Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1154/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC NGỌT PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 01/01/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 2172/QĐ-UBND ngày 22/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương chi tiết Đề án quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt tỉnh Thanh Hóa;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 42/TTr-SNN&PTNT ngày 12/3/2022 (kèm theo hồ sơ Đề án) về việc phê duyệt Đề án quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt của tỉnh Thanh Hóa là vấn đề cấp bách và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân; đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các quy hoạch, kế hoạch, chương trình có liên quan.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt dựa trên tiềm năng, đặc điểm phân bổ nguồn nước theo không gian, thời gian và biến động về nhu cầu dùng nước giữa các vùng trên địa bàn tỉnh; cân đối, điều hòa nguồn nước giữa các vùng, hệ thống công trình trong phạm vi toàn tỉnh đảm bảo việc quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và đa mục tiêu cho các ngành và địa phương.

- Trên cơ sở tăng cường ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm ổn định, nâng cao năng lực tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước ngọt; phát huy vai trò của các hệ thống thuỷ lợi lớn như Cửa Đạt, sông Mực, Yên Mỹ và hơn 2.500 công trình thuỷ lợi hiện có trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác, sử dụng nước, trong đó ưu tiên các công trình đa mục tiêu, kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo chủ động trong quản lý và khai thác hiệu quả nguồn nước ngọt nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đạt mục tiêu tăng trưởng tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc phòng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Mục tiêu giai đoạn 2022-2025

- Kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ngọt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Cấp nước cho công nghiệp: Chủ động cấp đủ nước phục vụ 20 khu công nghiệp với diện tích 8.185 ha, 134 cụm công nghiệp với diện tích 5.943 ha trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cấp nước đạt 22 m3/ha/ngày đêm.

- Cấp nước cho nông nghiệp: Đảm bảo tưới ổn định cho 216.700 ha lúa, 18.000 ha mía, 55.000-60.000 ha cây rau quả, 20.000-30.000 ha cây cho thức ăn chăn nuôi, 40.000-72.000 ha ngô; trong đó, 30% cây trồng cạn được tưới bằng hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Tạo nguồn cho 14.500 ha nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước pha loãng cho 5.350 ha mặn lợ.

- Cấp nước cho sinh hoạt: Chủ động cấp đủ nước cho 46 khu đô thị với tiêu chuẩn cấp 120-150 l/người/ngày đêm. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,5%, theo QCVN đạt 65%.

2.2.2. Mục tiêu đến năm 2030

Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại hóa năng lực tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước ngọt. Chủ động cấp đủ nước phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cấp nước 45m3/ha/ngày đêm; đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp với tần suất đảm bảo 85% cho 200.000 ha lúa, 16.500 ha mía, 60.000 ha rau quả, 30.000ha cây thức ăn chăn nuôi và 72.000 ha ngô; diện tích cây trồng cạn được tưới là 70%, trong đó 30% được tưới bằng hình thức tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tạo nguồn nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là 14.500 ha, diện tích nuôi trồng nước lợ là 5.350 ha. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,5%, theo QCVN đạt 75%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ

- Dự báo xu thế biến động tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Phân vùng sử dụng nước, cân đối nguồn nước, xác định các vùng thừa nước, thiếu nước và khả năng đáp ứng nguồn nước trên các lưu vực sông và hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước, các mô hình tổ chức quản lý; giải pháp tăng cường giám sát tại các lưu vực sông, các hệ thống thủy lợi vừa và lớn.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác công trình hiện có; xây dựng mới công trình tăng khả năng trữ nước, công trình chuyển nước, điều hòa nguồn nước từ khu vực thừa nước sang vùng thiếu nước.

- Đề xuất kinh phí, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư và tiến độ thực hiện Đề án.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp

- Dự báo xu thế biển đổi yếu tố khí tượng, thủy văn.

- Dự báo nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Nguyên tắc phân bổ nguồn nước và cân bằng nước.

2.2. Giải pháp chủ yếu

Để đạt được mục tiêu Đề án, cần thực hiện 2 nhóm giải pháp chính:

2.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao quản lý tài nguyên nước và hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước

2.2.1.1. Đẩy mạnh tuyên truyền quản lý và sử dụng tài nguyên nước

- Tuyên truyền đến chính quyền các cấp, người dân, hợp tác xã, tổ dùng nước, các doanh nghiệp trực tiếp tham gia quản lý, cung cấp dịch vụ dùng nước thực hiện tốt các giải pháp quản lý và sử dụng nước.

- Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các huyện, các xã; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện, thông tin truyền thông, trong các trường học, các hội thảo, lồng ghép vào các quy hoạch, đề án của các ngành, các địa phương.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về thực thi pháp luật tài nguyên nước, xây dựng chương trình tuyên truyền rộng rãi đến các địa phương của tỉnh Thanh Hóa và người dân để có nhận thức đúng đắn về hiệu quả và lợi ích của việc sử dụng nước tiết kiệm; công khai các thông tin và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước; khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước,....

2.2.1.2. Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy, tổ chức quản lý

- Củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức quản lý công trình khai thác, sử dụng nước theo Quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và sắp xếp, tổ chức lại tổ chức và số lượng cấp phó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Ổn định mô hình, tổ chức quản lý hiện có; kiện toàn các Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Sông Chu, Nam sông Mã, Bắc sông Mã, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, các Ban quản lý khai thác công trình thuỷ lợi các huyện theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động.

- Kiện toàn và thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác quản lý các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, công trình cấp nước nông thôn.

- Đẩy mạnh thực hiện mở các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý và khai thác tài nguyên nước, người của các tổ chức thủy lợi cơ sở, đặc biệt là tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy trình, kỹ thuật mới.

2.2.1.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến nước theo hướng quản lý nhu cầu, kinh tế hóa, xã hội hóa, chuyển đổi số, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố; tăng cường phân cấp, giảm thủ tục hành chính, minh bạch; huy động nguồn lực, tạo điều kiện, động lực cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, quản lý, vận hành kết cấu hạ tầng ngành nước; khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, bảo vệ môi trường nước.

- Rà soát, xây dựng hoàn chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích xây dựng công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, góp phần bảo đảm cân đối được nguồn nước ngọt ở quy mô từng hộ, thôn, xã, huyện, đặc biệt cho vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

2.2.1.4. Đẩy mạnh công cụ theo dõi, giám sát tài nguyên nước và cơ sở hạ tầng sử dụng nước

a) Công tác quy hoạch, điều tra cơ bản

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, đánh giá thực trạng hoạt động công trình thủy lợi và khai thác, sử dụng nước khác, ưu tiên những vùng đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng mạnh. Theo dõi, giám sát chặt chẽ nguồn nước, phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước.

- Thực hiện điều tra kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước, kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng nước theo định kỳ.

b) Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát

Tăng cường giám sát tài nguyên nước, hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt trên cơ sở nền tảng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến; vận hành, cập nhật hệ thống thường xuyên, định kỳ kết nối hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá an ninh nguồn nước, hoạt động khai thác, sử dụng nước quốc gia.

- Đầu tư bổ sung mạng lưới quan trắc, giám sát nước mặt, cụ thể: Đến năm 2030 hệ thống giám sát nước mặt có 46 vị trí gồm: sông Mã 10 vị trí, sông Chu 7 vị trí, sông Cầu Chày 4 vị trí, sông Lò 1 vị trí, sông Bưởi 3 vị trí, sông Lèn 3 vị trí, sông Lạch Trường 1 vị trí, sông Yên 2 vị trí, sông Nhơm 2 vị trí, sông Hoàng 2 vị trí, sông Thị Long 1 vị trí, sông Hoạt 3 vị trí, sông nhỏ khác 12 vị trí.

- Xây dựng các trạm đo mưa, đo lưu lượng, mực nước, các trạm đo mặn tự động tại các vùng miền núi, ven biển, vùng lòng hồ chứa nước. Số lượng trạm đo mưa, mực nước cần lắp đặt tại các hồ theo Nghị định số 114/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 126 trạm đo mưa, 1.256 trạm mực nước, 13 trạm đo chất lượng nước, 12 trạm đo mặn tại các hệ thống thủy lợi lớn.

2.2.1.5. Giải pháp khoa học công nghệ

Tăng cường đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, từng bước chuyển đổi số để chủ động trong quản lý, khai thác và sử dụng nước đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm:

- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu có liên quan đến thực trạng tài nguyên và đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và ở Việt Nam trong công tác quản lý, vận hành như:

Nâng cao năng lực dự báo mưa, dòng chảy nhằm xây dựng kế hoạch sử dụng nước hiệu quả đối với công trình thủy lợi.

Áp dụng các công nghệ tưới tiên tiến, sử dụng nước tiết kiệm, công nghệ chống thất thoát, lãng phí nước nâng cao hiệu quả khai thác đối với công trình thủy lợi và công trình cấp nước tập trung.

Áp dụng công nghệ sử dụng nước tuần hoàn, tăng hiệu suất quay vòng sử dụng nước đối với các khu công nghiệp, các nhà máy thủy điện.

- Nghiên cứu công nghệ xử lý nước mặn thành nước ngọt cấp cho vùng ven biển, công nghệ trữ nước phân tán vùng đất dốc phục vụ sinh hoạt vùng miền núi.

- Hiện đại hóa hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu công trình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương.

2.2.1.6. Trồng rừng và bảo vệ rừng

Rừng trên đầu nguồn các lưu vực sông có tác dụng ngăn lũ, chống xói mòn, tăng độ ẩm lưu vực, điều tiết nước tự nhiên nên phát triển diện tích rừng sẽ giúp bảo vệ an ninh nguồn nước tốt hơn.

Để đảm bảo diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có độ che phủ 65% vào năm 2030 cần tích cực làm giàu rừng đầu nguồn, trồng rừng để tăng khả năng che phủ, tăng khả năng điều tiết lũ; có kế hoạch khai thác rừng hợp lý với diện tích rừng yêu cầu theo điều kiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc và đảm bảo độ che phủ. Diện tích rừng sản xuất cần được chuyển loại dần qua rừng phòng hộ, rừng trồng để đảm bảo luôn luôn có tỷ lệ rừng nhất định.

2.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường khả năng trữ nước, khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đầu tư xây mới các công trình trữ nước, điều hòa nguồn nước.

- Đầu tư công trình chuyển nước từ nơi thừa nước sang vùng thiếu nước, vùng thường xuyên hạn hán, vùng có sự gia tăng sử dụng nước lớn.

- Nâng cấp các công trình khai thác, sử dụng nước xuống cấp; chú trọng nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa, tăng dung tích trữ nước cho các hồ có điều kiện thuỷ văn thuận lợi; tu bổ hệ thống kênh mương nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho công trình hiện có.

2.2.2.1. Giải pháp chuyển nước

a) Giải pháp chuyển nước từ dòng chính sông Mã cấp cho vùng hạ du sông Bưởi, vùng Bắc sông Mã

Nghiên cứu, đầu tư xây dựng hệ thống đập Cẩm Hoàng trên dòng chính sông Mã; tuyến kênh bắt đầu từ đầu mối đập Cẩm Hoàng, men theo bờ tả sông Mã và đổ vào bể xả của các trạm bơm Yên Tôn, Vĩnh Hùng, Cống Phủ, Hoằng Khánh và thay thế cho khoảng 173 trạm bơm vùng Bắc sông Mã; công trình có nhiệm vụ:

Tưới tự chảy và tạo nguồn vùng phía Bắc sông Mã: Tưới tự chảy cho 30.243 ha (gồm các huyện: Vĩnh Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và một phần thành phố Thanh Hóa), tạo nguồn cho 9.196 ha (gồm huyện Nga Sơn và một phần thị xã Bỉm Sơn) kết hợp phát điện khoảng 10 MW; cấp nước cho sinh hoạt và khu công nghiệp vùng Bắc sông Mã.

Đây là công trình lớn, phức tạp cần nghiên cứu và đánh giá kỹ về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để lựa chọn vị trí xây dựng phù hợp.

b) Giải pháp chuyển nước từ hồ Cửa Đạt

- Chuyển nước từ hồ Cửa Đạt qua hệ thống Bái Thượng và các hồ chứa nhỏ vùng phía Nam tỉnh Thanh Hóa để cấp cho chuỗi đô thị phía Nam tỉnh Thanh Hóa gồm thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, khu đô thị Đông Sơn, Quảng Xương, các khu đô thị, du lịch của các tập đoàn FLC, Sun Group, Tập đoàn T&T.

Cấp đủ cho nhu cầu dùng nước đến năm 2030 của Khu kinh tế Nghi Sơn mở rộng với quy mô cấp nước 300.500 m3/ngày đêm.

- Xây dựng hệ thống kênh chuyển nước từ hồ Cửa Đạt cấp cho khoảng 15.000-20.000 ha và cấp nước sinh hoạt, công nghiệp cho vùng ven đường Hồ Chí Minh. Khu vực nông nghiệp phát triển theo xu hướng mở rộng, thâm canh diện tích cây trồng cạn, cây công nghiệp có tưới phục vụ vùng nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Việt Đài, trang trại bò sữa nông trường Thống Nhất, công ty TH true milk,….

2.2.2.2. Giải pháp tăng cường trữ nước, khai thác sử dụng nước

a) Xây dựng các công trình ngăn sông

- Hoàn thiện xây dựng đập ngăn sông Lèn, sông Càn, kênh De theo dự án đầu tư hệ thống thuỷ lợi sông Lèn.

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các công trình ngăn sông Mã, sông Yên, sông Bạng để giữ lại nguồn nước mùa cạn trong giai đoạn 2031-2050.

b) Tăng cường trữ nước bằng hồ, đập

- Nâng cao dung tích trữ các hồ chứa

Nâng cao dung tích trữ hồ Yên Mỹ: Tích nước hồ Yên Mỹ đến cao trình ( 20.36) m (so với cao trình 18.50 m như hiện nay), dung tích trữ đạt 84,4x106m3 (tăng 20,86 triệu m3 so với hiện nay) phục vụ tưới cho 3.500 ha đất canh tác nông nghiệp và cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn với quy mô 60.000m3/ngày đêm.

Áp dụng các giải pháp công nghệ nâng cao đỉnh đập, nâng cao tràn, thay đổi quy trình vận hành các công trình để nâng cao dung tích hồ chứa như hồ Cống Khê, huyện Ngọc Lặc, hồ Hao Hao, thị xã Nghi Sơn.

Nạo vét các lòng hồ chứa bị bồi lắng tăng khả năng trữ như hồ Hón Chè, huyện Vĩnh Lộc, hồ Đìa Rồng, huyện Hà Trung, hồ Khe Ba, huyện Nông Cống.

- Xây mới các công trình hồ, đập, trạm bơm để tăng khả năng trữ nước, khai thác nước phục vụ sản xuất: Xây dựng mới 95 công trình, gồm 28 hồ chứa, 47 đập dâng, 19 trạm bơm và 1 hệ thống cấp nước. Công trình lớn nhất là hệ thống đập Cẩm Hoàng làm nhiệm vụ tạo nguồn cấp nước cho 39.439 ha.

c) Nạo vét các trục dẫn nước, xây dựng các hồ điều hòa

- Nạo vét các trục tưới tiêu nội đồng tăng khả năng trữ nước mưa và nước hồi quy, gồm việc nạo vét sông Trà Giang, sông Ấu, kênh Hưng Long, kênh Văn Thắng, kênh Chiếu Bạch.

- Xây dựng các hồ điều hòa khu vực thấp trũng như vùng Lưu Phong Châu, huyện Hoằng Hóa, vùng Quảng Xương vừa làm nhiệm vụ trữ nước, vừa làm nhiệm vụ tiêu thoát nước.

2.2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác công trình

a) Nâng cấp, tu sửa các công trình hiện có

Nâng cấp, tu sửa các công trình xuống cấp không đảm bảo tích trữ nước, giảm khả năng khai thác so với thiết kế. Tổng số công trình cần nâng cấp là 339, gồm 136 hồ chứa, 125 đập dâng và 78 trạm bơm; nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống kênh tưới Bái Thượng; nạo vét sông Trà Giang từ cống Lộc Động - Cầu Phủ.

b) Hoàn thiện hệ thống kênh mương

Đến năm 2030, hoàn thành kiên cố hóa 6.431 km kênh mương, bao gồm 1.184 km kênh liên huyện, liên xã, 5.247 km kênh nội đồng nhằm tăng khả năng chuyển tải nước, giảm tổn thất, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Đối với các dự án chuyển nước cho các khu công nghiệp, khu canh tác lớn, ưu tiên đường ống.

c) Chuyển đổi nhiệm vụ một số hồ chứa sang cấp nước sinh hoạt, công nghiệp

Chuyển đổi nhiệm vụ 16 hồ chứa từ cấp nước nông nghiệp sang cấp nước sinh hoạt, công nghiệp ở vùng sông Bạng và khu Lam Sơn - Sao Vàng, vùng Bắc sông Mã do diện tích đất canh tác được chuyển đổi sang đất đô thị và công nghiệp.

2.2.2.4. Đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước

Đầu tư, mở rộng công nghệ tưới hiện đại, tưới tiết kiệm nước gắn với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã có diện tích canh tác từ 5 ha trở lên để giảm chi phí đầu tư trang thiết bị máy bơm, đường ống,... và khai thác hiệu quả, phát huy tối đa giá trị sử dụng của hệ thống tưới.

- Đẩy mạnh nghiên cứu hoàn thiện các quy trình, kỹ thuật tưới cho các loại cây trồng có giá trị cao như rau, hoa, cây dược liệu, các loại cây ăn trái,.…

- Đẩy mạnh nghiên cứu tích hợp các công nghệ, thiết bị tưới với các công nghệ, thiết bị trong giám sát, điều khiển hệ thống tưới, trong giám sát xác định nhu cầu nước của cây trồng, hướng tiệm cận công nghệ 4.0.

- Gắn tưới với canh tác nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác theo chuỗi giá trị gia tăng.

Phấn đấu đến năm 2030 diện tích lúa được tưới tiên tiến là 60.000 ha (đạt 30%); diện tích cây trồng cạn được tưới tiết kiệm là 30%, gồm 5.000 ha mía, 18.000 ha rau quả và 9.000 ha cây thức ăn chăn nuôi.

2.2.2.5. Đầu tư công trình cấp nước đô thị và công nghiệp

Đến năm 2030, tổng số nhà máy nước là 81; tổng công suất thiết kế 1.078.800 m3/ngày đêm; cấp nước cho 43 đô thị và vùng phụ cận, gồm các giải pháp:

- Nâng cấp hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn, đảm bảo cấp đủ nước cho đô thị và khu công nghiệp Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, quy mô 300.000m3/ngày đêm.

- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước liên đô thị lấy nước mặt từ hệ thống đập Bái Thượng, cung cấp nước phục vụ nâng công suất nhà máy nước thành phố Thanh Hóa; xây dựng nhà máy xử lý nước sạch tại huyện Thọ Xuân cung cấp nước cho chuỗi liên kết dọc Quốc lộ 47, thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn và vùng phụ cận.

- Xây dựng mới các nhà máy nước tập trung cho các đô thị và khu, cụm công nghiệp chưa có công trình.

2.2.2.6. Đầu tư công trình cấp nước cho khu vực nông thôn

- Đầu tư, nâng cấp hạ tầng nước sạch của các xã, đặc biệt là các xã đăng ký về đích nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cũng như các xã miền núi đặc biệt khó khăn, vùng bị ô nhiễm nguồn nước.

- Tiếp tục kêu gọi các nguồn xã hội hóa, kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư, vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn.

III. KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 16.701 tỷ đồng, trong đó:

- Kinh phí giải pháp phi công trình: 14 tỷ đồng.

- Kinh phí giải pháp công trình: 16.687 tỷ đồng.

2. Nguồn vốn

Nguồn vốn thực hiện Đề án được bố trí từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Nguồn vốn TW, ODA: 9.880 tỷ đồng, chiếm 59,2% tổng kinh phí của Đề án, tập trung vào các công trình trọng điểm như đầu tư hệ thống đập Cẩm Hoàng, hệ thống kênh chuyển nước từ hồ Cửa Đạt cho vùng ven đường Hồ Chí Minh, chương trình an toàn hồ đập,….

- Ngân sách tỉnh: 3.314 tỷ đồng, chiếm 19,8%, tập trung vào các dự án tu sửa, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi, các giải pháp phi công trình.

- Nguồn khác: 3.507 tỷ đồng, chiếm 21% chủ yếu là nguồn vốn xã hội hóa, tập trung vào các dự án cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.

3. Tiến độ và phân kỳ đầu tư

- Giai đoạn 2022-2025: 3.317 tỷ đồng (gồm: nguồn vốn TW, ODA 1.603 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 1.139 tỷ đồng; nguồn khác 575 tỷ đồng); tập trung vào các nội dung sau:

Tuyên truyền: 2 tỷ đồng (trung bình mỗi năm 500 triệu đồng).

Điều tra, đánh giá khả năng khai thác, phục vụ của hệ thống công trình thuỷ lợi: 5 tỷ đồng (trung bình mỗi năm 1,25 tỷ đồng).

Xây dựng, hoàn chỉnh quy trình vận hành hồ chứa của một số hồ chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: 5 tỷ đồng (mỗi năm 1,25 tỷ đồng).

Xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước: 5 tỷ đồng (mỗi năm 1,25 tỷ đồng).

Nâng cấp, tu sửa và xây mới các công trình thủy lợi: 1.730 tỷ đồng (trung bình mỗi năm 432,5 tỷ đồng).

Nâng cấp, tu sửa và xây mới các công trình cấp nước đô thị: 720 tỷ đồng (trung bình mỗi năm 180 tỷ đồng).

Nâng cấp, tu sửa và xây mới các công trình cấp nước nông thôn: 850 tỷ đồng (trung bình mỗi năm 212,5 tỷ đồng).

- Giai đoạn 2026-2030: 13.384 tỷ đồng (gồm: nguồn vốn TW, ODA 8.277 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 2.175 tỷ đồng; nguồn khác 2.932 tỷ đồng); trong đó tập trung vào các nội dung sau:

Hiện đại hóa, tự động hóa trong công tác quản lý, vận hành, khai thác công trình hạ tầng ngành nước trên cơ sở nền tảng công nghệ 4.0.

Đầu tư hệ thống đập Cẩm Hoàng, hệ thống kênh chuyển nước từ hồ Cửa Đạt cho vùng ven đường Hồ Chí Minh; xây mới các công trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm tăng khả năng trữ và khai thác, sử dụng nước.

Đầu tư các công trình cấp nước đô thị, khu công nghiệp và nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

(Chi tiết có các phụ lục 1, 2, 3 kèm theo)

4. Hiệu quả đề án

4.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng

a) Hiệu quả về kinh tế

- Đối với sản xuất nông nghiệp: Việc chủ động nguồn nước giúp tăng giá trị cây trồng, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước; tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng diện tích canh tác, đặc biệt là vùng cây trồng, các vùng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

- Đối với sinh hoạt và công nghiệp: Đảm bảo chủ động trong sinh hoạt và nguồn nước phục vụ các khu công nghiệp, giúp ổn định và mở rộng sản xuất cho các nhà máy, khu công nghiệp.

b) Hiệu quả về xã hội

- Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động khi các ngành kinh tế quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch đều được hưởng lợi do chủ động về nguồn nước; góp phần xoá đói, giảm nghèo cho vùng nông thôn, vùng biên giới, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước.

- Các ngành kinh tế phát triển nhờ chủ động được nguồn nước sẽ tăng thu ngân sách cho tỉnh Thanh Hóa và có nhiều nguồn vốn đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội, nâng cao năng lực phục vụ, nhất là giao thông nông thôn, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, mạng lưới điện, viễn thông.

- Nâng cao chất lượng sống cho người dân đô thị và nông thôn trong sử dụng nước sạch, sử dụng nước hợp vệ sinh.

c) Hiệu quả về an ninh quốc phòng

Chủ động nguồn nước giúp ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia.

4.2. Hiệu quả môi trường

- Điều tiết nước hợp lý giúp duy trì dòng chảy môi trường trên các lưu vực sông đảm bảo môi trường, hệ sinh thái.

- Nâng cao tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch cho người dân.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lập quy hoạch, điều tra cơ bản, kiểm kê tài nguyên nước trong công trình thủy lợi; thực hiện chương trình, dự án trọng điểm về thủy lợi, phòng, chống thiên tai, cấp nước sinh hoạt nông thôn, bảo vệ và phát triển rừng, chuyển nước, liên kết nguồn nước,.…

- Chủ trì rà soát, thống kê, đánh giá và phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện danh mục nhiệm vụ, dự án ưu tiên đầu tư, trên cơ sở đó xây dựng các chương trình cụ thể, xác định rõ các nội dung cần ưu tiên, phân định nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về thủy lợi, phòng, chống thiên tai, công tác quản lý, khai thác và sử dụng nước trong hệ thống thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan:

Triển khai các chương trình, nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, phục hồi các sông bị suy thoái, ô nhiễm; quy hoạch, điều tra cơ bản, kiểm kê tài nguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường, chất lượng nước.

Xây dựng, vận hành, cập nhật thường xuyên, định kỳ theo dõi, đánh giá số lượng, chất lượng tài nguyên nước, đảm bảo kết nối với các chỉ tiêu an ninh nguồn nước của các Bộ, ngành.

- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án này.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý và sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan tích hợp các nội dung Đề án này vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành có liên quan trên cơ sở nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để thẩm định chủ trương đầu tư các dự án theo quy định hiện hành của pháp luật.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, báo cáo UBND, HĐND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch ngân sách hàng năm và nguồn vốn lồng ghép do ngân sách tỉnh đảm nhận theo quy định để thực hiện có hiệu quả những nội dung của Đề án được duyệt.

5. Các sở, ban, ngành khác và tổ chức chính trị có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tham mưu để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nội dung của Đề án.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung Đề án trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, thực hiện Đề này.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành khác căn cứ nội dung Đề án xây dựng kế hoạch, chương trình đầu tư hàng năm theo đúng lộ trình của Đề án.

- Lập kế hoạch, phối hợp với các sở, ngành trong thực hiện công tác nâng cao năng lực, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, khai thác và vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.

- Có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao hiểu biết về dự án và thực hiện tốt các nội dung của Đề án.

7. Các Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi

Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng nước hàng năm; áp dụng, ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thất thoát tài nguyên nước; giám sát việc xả nước thải vào công trình thủy lợi để đảm bảo chất lượng nước phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để b/c);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh; (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; (để b/c);
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

PHỤ LỤC 1.

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VÀ DỰ KIẾN TỔNG KINH PHÍ, PHÂN KỲ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
 (Kèm theo Quyết định số: 1154/QĐ-UBND ngày 04 tháng 04 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Tên chương trình, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Phân kỳ đầu tư

Tổng kinh phí

Giai đoạn 2022-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng cộng

Nguồn TW, ODA

Ngân sách tỉnh

Nguồn khác

Tổng cộng

Nguồn TW, ODA

Ngân sách tỉnh

Nguồn khác

I

Giải pháp phi công trình

 

 

14

12

 

12

 

2

 

2

 

1

Chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước

Sở TN&MT, Sở NN&PTNT

Các sở, ngành, địa phương liên quan

4

2

 

2

 

2

 

2

 

2

Điều tra, kiểm kê hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa

Sở NN&PTNT

Các sở, ngành, địa phương liên quan

5

5

 

5

 

 

 

 

 

3

Xây dựng, hoàn chỉnh quy trình vận hành hồ chứa của một số hồ chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở NN&PTNT

Các sở, ngành, địa phương liên quan

5

5

 

5

 

 

 

 

 

II

Giải pháp công trình

 

 

16.687

3.305

1.603

1.127

575

13.382

8.277

2.173

2.932

1

Xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước tỉnh Thanh Hóa

Sở TN&MT

Các sở, ngành, địa phương liên quan

10

5

 

5

 

5

 

5

 

2

Chương trình nâng cấp, tu sửa và xây mới các công trình thủy lợi

Sở NN&PTNT

Các sở, ngành, địa phương liên quan

10.562

1.730

718

1.012

 

8.832

6.814

2.018

 

3

Chương trình nâng cấp, tu sửa và xây mới các công trình cấp nước đô thị

Sở Xây dựng

Các sở, ngành, địa phương liên quan

4.055

720

215

 

505

3.335

513

 

2.822

4

Chương trình nâng cấp, tu sửa và xây mới các công trình cấp nước nông thôn

Sở NN&PTNT

Các sở, ngành, địa phương liên quan

2.060

850

670

110

70

1.210

950

150

110

 

Tổng cộng

 

 

16.701

3.317

1.603

1.139

575

13.384

8.277

2.175

2.932

 

PHỤ LỤC 2.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẦN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2022-2025
 (Kèm theo Quyết định số: 1154/QĐ-UBND ngày 04 tháng 04 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Công trình

Địa điểm

Năm dự kiến xây dựng

DT tưới (ha)

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng cộng

Trung ương

Địa phương

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

1.730.000

718.000

1.012.000

I

Công trình nâng cấp

 

 

 

1.412.500

418.000

994.500

1

Hồ chứa

 

 

 

508.300

163.000

345.300

1

Đồng Đớn (Minh Sơn)

Xã Luận Thành, huyện Thường Xuân

2022

25

8.500

 

8.500

2

Quán Thánh

Xã Luận Khê, huyện Thường Xuân

2022

10

9.800

 

9.800

3

Bệnh Viện

Thị trấn, huyện Thường Xuân

2022

20

4.000

 

4.000

4

Thạch An (Thành An)

Xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy

2022

18

7.000

 

7.000

5

Vũng Cầu

Xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy

2022

22

7.000

 

7.000

6

Bai Cô

Xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc

2022

27

9.000

 

9.000

7

Ngọc Quân

Xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc

2022

45

6.500

 

6.500

8

Xuân Minh

Xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc

2022

25

6.500

 

6.500

9

Cây Dừa

Xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc

2022

60

7.000

 

7.000

10

Đồng Giang (Đồng Cừn)

Xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân

2022

15

8.000

 

8.000

11

Thanh Vân

Xã Cát Tân, huyện Như Xuân

2022

60

8.000

 

8.000

12

Đồng Hâm

Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân

2022

12

8.000

 

8.000

13

Ao Bai

Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân

2022

15

9.000

 

9.000

14

Cây Sy

Xã Xuân Du, huyện Như Thanh

2022

75

6.000

 

6.000

15

Quyết Tâm

Xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh

2022

30

8.000

 

8.000

16

Đồng Võ

Xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh

2022

26

9.000

 

9.000

17

Năng Nháp

Xã Thanh Tân, huyện Như Thanh

2022

16

7.000

 

7.000

18

Bông Hôi

Xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn

2022

10

5.500

 

5.500

19

Vạn Thắng

Xã Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn

2022

25

4.500

 

4.500

20

Hón Dứa

Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc

2022

40

9.000

 

9.000

21

Ngọc Thụa

Xã Thành Tân, huyện Thạch Thành

2022

10

4.000

 

4.000

22

Eo Chùa

Xã Thành Trực, huyện Thạch Thành

2022

20

7.000

 

7.000

23

Ma Mân

Xã Thành Trực, huyện Thạch Thành

2022

10

6.000

 

6.000

24

Vó Lào

Xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành

2022

15

9.500

 

9.500

25

Hón Âm

Xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành

2022

30

6.500

 

6.500

26

Thống Nhất

Xã Các Sơn (xã Hùng Sơn cũ), thị xã Nghi Sơn

2022

30

5.000

 

5.000

27

Đồng Mua (Cò Phên)

Xã Luận Thành, huyện Thường Xuân

2023

20

8.000

 

8.000

28

Khiến (Khiếng)

Xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân

2023

25

9.000

 

9.000

29

Thành Rõ

Xã Tân Thành, huyện Thường Xuân

2025

12

10.000

10.000

 

30

Tầm

Xã Thiết Ống, huyện Bá Thước

2023

18

7.000

 

7.000

31

Hoằng Hải

Xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa

2023

75

11.000

 

11.000

32

Bai Bẹn

Xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc

2023

46

7.000

 

7.000

33

Liên hồ Ngọc Phú

Xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc

2023

79

25.000

25.000

 

34

Cống Khê

Thị trấn, huyện Ngọc Lặc

2023

30

45.000

45.000

 

35

Nổ Cái

Xã Công Liêm, huyện Nông Cống

2023

65

7.000

 

7.000

36

Bừa Rằm

Xã Cát Vân, huyện Như Xuân

2023

62

8.000

 

8.000

37

Lệ Cẩm

Xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành

2023

45

10.000

 

10.000

38

Chuông

Xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung

2023

50

12.000

12.000

 

39

Chuộn Chè

Xã Thành Long, huyện Thạch Thành

2024

26

10.000

 

10.000

40

Bản Vịn

Xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân

2024

25

15.000

15.000

 

41

Hón Ca

Xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân

2024

17

6.000

 

6.000

42

Ao Quan

Xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn

2024

20

4.000

 

4.000

43

Buốc

Xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước

2024

15

9.000

 

9.000

44

Mũi Trẫu

Xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc

2024

35

8.000

 

8.000

45

Đồng Vễn

Xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống

2024

125

14.000

14.000

 

46

Đầm Trời (Đầm Lầy)

Thị trấn Cát Vân, huyện Như Xuân

2024

25

8.000

 

8.000

47

Đồm Đồm

Xã Hà Long, huyện Hà Trung

2024

30

20.000

20.000

 

48

Trung Tiến

Xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân

2025

28

6.000

 

6.000

49

Bái Đền

Xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân

2025

26

6.000

 

6.000

50

Hóm Xam

Xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân

2025

15

7.000

 

7.000

51

Bo Dướn

Xã Văn Nho, huyện Bá Thước

2025

33

7.000

 

7.000

52

Phùng Sơn

Xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc

2025

20

4.000

 

4.000

53

Rộc Đầm

Xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc

2025

45

10.000

10.000

 

54

Bai Sơn

Xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc

2025

30

6.000

 

6.000

55

Bông Bụt

Xã Cát Tân, huyện Như Xuân

2025

15

5.000

 

5.000

56

Mó Cun

Xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy

2025

90

12.000

12.000

 

57

Mùng 8

Xã Hà Giang, huyện Hà Trung

2025

10

8.000

 

8.000

2

Đập dâng

 

 

 

406.200

55.000

351.200

1

Hón Đìn

Xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân

2022

25

9.000

 

9.000

2

Bản Xum Lầu

Xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn

2022

13

7.500

 

7.500

3

Bản Ngàm

Xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn

2022

15

8.500

 

8.500

4

Hạ Làng

Xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn

2022

23

8.000

 

8.000

5

Phai Pông, Bản Pọng 2

Xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa

2022

14

5.500

 

5.500

6

Bản Giá

Xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa

2022

11

6.200

 

6.200

7

Bản Cốc

Xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa

2022

3

7.500

 

7.500

8

Sát

Xã Ban Công, huyện Bá Thước

2022

8

8.000

 

8.000

9

Đầm Tôm

Xã Ái Thượng, huyện Bá Thước

2022

12

7.000

 

7.000

10

Bai Váng

Xã Điền Trung, huyện Bá Thước

2022

20

7.000

 

7.000

11

Bai Xây

Xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy

2022

27,4

5.500

 

5.500

12

Bai Bò

Xã Thanh Quân, huyện Như Xuân

2022

30

6.000

 

6.000

13

Xắng Hằng

Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

2022

6.5

5.000

 

5.000

14

Bản Ngàm

Xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh

2022

12

5.500

 

5.500

15

Chiềng Viêng

Xã Giao An, huyện Lang Chánh

2022

15

6.000

 

6.000

16

Lằn Sổ

Xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh

2022

20

5.000

 

5.000

17

Ông Cư

Thị xã Bỉm Sơn

2022

 

14.500

 

14.500

18

Cánh Mun

Xã Tân Thành, huyện Thường Xuân

2023

25

6.000

 

6.000

19

Hang Cáu

Xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân

2023

16

6.000

 

6.000

20

Suối Dú

Xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn

2023

13

2.000

 

2.000

21

Bản Hát

Xã Tam Lư, huyện Quan Sơn

2023

23,5

5.000

 

5.000

22

Bản Muống

Xã Tam Lư, huyện Quan Sơn

2023

20

3.000

 

3.000

23

Bản Ngàm

Xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn

2023

18

3.000

 

3.000

24

Bản Hậu

Xã Tam Lư, huyện Quan Sơn

2023

30

4.000

 

4.000

25

Bai Tương

Xã Ái Thượng, huyện Bá Thước

2023

26

6.000

 

6.000

26

Bai Thiếp

Xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh

2023

16

4.000

 

4.000

27

Cây Nặm (Bản Tiến)

Xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh

2023

25

6.000

 

6.000

28

Mương Phá

Xã Tam Văn, huyện Lang Chánh

2023

15

3.000

 

3.000

29

Hón Mũi

Xã Trí Nang, huyện Lang Chánh

2023

15

3.000

 

3.000

30

Tân Cương

Xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh

2023

12

3.000

 

3.000

31

Đập mương Nà Kham

Thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát

2023

11

3.000

 

3.000

32

Bản Sim

Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát

2023

17

3.000

 

3.000

33

Ngóa bản Chiên

Thị trấn, huyện Mường Lát

2023

12

2.000

 

2.000

34

Cát Thịnh

Xã Cát Tân, huyện Như Xuân

2023

35

7.000

 

7.000

35

Kim Đồng

Xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh

2023

40

9.000

 

9.000

36

Chiềng Lâu

Xã Ban Công, huyện Bá Thước

2023- 2024

128

55.000

55.000

 

37

Yên Giang

Xã Yên Giang, huyện Yên Định

2023

290

12.000

 

12.000

38

Na Xá

Xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân

2024

13

5.000

 

5.000

39

Suối Cạn

Xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn

2024

5

3.000

 

3.000

40

Ta Bó

Xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn

2024

6

4.000

 

4.000

41

Tà Ngơn

Xã Na Mèo, huyện Quan Sơn

2024

9

3.000

 

3.000

42

Bản Bàng

Xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn

2024

17

2.000

 

2.000

43

Chiềng Lè

Xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn

2024

22

3.000

 

3.000

44

Chiềng Ai

Xã Hạ Trung, huyện Bá Thước

2024

15

3.000

 

3.000

45

Chuối

Xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc

2024

15

3.000

 

3.000

46

Làng Bằng

Xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc

2024

45

9.000

 

9.000

47

Tân Thành 1

Xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh

2024

15

3.000

 

3.000

48

Thôn Bàn (Đập Khu phố Oi)

Thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh

2024

25

5.000

 

5.000

49

Bí Nghịu

Xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh

2024

20

11.000

 

11.000

50

Đập mương Nà Púng

Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát

2024

13

2.000

 

2.000

51

Bản Chai

Xã Mường Chanh, huyện Mường Lát

2024

13

2.000

 

2.000

52

Bản Ngố

Xã Mường Chanh, huyện Mường Lát

2024

12

2.000

 

2.000

53

Bai O2

Xã Thanh Phong, huyện Như Xuân

2024

20

3.000

 

3.000

54

Thạch Luyện

Xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn

2024

50

10.000

 

10.000

55

Bản Khẹo

Xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân

2025

25

5.000

 

5.000

56

Đập mương Na Lạnh

Xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn

2025

6

4.000

 

4.000

57

Bản Ngàm

Xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn

2025

18

4.000

 

4.000

58

Bản Kham

Xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn

2025

12

3.000

 

3.000

59

Cha Lung 2

Xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn

2025

14

3.000

 

3.000

60

Bản Mò

Xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn

2025

15

3.000

 

3.000

61

Cóng Táng

Xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn

2025

31

3.000

 

3.000

62

Cóng Ván

Xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn

2025

15

3.000

 

3.000

63

Dang

Xã Thành Sơn, huyện Bá Thước

2025

18

4.000

 

4.000

64

Puốc

Xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh

2025

15

3.000

 

3.000

65

Suối Cảy

Xã Trí Nang, huyện Lang Chánh

2025

20

4.000

 

4.000

66

Bản Pùng

Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát

2025

50

10.000

 

10.000

67

Đập mương bản Bàn

Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát

2025

16

3.000

 

3.000

68

Đập mương Hào

Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát

2025

20

4.000

 

4.000

69

Bóng

Xã Mường Chanh, huyện Mường Lát

2025

12

2.000

 

2.000

70

Ông Sáu

Xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh

2025

55

8.500

 

8.500

3

Trạm bơm

 

 

 

372.000

99.000

273.000

1

Hoa Long

Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lôc

2022

104,3

9.000

 

9.000

2

Đa Vẹt

Xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung

2022

150

10.000

 

10.000

3

Số 2

Xã Nga Điền, huyện Nga Sơn

2022

350

10.000

 

10.000

4

Nhân Nhượng

Xã Tế Nông, huyện Nông Cống

2022

90

8.000

 

8.000

5

Đồng Bặn

Xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống

2022

40

7.800

 

7.800

6

Đông Mỹ

Xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa

2022

150

8.600

 

8.600

7

Cự Khánh

Xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa

2022

70

8.300

 

8.300

8

Đa Ngọc

Xã Yên Phú , huyện Yên Định

2022

70

10.000

 

10.000

9

Bái Ân

Xã Định Thành, huyện Yên Định

2022

165

7.000

 

7.000

10

Cẩm Tân 2

Xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy

2023

120

3.000

 

3.000

11

Cẩm Bình

Xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy

2023

300

13.000

 

13.000

12

Yên Tôn

Xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc

2023

1.200

99.000

99.000

 

13

Hà Bắc

Xã Hà Bắc, huyện Hà Trung

2023

215

3.000

 

3.000

14

Hoằng Ngọc

Xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa

2023

800

10.000

 

10.000

15

Yên Vực

Thành phố Thanh Hóa

2023

180

7.000

 

7.000

16

Quang Lộc

Xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc

2023

180

2.000

 

2.000

17

Liên Lộc 2

Xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc

2023

200

2.500

 

2.500

18

Tuy Lộc

Xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc

2023

180

2.000

 

2.000

19

Quảng Thọ

Phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn

2023- 2025

250

10.500

 

10.500

20

Quảng Hợp 2

Xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương

2023- 2024

170

6.500

 

6.500

21

Quảng Yên

Xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương

2023- 2025

200

8.000

 

8.000

22

Đồng Bái

Xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân

2023- 2024

40

6.300

 

6.300

23

Đồng Quan

Xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân

2023- 2024

110

10.000

 

10.000

24

Vĩnh Quang

Xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc

2024

250

8500

 

8.500

25

Núi Trác

Xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc

2024

160

8000

 

8.000

26

Hà Tiến 1

Xã Hà Tiến, huyện Hà Trung

2024

150

3.000

 

3.000

27

Phú Dương

Phường Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn

2024

434

19.000

 

19.000

28

Thịnh Lộc

Thị trấn, huyện Hậu Lộc

2024

250

5.000

 

5.000

29

Phong Lộc

Xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc

2024

150

4.000

 

4.000

30

Hoằng Hải

Xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa

2024

50

15.000

 

15.000

31

Bình Sơn

Xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành

2025

385

1.500

 

1.500

32

Hà Giang 1

Xã Hà Giang, huyện Hà Trung

2025

200

3.000

 

3.000

33

Cống Đá

Xã Hà Châu, huyện Hà Trung

2025

400

3.000

 

3.000

34

Đoài Thôn

Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn

2025

480

19.000

 

19.000

35

Đại Lộc

Xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc

2025

1.575

16.000

 

16.000

36

Liên Lộc 1

Xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc

2025

120

2.500

 

2.500

37

Trung Thủy

Xã Lương Trung, huyện Bá Thước

2025

15

3.000

 

3.000

4

Kênh mương

 

 

 

126.000

101.000

25.000

1

Hệ thống kênh Bái Thượng

Liên huyện

2023- 2025

 

126.000

101.000

25.000

II

Công trình xây mới

 

 

 

317.500

300.000

17.500

1

Hồ chứa

 

 

 

15.000

0

15.000

1

Thác Muốn

Xã Điền Quang, huyện Bá Thước

2024- 2025

60

15.000

 

15.000

2

Đập dâng

 

 

 

50.000

50.000

0

 

Nghiên cứu xây dựng đập Cẩm Hoàng GĐI

Huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy

2022- 2025

 

50.000

50.000

 

3

Trạm bơm

 

 

 

250.000

250.000

0

1

Hoằng Khánh

Xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa

2023- 2025

11.700

250.000

250.000

 

4

Hệ thống cấp nước

 

 

 

2.500

 

2.500

1

Hệ thống cấp nước tưới huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn)

Thị xã Nghi Sơn

2025

 

2.500

 

2.500

 

PHỤ LỤC 3.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẦN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2026-2030
 (Kèm theo Quyết định số: 1154/QĐ-UBND ngày 04 tháng 04 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Công trình

Địa điểm

Năm dự kiến xây dựng

F tưới (ha)

Kinh phí (triệu đồng)

Tổng cộng

Trung ương

Địa phương

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

8.832.000

6.814.000

2.018.000

I

Công trình nâng cấp

 

 

 

1.510.500

491.000

1.019.500

1

Hồ chứa

 

 

 

578.000

123.000

455.000

1

Đào Lạc

Xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân

2026

45

10.000

 

10.000

2

Xuân Thành

Xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

2026

30

8.000

 

8.000

3

Thái Xịa

Xã Điền Trung, huyện Bá Thước

2026

45

9.000

 

9.000

4

Lương Ngọc

Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

2026

14

4.000

 

4.000

5

Đồng Tán

Xã Thành Công, huyện Thạch Thành

2026

45

9.000

9.000

 

6

Bai Ổi

Xã Thành Công, huyện Thạch Thành

2026

15

6.000

 

6.000

7

Rát

Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc

2026

80

10.000

10.000

 

8

Khe Tiên

Xã Hà Đông, huyện Hà Trung

2026

25

15.000

15.000

 

9

Bì Bùng

Xã Hà Tiến, huyện Hà Trung

2026

58

12.000

 

12.000

10

Xốc Úng

Phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn

2026

28

6.000

 

6.000

11

Sơn Phong

Xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc

2026

65

6.000

 

6.000

12

Khán Đa

Xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc

2026

53

9.000

 

9.000

13

Dốc Bươn

Xã Bình Lương, huyện Như Xuân

2026

20

6.000

 

6.000

14

Ô Ồ

Xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh

2026

30

10.000

 

10.000

15

Bái Ổi

Xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh

2026

15

6.000

 

6.000

16

Khanh Châu

Xã Xuân Du, huyện Như Thanh

2026

35

9.000

 

9.000

17

Quấng

Xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn

2026

50

10.000

 

10.000

18

Khe Dầu

Phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn

2026

50

10.000

 

10.000

19

Khe Vó

Phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn

2026

45

9.000

 

9.000

20

Trại Lợn

Xã Công Chính, huyện Nông Cống

2026

25

5.000

 

5.000

21

Rọc Năn

Xã Công Chính, huyện Nông Cống

2026

16

5.000

 

5.000

22

Thạch Minh

Xã Điền Hạ, huyện Bá Thước

2027

66

10.000

 

10.000

23

Thôn Móng

Xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy

2027

30

8.000

 

8.000

24

Hón Nâu

Xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành

2027

30

6.500

6.500

 

25

Bai Màng

Xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành

2027

15

6.000

 

6.000

26

Làng Đa

Xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc

2027

25

7.000

 

7.000

27

Bàn Nang

Xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc

2027

30

5.000

 

5.000

28

Kẻ Mạnh 2

Xã Thanh Sơn, huyện Như Xuân

2027

15

6.000

 

6.000

29

Đồi Gấc

Xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân

2027

29

5.000

 

5.000

30

Ông Hòa

Xã Cán Khê, huyện Như Thanh

2027

15

5.000

 

5.000

31

Đông Sơn

Xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn

2027

50

10.000

10.000

 

32

Đồng Nấp

Xã Công Chính, huyện Nông Cống

2027

40

5.000

 

5.000

33

Đá Đứng (Bình Sơn)

Xã Thăng Bình, huyện Nông Cống

2027

95

7.000

7.000

 

34

Đồng Sành

Xã Xuân Du, huyện Như Thanh

2027

48

9.000

 

9.000

35

Trung Tiến

Xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân

2028

28

6.000

 

6.000

36

Rộc Cúc

Xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành

2028

23

7.000

 

7.000

37

Hang Bống

Xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành

2028

20

7.000

 

7.000

38

Giếng Ấm

Xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành

2028

15

7.000

 

7.000

39

Đìa Rồng

Xã Hà Tiến, huyện Hà Trung

2028

40

7.000

 

7.000

40

Đồng Thuận (Cao Thuận)

Xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc

2028

30

7.000

 

7.000

41

Làng Cốc

Xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc

2028

30

7.000

 

7.000

42

Mỹ Ré

TT Yên Cát, huyện Như Xuân

2028

30

10.000

 

10.000

43

Đồng Đăng

Xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân

2028

45

10.000

10.000

 

44

Bến Vống

Xã Xuân Khang, huyện Như Thanh

2028

16

7.000

 

7.000

45

Ngọc Sớm

Xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh

2028

45

9.500

9.500

 

46

Ao Khoai

Xã Thanh Tân, huyện Như Thanh

2028

36

6.000

 

6.000

47

Khe Sanh

Phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn

2028- 2029

100

10.000

 

10.000

48

Đập Chai

Xã Công Chính, huyện Nông Cống

2028

26

5.000

 

5.000

49

Đập 21

Xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân

2029

30

6.000

 

6.000

50

Đồng Thành

Xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân

2029

32

7.000

 

7.000

51

Cành Nàng

Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước

2029

42

8.000

 

8.000

52

Rộc Thạ

Xã Thành Yên, huyện Thạch Thành

2029

50

9.500

 

9.500

53

Ruộng Khuông

Xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành

2029

10

5.000

 

5.000

54

Quỳnh Lâm

Xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành

2029

15

7.000

 

7.000

55

Trạng Sơn

Xã Hà Bắc, huyện Hà Trung

2029

80

11.000

11.000

 

56

Thành Công

Xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc

2029

25

7.000

 

7.000

57

Sậy

Xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc

2029

17

6.000

 

6.000

58

Đồng Man

Xã Cát Vân, huyện Như Xuân

2029

30

5.000

 

5.000

59

Đông Cáo

Xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn

2029

25

5.000

 

5.000

60

Mả Trai 1

Phường Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn

2029

60

10.000

10.000

 

61

Sơn Hải

Phường Bình Minh, thị xã Nghi Sơn

2029

30

6.000

 

6.000

62

Đá Dựng (Làng Mới)

Xã Công Liêm, huyện Nông Cống

2029

19

5.000

 

5.000

63

Hang Dơi

Xã Thiết Ống, huyện Bá Thước

2030

27

5.000

 

5.000

64

Đèn

Xã Điền Hạ, huyện Bá Thước

2030

53

10.000

10.000

 

65

Ken Voi

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

2030

20

4.000

 

4.000

66

Bai Bồng

Xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy

2030

50

3.000

 

3.000

67

Đồng Nga

Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành

2030

50

9.500

 

9.500

68

Du Nghì (Thục Đòn)

Xã Thành Long, huyện Thạch Thành

2030

33

6.000

 

6.000

69

Đồng Cả

Xã Thành Long, huyện Thạch Thành

2030

60

15.000

15.000

 

70

Hòa Thuận

Xã Hà Giang, huyện Hà Trung

2030

60

6.000

 

6.000

71

Đìa

Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn

2030

20

6.000

 

6.000

72

Đồi Trảng

Xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc

2030

17

6.000

 

6.000

73

Bai Đu

Xã Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc

2030

20

7.000

 

7.000

74

Tân Mỹ (Vó Khủ)

Xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc

2030

26

7.000

 

7.000

75

Đập 6/1

Xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn

2030

22

5.000

 

5.000

76

Liên Sơn

Xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn

2030

26

5.000

 

5.000

77

Cồn Cát

Xã Công Chính, huyện Nông Cống

2030

104,4

5.000

 

5.000

78

Đồng Lim

Xã Xuân Du, huyện Như Thanh

2030

30

8.000

 

8.000

79

Đỏ

Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn

2030

20

4.000

 

4.000

2

Đập dâng

 

 

 

356.000

76.000

280.000

1

Hón Gường

Xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân

2026

40

9.500

 

9.500

2

Mằng

Xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân

2026

40

7.500

 

7.500

3

Cum

Xã Trung Tiến, huyện Quan Sơn

2026

25

5.000

 

5.000

4

Chu

Xã Thành Lâm, huyện Bá Thước

2026

25

5.000

 

5.000

5

Chài

Xã Hạ Trung, huyện Bá Thước

2026

28

7.000

 

7.000

6

Làng Chúc

Xã Điền Trung, huyện Bá Thước

2026

20

5.000

 

5.000

7

Bai Xôm

Xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy

2026

35

3.000

 

3.000

8

Mó Thón

Xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy

2026

35

3.000

 

3.000

9

Thắng

Xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc

2026

40

8.000

 

8.000

10

Bai Chuối

Xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân

2026

40

8.000

8.000

 

11

Đập kênh mương Piềng Co

Xã Trung Lý, huyện Mường Lát

2026

12

4.000

 

4.000

12

Phai Lầu

Xã Tam Chung, huyện Mường Lát

2026

12

3.000

 

3.000

13

Bai Chắn

Xã Thạch Tượng, huyện Thạch Thành

2026

12

5.000

 

5.000

14

Cây Hồ (Cây Hó)

Xã Cán Khê, huyện Như Thanh

2026

15

4.000

 

4.000

15

Canh Cáy

Xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân

2027

30

7.000

 

7.000

16

Ràm

Xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc

2027

40

9.000

 

9.000

17

Đồng Sòng

Xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân

2027

30

5.000

 

5.000

18

Na Cụm

Xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa

2027

30

8.000

 

8.000

19

Bản Hiết

Xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn

2027

15

4.000

 

4.000

20

Khà

Xã Văn Nho, huyện Bá Thước

2027

70

20.000

20.000

 

21

Mỹ 1

Xã Cẩm Tân (Phúc Do cũ), huyện Cẩm Thủy

2027

62

3.000

 

3.000

22

Bai Vôi

Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành

2027

20

5.000

 

5.000

23

Đôn 2

Xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh

2027

15

4.000

 

4.000

24

Xuân Tiến

Xã Xuân Khang, huyện Như Thanh

2027

20

5.000

 

5.000

25

Mường

Xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân

2028

100

14.000

14.000

 

26

Kênh Tạc

Xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân

2028

30

7.000

 

7.000

27

Suối Bước (Nà Mị)

Xã Thành Sơn, huyện Quan Hóa

2028

28

3.000

 

3.000

28

Bản Sại

Xã Tam Lư, huyện Quan Sơn

2028

18

5.000

 

5.000

29

Bản Bơn

Xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn

2028

15

4.000

 

4.000

30

Bai Tủng

Xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước

2028

40

8.000

 

8.000

31

Tếch 1

Xã Ban Công, huyện Bá Thước

2028

40

9.000

 

9.000

32

Ấm

Xã Lương Nội, huyện Bá Thước

2028

35

7.000

 

7.000

33

Thái Long

Xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy

2028

49

3.000

 

3.000

34

Bai Bung

Xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy

2028

36

3.000

 

3.000

35

Bai Vọng

Xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy

2028

36

3.000

 

3.000

36

Bai Cẳng

Thị trấn, huyện Ngọc Lặc

2028

35

8.000

 

8.000

37

Pù Ngùa

Xã Pù Nhi, huyện Mường Lát

2028

15

4.000

 

4.000

38

Nà Đồn

Xã Pù Nhi, huyện Mường Lát

2028

14

3.000

 

3.000

39

Bản Sài

Xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa

2029

47

21.000

 

21.000

40

Ngôn

Xã Thành Lâm, huyện Bá Thước

2029

35

9.000

 

9.000

41

Chiềng

Xã Điền Lư, huyện Bá Thước

2029

90

22.000

22.000

 

42

Bai Kha

Xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy

2029

36

3.000

 

3.000

43

Đá Mài

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

2029

110

3.000

 

3.000

44

Gò Lý

Thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy

2029

64

3.000

 

3.000

45

Vó Biên

Xã Thạch Lâm, Thạch Thành

2029

25

7.000

 

7.000

46

Mòng

Xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc

2029

20

6.000

 

6.000

47

Thái Hòa

Xã Cát Vân, huyện Như Xuân

2029

30

5.000

 

5.000

48

Lóp Hán

Xã Hiền Chung, huyện Quan Hóa

2030

62

8.000

 

8.000

49

Mương Xa Ná

Xã Na Mèo, huyện Quan Sơn

2030

20

5.000

 

5.000

50

Cốc

Xã Thành Lâm, huyện Bá Thước

2030

56

9.000

 

9.000

51

Đại Lạn

Xã Điền Lư, huyện Bá Thước

2030

57

12.000

12.000

 

52

Bai Dằm

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

2030

70

3.000

 

3.000

53

Bai Đống

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

2030

37

3.000

 

3.000

54

Vòng Đọ

Xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy

2030

150

3.000

 

3.000

55

Trà Đa

Xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc

2030

20

6.000

 

6.000

3

Trạm bơm

 

 

 

264.500

0

264.500

1

Kim Mẫm

Xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

2026

120

3.300

 

3.300

2

Điền Giang

Xã Điền Lư, huyện Bá Thước

2026

50

1.500

 

1.500

3

Ngọc Nước

Xã Thành Trực, huyện Thạch Thành

2026

120

4.000

 

4.000

4

Đồng Kẹm

Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc

2026

35

4.000

 

4.000

5

Lương Thôn

Xã Hoạt Giang (Hà Thanh cũ), huyện Hà Trung

2026

310

7.000

 

7.000

6

Đồi Dầu

Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn

2026

90

3.000

 

3.000

7

Dân Ái

Xã Thiệu Hòa, huyện Thiệu Hóa

2026

100

6.000

 

6.000

8

Quảng Hải

Xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương

2026- 2027

450

20.000

 

20.000

9

Thọ Phú 3

Xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn

2026

150

3.000

 

3.000

10

Núi rùa Minh Sơn

Xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn

2026

80

1.600

 

1.600

11

Cẩm Giang 2

Xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy

2027

126

3.500

 

3.500

12

Cẩm Vân

Xã Cẩm Vân, huyện CẩmThủy

2027

393

8.000

 

8.000

13

Kim Hưng

Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành

2027

100

2.500

 

2.500

14

Đồng Ấp

Xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành

2027

150

6.000

 

6.000

15

Côn Sơn

Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc

2027

35

5.000

 

5.000

16

Quang Lộc1

Xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc

2027

150

5.000

 

5.000

17

Ông Sáng

Xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn

2027

150

3.000

 

3.000

18

Cồn Thọ

Xã Yên Thọ, huyện Như Thanh

2027

200

20.000

 

20.000

19

Quảng Tâm

Phường Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa

2027

420

22.000

 

22.000

20

Thiện Na

Xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống

2027

33

5000

 

5.000

21

Phúc Lâm

Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân

2026- 2028

100

10000

 

10.000

22

Đồng Bưu

Xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân

2026- 2028

43

8000

 

8.000

23

Ngọc Sinh

Xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước

2028

30

1.500

 

1.500

24

Tân Sơn I

Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành

2028

120

4.800

 

4.800

25

Vĩnh An

Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc

2028

150

3.000

 

3.000

26

Hoằng Giang

Xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa

2028

200

3.000

 

3.000

27

Đông Côi

Xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung

2028

50

11.500

 

11.500

28

Hưng Lộc 1

Xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc

2028

280

10.000

 

10.000

29

Vực Bà

Xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn

2028

540

7.600

 

7.600

30

Nam Bằng

Xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa

2028

150

8.000

 

8.000

31

Kiều Đại

Xã Quảng Châu, huyện Quảng Xương

2028

250

10.000

 

10.000

32

Phụng Công

Xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc

2029

100

1.500

 

1.500

33

Xóm Bến

Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa

2029

200

4.000

 

4.000

34

Nga Thắng

Xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn

2029

590

10.000

 

10.000

35

Chấn Long

Xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa

2029

110

7.000

 

7.000

36

Nga Phú

Xã Nga Phú, huyện Nga Sơn

2029

200

3.500

 

3.500

37

Xuân Phong

Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh

2029

90

3.000

 

3.000

38

Hợp Thắng 1

Xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn

2029

180

3.700

 

3.700

39

Cao Lũng

Xã Yên Dương (Hà Dương cũ), huyện Hà Trung

2030

180

7.500

 

7.500

40

Nga Vịnh

Xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn

2030

250

3.500

 

3.500

41

Thiệu Hưng

Thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa

2030

400

10.000

 

10.000

4

Kênh mương

 

 

 

312.000

292.000

20.000

1

Hệ thống kênh Bái Thượng

Liên huyện

2026- 2030

 

291.000

271.000

20.000

2

Sông Trà Giang từ cống Lộc Động - Cầu Phủ

 

2023- 2024

 

21.000

21.000

0

II

Công trình xây mới

 

 

 

7.321.500

6.323.000

998.500

1

Hồ chứa

 

 

 

272.000

71.000

201.000

1

Bo Thượng

Xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước

2026

86

23.000

23.000

 

2

Ngọc Nước

Xã Hạ Trung, huyện Bá Thước

2026

15

4.000

 

4.000

3

Mường Khô

Xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy

2026

30

8.000

 

8.000

4

Bến Than

Xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy

2026

20

6.000

 

6.000

5

Bến Vồng Cao Thanh

Xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc

2026

40

11.000

 

11.000

6

Lèn Mát

Xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân

2026

15

9.000

 

9.000

7

Hồ 2

Xã Xuân Bình, huyện Như Xuân

2026

40

8.000

 

8.000

8

Đá Chai

Xã Xuân Bình, huyện Như Xuân

2026- 2027

90

20.000

 

20.000

9

Bản Yên

Xã Hiền Chung, huyện Quan Hóa

2027

35

12.000

 

12.000

10

Na San

Xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn

2027

30

8.000

 

8.000

11

Đinh Hơng

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

2027

50

4.000

 

4.000

12

Làng Kim

Xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

2027

20

6.000

 

6.000

13

Hồ 1

Xã Xuân Bình, huyện Như Xuân

2027

60

20.000

 

20.000

14

Tân Hòa

Xã Lương Trung, huyện Bá Thước

2028

16

4.000

 

4.000

15

Đồng Cơn

Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước

2028

50

4.000

 

4.000

16

Bai Mi

Xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc

2028

30

8.000

 

8.000

17

Thanh Long

Xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy

2028

45

10.000

 

10.000

18

Nước Dọc

Xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

2028

45

3.000

 

3.000

19

Đồng Mò

Xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân

2028

40

10.000

 

10.000

20

Đồng Thành

Xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

2028- 2029

75

23.000

23.000

 

21

Na Cải (Khảng)

Xã Văn Nho, huyện Bá Thước

2029

19

5.000

 

5.000

22

Bai Mọ

Xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy

2029

45

10.000

 

10.000

23

Vũng Mon

Xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy

2029- 2030

70

25.000

25.000

 

24

Làng Sòng

Xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc

2030

35

10.000

 

10.000

25

Hồ 3

Xã Xuân Bình, huyện Như Xuân

2029

30

7.000

 

7.000

26

Trại 4

Xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân

2030

30

7.000

 

7.000

27

Làng Nghèo

Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa

2030

30

7.000

 

7.000

2

Đập dâng

 

 

 

6.782.000

6.105.000

677.000

1

Xây dựng đập Cẩm Hoàng GĐII

Huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy

2026- 2030

39.439

6.000.000

5.700.000

300.000

2

Bản Chiềng

Xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa

2026

20

5.000

 

5.000

3

Làng Bâu

Xã Nam Động, huyện Quan Hóa

2026

15

4.000

 

4.000

4

Na Nọi

Xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh

2026

15

4.000

 

4.000

5

Bai Nóng

Xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh

2026

13

8.000

 

8.000

6

Đập mương bản Chà Lan

Xã Mường Lý, huyện Mường Lát

2026

12

5.000

 

5.000

7

Đập mương Tài Chánh

Xã Mường Lý, huyện Mường Lát

2026

15

5.000

 

5.000

8

Nà Tao

Xã Pù Nhi, huyện Mường Lát

2026

15

9.000

 

9.000

9

Làng Cát

TT Yên Cát, huyện Như Xuân

2026

30

4.000

 

4.000

10

Xóm Phong

Xã Cát Vân, huyện Như Xuân

2026

60

21.000

 

21.000

11

Làng Lau Thượng

Xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc

2026

45

8.000

 

8.000

12

Lớt Dồi

Xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa

2027

15

4.000

 

4.000

13

Bản Khiêu

Xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa

2027

25

6.000

 

6.000

14

Láu Đáy

Xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc

2027

68

10.000

 

10.000

15

Yên Phong

Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

2027

20

5.000

 

5.000

16

Khon

Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

2027

25

5.000

 

5.000

17

Hón Đang

Xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh

2027

10

10.000

 

10.000

18

Khe Tung

Xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân

2027

95

21.000

 

21.000

19

Như Lăng

Xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân

2027

70

25.000

25.000

 

20

Chòm Mo

Xã Thành Trực, huyện Thạch Thành

2027- 2029

1.375

250.000

250.000

 

21

Suối Sang

Xã Trung Thành, huyện Quan Hóa

2028

30

8.000

 

8.000

22

Suối Quýt (Tiến Thắng, Cá, Chiềng)

Xã Trung Thành, huyện Quan Hóa

2028

50

10.000

 

10.000

23

Bứa

Xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc

2028

20

5.000

 

5.000

24

Tân Thủy

Xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh

2028

18

9.000

 

9.000

25

Na Bán Cống

Xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh

2028

17

8.000

 

8.000

26

Bản Tráng

Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

2028

9

4.000

 

4.000

27

Mường Dằm, bản Pọng

Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát

2028

10

4.000

 

4.000

28

Đồng Công

TT Yên Cát, huyện Như Xuân

2028

75

22.000

 

22.000

29

Xuân Thành

Xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân

2028

75

22.000

 

22.000

30

Định Công

Xã Định Công, huyện Yên Định

2028- 2030

500

95.000

95.000

 

31

Bản Cang

Xã Mường Chanh, huyện Mường Lát

2028- 2029

190

35.000

35.000

 

32

Bản Cốc

Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa

2029

35

10.000

 

10.000

33

Thôn Giá

Xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa

2029

25

7.000

 

7.000

34

Bai Mốc

Xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc

2029

50

12.000

 

12.000

35

Làng Cơn

Xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh

2029

25

8.000

 

8.000

36

Hón Siêng

Xã Tam Văn, huyện Lang Chánh

2029

10

7.000

 

7.000

37

Đoàn Kết

Thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát

2029

15

8.000

 

8.000

38

Tài Chánh

Xã Mường Lý, huyện Mường Lát

2029

10

3.000

 

3.000

39

Pá Khôn (Pa Khà)

Thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát

2029

10

8.000

 

8.000

40

Xuân Thắng

Xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân

2029

75

28.000

 

28.000

41

Làng Nót

Xã Nam Động, huyện Quan Hóa

2030

15

4.000

 

4.000

42

Làng Tró

Xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc

2030

45

10.000

 

10.000

43

Nậm Danh

Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

2030

10

10.000

 

10.000

44

Muỗng

Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh

2030

10

9.000

 

9.000

45

Đập kênh mương Cờn Luông

Xã Trung Lý, huyện Mường Lát

2030

9

3.000

 

3.000

46

Trung Tiến

Xã Mường Lý, huyện Mường Lát

2030

10

3.000

 

3.000

47

Thành Thắng

Xã Luận Thành, huyện Thường Xuân

2030

100

21.000

 

21.000

3

Trạm bơm

 

 

 

267.500

147.000

120.500

1

Làng Đồn (Quyết Thắng)

Xã Thiết Ống, huyện Bá Thước

2026

35

5.000

 

5.000

2

Rộc Mơ

Xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc

2026

25

3.400

 

3.400

3

Đông Thành

Xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa

2026

120

16.000

 

16.000

4

Đa Lộc

Xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc

2026- 2028

580

50.800

50.800

 

5

Nga Thái

Xã Nga Thái, huyện Nga Sơn

2026- 2028

450

46.200

46.200

 

6

Song An

Xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy

2027

90

7.200

 

7.200

7

Đồng Châm

Xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy

2027

35

4.800

 

4.800

8

Xu Xuyên

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

2027

80

6.400

 

6.400

9

Cẩm Lợi

Xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành

2027- 2028

145

20.000

 

20.000

10

Tân Phúc

Xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân

2027- 2028

220

25.000

25.000

 

11

Hàn Đồn

Thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy

2028

90

12.200

 

12.200

12

Nâm Phâng

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

2028

35

4.800

 

4.800

13

Quang Trung

Phường Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn

2028

90

12.000

 

12.000

14

Minh Thành

Xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc

2028- 2029

280

25.000

25.000

 

15

Thôn Bèo

Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy

2029

30

4.000

 

4.000

16

Bình Sậy

Xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành

2029

70

9.500

 

9.500

17

Làng Chén

Xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy

2030

30

4.500

 

4.500

18

Bến Táng

Xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc

2030

130

10.700

 

10.700

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1154/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 1154/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/04/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Đức Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/04/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản