hoặc khay chứa đựng, dao, thớt, vật dụng bao gói, hệ thống nước rửa hợp vệ sinh;
- Nơi mua bán và vật dụng dùng trong mua bán sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi bán;
- Đối với các cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu phải có tủ lạnh hoặc kho lạnh để bảo quản sản phẩm; nhiệt độ bảo quản trong suốt quá trình kinh doanh phải đảm bảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Điều kiện về sản phẩm động vật:
a) Sản phẩm động vật nội địa:
- Phải được cơ quan thú y kiểm dịch;
- Không được bán sản phẩm động vật chưa qua kiểm soát của cơ quan thú y; sản phẩm từ con vật bệnh, chết, sản phẩm đã bị hư, ôi thiu, đổ nhớt, dơ bẩn...; bơm tiêm nước, bôi phẩm màu công nghiệp và ướp các hóa chất độc hại vào sản phẩm gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
b) Sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu:
- Phải đảm bảo theo yêu cầu điểm a khoản 4 Điều này;
- Phải có bao bì đóng gói và nhãn hàng hóa thực phẩm theo quy định;
- Lập sổ ghi chép xuất nhập hàng.
5. Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật: phải đảm bảo theo khoản 2 Điều 18 của quy định này.
Điều 14. Điều kiện kinh doanh động vật sống sử dụng làm thực phẩm
1. Đối với chủ thể kinh doanh: phải đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của quy định này. Phải chấp hành nghiêm túc thời gian hoạt động trong ngày và chế độ tiêu độc sát trùng theo hướng dẫn của cơ quan thú y và Ban quản lý chợ.
2. Đối với địa điểm kinh doanh:
a) Tại chợ cấp xã: phải có khu kinh doanh gia cầm sống riêng biệt với các loại hàng hóa khác, phù hợp với sự sắp xếp mạng lưới kinh doanh chung của địa phương.
b) Trong nội ô thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công: không được buôn bán, giết mổ gia cầm sống tại các chợ. Chỉ được buôn bán gia cầm sau khi đã giết mổ, chế biến đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Đối với động vật để kinh doanh:
- Phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hợp lệ theo quy định của Pháp lệnh Thú y;
- Trong quá trình hoạt động, nếu thấy động vật có biểu hiện bệnh, chết; chủ động vật (hoặc người đại diện) phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để được hướng dẫn cách xử lý.
4. Đối với phương tiện dùng vận chuyển động vật: phải đảm bảo theo khoản 1 Điều 18 của Quy định này.
Điều 15. Điều kiện kinh doanh động vật sử dụng cho mục đích nuôi thịt hoặc làm giống
Phải đảm bảo theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh Giống vật nuôi; Khoản 1, 2 Mục II Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch, vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi và Điều 14 của Quy định này.
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Có địa điểm cố định, cách xa bãi chứa chất thải, bệnh viện, các cơ sở sản xuất có nhiều bụi khói, chất độc hại,… đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
3. Kho bảo quản sản phẩm động vật; thiết kế bố trí nhà xưởng; trang thiết bị sử dụng sơ chế; phương tiện vận chuyển sản phẩm đông lạnh nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu theo Hướng dẫn 111/HD-TY-KD ngày 28/01/2008 của Cục thú y về các yêu cầu vệ sinh thú y trong hoạt động bảo quản, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ, sản phẩm động vật nhập khẩu và phân công trách nhiệm quản lý.
4. Những người trực tiếp tham gia hoạt động sơ chế tại cơ sở phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định và có giấy khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên; phải vệ sinh cá nhân và bảo hộ lao động (quần áo, khẩu trang, ủng,…) trước khi vào ca sản xuất. Phải được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Thực hiện nghiêm túc quy chế ghi nhãn thực phẩm, ghi nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.
6. Lập sổ ghi chép xuất nhập hàng.
7. Chấp hành nghiêm các quy định về khai báo kiểm dịch vận chuyển trong nước khi đưa hàng hóa tiêu thụ trên thị trường.
Điều 17. Điều kiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường đối với điểm trung chuyển động vật
Phải đảm bảo theo quy định Điều 44 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/3/2005 về quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh thú y và đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ Môi trường.
Điều 18. Điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
1. Đối với phương tiện vận chuyển động vật:
- An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển;
- Tùy theo loài động vật, nơi chứa động vật phải có đủ diện tích, không gian để đảm bảo an toàn cho động vật trong quá trình vận chuyển;
- Sàn xe phải phẳng, kín, không trơn, không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; thành, nóc và cửa xe phải chắc chắn để đảm bảo không hoán đổi khi cơ quan có thẩm quyền niêm phong;
- Đối với phương tiện vận chuyển động vật kín phải có hệ thống thông khí thích hợp;
- Nghiêm cấm vận chuyển động vật trên phương tiện chở hành khách.
2. Đối với phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật:
- An toàn về mặt kỹ thuật để bảo đảm chất lượng sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình vận chuyển;
- Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không rỉ, nhẵn, chống thấm, chống ăn mòn, không độc, không mùi và dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
- Đối với phương tiện vận chuyển chuyên dùng: nhiệt độ bên trong phải đáp ứng yêu cầu bảo quản đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo không làm vấy nhiễm hoặc thay đổi chất lượng sản phẩm sau khi vận chuyển;
- Trường hợp số lượng ít: có thể sử dụng phương tiện thô sơ, nhưng sản phẩm động vật phải được chứa trong thùng kín bằng kim loại đảm bảo vệ sinh thú y hoặc phải được bao gói hợp vệ sinh, không làm vấy nhiễm hoặc thay đổi chất lượng sản phẩm sau khi vận chuyển;
- Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật: lông, da, sừng, móng… với mục đích không sử dụng làm thực phẩm phải có sàn kín, dễ vệ sinh tiêu độc.
3. Phương tiện vận chuyển và dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải được rửa sạch, tẩy trùng, để khô ráo, vệ sinh tiêu độc sát trùng trước và sau khi vận chuyển.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ẤP TRỨNG GIA CẦM
Điều 19. Địa điểm cơ sở ấp trứng
Địa điểm của cơ sở ấp trứng phải phù hợp với quy hoạch của địa phương; riêng biệt và có khoảng cách bảo đảm an toàn sinh học đối với các cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các nơi công cộng khác. Không được ấp trứng gia cầm trong khu vực dân cư tập trung, khu phố, nội ô thuộc thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp.
Điều 20. Điều kiện về môi trường
1. Phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc làm bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở phải có biện pháp thu gom và xử lý chất thải (vỏ trứng, trứng không nở, xác gia cầm chết…) đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dưới sự giám sát và chấp nhận của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Chủ cơ sở tự chọn lựa biện pháp, công nghệ xử lý và bố trí hệ thống xử lý phù hợp, đảm bảo việc xử lý chất thải có hiệu quả.
Điều 21. Điều kiện vệ sinh thú y
1. Diện tích cơ sở ấp trứng phải phù hợp với công suất tối đa được đăng ký.
2. Lối ra vào cơ sở ấp trứng phải có hố khử trùng, tiêu độc.
3. Nguồn gốc trứng nhập vào cơ sở:
a) Đối với mục đích ấp lộn: trứng nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ đàn gia cầm bố mẹ khỏe mạnh, an toàn dịch bệnh, đã tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đúng quy định; đồng thời cơ sở chăn nuôi phải khai báo, đăng ký và được kiểm dịch của cơ quan thú y.
b) Đối với mục đích ấp nở ra con giống: trứng nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ đàn gia cầm bố mẹ khỏe mạnh, an toàn dịch bệnh, đã tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đúng quy định và được kiểm dịch của cơ quan thú y. Tuyệt đối không được sử dụng trứng gia cầm thương phẩm trôi nổi ngoài thị trường hoặc từ các trại thương phẩm để ấp nở thành con giống.
c) Trứng trước khi đưa vào ấp phải được khử trùng, tiêu độc.
4. Thực hiện tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển trứng, gia cầm con sau mỗi lần sử dụng.
5. Tiêu độc, sát trùng dụng cụ và máy ấp trước và sau mỗi đợt ấp; tiêu độc định kỳ cơ sở theo hướng dẫn của ngành Thú y.
6. Có nơi xử lý gia cầm con chết, loại thải, trứng hỏng, vỏ trứng và chất thải khác đảm bảo vệ sinh thú y.
7. Cơ sở ấp trứng, không phân biệt quy mô, đều phải tự lập sổ, tự ghi chép cho từng mẻ ấp trứng về các nội dung như sau: Nguồn gốc trứng ấp; số lượng gia cầm con bán; số lượng gia cầm con chết (nếu có); ngày bán; tên, địa chỉ của tổ chức cá nhân mua con giống.
8. Khi xuất bán gia cầm và sản phẩm gia cầm (thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật) ra khỏi huyện, tỉnh phải khai báo cho Trạm Thú y sở tại để kiểm tra và cấp giấy kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định.
Điều 22. Đối với chủ thể có liên quan hoạt động ấp trứng gia cầm
1. Đối với chủ cơ sở:
Khi có đủ điều kiện ấp trứng gia cầm theo Điều 19, Điều 20 và Điều 21 của Quy định này thực hiện việc khai báo, đăng ký như sau:
- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
- Cơ sở ấp trứng không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì chủ cơ sở ấp trứng phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về hoạt động kinh doanh ấp trứng gia cầm.
2. Những người trực tiếp tham gia hoạt động ấp trứng tại cơ sở phải có đủ sức khỏe theo quy định của cơ quan y tế và có giấy khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN
Điều 24. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải đảm bảo các điều kiện
- Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương.
- Môi trường đất và nước không bị nhiễm bẩn bởi chất thải của khu dân cư, bến cảng, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm chân trắng phải tách biệt với cơ sở sản xuất, kinh doanh và vùng nuôi tôm sú.
- Đối với trại sản xuất tôm giống chân trắng phải nằm trong vùng sản xuất giống tập trung đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, công suất 500 triệu Postlarvae 12/trại/năm trở lên.
Điều 25. Điều kiện về môi trường
1. Cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở phải có biện pháp thu gom xử lý chất thải (xác động vật thủy sản chết) và nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh giống trước khi thải ra môi trường phù hợp theo quy định về bảo vệ môi trường.
Điều 26. Điều kiện vệ sinh thú y
1. Hệ thống nuôi vỗ tôm bố mẹ, bể ương ấu trùng, bể nuôi tảo, hệ thống cấp nước phải đảm bảo vệ sinh và khử trùng; phòng tránh được lây nhiễm khi bệnh xảy ra.
2. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải thuận tiện cho thao tác, được làm bằng vật liệu không bị rỉ sét và gây ra chất độc hại, dễ vệ sinh và khử trùng. Dụng cụ chuyên dùng (cốc thủy tinh, vợt ấu trùng…) phải được sử dụng riêng cho từng bể.
3. Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo thu gom được nước từ mọi nguồn cần thải và không gây ô nhiễm môi trường cho khu vực sản xuất.
4. Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất, ương giống thủy sản phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
5. Thức ăn sử dụng để sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
6. Thủy sản bố mẹ sử dụng để sản xuất giống phải đảm bảo chất lượng theo quy định và có nguồn gốc rõ ràng. Đối với thủy sản bố mẹ nhập khẩu để sản xuất giống phải được kiểm dịch, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.
7. Đối với giống thủy sản thương phẩm, khi đưa ra thị trường phải đảm bảo chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
8. Chỉ được sản xuất, kinh doanh giống thủy sản có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Thủy sản giống trước khi đưa ra khỏi cơ sở sản xuất, kinh doanh giống để lưu thông trong nước và xuất khẩu phải được kiểm dịch theo quy định.
10. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bắt buộc. Nếu phát hiện thủy sản bố mẹ hoặc con giống mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc danh mục bệnh nguy hiểm, cơ sở không được phép bán và phải thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của Pháp lệnh thú y.
11. Thực hiện biện pháp vệ sinh khử trùng đối với người và phương tiện trước khi vào khu sản xuất. Tiêu độc, xử lý hệ thống trại sau mỗi đợt sản xuất và sau khi dịch bệnh xảy ra.
12. Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống.
13. Cơ sở phải xây dựng nội quy về các biện pháp bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở.
14. Cơ sở sản xuất giống thủy sản phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng đối với sản xuất giống thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 27. Đối với chủ thể có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
1. Đối với chủ cơ sở: khi có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản theo Điều 24, Điều 25 và Điều 26 của Quy định này thực hiện việc khai báo, đăng ký như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ lưu giữ giống) phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Cơ sở không thuộc diện đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì chủ cơ sở phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản của mình.
2. Đối với nhân viên kỹ thuật của cơ sở:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, đàn giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống thủy sản hoặc nuôi trồng thủy sản;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản hoặc ngành sinh học;
- Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải được bồi dưỡng kiến thức và được cấp giấy chứng nhận về vệ sinh thú y.
ĐIỀU KIỆN NUÔI CÁ TRA, TÔM SÚ, TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG AO
Điều 28. Địa điểm và phương thức nuôi
- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi phải theo quy hoạch của địa phương, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của khu đông dân cư (nơi có dư lượng hóa chất và chất hữu cơ vượt quá mức cho phép);
- Đối với cơ sở nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh phải có ao xử lý nước trước khi đưa vào ao, đầm nuôi.
Điều 29. Điều kiện về môi trường đối với cơ sở nuôi thâm canh, bán thâm canh
- Cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường;
- Cơ sở phải có biện pháp thu gom xử lý chất thải (xác động vật thủy sản chết) và nước thải từ hoạt động nuôi trước khi thải ra môi trường phù hợp theo quy định về Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 30. Điều kiện vệ sinh thú y
1. Đối với cơ sở nuôi:
- Ao nuôi phải được vệ sinh diệt mầm bệnh, các loài động vật trung gian truyền bệnh theo chế độ định kỳ và sau mỗi vụ nuôi;
- Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng;
- Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật;
- Nước sử dụng cho nuôi thủy sản phải sạch, không gây bệnh cho vật nuôi;
- Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi vụ nuôi;
- Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Có hồ sơ ghi chép quá trình nuôi;
- Cơ sở phải tuân thủ Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi theo Quyết định số 130/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
2. Đối với con giống thả nuôi:
Con giống thả nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không mang mầm bệnh truyền nhiễm (thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch khi lưu thông trong nước), được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
Điều 31. Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi
1. Cơ sở nuôi hội đủ các điều kiện quy định tại Điều 28, Điều 29 và Điều 30 của Quy định này, thực hiện việc đăng ký như sau:
a) Chủ cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải đăng ký với cơ quan có chức năng để được kiểm tra, thẩm định và cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi.
b) Chủ cơ sở nuôi tôm quảng canh cải tiến phải khai báo với Trưởng ấp nơi cư trú và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân xã để được cấp sổ quản lý chăn nuôi.
2. Chủ cơ sở phải thực hiện việc giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Khi thủy sản nuôi bị mắc bệnh, chết do bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thuộc danh mục bệnh nguy hiểm, cơ sở không được phép xổ xả nước và xác thủy sản bị bệnh ra môi trường bên ngoài trước khi thực hiện các biện pháp xử lý tiêu diệt mầm bệnh theo quy định.
1. Thành phố Mỹ Tho:
a) Bắc Cồn Tân Long: (Vùng nước số 1)
Từ vị trí ngang Nhà Văn hóa phường Tân Long, thuộc khu phố Tân Hà, phường Tân Long đến ngang trụ đèn hải đăng đuôi cồn Tân Long, phía hạ lưu thuộc khu phố Tân Bình, phường Tân Long (có tọa độ 10020’880”N - 106021’916”E đến 10020’365”N - 106023’590”E). Chiều dài tương đương 2.450m.
b) Nam Cồn Tân Long: (Vùng nước số 2)
Từ vị trí ngang đường lộ Ngang số 4 thuộc khu phố Tân Hà, phường Tân Long đến vị trí cách trụ đèn hải đăng đuôi cồn Tân Long, phía hạ lưu khoảng 700m về phía thượng lưu thuộc khu phố Tân Bình, phường Tân Long (có tọa độ: 10020’505”N - 106022’019”E đến 10020’277”N - 106023’135”E). Chiều dài tương đương 2.100m.
c) Bắc cồn Thới Sơn: (Vùng nước số 3)
Từ vị trí ngang phao luồng màu đỏ sọc trắng (phao giới hạn luồng tàu sông bờ phải) cách trụ đèn hải đăng đầu cồn Thới Sơn, phía thượng lưu khoảng 500m về phía hạ lưu thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Sơn đến vị trí cách đuôi cồn phía hạ lưu khoảng 800m về phía thượng lưu thuộc ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn (có tọa độ: 10019’690”N - 106017’919”E đến 10020’121”N - 106021’869”E). Chiều dài tương đương 7.200m.
d) Nam Cồn Thới Sơn: (Vùng nước số 4)
Từ vị trí cách trụ đèn hải đăng đầu cồn Thới Sơn phía thượng lưu khoảng 3.000m về phía hạ lưu thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn đến vị trí ngang cột điện cách đuôi cồn phía hạ lưu khoảng 1.200m về phía thượng lưu thuộc ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn (có tọa độ: 10019’359”N - 106019’467”E đến 10020’059”N - 106021’791”E). Chiều dài tương đương 4.430m
2. Huyện Châu Thành
- Khu vực xã Phú Phong - Kim Sơn: (Vùng nước số 5)
Từ vị trí ngang cột báo hiệu giới hạn bờ trái cách rạch Rau Râm khoảng 400m về phía hạ lưu thuộc ấp Phú Hòa, xã Phú Phong đến vị trí cách vàm Rạch Gầm khoảng 1.000m về phía thượng lưu (gần xưởng đông lạnh) thuộc ấp Hội, xã Kim Sơn (có tọa độ: 10018’921”N - 106012’958”E đến 10019’046”N - 106014’364”E). Chiều dài tương đương 2.570m.
3. Huyện Cai Lậy:
a) Khu vực bắc Cù lao Năm Thôn (Ngũ Hiệp): (Vùng nước số 6)
Từ vị trí cách bến đò xã Ngũ Hiệp khoảng 400 m về phía hạ lưu thuộc ấp Hòa Hảo, xã Ngũ Hiệp đến cách bến đò Tam Bình - Ngũ Hiệp 200m về phía thượng lưu thuộc ấp Hòa Thinh (có tọa độ 10017’947”N - 106007’272”E đến 10018’378”N - 106008’650”E). Chiều dài tương đương 2.390m.
b) Khu vực nam xã Ngũ Hiệp: (Vùng nước số 13)
Từ vị trí cách bến đò Thới Lộc 300m về phía hạ lưu thuộc ấp Thủy Tây, xã Ngũ Hiệp đến cột báo hiệu chướng ngại vật bờ Tạ đuôi cồn Ngũ Hiệp thuộc ấp Long Quới (có tọa độ 10017’160”N - 106006’742”E đến tọa độ 10018’699”N - 106011’596”E) có chiều dài tương đương 9.300m (ngoại trừ 1.000m khu vực quy hoạch nuôi cá Tra ao ven sông Tiền từ rạch Cả Bần đầu ấp Long Quới trở về phía hạ lưu).
4. Huyện Cái Bè:
a) Khu vực giữa rạch Cái Bè và rạch Cù Là: (Vùng nước số 7)
Từ vị trí ngang trụ điện (ngang cơ sở máy nổ Tân Hưng Phát) thuộc ấp An Hòa, xã Đông Hòa Hiệp) đến vị trí cách rạch Cù Là khoảng 200m về phía thượng lưu (ngang cơ sở vật liệu xây dựng Tân Tiến) thuộc ấp An Hòa, xã Đông Hòa Hiệp (có tọa độ 10019’095”N - 106002’639”E đến 10018’945”N - 106003’241”E). Chiều dài tương đương 1.120m.
b) Khu vực Cồn Cổ Lịch: (Vùng nước số 8)
Từ vị trí cách cầu Mỹ Thuận khoảng 1.000m về phía hạ lưu thuộc ấp Hòa (Cồn Cổ Lịch), xã Hòa Hưng đến vị trí cách vàm rạch Cổ Lịch khoảng 400m về phía thượng lưu thuộc ấp Hòa (Cồn Cổ Lịch), xã Hòa Hưng (có tọa độ 10016’011”N - 105054’364”E đến 10016’745”N - 105055’016”E). Có chiều dài tương đương 1.200m.
c) Khu vực thượng lưu bến phà Mỹ Thuận (cũ): (Vùng nước số 9)
Từ vị trí cách vàm rạch Cồn Linh khoảng 400m về phía hạ lưu thuộc ấp 2, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè (khoảng km 138+200) đến vị trí ngang ranh hai xã An Hữu và Hòa Hưng, huyện Cái Bè (khoảng km 135+200). Chiều dài tương đương 3.000m.
d) Khu vực Nam cù lao Tân Phong: (Vùng nước số 10)
Từ vị trí đầu cồn Tân Phong thuộc ấp Tân Thiện, xã Tân Phong về phía hạ lưu (hướng về phía Đông của xã) đến điểm ranh giữa ấp Tân Thái và ấp Tân Thiện (có tọa độ 10019’110”N - 106001’272”E đến 10018’753”N - 106001’686”E) có chiều dài tương đương 1.000m.
đ) Khu vực Sông Cái Nhỏ - ven bờ ấp 2, Tân Thanh: (Vùng nước số 11)
Vị trí từ rạch Đường Tắt đến rạch Cái Sơn thuộc ấp 2, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, (có tọa độ: 10019’079”N - 105049’873”E đến 10018’582”N -105050’330”E) có chiều dài tương đương 1.100m.
e) Khu vực Sông Cái Nhỏ - ven bờ ấp 3 Tân Thanh: (Vùng nước số 12)
Vị trí từ rạch Đường Nước Nhỏ đến khém Ô Môi thuộc ấp 3, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, (có tọa độ: 10018’079”N - 105049’873”E đến 10018’707”N - 105050’222”E), có chiều dài tương đương 900 m.
g) Khu vực nam xã Hòa Khánh: (Vùng nước số 14)
Từ vị trí cách trụ đèn chập tiêu phía bờ tả (có tọa độ 10019’475”N - 106000’450”E đến địa điểm cách vàm Trà Lọt khoảng 200 m về phía hạ lưu có tọa độ 10019’512”N - 106000’329”E) có chiều dài tương đương 222m.
Điều 33. Điều kiện về môi trường
- Tổ chức, cá nhân trong quá trình nuôi cá bè trên sông phải thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp về bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo tác động môi trường.
- Cơ sở phải có biện pháp thu gom xử lý chất thải (xác động vật thủy sản chết, chất thải sinh hoạt) theo quy định về bảo vệ môi trường. Không được vứt xác động vật thủy sản chết ra sông.
Điều 34. Điều kiện vệ sinh thú y
- Bè nuôi phải được vệ sinh diệt mầm bệnh, các loài động vật trung gian truyền bệnh theo chế độ định kỳ và sau mỗi vụ nuôi.
- Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng.
- Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật.
- Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi.
- Thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Có hồ sơ ghi chép quá trình nuôi.
- Cơ sở phải tuân thủ Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi theo Quyết định 130/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.
- Con giống thả nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không mang mầm bệnh truyền nhiễm (thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch khi lưu thông trong nước), được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.
Điều 35. Trách nhiệm của chủ bè
1. Bè nuôi cá hội đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 32, Điều 33 và Điều 34 của Quy định này phải đăng ký với cơ quan có chức năng để được kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy đăng ký nuôi bè theo quy định.
2. Chủ cơ sở phải thực hiện việc giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
1. Khu vực 1: Từ Vàm Kim Sơn, xã Kim Sơn đến Vàm Rạch Rau Răm thuộc xã Phú Phong, huyện Châu Thành dài khoảng 3,5 km (tương ứng từ km 166 đến km 169+500). Tọa độ: 10019’437”N - 106014’632”E đến 10019’290”N - 106037’880’’E.
2. Khu vực 2: Bờ Nam Cù lao Long Đức, thuộc ấp Tây Hòa đến ấp Bình Chánh Đông xã Tam Bình huyện Cai Lậy dài khoảng 1,8 km (tương ứng từ km 160+500 đến km 162+400). Tọa độ: 10018’817”N - 106010’594”E đến 10018’688”N - 106010’026”E.
3. Khu vực 3: Bờ Bắc Cù lao Tân Phong thuộc ấp Tân Thái, xã Tân Phong huyện Cai Lậy (từ Rạch Đinh đến cuối đuôi cồn) dài khoảng 3,5 km (tương ứng từ km 150 đến km 152+500). Tọa độ: 10018’663”N - 106005’106”E đến 10019’140”N - 106003’797”E.
4. Khu vực 4: Bờ Bắc Cồn Bầu thuộc ấp Tân Bường, xã Tân Phong huyện Cai Lậy dài khoảng 2,5 km (tương ứng từ km 147+800 đến km 149+800). Tọa độ: 10017’193”N - 106003’885”E đến 10018’742”N - 106001’626”E.
5. Khu vực 5: Từ Vàm Rạch Ba Rài đến Rạch Cù Là thuộc xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy dài khoảng 1 km (tương ứng km 149+500 đến km 150+500). Tọa độ: 10019’067”N - 106004’017”E đến 10018’352”N - 106003’952”E.
6. Khu vực 6: Từ cách Vàm Trà Lọt về phía hạ lưu 700 mét đến cách Vàm Cái Bè về phía thượng lưu 1,2 km thuộc ấp Hòa Quý, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè dài khoảng 1,5 km (tương ứng km 143+500 đến 145+200). Tọa độ: 10019’536”N - 106001’722”E đến 10019’442”N - 106000’470”E.
7. Khu vực 7: Từ cách chân cầu Mỹ Thuận 1km về phía hạ lưu đến cách Vàm Cổ Lịch 1,2 km về hạ lưu thuộc ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè dài khoảng 2,7 km (tương ứng km 132+600 đến km 134L+200) Tọa độ: 10017’033”N - 105055’415”E đến 10017’763”N - 105056’498”E.
Điều 37. Điều kiện về môi trường
- Cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
- Cơ sở phải có biện pháp thu gom xử lý chất thải (xác động vật thủy sản chết, chất thải sinh hoạt) theo quy định về bảo vệ môi trường. Không được vứt xác động vật thủy sản chết ra sông.
Điều 38. Quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Kết cấu bờ hoặc rào lưới phải đảm bảo khoảng cách với ranh giữa hai chủ sở hữu quyền sử dụng đất liền kề, cách đường nước công cộng, các cơ sở kinh doanh khác, trạm thủy nội địa, cách ngã ba, ngã tư sông theo quy định quản lý an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Khoảng cách tối thiểu giữa 02 đăng quầng là 200 mét; chiều dài mỗi đăng quầng không quá 200 mét.
2. Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc việc nuôi đăng quầng phải xử lý chướng ngại vật do xây dựng công trình hoặc nuôi đăng quầng gây ra và được đơn vị quản lý đường thủy nội địa phụ trách khu vực xác nhận giao thông trên luồng được đảm bảo như trước khi thi công công trình hoặc nuôi đăng quầng; bàn giao hồ sơ công trình liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
Điều 39. Điều kiện vệ sinh thú y
Phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 34 của Quy định này.
Điều 40. Trách nhiệm của cơ sở nuôi
1. Cơ sở nuôi hội đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 36, Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Quy định này phải đăng ký với cơ quan có chức năng để được kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định.
2. Chủ cơ sở phải thực hiện việc giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Điều 41. Trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký, biểu mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện, sổ quản lý chăn nuôi, quy trình thẩm định điều kiện hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
b) Thực hiện cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi cho các cơ sở chăn nuôi động vật quy mô lớn và cơ sở nuôi thủy sản đăng quầng.
c) Chỉ đạo Chi cục Trưởng Chi cục Thú y:
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, lò ấp trứng gia cầm, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, cơ sở nuôi cá bè và nuôi đăng quầng.
- Hướng dẫn cho các cơ sở chăn nuôi tiêm phòng bắt buộc các bệnh cho từng loại gia súc, gia cầm và áp dụng các biện pháp tiêm phòng bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định điều kiện và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bè cá theo quy định.
đ) Chỉ đạo Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra xử lý vi phạm thuộc phạm vi quản lý của ngành.
2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn việc thực hiện điều kiện môi trường đối với hoạt động của cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; đơn giản hóa biểu mẫu cam kết môi trường.
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực môi trường;
c) Tổ chức thẩm định về điều kiện môi trường đối với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có tính chất và quy mô tương ứng (hoặc đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với báo cáo đánh giá tác động môi trường).
3. Giám đốc Sở Y tế
a) Chỉ đạo tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe cho các cá nhân hành nghề theo đúng quy định;
b) Phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng dẫn cho các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm biện pháp bảo hộ lao động tại cơ sở;
c) Quản lý và phối hợp kiểm tra việc mua bán sản phẩm động vật theo quy định của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
d) Phối hợp với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và lây nhiễm trên người.
4. Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn thực hiện các tín hiệu và xác nhận an toàn giao thông đường thủy nội địa cho chủ đầu tư nuôi bè và đăng quầng.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đến các đối tượng có liên quan, nhất là các hộ chăn nuôi quy mô gia đình được nêu trong quy định này.
Điều 42. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Phối hợp với các ngành chức năng chuyên môn tổ chức quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn;
2. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng hạ tầng đối với hoạt động đầu tư nuôi thủy sản đăng quầng trên địa bàn.
3. Thực hiện cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi động vật quy mô vừa và nhỏ, cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh. Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho cơ sở giết mổ động vật, điểm mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, cơ sở ấp trứng gia cầm, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.
4. Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính -Kế hoạch phối hợp Trạm thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các đối tượng do Ủy ban nhân dân huyện cấp phép, cấp giấy đủ điều kiện; đình chỉ hoạt động hoặc gia hạn thời gian đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở không đủ điều kiện.
5. Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nội dung Quy định này tại địa phương theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 43. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã: hướng dẫn, theo dõi việc khai báo, đăng ký đối với quy mô chăn nuôi hộ gia đình, vịt chạy đồng, cơ sở nuôi thủy sản quảng canh cải tiến, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống không thuộc diện đăng ký kinh doanh để quản lý và cấp sổ theo dõi.
Điều 44. Thẩm quyền và trình tự cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi, sổ quản lý chăn nuôi
1. Cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi:
a) Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô lớn:
- Thẩm quyền cấp giấy: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Địa điểm đăng ký: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thời gian và trình tự thực hiện: không quá 45 ngày làm việc.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y: trong thời hạn 05 ngày làm việc.
+ Sở Tài Nguyên và Môi trường
. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư thực hiện đúng và đủ các yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa của Hội đồng thẩm định.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở đã đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y và điều kiện môi trường.
b) Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô vừa, nhỏ, cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh:
- Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Địa điểm đăng ký: Phòng Nông nghiệp cấp huyện.
- Thời gian và trình tự thực hiện: không quá 15 ngày làm việc.
+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuyển đến các ngành chức năng để tiến hành thẩm định. Cụ thể:
Phòng Tài Nguyên và Môi trường thẩm định và cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ.
Trạm Thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi cơ sở thông báo đã hoàn chỉnh việc xây dựng cơ sở.
+ Căn cứ kết quả thẩm định, Phòng Nông nghiệp cấp huyện đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy đủ điều kiện chăn nuôi: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở đã đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và điều kiện môi trường.
2. Cấp sổ quản lý chăn nuôi:
a) Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô hộ gia đình: Hộ chăn nuôi phải đăng ký số lượng, chủng loại, địa điểm chăn nuôi trước mỗi đợt nuôi với Trưởng ấp sở tại để tổng hợp báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Cơ sở nuôi tôm quảng canh cải tiến, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản quy mô nhỏ (không thuộc diện đăng ký kinh doanh): phải đăng ký số lượng, chủng loại, địa điểm chăn nuôi và bản cam kết bảo vệ môi trường, vệ sinh thú y trước mỗi đợt nuôi với Trưởng ấp sở tại để tổng hợp báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Trên cơ sở tổng hợp, báo cáo của Trưởng ấp về số hộ đăng ký chăn nuôi, Ủy ban nhân dân xã cấp sổ quản lý chăn nuôi cho hộ gia đình.
- Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Địa điểm đăng ký: Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Thời gian và trình tự thực hiện: không quá 15 ngày làm việc.
+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuyển đến các ngành chức năng để tiến hành thẩm định.
+ Phòng Tài Nguyên và Môi trường thẩm định và cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường (không áp dụng đối với điểm mua bán sản phẩm động vật): thời hạn thực hiện trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ.
+ Trạm Thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y, thời hạn thực hiện trong 05 ngày làm việc.
Điều 46. Thẩm quyền và trình tự cấp chứng nhận cơ sở nuôi cá bè
- Thẩm quyền: Chi cục Thủy sản.
- Địa điểm đăng ký: Chi cục Thủy sản.
- Thời gian và trình tự thực hiện:
+ Chi cục Thủy sản hướng dẫn hồ sơ kỹ thuật đăng ký nuôi cá bè, cung cấp các biểu mẫu đăng ký.
+ Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi đặt bè xác nhận Đơn xin neo đậu bè cá của các tổ chức, cá nhân đăng ký nuôi bè cá.
+ Các cơ quan quản lý vùng nước cấp Giấy chứng nhận an toàn giao thông đường thủy (hoặc giấy chứng nhận an toàn hàng hải), các cơ quan quản lý vùng nước cụ thể như sau:
. Vùng nước số 1, 2, 3, 4 (vùng nước số 3 từ vị trí cách Cảng Mỹ Tho 500m về phía thượng lưu trở về hạ lưu) liên hệ với Cảng vụ hàng hải Mỹ Tho;
. Vùng nước số 3, 5, 8, 10 ,13 ,14 (vùng nước số 3 từ vị trí cách Cảng Mỹ Tho 500m về phía thượng lưu trở lên thượng lưu) liên hệ với Đoạn quản lý đường sông số 11;
. Vùng nước số 6, 7 liên hệ với Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang;
. Vùng nước số 9, 11, 12 liên hệ với Đoạn quản lý đường sông số 15 (thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp);
- Chi cục Thú y kiểm tra và cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
- Chi cục Thủy sản tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp đăng ký (theo Điều 8 Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 về việc ban hành quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên) và đảm bảo các điều kiện theo Điều 32, Điều 33 và Điều 34 của quy định này.
Thời hạn cấp đăng ký không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ thủ tục.
Điều 47. Thẩm quyền và trình tự cấp chứng nhận cơ sở nuôi thủy sản đăng quầng
- Thẩm quyền: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Địa điểm đăng ký: Chi cục Thủy sản;
- Thời gian và trình tự thực hiện:
+ Đơn đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện nuôi thủy sản đăng quầng của tổ chức, cá nhân (nhưng phải có ý kiến thỏa thuận thống nhất của chủ sử dụng đất liền bờ và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đầu tư).
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
+ Giấy xác nhận đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa ở khu vực dự kiến đầu tư của Sở Giao thông vận tải hoặc Đoạn Quản lý đường sông số 11.
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các tín hiệu và xác nhận an toàn giao thông đường thủy nội địa cho chủ đầu tư nuôi đăng quầng ở khu vực 2, 3, 4 và 5.
Đoạn Quản lý Đường sông số 11 hướng dẫn thực hiện các tín hiệu và xác nhận an toàn giao thông đường thủy nội địa cho chủ đầu tư nuôi đăng quầng ở khu vực 1, 6 và 7.
- Chi cục Thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
Thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ thủ tục, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi thủy sản đăng quầng khi cơ sở hội đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 36, Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của quy định này.
- 1Quyết định 14/2009/QĐ-UBND về việc quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 31/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về việc quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 14/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Hướng dẫn 1138/HD-SNN&PTNT thực hiện Quyết định 14/2009/QĐ-UBND về kiểm tra và cấp phép nuôi thủy sản đăng quầng và nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Quyết định 693/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch quản lý vịt chạy đồng và các cơ sở ấp trứng gia cầm năm 2007 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 886/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ văn bản không còn phù hợp do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 6Quyết định 08/2009/QĐ-UBND về đề án quản lý nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng dựa vào cộng đồng tại Quảng Nam đến năm 2015
- 1Quyết định 14/2009/QĐ-UBND về việc quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 31/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về việc quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 14/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Quyết định 886/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ văn bản không còn phù hợp do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4Quyết định 19/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Quyết định 27/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống và nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Quyết định 63/2005/QĐ-BNN về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 64/2005/QĐ-BNN về danh mục các bệnh phải công bố dịch; các bệnh nguy hiểm của động vật; các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 5Quyết định 68/2005/QĐ-BGTVT công bố đường thủy nội địa quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Quyết định 15/2006/QĐ-BNN về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 10/2006/QĐ-BTS về Quy chế Đăng ký tàu cá và Thuyền viên do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 8Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 9Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 10Luật Thủy sản 2003
- 11Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 13Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 14Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 15Quyết định 35/2007/QĐ-BGTVT công bố vùng nước các cảng biển thuộc các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Mỹ Tho do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 16Quyết định 1405/QĐ-TTg năm 2007 về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Thông tư 92/2007/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Quyết định 1405/QĐ-TTg về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 18Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 19Quyết định 56/2008/QĐ-BNN về Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20Thông tư 60/2008/TT-BNN sửa đổi Thông tư 92/2007/TT-BNN hướng dẫn Quyết định 1405/QĐ-TTg về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 21Quyết định 70/2008/QĐ-BNN về Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 22Quyết định 85/2008/QĐ-BNN về quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 23Quyết định 130/2008/QĐ-BNN về Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 24Thông tư 22/2009/TT-BNN hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 25Hướng dẫn 111/HD-TY-KD năm 2008 các yêu cầu về vệ sinh thú y trong hoạt động bảo quản, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ sản phẩm động vật nhập khẩu và phân công trách nhiệm quản lý do Cục Thú y ban hành
- 26Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 27Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- 28Hướng dẫn 1138/HD-SNN&PTNT thực hiện Quyết định 14/2009/QĐ-UBND về kiểm tra và cấp phép nuôi thủy sản đăng quầng và nuôi cá bè trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 29Quyết định 693/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch quản lý vịt chạy đồng và các cơ sở ấp trứng gia cầm năm 2007 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 30Quyết định 08/2009/QĐ-UBND về đề án quản lý nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng dựa vào cộng đồng tại Quảng Nam đến năm 2015
Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 17/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Khang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra