Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH THÁI BÌNH
BAN CHỈ ĐẠO TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/QĐ-BCĐTCCNN

Thái Bình, ngày 26 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.

BAN CHỈ ĐẠO TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

n cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2106/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Tờ trình số 229/T.Tr-TGV BCĐTCCNN ngày 26/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Thủ trưởng các ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTNMT.

TRƯỞNG BAN




PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Phạm Văn Xuyên

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 114/QĐ-BCĐTCCNN ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Ban Chỉ đạo Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp).

I. MỤC TIÊU CHUNG

Triển khai, thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, tăng quy mô hộ sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng chuỗi giá trị liên kết giữa các tác nhân, nhất là giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân (hay các Hợp tác xã, tổ nhóm...).

Xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời gian hoàn thành và phân công cho các đơn vi triển khai, thực hiện Kế hoạch Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Mục tiêu toàn ngành

- Tốc độ tăng trưởng toàn ngành trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt: 2,5%/năm, trong đó trồng trọt 0,4%; chăn nuôi 3,5%; thuỷ sản 6%;

- Tỷ trọng các ngành trong tổng cơ cấu nông, lâm, thủy sản: Trồng trọt 32%; chăn nuôi 31%, dịch vụ 6,9%, lâm nghiệp 0.1 % và thủy sản 30%.

2. Mục tiêu theo lĩnh vực

a. Về trồng trọt

- Tỷ lệ diện tích đất canh tác được tích tụ với quy mô từ 02 ha trở lên đạt trên 50%;

- Diện tích trồng trọt áp dụng tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt đặt 25%;

- Sản lượng được tiêu thụ qua hợp đồng: Lúa gạo 10%; rau củ quả 10%; ngô 20%;

- Diện tích đất lúa bảo đảm tiêu thụ nội tỉnh, sản xuất hàng hóa, và góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đời sống dân sinh;

- Diện tích ngô: Khoảng 12.500 ha/năm, tăng 1.956 ha so với hiện nay, chủ yếu tăng ở vụ Xuân do chuyển từ đất lúa sang trồng ngô, mỗi năm tăng khoảng 400 ha;

- Diện tích rau gieo trồng các loại: Khoảng 37.765 ha/năm, trong đó: Diện tích khoai tây khoảng 6.000 ha (vụ Xuân 500 ha, vụ Đông 5.500 ha); diện tích rau chuyên canh tăng từ 1.800 ha lên 2.500 ha

b. Về chăn nuôi

- Ổn định đàn lợn khoảng 1 - 1,1 triệu con, tăng đàn bò lên 100 nghìn con, tăng đàn gia cầm lên 13 triệu con (trong đó đàn gà 10 triệu con);

- Duy trì đàn lợn nái chiếm khoảng 18% tổng đàn lợn. Tăng tỷ lệ đàn lợn nái lai và lợn nái ngoại lên 75% tổng đàn vào năm 2020;

- Tăng số lượng các cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn lên 1.000 trang trại;

- Đưa 40% số điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh vào các cơ sở giết mổ đã được quy hoạch;

- Sản lượng thịt bò tăng 80 - 90% thông qua việc tăng cường phối giống bằng thụ tinh nhân tạo bò lai Sind với nhóm bò Zebu.

c. Về thuỷ sản

- Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản chiếm 30% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp;

- Sản lượng ngao được tiêu thụ thông qua hợp đồng đạt 10%;

- Lượng giống thủy sản được cung cấp bởi địa phương chiếm 75%;

- Khoảng 25% sản phẩm thủy sản là sản phẩm chế biến;

- Diện tích ngao khoảng 4.100 ha, sản lượng 123.000 tấn;

- Diện tích nuôi tôm sú xen ghép cá rô phi khoảng 3.000 ha và nuôi cá các loại (cá vược, cá song, cá bống bớp);

- Cá rô phi: Khoảng 2.500 ha, sản lượng: 37.500 tấn;

- Sản lượng khai thác 70.000 tấn.

d. Về giải quyết lao động

- Chuyên nghiệp hóa lao động nông nghiệp, rút một nửa lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp;

- Năm 2020, xuất khẩu khoảng 10 nghìn lao động, thu hút thêm 03 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động;

- Hình thành 01 trung tâm giao dịch việc làm hỗ trợ những người làm ở tỉnh ngoài;

- Đến năm 2020, các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp tạo khoảng 150-160 nghìn công việc mới;

- Lao động ở lại nông nghiệp được chuyên nghiệp hóa khoảng 50 nghìn người.

III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Chi tiết tại Phụ lục 1,2 kèm theo).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ đạo triển khai, giám sát, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Giao Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo là đơn vị thường trực, có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị theo dõi việc triển khai, thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo.

2. Căn cứ vào Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công: Các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung theo chương trình/kế hoạch được phê duyệt theo từng năm, từng thời kỳ; đảm bảo thực hiện kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

3. Định kỳ hàng năm, các đơn vị tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp tiếp tục tổ chức thực hiện gửi về Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh;

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị chủ động báo cáo với Ban Chỉ đạo để xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

STT

Chương trình, Đề án để thực hiện mục tiêu

Mục tiêu thực hiện cụ thể từng năm

Năm 2016

m 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Đơn vị chủ trì thực hiện

Ghi chú

1

Lĩnh vực Trồng trọt và BVTV

 

 

 

 

 

 

 

1

Đề án Tích tụ ruộng đất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa và liên kết trong chuỗi giá trị

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 200 ha;

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 1.000 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 3.000 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 5.000 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 8.000 ha

UBND các huyện, thành phố thực hiện; UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng KH thực hiện quy hoạch và có cơ chế chính sách đối với diện tích đất tích tụ 2 ha đến dưới 10 ha

Có phụ biểu phân theo huyện kèm theo

2

Đề án Xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi;

Xây dựng đề án, phê duyệt đề án; tổ chức tuyên truyền hội thảo vận động các địa phương và doanh nghiệp tham gia; xây dựng thí điểm 2 mô hình rau, 01 mô hình lúa, diện tích dự kiến rau 10ha, lúa 20ha có sự tham gia của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

tổ chức 4 mô hình rau và 2 mô hình lúa an toàn theo chuỗi với quy mô lúa 40 ha, rau 20 ha/mô hình

duy trì và mở rộng diện tích các mô hình

Duy trì và mở rộng thêm diện tích mô hình

phấn đấu toàn tỉnh có 250 ha rau an toàn theo chuỗi, 500 ha lúa sản xuất an toàn theo chuỗi

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng đề án

 

3

Đề án Tăng cường áp dụng IPM cho cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

 

XD xong đề án

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng

Nhân rộng áp dụng IPM trong sản xuất đối với cây lúa, ngô, rau màu; Có 60% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ;

Nhân rộng áp dụng IPM trong sản xuất đại trà

 

 

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng

Xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý dịch hại bền vững, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

 

Đối với cây lúa, ngô, rau màu: Có 80% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ;

 

 

Xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý dịch hại bền vững, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Áp dụng IPM đối với cây lúa, ngô, rau màu: Có 40% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ;

 

Phấn đấu mỗi xã mở được 1 - 3 lớp huấn luyện IPM cho nông dân.

 

 

Áp dụng IPM đối với cây lúa, ngô, rau màu: Có 20% diện tích ứng dụng IPM đầy đủ

- Xây dựng kế hoạch và Đào tạo giảng viên IPM cấp tỉnh số lượng 01 trung tâm, số lượng học viên tham dự 35 học viên là công chức, viên chức của Chi cục Trồng trọt và BVTV

Đào tạo giảng viên IPM cấp huyện, mỗi huyện 02 trung tâm, mỗi trung tâm 35 học viên, đối tượng học là cán bộ của các Hợp tác xã DVNN - Mỗi huyện, thành phố mở 2-3 lớp HLND mỗi lớp 35 học viên, để cho các giảng viên IPM cấp huyện, thực tập giảng và thực…

 

 

 

 

4

Đề án Phát triển cây khoai tây tại Thái Bình giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

 

 

Xây dựng xong đề án

Diện tích sản xuất khoai tây giống 400 ha, khoai tây thương phẩm 5.000 ha, trong đó Xây dựng vùng sản xuất tập trung quy mô từ 20 ha trở lên/vùng được 1000-1500 ha có liên kết tiêu thụ SP.

Diện tích sản xuất khoai tây giống 500 ha, khoai tây thương phẩm. 5.0500 ha, trong đó Xây dựng vùng sản xuất tập trung quy mô từ 20 ha trở lên/vùng được 2.000- 2.500 ha có liên kết tiêu thụ SP.

 

 

 

Diện tích sản xuất khoai tây thương phẩm. 4.500 ha, trong đó Xây dựng vùng sản xuất khoai tây tập trung quy mô từ 20 ha trở lên/vùng được 500-700 ha có liên kết tiêu thụ SP.

Thực hiện Xây dựng 8 mô hình (mỗi huyện 01 mô hình, 20ha/MH) ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu và trồng khoai tây kết hợp với xử lý phân hữu cơ vi sinh từ các phế thải nông nghiệp.

Thực hiện Xây dựng 8 mô hình (mỗi huyện 2 mô hình, 20ha/MH) ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu và trồng khoai tây kết hợp với xử lý phân hữu cơ vi sinh từ các phế thải nông nghiệp.

 

 

 

Thực hiện Xây dựng 4 mô hình (mỗi MH tối thiểu 10 ha) ứng dụng trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu và trồng khoai tây kết hợp với xử lý phân hữu cơ vi sinh từ các phế thải nông nghiệp.

 

 

 

 

5

- Dự án Nghiên cứu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo của tỉnh Thái Bình

 

 

 

 

 

giao cho Sở Công thương phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án chi tiết

 

6

Chương trình chọn lọc được 2 -3 giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng chống chịu với sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh của tỉnh và đề xuất giống để xây dựng thương hiệu gạo cho từng vùng..

Điều tra cơ cấu giống và nhu cầu của thị trường và viết thuyết minh chương trình

Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất một số giống mới, đề xuất xây dựng mô hình diện rộng, từ 1 ha trở lên. Với mục tiêu chọn được 3-4 giống có triển vọng cho từng vùng

Xây dựng 4-5 mô hình trình diễn giống chọn lọc được có năng suất, chất lượng, chống chịu... trên các vùng sinh thái trong tỉnh, từ đó hoàn thiện quy trình sản xuất.

Xây dựng 2 -3 cánh đồng mẫu với diện tích 20 - 30 ha trên các vùng sính thái đặc trưng và phối hợp doanh nghiệp thu mua sản phẩm và từng bước xây dựng thương hiệu gạo.

Xây dựng 2 mô hình cánh đồng mẫu với diện tích là 50 ha kết hợp Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Giao cho Công ty CP giống Cây trồng Thái Bình lồng ghép các chương trình để tổ chức thực hiện

 

II

nh vực Chăn nuôi và Thú y

 

 

 

 

 

 

 

7

Đề án “Tái cơ cấu giống vật nuôi trong chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng 2030”.

Quý II: Trình đề án với UBND tỉnh.

Tổng đàn lợn 1.050.000 con; trong đó đàn lợn nái: 195 ngàn con (chiếm 18,6% so tổng đàn), trong đó đàn nái lai và nái ngoại khoảng 57% so tổng đàn nái.

Đàn gia cầm 12,1 triệu con, trong đó đàn gà: 9,1 triệu con. Đàn trâu bò 54,5 nghìn con; trong đó bò 49 nghìn con.

Tổng đàn lợn 1.055.000 con; trong đó đàn lợn nái: 195 ngàn con (chiếm 18,5% so tổng đàn), trong đó đàn nái lai và nái ngoại khoảng 61 % so tổng đàn nái.

Đàn gia cầm 12,8 triệu con, trong đó đàn gà: 9,9 triệu con. Đàn trâu bò 69 nghìn con, trong đó đàn bò 63,5 nghìn con.

Tổng đàn lợn 1.060.000 con; trong đó đàn lợn nái: 195 ngàn con (chiếm 18,4% so tổng đàn), trong đó đàn nái lai và nái ngoại khoảng 66,5% so tổng đàn nái.

Đàn gia cầm 13 triệu con, trong đó đàn gà: 10 triệu con. Đàn trâu bò 70,5 nghìn con, trong đó đàn bò 65 nghìn con.

Tổng đàn lợn 1.064.000 con; trong đó đàn lợn nái: 195 ngàn con (chiếm 18,3% so tổng đàn), trong đó đàn nái lai và nái ngoại khoảng 72% so tổng đàn nái.

Đàn gia cầm 13 triệu con, trong đó đàn gà: 10 triệu con. Đàn trâu bò 73,5 ngàn con, trong đó đàn bò 68 nghìn con.

Tổng đàn lợn 1.066.000 con; trong đó đàn lợn nái: 195 ngàn con (chiếm 18,3% so tổng đàn), trong đó đàn nái lai và nái ngoại khoảng 75%. so tổng đàn nái.

Đàn gia cầm 13 triệu con, trong đó đàn gà: 10 triệu con. Đàn trâu bò 100 nghìn con, trong đó đàn bò 87,3 nghìn con

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng và trình đề án;

Tổ chức thực hiện: Công ty CP giống Chăn nuôi: Hỗ trợ tinh dịch Lợn;

UBND huyện thực hiện hỗ trợ TTNT bò, hỗ trợ giống gia cầm; đào tạo;

Dự án LIFSAP, dự án khí sinh học hỗ trợ công trình khí sinh học Biogas

 

8

Phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn và gà tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020

 

Xây dựng xong Đề án

Xây dựng mới 5 mô hình THT, HTX chăn nuôi theo chuỗi liên kết.

- Hướng dẫn hỗ trợ các THT, HTX chăn nuôi sẵn có nâng cao hiệu quả, hoạt động.

Xây dựng mới 3 mô hình THT, HTX chăn nuôi theo chuỗi liên kết, có sự tham gia của Doanh nghiệp.

Xây dựng 2 mô hình THT, HTX chăn nuôi theo chuỗi liên kết có sự tham gia của Doanh nghiệp.

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng đề án;

Tổ chức thực hiện đề án: UBND huyện chỉ đạo và Doanh nghiệp thực hiện.

Có phụ biểu phân theo huyện dự kiến kèm theo

9

Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và gia trại theo hướng an toàn dịch bệnh

 

Đề án được phê duyệt quý III/2017;

Cấp mới 8 trang trại,

Cấp mới 20 trang trại,

Cấp mới 27 trang trại,

Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện

 

10

Đề án Quy hoạch và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 107/QĐ-UBND

Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch

Rà soát, đánh giá các cơ sở giết mổ

Quy hoạch, nâng cấp các cơ sở giết mổ đủ điều kiện VSTY

Đưa 5% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Đình chỉ hoạt động 20% số cơ sở không đủ điều kiện VSTY

Đưa 10% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Đình chỉ hoạt động 30% số cơ sở không đảm bảo điều kiện VSTY

Đưa 20% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Đình chỉ hoạt động 40% số cơ sở không đảm bảo điều kiện VSTY

Đưa các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh vào các cơ sở giết mổ đã quy hoạch. Có 01 cơ sở giết mổ tập trung và 81 cơ sở tập trung giết mổ được xây mới;

Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Đình chỉ hoạt động 50% số cơ sở không đảm bảo điều kiện VSTY

UBND các huyện, thành phố chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện giám sát công tác quản lý và hoạt động của các cơ sở giết mổ đã nâng cấp/ xây mới;

Có phụ biểu phân theo huyện kèm theo

III

Lĩnh vực Thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

11

Xây dựng Quy hoạch tổng thể thủy sản Thái Bình giai đoạn 2016-2020

Tháng 9 trình đề án

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng đề án

UBND các huyện tổ chức thực hiện theo đề án được phê duyệt

12

Dự án hỗ trợ phát triển thương hiệu ngao sạch chất lượng cao Thái Bình tại thị trường nội địa và xuất khẩu;

 

 

 

 

 

Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng

 

13

Dự án Phát triển ngao giống phục vụ sản xuất tại tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận;

 

 

Xây dựng dự án

 

Sản xuất khoảng 20 tỷ ngao giống

UBND huyện Tiền Hải và các Doanh nghiệp

 

14

Dự án Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngao Thái Bình.

 

 

 

 

 

UBND huyện Tiền Hải, Thái Thụy và các Doanh nghiệp

 

IV

Lĩnh vực phát triển nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp giai đoạn 2016- 2020

Hoàn thành xây dựng năm 2016

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng

 

15

Đề án Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác (nhóm hợp tác, hợp tác xã) trong sản xuất Nông nghiệp

Điều tra, khảo sát các Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản

Lựa chọn hỗ trợ phát triển 6- 8 mô hình Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả gắn với liên kết tiêu thụ nông sản

Tiếp tục đẩy mạnh liên kết tiêu thụ nông sản các mô hình đã lựa chọn và nhân rộng mô hình toàn tỉnh có từ 10-20 mô hình HTXNN hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản

Nhân rộng mô hình toàn tỉnh có từ 20-30 mô hình HTXNN hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản

Tổng kết đánh giá các mô hình và nhân rộng trên diện rộng.

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng đề án

 

V

Việc làm

 

 

 

 

 

 

 

16

- Dự án Phát triển xuất khẩu lao động của Thái Bình sang nước ngoài.

 

 

 

 

 

Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án

 

17

- Đề án Đào tạo hộ nông dân chuyên nghiệp hóa phục vụ nền sản xuất quy mô lớn;

 

 

 

 

 

 

18

- Phát triển các Khu Công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm thu hút lao động nông nghiệp.

 

 

 

 

 

Ban Quản lý các Khu công nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án

 

VI

Lĩnh vực lâm sinh

 

 

 

 

 

 

 

19

Dự án Trồng rừng và bảo vệ đê ven biển khu vực Đồng Châu

 

 

 

 

 

UBND huyện Tiền Hải

 

 

PHỤ LỤC 2

PHỤ BIỂU PHÂN THEO HUYỆN
(kèm theo kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020)

STT

Chương trình, Đề án để thực hiện mục tiêu

Mục tiêu đến năm 2020 chia theo huyện, thành phố

1

Đề án Tích tụ đất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa và Iiên kết trong chuỗi giá trị

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 1200 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 1200 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 1300 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 1100 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 1000 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 1000 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 900 ha

Tổng diện tích đất tích tụ từ 10 ha trở lên là 300 ha

2

Đề án Tăng cường áp dụng Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm;

Có "&0.8*14&" ha ứng dụng IPM đầy đủ đối với cây lúa, ngô, rau màu"

có 11035.2 ha ứng dụng IPM đầy đủ đối với cây lúa, ngô, rau màu

có 12338,4 ha ứng dụng IPM đầy đủ đối với cây lúa, ngô, rau màu

có 10272 ha ứng dụng IPM đầy đủ đối với cây lúa, ngô, rau màu

có 8823,2 ha ứng dụng IPM đầy đủ đối với cây lúa, ngô, rau màu

có 9680,8 ha ứng dụng IPM đầy đủ đối với cây lúa, ngô, rau màu

có 8904,8 ha ứng dụng IPM đầy đủ đối với cây lúa, ngô, rau màu

có 2560 ha ứng dụng IPM đầy đủ đối với cây lúa, ngô, rau màu

3

Đề án Quy hoạch và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 107/QĐ- UBND ngày 19/01/2015

Xây dựng 11 cơ sở tập trung giết mổ xây mới. Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Xây dựng 12 cơ sở tập trung giết mổ xây mới. Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Xây dựng 12 cơ sở tập trung giết mổ xây mới. Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Xây dựng 12 cơ sở tập trung giết mổ xây mới. Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Xây dựng 12 cơ sở tập trung giết mổ xây mới. Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Xây dựng 11 cơ sở tập trung giết mổ xây mới. Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Xây dựng 11 cơ sở tập trung giết mổ xây mới. Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

Có 1 cơ sở giết mổ tập trung. Đưa 40% số cơ sở giết mổ vào cơ sở giết mổ đã quy hoạch

4

Phát triển chuỗi liên kết trong chăn nuôi lợn và gà tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020

Xây dựng tối thiểu 1 chuỗi

Xây dựng tối thiểu 2 chuỗi

Xây dựng tối thiểu 1 chuỗi

Xây dựng tối thiểu 1 chuỗi

Xây dựng tối thiểu 1 chuỗi

Xây dựng tối thiểu 1 chuỗi

Xây đựng tối thiểu 2 chuỗi

Xây dựng tối thiểu 1 chuỗi

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 114/QĐ-BCĐTCCNN năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 114/QĐ-BCĐTCCNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/08/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Phạm Văn Xuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản