- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Lệnh công bố Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 120/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 16 tháng 01 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2011 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011-2020 (Thông báo số 161-TB/TU ngày 15 tháng 11 năm 2011);
Căn cứ ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại Công văn số 18/HĐND-CTHĐ ngày 06 tháng 01 năm 2012;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011-2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2011-2020
1. Quan điểm:
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của những người sử dụng lao động, của mỗi gia đình và cá nhân; do vậy, đồng thời với sự đầu tư của nhà nước, phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Đào tạo nguồn nhân lực là một quá trình, kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu, theo hướng toàn diện cả về học vấn, nhận thức chính trị, phong cách, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ; đề cao ý thức tự học và học tập suốt đời của mọi người.
- Tập trung đào tạo, xây dựng và phát huy tốt nguồn nhân lực hiện có, đồng thời thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút nhân lực có đạo đức, chuyên môn tay nghề cao về tỉnh làm việc.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp và có hiệu quả, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, với cơ cấu hợp lý; từng bước xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có đội ngũ chuyên gia, quản lý giỏi để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trước hết đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, nghề, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 28% (năm 2010) lên 55% (năm 2015) và 70% (năm 2020).
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn 2011-2015:
- Phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài công lập. Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở đào tạo. Đặc biệt là đầu tư, nâng cấp một số trường đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ cao. Thực hiện việc liên kết và hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực chất lượng cao, trước hết là cho ngành du lịch.
- Tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
- Chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số ngành và lĩnh vực có tiềm năng thế mạnh nổi trội, nhất là phát triển công nghiệp và du lịch.
- Đào tạo nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Phấn đấu đến năm 2015 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55%, trong đó : nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lên 49,0%, nhóm ngành công nghiệp, xây dựng lên 62,0% và nhóm các ngành dịch vụ lên 58,8% .
b) Giai đoạn 2016-2020:
- Tiếp tục phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài công lập. Tăng cường liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực chất lượng cao.
- Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên.
- Tiếp tục đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề mũi nhọn của tỉnh.
- Phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm và tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động hoạt động hiệu quả.
- Nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Phấn đấu đến năm 2015 có 55% và đến 2020 có 70% lao động qua đào tạo, trong đó : nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản lên 67%, nhóm ngành công nghiệp, xây dựng lên 74% và nhóm các ngành dịch vụ lên 70,5% .
3. Phương hướng phát triển nhân lực theo bậc đào tạo:
Trong thời kỳ 2011 - 2020, sự phát triển các khu, cụm công nghiệp và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và nhu cầu lao động tăng nhanh. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và bậc trình độ đào tạo cũng tăng, như sau:
- Năm 2015, số lao động qua đào tạo là 389.095 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 55%. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 190.690 người, trình độ sơ cấp là 106.117 người, trình độ trung cấp 42.447 người, trình độ cao đẳng là 21.223 người, trình độ đại học là 28.298 người, trình độ trên đại học là 320 người.
- Năm 2020, số lao động qua đào tạo là 574.753 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 225.376 người, trình độ sơ cấp là 172.426 người, trình độ trung cấp 78.002 người, trình độ cao đẳng là 41.054 người, trình độ đại học là 57.475 người, trình độ trên đại học là 420 người.
4. Phương hướng phát triển nhân lực của các ngành, lĩnh vực chủ yếu:
4.1. Phương hướng phát triển nhân lực của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:
a) Phương hướng phát triển nhân lực ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, như sau:
- Năm 2015, số lao động qua đào tạo là 159.052 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 49%. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 104.669 người, trình độ sơ cấp là 46.583 người, trình độ trung cấp 4.544 người, trình độ cao đẳng là 1.298 người, trình độ đại học là 1.948 người, trình độ trên đại học là 10 người.
- Năm 2020, số lao động qua đào tạo là 222.923 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 67%. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 119.319 người, trình độ sơ cấp là 87.286 người, trình độ trung cấp 10.314 người, trình độ cao đẳng là 2.662 người, trình độ đại học là 3.327 người, trình độ trên đại học là 15 người.
b) Nhu cầu đào tạo của ngành như sau:
- Trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu đào tạo là 134.560 người. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 78.080 người, trình độ sơ cấp là 50.665 người, trình độ trung cấp 3.209 người, trình độ cao đẳng là 1.154 người, trình độ đại học là 1.447 người, trình độ trên đại học là 5 người.
- Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu đào tạo là 123.998 người. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 53.335 người, trình độ sơ cấp là 59.562 người, trình độ trung cấp 7.483 người, trình độ cao đẳng là 1.734 người, trình độ đại học là 1.879 người, trình độ trên đại học là 5 người.
Trong đó, tỷ lệ bổ sung hàng năm do về hưu, chuyển công tác và đào tạo lại của từng bậc trình độ như sau: trình đào tạo ngắn hạn là 7%; trình độ sơ cấp là 6%; trình độ trung cấp là 5%; trình độ cao đẳng và đại học là 4% và trên đại học là 3%.
4.2. Phương hướng phát triển nhân lực của ngành công nghiệp, xây dựng:
a) Phương hướng phát triển nhân lực của ngành công nghiệp và xây dựng thời kỳ 2011-2020, như sau:
- Năm 2015, số lao động qua đào tạo là 93.632 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 62%. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 43.760 người, trình độ sơ cấp là 31.714 người, trình độ trung cấp 9.823 người, trình độ cao đẳng là 3.776 người, trình độ đại học là 4.531 người, trình độ trên đại học là 28 người.
- Năm 2020, số lao động qua đào tạo là 160.235 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 74%. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 58.775 người, trình độ sơ cấp là 49.803 người, trình độ trung cấp 24.558 người, trình độ cao đẳng là 12.992 người, trình độ đại học là 14.075 người, trình độ trên đại học là 32 người.
b) Nhu cầu đào tạo của ngành công nghiệp, xây dựng, như sau:
- Trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu đào tạo là 83.142 người. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 36.169 người, trình độ sơ cấp là 33.007 người, trình độ trung cấp 7.464 người, trình độ cao đẳng là 3.391 người, trình độ đại học là 3.093 người, trình độ trên đại học là 18 người.
- Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu là 102.803 người. Trong đó có các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 32.433 người, trình độ sơ cấp là 29.774 người, trình độ trung cấp 18.665 người, trình độ cao đẳng là 10.708 người, trình độ đại học là 11.214 người, trình độ trên đại học là 9 người.
Trong đó, tỷ lệ bổ sung hàng năm do về hưu, chuyển công tác và đào tạo lại của từng bậc trình độ như sau: trình đào tạo ngắn hạn là 7%; trình độ sơ cấp là 6%; trình độ trung cấp là 5%; trình độ cao đẳng và đại học là 4% và trên đại học là 3%.
4.3. Phương hướng phát triển nhân lực của các ngành dịch vụ:
a) Lao động qua đào tạo của các ngành dịch vụ như sau:
- Năm 2015, số lao động qua đào tạo là 136.411 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 58,8%. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 42.261 người, trình độ sơ cấp là 27.820 người, trình độ trung cấp 28.080 người, trình độ cao đẳng là 16.149 người, trình độ đại học là 21.819 người, trình độ trên đại học là 282 người.
- Năm 2020, số lao động qua đào tạo là 191.595 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70,5%. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 47.282 người, trình độ sơ cấp là 35.337 người, trình độ trung cấp 43.130 người, trình độ cao đẳng là 25.400 người, trình độ đại học là 40.073 người, trình độ trên đại học là 373 người.
b) Dự báo nhu cầu đào tạo của ngành như sau:
- Trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu đào tạo là 79.557 người. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 23.751 người, trình độ sơ cấp là 22.713 người, trình độ trung cấp 14.611 người, trình độ cao đẳng là 8.938 người, trình độ đại học là 9.451 người, trình độ trên đại học là 93 người.
- Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu đào tạo là 98.295 người. Trong đó, các bậc đào tạo như sau: đào tạo ngắn hạn 20.515 người, trình độ sơ cấp là 16.765 người, trình độ trung cấp 23.576 người, trình độ cao đẳng là 13.221 người, trình độ đại học là 24.079 người, trình độ trên đại học là 139 người.
Trong đó, tỷ lệ bổ sung hàng năm do về hưu, chuyển công tác và đào tạo lại của từng bậc trình độ như sau: trình đào tạo ngắn hạn là 7%; trình độ sơ cấp là 6%; trình độ trung cấp là 5%; trình độ cao đẳng và đại học là 4% và trên đại học là 3%.
5. Phát triển nhân lực theo một số chủ thể tham gia phát triển:
5.1. Cán bộ quản lý, quản trị sản xuất kinh doanh:
Năm 2015, tổng số cán bộ quản lý, quản trị sản xuất kinh doanh là 4.952 tăng 685 người so với năm 2010. Trong đó, trình độ đại học là 2.723 người, trình độ trên đại học là 224 người. Đến năm 2020, tổng số cán bộ quản lý, quản trị sản xuất kinh doanh là 5.748 tăng 795 người so với năm 2015. Trong đó, trình độ đại học là 3.161 người, trình độ trên đại học là 260 người.
5.2. Đội ngũ giảng viên, giáo viên đào tạo dạy nghề:
Năm 2015, tổng số giáo viên, giảng viên là 730 tăng 419 người so với năm 2010. Trong đó, trình độ đại học là 365 người, trình độ thạc sỹ là 219 người và tiến sỹ là 51. Đến năm 2020, tổng số giáo viên, giảng viên là 1.400 tăng 670 người so với năm 2015. Trong đó, trình độ đại học là 700 người, trình độ thạc sỹ là 462 người và tiến sỹ là 98.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực:
a) Phát huy vai trò của các cấp, các ngành và toàn xã hội:
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên trong hệ thống chính trị và các tầng lớp dân cư về vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới; tạo sự chuyển biến đồng bộ và rõ rệt trong cả hệ thống chính trị, trong toàn xã hội, mỗi gia đình và từng cá nhân về hướng nghiệp và học nghề; ý thức về tự đào tạo nghề và tự tìm việc làm của mỗi người.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực:
Các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức khoa học - công nghệ tăng cường phối hợp với các cơ quan báo, đài và các đoàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực. Đặc biệt, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp.
Phối hợp các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên, người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trường, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết về việc làm khi tốt nghiệp.
2. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực:
a) Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực:
Để đảm bảo nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn diện. Tích cực thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, mục tiêu mỗi năm giảm 1% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (dạng thấp, bé, nhẹ cân) đến năm 2015 là giảm còn 9% và đến năm 2020 là còn 7%. Làm tốt công tác giáo dục thể chất cho học sinh, đảm bảo có sức khỏe tốt khi trưởng thành. Phấn đấu nâng tuổi thọ trung bình lên 74 tuổi năm 2015 và đạt 76 tuổi năm 2020.
Nâng cao chất lượng hoạt động y tế dự phòng của các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh để phòng chống các dịch bệnh cho nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư nâng cấp mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Đẩy mạnh các phong trào rèn luyện thân thể, tập thể dục, nâng cao thể lực, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí thông qua các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho người lao động, xây dựng nếp sống văn minh.
Bảo đảm thực hiện tốt các chính sách phúc lợi xã hội, các chế độ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng theo quy định cho người lao động. Thường xuyên kiểm tra điều kiện lao động, môi trường làm việc để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người lao động, nhất là các cơ sở chế biến hải sản, khai thác chế biến khoáng sản và các cơ sở ở các khu công nghiệp.
b) Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý:
Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý phát triển nhân lực: Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, các phòng, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cấp, từng ngành trong việc sử dụng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Quy định cụ thể nhiệm vụ đầu mối thông tin về các cơ sở giáo dục - đào tạo ở các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động giáo dục và đào tạo, dạy nghề để đảm bảo chất lượng nhân lực.
Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn và hoàn thiện các chính sách nhân sự trong đơn vị, tổ chức mình, như: tiêu chuẩn công việc, qui trình tuyển dụng, kế hoạch thực hiện chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; từng bước hoàn thiện phương thức quản lý nhân lực theo khoa học quản lý; đặc biệt là các chính sách: tiền lương, tiền thưởng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ…
c) Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh:
Các cấp, các ngành và các đơn vị cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý phát triển nhân lực trên cơ sở phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị.
Tăng cường mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính, sự nghiệp với Sở Nội vụ, giữa doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề để gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Củng cố, phát triển Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực:
* Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2011-2020, tỉnh Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Đẩy mạnh cải cách thủ thục hành chính. Ưu tiên thu hút đầu tư đối với các tập đoàn, các chủ đầu tư có uy tín, năng lực tài chính, các dự án sử dụng cộng nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững, gắn sản xuất với chế biến, tăng giá trị sản phẩm và thu nhập cho người lkao động. Đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến nông nhằm hỗ trợ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
* Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển nhân lực
Thời kỳ 2011-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh tiếp tục phối hợp thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đã ban hành như: chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực; chế độ trợ cấp đối với học sinh dân tộc thiểu số ở các thôn xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015; Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh…
Tiếp tục thực hiện các chương trình học bổng và các đề án khác như: Chương trình ECV1000 của Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh; Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương; Đề án 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chương trình học bổng nước ngoài,... Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chính sách phát triển nhân lực để hoàn thiện, phù hợp trong từng giai đoạn.
* Chính sách xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư thành lập các cơ sở đào tạo và dạy nghề ngoài công lập theo chính sách hiện hành của Trung ương và của tỉnh; thu hút các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia dạy nghề. Xã hội hóa trong phát triển nguồn nhân lực, tiến tới thực hiện đấu thầu lựa chọn đơn vị đào tạo đáp ứng tốt nhất những tiêu chí, yêu cầu trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của tỉnh.
* Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài
Nâng cao trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo và hoàn thiện các cơ chế chính sách đối với người lao động, trong đó chú trọng xây dựng các chế độ về lương theo hiệu quả công việc.
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh làm việc.
3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực:
a) Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực:
Củng cố và phát triển mạng lưới các trường học hiện có ở các ngành học, bậc học, cấp học; củng cố vững chắc kết quả công tác phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, có nhiều học sinh đạt giải quốc gia và quốc tế. Ngành giáo dục cần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông các cấp. Thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh việc dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Mở rộng và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ.
Nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành nghề của đội ngũ giáo viên, giảng viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Xây dựng và phát huy mạng lưới các Trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể tham gia học tập, bồi dưỡng thường xuyên với các hình thức phù hợp.
Phát triển mỗi huyện, thị xã đều có trung tâm giáo dục thường xuyên. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá trường, lớp học; chỉ đạo xây dựng trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học theo các đề án, quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực:
Đào tạo phát triển nhân lực của tỉnh đến năm 2020 là chú trọng và tập trung đào tạo phát triển nguồn lực tại chỗ gắn với nhu cầu.
Hoàn thiện và phát triển các cơ sở đào tạo; chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo trong và ngoài tỉnh, trao đổi học tập kinh nghiệm nước ngoài nếu có điều kiện.
Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ: Hàng năm các đơn vị và người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực của đơn vị mình (đào tạo tay nghề, kỹ năng lao động, tác phong làm việc, pháp luật lao động…). Tổ chức thi và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động để họ phát huy khả năng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt công việc.
Tổ chức các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức liên kết và đặt hàng với các trường, trung tâm đào tạo trong và ngoài tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thực tế của các đơn vị, doanh nghiệp nói riêng và của tỉnh nói chung.
Nghiên cứu, xây dựng một số chính sách để thu hút sinh viên đưa đi đào tạo, bồi dưỡng những ngành mà tỉnh đang có nhu cầu, nhưng thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Đổi mới công tác tuyển sinh học nghề theo hướng các cơ sở dạy nghề được tuyển sinh nhiều lần trong năm tùy theo khả năng đào tạo của đơn vị, thời gian của khóa học và nhu cầu của người học nghề, của doanh nghiệp.
Đánh giá, công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề để giúp người lao động nâng cao trình độ và dễ dàng tìm kiếm việc làm.
c) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề:
Tiếp tục xây dựng, đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên. Thực hiện tốt các chính đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên hiện có và các chuyên gia đầu ngành.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các cơ sở đào tạo. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo chế độ ưu đãi cao nhất trong chính sách của nhà nước về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; cho vay vốn ưu đãi,... để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị phù hợp với quy hoạch của tỉnh.
Đổi mới phương thức giảng dạy, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, giáo trình đào tạo.
Các cơ sở đào tạo nghề huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình và trang thiết bị dạy nghề của các doanh nghiệp để đào tạo nghề.
Các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề hoặc tổ chức dạy nghề tại doanh nghiệp nhằm trực tiếp đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hoặc tăng nguồn kinh phí của doanh nghiệp cho đào tạo nhân lực.
d) Đào tạo nghề theo dự án, theo địa chỉ và coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo với giải quyết việc làm:
Đào tạo nghề theo các dự án phải gắn liền với giải quyết việc làm như: đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong và ngoài Tỉnh; đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ; đào tạo nghề cho người sau cai nghiện; đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội khác…
Phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân, UBND các cấp và các doanh nghiệp, chủ đầu tư mở các khóa đào tạo chuyên đề gắn với điều kiện, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, địa bàn.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từng doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cung ứng, đào tạo lao động kỹ thuật cho các khu công nghiệp trong tỉnh. Trước mắt đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Phan Thiết 1-2, Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1-2.
Chú trọng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đặt hàng đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, đảm bảo cho người học nghề sau khi kết thúc khóa học thì có đủ khả năng đảm nhận công việc chính thức tại doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực từng giai đoạn 5 năm cho từng ngành, để từ đó có kế hoạch cử tuyển học sinh vào học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công lập, gắn cử tuyển đào tạo với địa chỉ sử dụng; có kế hoạch tiếp nhận số học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng theo chế độ cử tuyển về địa phương công tác theo đúng nơi cử đi và phù hợp với ngành nghề đào tạo.
Tư vấn nghề nghiệp và học nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn. Phối hợp đồng bộ giữa: đào tạo nghề với dịch vụ việc làm, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình xuất khẩu lao động và các chương trình hỗ trợ khác.
4. Giải pháp huy động nguồn lực:
a) Dự báo nhu cầu vốn:
Để đạt được các mục tiêu trong Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, dự báo tổng nhu cầu vốn cho đào tạo nhân lực là 1.718,342 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 và 2.628,281 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020. Tổng nhu cầu vốn cho các cơ sở đào tạo nhân lực là 1.025 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 và 1.162 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.
b) Giải pháp huy động các nguồn vốn:
- Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề công lập để nâng cao năng lực đào tạo, tăng quy mô đào tạo, các ngành nghề mà tỉnh đang cần. Tăng định mức chi ngân sách cho ngành giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ và công tác phát triển nhân lực của tỉnh ; tiếp tục đào tạo cử tuyển, đồng thời có biện pháp chế tài hợp lý để ràng buộc những người được đào tạo trở về địa phương công tác.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, hợp đồng đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu xã hội với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các doanh nghiệp.
- Đối với các truờng công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực được trích từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, nguồn thu của người học và nguồn vốn huy động khác.
- Đối với các trường ngoài công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực chủ yếu từ nguồn thu của người học và nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa.
- Tranh thủ hỗ trợ từ Trung ương để đầu tư cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ODA, NGO. Tận dụng các cơ hội đào tạo nhân lực trình độ cao của các tổ chức cấp học bổng trong nước và quốc tế.
- Các trường trung học chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề chủ động hợp tác với các doanh nghiệp nhằm huy động nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư cơ sở vật chất của trường.
- Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường ngoài công lập vay vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển ngành giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích trường đại học, cao đẳng hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân dưới hình thức góp vốn bằng tiền, bằng tài sản, hoặc bằng bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, dự án khoa học và công nghệ để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Đẩy mạnh phong trào học tập để nhân dân chủ động tự tham gia vào công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo đối với việc nâng cao trình độ, tìm kiếm, tạo việc làm để nuôi sống bản thân, tạo sự nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Dự tính, ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 10,12%, ngân sách địa phương huy động 15,18%; các doanh nghiệp đóng góp tài chính cho đào tạo nhân lực là 24,09%; người được đào tạo đóng góp 40,48%; vốn ODA huy động và các nguồn vốn huy động khác là 10,12%.
5. Giải pháp về đất đai:
- Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất xác định rõ diện tích đất bố trí cho các cơ sở đào tạo. Tại các đô thị Phan Thiết, La Gi cần ưu tiên dành quỹ đất thích hợp cho các cơ sở giáo dục và đào tạo dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu.
- Cần dành quỹ đất và có kế hoạch giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo dạy nghề, triển khai xây dựng ngay khi có chủ trương thành lập của cấp có thẩm quyền.
- Cần rà soát và qui hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng trường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, các khu ký túc xá tập trung do nhà nước hỗ trợ về vốn tại các khu vực tập trung các cơ sở giáo dục và đào tạo dạy nghề.
6. Giải pháp về việc làm, thị trường lao động, điều kiện làm việc:
a) Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội:
Hỗ trợ cho học viên sau khi đào tạo nghề được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo, chương trình xuất khẩu lao động …
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm tại các doanh nghiệp.
Phát triển Quỹ cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, lao động nữ, hỗ trợ về nhà ở cho người có thu nhập thấp,…
b) Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động:
Tạo môi trường kinh doanh tốt, có các chính sách và cơ chế thu hút đầu tư nhằm tận dụng hết nguồn nhân lực hiện có, giảm tỷ lệ thất nghiệp theo mục tiêu đề ra.
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn tỉnh: thực hiện ưu đãi về thuế, đất dai theo quy định nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Chú trọng đào tạo các ngành, nghề chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra, trong đó chú ý triển khai đạt hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề phục vụ phát triển những ngành, lĩnh vực mũi nhọn, thế mạnh của tỉnh theo quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt.
c) Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động:
Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo về việc làm và xu hướng phát triển nguồn nhân lực. Phát triển dịch vụ đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Làm cầu nối giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động.
Đầu tư xây mới Trung tâm Giới thiệu việc làm, Sàn giao dịch việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, 3 chi nhánh giới thiệu việc làm tại huyện Tuy Phong, huyện Hàm Tân và huyện Đức Linh.
Đa dạng hóa các kênh giao dịch việc làm tạo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp giữa người lao động và đơn vị tuyển dụng; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động như hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, điều kiện làm việc,…
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận để thông tin và cung cấp cho các trường, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm…
Thông qua hệ thống thông tin tại sàn giao dịch việc làm của tỉnh và các doanh nghiệp, công khai hóa thông tin về nhu cầu nhân lực. Đồng thời, các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề có thể định hướng đào tạo các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng. Người lao động có thể lựa chọn nơi đào tạo các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng theo yêu cầu của người sử dụng lao động, giảm thiểu chi phí cho hoạt động đào tạo lại của doanh nghiệp.
7. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực:
a) Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương:
Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức của Trung ương để được hướng dẫn về chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ giáo viên và tìm nguồn vốn hỗ trợ phát triển nhân lực địa phương từ Trung ương.
Thực hiện các chương trình, đề án phát triển nhân lực của Trung ương có hiệu quả nhất, nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nhân lực của tỉnh Bình Thuận.
b) Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố:
Phát huy các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh để đẩy mạnh liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, gắn với việc thu hút, nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo hiện có của địa phương.
c) Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế:
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực dưới nhiều hình thức: mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Phan Thiết, Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận; chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức thông qua các chương trình hội thảo khoa học quốc tế tổ chức tại Bình Thuận; hợp tác với các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu của các nước trong khu vực để nghiên cứu, nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm để kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường, công nghệ và khoa học kỹ thuật, … đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Phan Thiết, Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận với các trường đại học có uy tín trên thế giới. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ cho phát triển giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực của các tổ chức quốc tế như WB, OECD, ADB...
Thông qua các mối quan hệ với đại sứ quán các nước tại Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các tổ chức phi chính phủ; các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Bình Thuận để tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật,… với các nước để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và phát triển nhân lực.
Xúc tiến việc hợp tác quốc tế để kêu gọi đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Du lịch quốc tế tại thành phố Phan Thiết.
7. Các chương trình, dự án ưu tiên:
a) Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống các trường của tỉnh Bình Thuận. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới cơ sở dạy nghề hợp lý, tập trung vào nâng cao năng lực các trường, các trung tâm dạy nghề cấp huyện bằng nâng cấp trang thiết bị, xây dựng trường, lớp học, tăng cường số lượng và năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, gắn lý thuyết với thực hành…
- Rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển các cơ sở giáo dục - đào tạo và dạy nghề công lập và ngoài công lập theo Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn:
Dự án đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đào tạo nghề nông thôn.
Dự án đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất mới xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới: Tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh để xây dựng dự án đào tạo nghề cho các ngành nghề áp dụng công nghệ mới đòi hỏi lao động có các kỹ năng nghề chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Dự án đào tạo lao động các nghề đặc biệt: Khảo sát tại các làng nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền thống.
Tập trung đầu tư đào tạo các nghề trọng điểm đã được trung ương phê duyệt cho tỉnh Bình Thuận (gồm Trường Trung cấp nghề Bình Thuận và Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận); trong đó, nghề Quản trị Resort được xác định đạt cấp độ ASEAN và các nghề: sửa chữa tàu máy, chế biến và bảo quản thủy sản, khai thác, đánh bắt hải sản, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí được xác định đạt cấp độ Quốc gia.
Điều 2. Giao nhiệm vụ cho các ngành, địa phương ttổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh thời kỳ 2011-2020, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã làm trưởng ban; thành viên gồm Thủ trưởng các sở, ngành liên quan.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư và cân đối vốn xây dựng trường, lớp học, đặc biệt quan tâm bố trí vốn thực hiện kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia thời kỳ 2011-2020; đồng thời, thực hiện đầu tư hoàn chỉnh các trường Trung cấp nghề của tỉnh và trung tâm dạy nghề cấp huyện.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nguồn nhân lực thời kỳ 2011-2020.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ bảo đảm cân đối ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ trong việc đề xuất và xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, các giải pháp để phát triển công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và bảo đảm thực hiện chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Thuận phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tỉnh tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách về giáo dục và dạy nghề, kêu gọi các tập thể, cá nhân và toàn xã hội cùng quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề của địa phương.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên địa bàn, trong đó chú ý thực hiện tốt công tác huy động học sinh đến trường; tích cực chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực cụ thể để triển khai thực hiện ở địa phương.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 294/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức nhân sự làm công tác quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm, đảm bảo có sự gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm.
9. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện theo lộ trình đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
CÁC PHỤ LỤC THUỘC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2011-2020
(Kèm theo Quyết định số: 113 /QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dana tỉnh Bình Thuận)
Phụ lục 1: Quy mô dân số, lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận
Đơn vị tính: Người
CHỈ TIÊU | ĐVT | 2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tốc dộ tăng trung bình (%) | ||
2001-2005 | 2006-2010 | 2001-2010 | |||||||||
1-Dân số | người | 1.070.024 | 1.133.331 | 1.142.105 | 1.151.904 | 1.161.993 | 1.167.023 | 1.176.913 | 1,16 | 0,76 | 1,92 |
2-Tổng lực lượng lao động | người | 584.478 | 656.220 | 672.068 | 690.513 | 707.330 | 724.571 | 744.205 | 2,3 | 2,55 | 2,4 |
So dân số | % | 54,6 | 57,9 | 58,8 | 59,9 | 60,9 | 62,1 | 63,2 |
|
|
|
3-Tổng LĐ làm việc các ngành KTQD | người | 464.660 | 525.176 | 541.055 | 557.414 | 574.268 | 591.650 | 609.540 | 2,5 | 3,0 | 2,8 |
So với tổng dân số | % | 43,4 | 46,3 | 47,4 | 48,4 | 49,4 | 50,7 | 51,8 |
|
|
|
So với tổng lực lượng lao động | % | 79,5 | 80,0 | 80,5 | 80,7 | 81,2 | 81,7 | 81,9 |
|
|
|
+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản | người | 315.131 | 308.929 | 310.460 | 311.999 | 313.545 | 315.104 | 316.666 | (0,4) | 0,5 | 0,0 |
So tổng lao động đang làm việc | % | 67,8 | 58,8 | 57,4 | 56,0 | 54,6 | 53,3 | 52,0 |
|
|
|
+ Ngành công nghiệp và xây dựng | người | 50.478 | 73.436 | 78.919 | 84.811 | 91.143 | 98.003 | 105.327 | 7,8 | 7,5 | 7,6 |
So tổng lao động đang làm việc | % | 10,9 | 14,0 | 14,6 | 15,2 | 15,9 | 16,6 | 17,3 |
|
|
|
+ Ngành thương mại, dịch vụ | người | 99.051 | 142.811 | 151.676 | 160.604 | 169.580 | 178.543 | 187.547 | 7,6 | 5,6 | 6,6 |
So tổng lao động đang làm việc | % | 21,3 | 27,2 | 28,0 | 28,8 | 29,5 | 30,1 | 30,8 |
|
|
|
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2010
Phụ lục 2: Lao động đang làm việc phân theo ngành, lĩnh vực của tỉnh Bình Thuận
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu | 2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Tổng số | 464.660 | 525.176 | 541.055 | 557.414 | 574.268 | 591.650 | 609.540 |
1. Nông, lâm, và thủy sản | 315.131 | 308.929 | 310.460 | 311.999 | 313.545 | 315.104 | 316.666 |
2. Khai khoáng | 1.764 | 2.644 | 2.850 | 3.072 | 3.311 | 3.568 | 3.808 |
3. Công nghiệp chế biến, chế tạo | 37.183 | 51.628 | 53.170 | 54.758 | 56.394 | 58.078 | 59.222 |
4. Sản xuất và phân phối điện | 383 | 665 | 860 | 1.113 | 1.440 | 1.863 | 2.386 |
5. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải | 393 | 682 | 810 | 962 | 1.143 | 1.357 | 1.596 |
6. Xây dựng | 10.755 | 17.817 | 21.229 | 24.906 | 28.855 | 33.137 | 38.315 |
7. Bán buôn và bán lẻ | 40.337 | 59.008 | 61.391 | 63.871 | 66.451 | 69.135 | 71.168 |
8. Vận tải | 11.602 | 15.227 | 16.356 | 17.569 | 18.872 | 20.271 | 21.544 |
9. Dịch vụ lưu trú | 7.843 | 25.540 | 27.139 | 28.839 | 30.645 | 32.564 | 34.238 |
10. Thông tin và truyền thông | 365 | 720 | 910 | 1.151 | 1.455 | 1.840 | 2.301 |
11. Tài chính ngân hàng | 941 | 1.380 | 1.560 | 1.763 | 1.993 | 2.253 | 2.520 |
12. Kinh doanh bất động sản | 146 | 289 | 308 | 329 | 351 | 374 | 395 |
13. Khoa học và công nghệ | 357 | 703 | 857 | 1.044 | 1.272 | 1.549 | 1.867 |
14. Hành chính và dịch vụ hỗ trợ | 202 | 399 | 530 | 704 | 935 | 1.244 | 1.636 |
15. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc | 13.274 | 9.413 | 11.092 | 12.543 | 13.652 | 13.817 | 15.048 |
16. Giáo dục và đào tạo | 11.968 | 15.874 | 16.743 | 17.389 | 17.839 | 18.545 | 19.077 |
17. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội | 3.129 | 3.709 | 3.844 | 3.983 | 4.127 | 4.277 | 4.385 |
18. Nghệ thuật vui chơi và giải trí | 351 | 692 | 873 | 1.101 | 1.388 | 1.749 | 2.182 |
19. Hoạt động khác | 8.302 | 9.396 | 9.498 | 9.601 | 9.706 | 9.812 | 9.814 |
20. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình | 234 | 461 | 575 | 717 | 894 | 1.113 | 1.372 |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2010
Đơn vị tính: Người
Đơn vị hành chính, nhóm tuổi và giới tính | Tổng dân số 15 tuổi trở lên | Biết đọc, biết viết | Không biết đọc, biết viết | Không xác định | ||||||||
Tổng số | Thành thị | Nông thôn | Tổng số | Thành thị | Nông thôn | Tổng số | Thành thị | Nông thôn | Tổng số | Thành thị | Nông thôn | |
Tỉnh Bình Thuận | ||||||||||||
Tổng số | 834.588 | 339.137 | 495.451 | 767.866 | 315.797 | 452.069 | 66.397 | 23.164 | 43.233 | 325 | 176 | 149 |
15-17 tuổi | 88.806 | 33.448 | 55.358 | 86.244 | 32.333 | 53.911 | 2.533 | 1.099 | 1.434 | 29 | 16 | 13 |
18-19 tuổi | 48.592 | 18.572 | 30.020 | 46.593 | 17.773 | 28.820 | 1.973 | 785 | 1.188 | 26 | 14 | 12 |
20-29 tuổi | 197.107 | 77.971 | 119.136 | 184.986 | 73.625 | 111.361 | 12.037 | 4.311 | 7.726 | 84 | 35 | 49 |
30-39 tuổi | 186.388 | 76.326 | 110.062 | 169.818 | 70.748 | 99.070 | 16.518 | 5.551 | 10.967 | 52 | 27 | 25 |
40-49 tuổi | 144.163 | 61.644 | 82.519 | 133.800 | 58.294 | 75.506 | 10.313 | 3.319 | 6.994 | 50 | 31 | 19 |
50 tuổi + | 169.532 | 71.176 | 98.356 | 146.425 | 63.024 | 83.401 | 23.023 | 8.099 | 14.924 | 84 | 53 | 31 |
Thành phố Phan Thiết | ||||||||||||
Tổng số | 163.810 | 144.522 | 19.288 | 152.299 | 134.315 | 17.984 | 11.434 | 10.132 | 1.302 | 77 | 75 | 2 |
15-17 tuổi | 15.165 | 13.186 | 1.979 | 14.616 | 12.690 | 1.926 | 542 | 489 | 53 | 7 | 7 | - |
18-19 tuổi | 9.217 | 8.010 | 1.207 | 8.778 | 7.625 | 1.153 | 432 | 378 | 54 | 7 | 7 | - |
20-29 tuổi | 39.047 | 34.098 | 4.949 | 36.865 | 32.175 | 4.690 | 2.172 | 1.914 | 258 | 10 | 9 | 1 |
30-39 tuổi | 36.633 | 32.199 | 4.434 | 33.886 | 29.780 | 4.106 | 2.730 | 2.403 | 327 | 17 | 16 | 1 |
40-49 tuổi | 28.999 | 26.010 | 2.989 | 27.326 | 24.539 | 2.787 | 1.658 | 1.456 | 202 | 15 | 15 | - |
50 tuổi + | 34.749 | 31.019 | 3.730 | 30.828 | 27.506 | 3.322 | 3.900 | 3.492 | 408 | 21 | 21 | - |
Thị xã La Gi | ||||||||||||
Tổng số | 74.401 | 49.502 | 24.899 | 69.820 | 46.215 | 23.605 | 4.559 | 3.272 | 1.287 | 22 | 15 | 7 |
15-17 tuổi | 8.268 | 5.333 | 2.935 | 8.068 | 5.200 | 2.868 | 198 | 132 | 66 | 2 | 1 | 1 |
18-19 tuổi | 4.257 | 2.742 | 1.515 | 4.134 | 2.655 | 1.479 | 122 | 87 | 35 | 1 | - | 1 |
20-29 tuổi | 16.652 | 10.916 | 5.736 | 15.848 | 10.331 | 5.517 | 798 | 583 | 215 | 6 | 2 | 4 |
30-39 tuổi | 17.152 | 11.423 | 5.729 | 16.060 | 10.670 | 5.390 | 1.089 | 751 | 338 | 3 | 2 | 1 |
40-49 tuổi | 13.508 | 9.273 | 4.235 | 12.867 | 8.799 | 4.068 | 634 | 467 | 167 | 7 | 7 | - |
50 tuổi + | 14.564 | 9.815 | 4.749 | 12.843 | 8.560 | 4.283 | 1.718 | 1.252 | 466 | 3 | 3 | - |
Huyện Tuy Phong | ||||||||||||
Tổng số | 99.826 | 48.465 | 51.361 | 86.792 | 43.791 | 43.001 | 12.998 | 4.660 | 8.338 | 36 | 14 | 22 |
15-17 tuổi | 10.305 | 4.692 | 5.613 | 9.541 | 4.390 | 5.151 | 764 | 302 | 462 | - | - | - |
18-19 tuổi | 6.071 | 2.822 | 3.249 | 5.522 | 2.631 | 2.891 | 546 | 191 | 355 | 3 | - | 3 |
20-29 tuổi | 25.163 | 11.650 | 13.513 | 22.128 | 10.615 | 11.513 | 3.025 | 1.032 | 1.993 | 10 | 3 | 7 |
30-39 tuổi | 22.875 | 11.066 | 11.809 | 19.227 | 9.778 | 9.449 | 3.643 | 1.287 | 2.356 | 5 | 1 | 4 |
40-49 tuổi | 17.105 | 8.689 | 8.416 | 15.117 | 7.974 | 7.143 | 1.981 | 712 | 1.269 | 7 | 3 | 4 |
50 tuổi + | 18.307 | 9.546 | 8.761 | 15.257 | 8.403 | 6.854 | 3.039 | 1.136 | 1.903 | 11 | 7 | 4 |
Huyện Bắc Bình | ||||||||||||
Tổng số | 81.785 | 18.571 | 63.214 | 72.814 | 17.584 | 55.230 | 8.943 | 975 | 7.968 | 28 | 12 | 16 |
15-17 tuổi | 8.912 | 1.892 | 7.020 | 8.643 | 1.849 | 6.794 | 264 | 42 | 222 | 5 | 1 | 4 |
18-19 tuổi | 4.622 | 850 | 3.772 | 4.416 | 828 | 3.588 | 205 | 22 | 183 | 1 | - | 1 |
20-29 tuổi | 19.557 | 4.011 | 15.546 | 17.914 | 3.839 | 14.075 | 1.633 | 167 | 1.466 | 10 | 5 | 5 |
30-39 tuổi | 17.717 | 4.205 | 13.512 | 15.249 | 3.926 | 11.323 | 2.464 | 278 | 2.186 | 4 | 1 | 3 |
40-49 tuổi | 14.765 | 3.668 | 11.097 | 13.192 | 3.533 | 9.659 | 1.573 | 135 | 1.438 | - | - | - |
50 tuổi + | 16.212 | 3.945 | 12.267 | 13.400 | 3.609 | 9.791 | 2.804 | 331 | 2.473 | 8 | 5 | 3 |
Huyện Hàm Thuận Bắc | ||||||||||||
Tổng số | 119.591 | 21.469 | 98.122 | 110.537 | 20.239 | 90.298 | 9.001 | 1.221 | 7.780 | 53 | 9 | 44 |
15-17 tuổi | 13.062 | 2.253 | 10.809 | 12.799 | 2.216 | 10.583 | 260 | 37 | 223 | 3 | - | 3 |
18-19 tuổi | 7.442 | 1.179 | 6.263 | 7.200 | 1.148 | 6.052 | 240 | 31 | 209 | 2 | - | 2 |
20-29 tuổi | 28.643 | 4.872 | 23.771 | 27.100 | 4.696 | 22.404 | 1.530 | 175 | 1.355 | 13 | 1 | 12 |
30-39 tuổi | 26.754 | 4.948 | 21.806 | 24.388 | 4.621 | 19.767 | 2.354 | 325 | 2.029 | 12 | 2 | 10 |
40-49 tuổi | 19.274 | 3.648 | 15.626 | 17.791 | 3.476 | 14.315 | 1.471 | 170 | 1.301 | 12 | 2 | 10 |
50 tuổi + | 24.416 | 4.569 | 19.847 | 21.259 | 4.082 | 17.177 | 3.146 | 483 | 2.663 | 11 | 4 | 7 |
Huyện Hàm Thuận Nam | ||||||||||||
Tổng số | 70.050 | 8.977 | 61.073 | 65.311 | 8.705 | 56.606 | 4.727 | 272 | 4.455 | 12 | - | 12 |
15-17 tuổi | 7.724 | 940 | 6.784 | 7.545 | 925 | 6.620 | 177 | 15 | 162 | 2 | - | 2 |
18-19 tuổi | 4.379 | 479 | 3.900 | 4.235 | 467 | 3.768 | 143 | 12 | 131 | 1 | - | 1 |
20-29 tuổi | 17.070 | 2.034 | 15.036 | 16.266 | 1.986 | 14.280 | 798 | 48 | 750 | 6 | - | 6 |
30-39 tuổi | 15.405 | 2.014 | 13.391 | 14.261 | 1.963 | 12.298 | 1.143 | 51 | 1.092 | 1 | - | 1 |
40-49 tuổi | 11.606 | 1.652 | 9.954 | 10.829 | 1.628 | 9.201 | 777 | 24 | 753 | - | - | - |
50 tuổi + | 13.866 | 1.858 | 12.008 | 12.175 | 1.736 | 10.439 | 1.689 | 122 | 1.567 | 2 | - | 2 |
Huyện Tánh Linh | ||||||||||||
Tổng số | 70.869 | 10.745 | 60.124 | 65.052 | 9.586 | 55.466 | 5.791 | 1.156 | 4.635 | 26 | 3 | 23 |
15-17 tuổi | 7.923 | 1.230 | 6.693 | 7.801 | 1.187 | 6.614 | 121 | 43 | 78 | 1 | - | 1 |
18-19 tuổi | 3.984 | 547 | 3.437 | 3.860 | 515 | 3.345 | 120 | 32 | 88 | 4 | - | 4 |
20-29 tuổi | 16.641 | 2.439 | 14.202 | 15.671 | 2.202 | 13.469 | 962 | 236 | 726 | 8 | 1 | 7 |
30-39 tuổi | 15.594 | 2.464 | 13.130 | 14.206 | 2.177 | 12.029 | 1.385 | 287 | 1.098 | 3 | - | 3 |
40-49 tuổi | 12.144 | 1.980 | 10.164 | 11.185 | 1.767 | 9.418 | 956 | 212 | 744 | 3 | 1 | 2 |
50 tuổi + | 14.583 | 2.085 | 12.498 | 12.329 | 1.738 | 10.591 | 2.247 | 346 | 1.901 | 7 | 1 | 6 |
Huyện Đức Linh | ||||||||||||
Tổng số | 88.882 | 24.940 | 63.942 | 84.785 | 23.898 | 60.887 | 4.046 | 999 | 3.047 | 51 | 43 | 8 |
15-17 tuổi | 9.933 | 2.612 | 7.321 | 9.855 | 2.587 | 7.268 | 72 | 19 | 53 | 6 | 6 | - |
18-19 tuổi | 4.762 | 1.267 | 3.495 | 4.692 | 1.238 | 3.454 | 63 | 22 | 41 | 7 | 7 | - |
20-29 tuổi | 19.226 | 5.427 | 13.799 | 18.814 | 5.319 | 13.495 | 400 | 96 | 304 | 12 | 12 | - |
30-39 tuổi | 19.146 | 5.384 | 13.762 | 18.467 | 5.275 | 13.192 | 673 | 104 | 569 | 6 | 5 | 1 |
40-49 tuổi | 15.940 | 4.534 | 11.406 | 15.458 | 4.444 | 11.014 | 478 | 88 | 390 | 4 | 2 | 2 |
50 tuổi + | 19.875 | 5.716 | 14.159 | 17.499 | 5.035 | 12.464 | 2.360 | 670 | 1.690 | 16 | 11 | 5 |
Huyện Hàm Tân | ||||||||||||
Tổng số | 48.187 | 11.946 | 36.241 | 45.372 | 11.464 | 33.908 | 2.805 | 477 | 2.328 | 10 | 5 | 5 |
15-17 tuổi | 5.454 | 1.310 | 4.144 | 5.361 | 1.289 | 4.072 | 90 | 20 | 70 | 3 | 1 | 2 |
18-19 tuổi | 2.782 | 676 | 2.106 | 2.722 | 666 | 2.056 | 60 | 10 | 50 | - | - | - |
20-29 tuổi | 10.542 | 2.524 | 8.018 | 10.115 | 2.462 | 7.653 | 425 | 60 | 365 | 2 | 2 | - |
30-39 tuổi | 10.704 | 2.623 | 8.081 | 10.080 | 2.558 | 7.522 | 624 | 65 | 559 | - | - | - |
40-49 tuổi | 8.734 | 2.190 | 6.544 | 8.311 | 2.134 | 6.177 | 421 | 55 | 366 | 2 | 1 | 1 |
50 tuổi + | 9.971 | 2.623 | 7.348 | 8.783 | 2.355 | 6.428 | 1.185 | 267 | 918 | 3 | 1 | 2 |
Huyện Phú Quí | ||||||||||||
Tổng số | 17.187 | - | 17.187 | 15.084 | - | 15.084 | 2.093 | - | 2.093 | 10 | - | 10 |
15-17 tuổi | 2.060 | - | 2.060 | 2.015 | - | 2.015 | 45 | - | 45 | - | - | - |
18-19 tuổi | 1.076 | - | 1.076 | 1.034 | - | 1.034 | 42 | - | 42 | - | - | - |
20-29 tuổi | 4.566 | - | 4.566 | 4.265 | - | 4.265 | 294 | - | 294 | 7 | - | 7 |
30-39 tuổi | 4.408 | - | 4.408 | 3.994 | - | 3.994 | 413 | - | 413 | 1 | - | 1 |
40-49 tuổi | 2.088 | - | 2.088 | 1.724 | - | 1.724 | 364 | - | 364 | - | - | - |
50 tuổi + | 2.989 | - | 2.989 | 2.052 | - | 2.052 | 935 | - | 935 | 2 | - | 2 |
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Bình Thuận năm 2009
Đơn vị tính: %
Đơn vị hành chính, nhóm tuổi và giới tính | Tổng dân số 5 tuổi trở lên đã thôi học | Bậc học cao nhất đã thôi học | ||||||||||||
Mầm non | Tiểu học | THCS | Sơ cấp | THPT | Trung cấp nghề | Trung cấp CN | Cao đẳng nghề | Cao đẳng | Đại học | Thạc sỹ | Tiến sỹ | Không xác định | ||
Tổng số | 222.258 | 11 | 85.965 | 94.620 | 1.200 | 30.105 | 1.409 | 3.494 | 273 | 1.442 | 3.654 | 30 | 1 | 54 |
5 tuổi | 13 | 8 | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | 5 |
6-10 tuổi | 576 | 3 | 558 | 10 | - | - | - | - | - | - | - | - | - | 5 |
11-14 tuổi | 6.949 | - | 3.433 | 3.514 | - | 1 | - | - | - | - | - | - | - | 1 |
15-17 tuổi | 14.535 | - | 3.612 | 9.571 | 6 | 1.337 | 2 | 2 | - | - | - | - | - | 5 |
18-19 tuổi | 12.753 | - | 2.814 | 6.502 | 31 | 3.330 | 30 | 28 | 3 | 9 | 5 | - | - | 1 |
20-24 tuổi | 29.382 | - | 7.959 | 12.437 | 188 | 7.121 | 401 | 670 | 78 | 268 | 255 | 1 | - | 4 |
25-29 tuổi | 27.819 | - | 10.101 | 10.674 | 248 | 4.166 | 393 | 831 | 89 | 461 | 849 | 4 | - | 3 |
30-39 tuổi | 51.755 | - | 20.390 | 23.802 | 394 | 4.559 | 273 | 761 | 52 | 325 | 1.180 | 11 | - | 8 |
40-49 tuổi | 38.386 | - | 15.463 | 16.035 | 210 | 4.492 | 203 | 802 | 35 | 271 | 860 | 9 | - | 6 |
50 tuổi + | 40.090 | - | 21.635 | 12.075 | 123 | 5.099 | 107 | 400 | 16 | 108 | 505 | 5 | 1 | 16 |
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Bình Thuận năm 2009
Phụ lục 5: Nhu cầu lao động theo ngành kinh tế quốc dân trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Tổng số | 609.540 | 626.904 | 644.677 | 662.857 | 681.446 | 707.445 | 728.839 | 750.877 | 773.584 | 796.975 | 821.076 |
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản | 316.666 | 318.236 | 319.814 | 321.400 | 322.994 | 324.595 | 326.204 | 327.821 | 329.446 | 331.079 | 332.721 |
2. Khai khoáng | 3.808 | 4.010 | 4.223 | 4.447 | 4.683 | 4.931 | 5.104 | 5.283 | 5.468 | 5.659 | 6.190 |
3. Công nghiệp chế biến, chế tạo | 59.222 | 62.479 | 65.915 | 69.540 | 73.365 | 77.400 | 81.115 | 85.009 | 89.089 | 93.365 | 97.847 |
4. Sản xuất và phân phối điện | 2.386 | 2.637 | 2.914 | 3.220 | 3.558 | 3.932 | 4.306 | 4.715 | 5.163 | 5.653 | 6.190 |
5. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải | 1.596 | 1.684 | 1.777 | 1.875 | 1.978 | 2.087 | 2.181 | 2.279 | 2.382 | 2.489 | 2.601 |
6. Xây dựng | 38.315 | 41.318 | 44.540 | 47.996 | 51.700 | 62.670 | 69.599 | 77.148 | 85.367 | 94.312 | 103.706 |
7. Bán buôn và bán lẻ | 71.168 | 77.089 | 82.834 | 88.368 | 93.651 | 98.646 | 103.630 | 108.221 | 112.373 | 116.019 | 119.092 |
8. Vận tải | 21.544 | 22.083 | 22.635 | 23.201 | 23.781 | 24.376 | 24.912 | 25.460 | 26.020 | 26.592 | 27.177 |
9. Dịch vụ lưu trú | 34.238 | 35.128 | 36.041 | 36.978 | 37.939 | 38.925 | 39.820 | 40.736 | 41.673 | 42.631 | 43.612 |
10. Thông tin và truyền thông | 2.301 | 2.524 | 2.769 | 3.038 | 3.333 | 3.656 | 4.018 | 4.416 | 4.853 | 5.333 | 5.861 |
11. Tài chính ngân hàng | 2.520 | 2.651 | 2.789 | 2.934 | 3.087 | 3.248 | 3.423 | 3.608 | 3.803 | 4.008 | 4.224 |
12. Kinh doanh bất động sản | 395 | 411 | 427 | 444 | 462 | 480 | 497 | 514 | 532 | 551 | 570 |
13. Khoa học và công nghệ | 1.867 | 2.082 | 2.321 | 2.588 | 2.886 | 3.218 | 3.617 | 4.066 | 4.570 | 5.137 | 5.774 |
14. Hành chính và dịch vụ hỗ trợ | 1.636 | 1.726 | 1.821 | 1.921 | 2.027 | 2.138 | 2.249 | 2.366 | 2.489 | 2.618 | 2.754 |
15. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc | 15.048 | 15.424 | 15.810 | 16.205 | 16.610 | 17.025 | 17.400 | 17.783 | 18.174 | 18.574 | 18.983 |
16. Giáo dục và đào tạo | 19.077 | 19.497 | 19.926 | 20.364 | 20.812 | 21.270 | 21.717 | 22.173 | 22.639 | 23.114 | 23.599 |
17. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội | 4.385 | 4.538 | 4.697 | 4.861 | 5.031 | 5.207 | 5.379 | 5.557 | 5.740 | 5.929 | 6.125 |
18. Nghệ thuật vui chơi và giải trí | 2.182 | 2.322 | 2.471 | 2.629 | 2.797 | 2.976 | 3.169 | 3.375 | 3.594 | 3.828 | 4.077 |
19. Hoạt động khác | 9.814 | 9.618 | 9.426 | 9.237 | 9.052 | 8.871 | 8.605 | 8.347 | 8.097 | 7.854 | 7.618 |
20. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình | 1.372 | 1.447 | 1.527 | 1.611 | 1.700 | 1.794 | 1.894 | 2.000 | 2.112 | 2.230 | 2.355 |
Phụ lục 6: Dự báo lao động làm việc theo ngành kinh tế quốc dân thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
Chỉ tiêu | ĐVT | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Tổng cộng | Người | 609.540 | 626.904 | 644.677 | 662.857 | 681.446 | 707.445 | 728.839 | 750.877 | 773.584 | 796.975 | 821.076 |
+ Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản | Người | 316.666 | 318.236 | 319.814 | 321.400 | 322.994 | 324.595 | 326.204 | 327.821 | 329.446 | 331.079 | 332.721 |
So tổng lao động đang làm việc | % | 52,0 | 50,8 | 49,6 | 48,5 | 47,4 | 45,9 | 44,7 | 43,7 | 42,6 | 41,5 | 40,5 |
+ Ngành công nghiệp và xây dựng | Người | 105.327 | 112.128 | 119.369 | 127.078 | 135.284 | 151.020 | 162.305 | 174.434 | 187.469 | 201.478 | 216.534 |
So tổng lao động đang làm việc | % | 17,3 | 17,9 | 18,5 | 19,2 | 19,9 | 21,3 | 22,3 | 23,2 | 24,2 | 25,3 | 26,4 |
+ Ngành thương mại, dịch vụ | Người | 187.547 | 196.540 | 205.494 | 214.379 | 223.168 | 231.830 | 240.330 | 248.622 | 256.669 | 264.418 | 271.821 |
So tổng lao động đang làm việc | % | 30,7 | 31,3 | 31,9 | 32,3 | 32,7 | 32,8 | 33,0 | 33,1 | 33,2 | 33,2 | 33,1 |
Phụ lục 7: Cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh Bình Thuận trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT | Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
I | Tổng số lao động làm việc | 609.540 | 627.974 | 646.966 | 666.527 | 686.681 | 707.445 | 728.839 | 750.877 | 773.584 | 796.975 | 821.076 |
II | Nhu cầu lao động qua đào tạo | 170.671 | 214.355 | 258.039 | 301.723 | 345.407 | 389.095 | 426.226 | 463.357 | 500.488 | 537.619 | 574.753 |
1 | Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc (%) | 28,0 | 34,1 | 39,9 | 45,3 | 50,3 | 55,0 | 58,5 | 61,7 | 64,7 | 67,5 | 70,0 |
2 | Số lượng theo các trình độ | 609.540 | 627.974 | 646.966 | 666.527 | 686.681 | 707.445 | 728.839 | 750.877 | 773.584 | 796.975 | 821.076 |
a | Chưa qua đào tạo | 438.869 | 413.619 | 388.927 | 364.804 | 341.274 | 318.350 | 302.613 | 287.520 | 273.096 | 259.356 | 246.323 |
b | Đào tạo ngắn hạn | 100.489 | 118.529 | 136.569 | 154.609 | 172.649 | 190.690 | 197.627 | 204.564 | 211.501 | 218.438 | 225.376 |
c | Sơ cấp | 15.201 | 33.384 | 51.567 | 69.750 | 87.933 | 106.117 | 119.379 | 132.641 | 145.903 | 159.165 | 172.426 |
d | Trung cấp | 25.185 | 28.637 | 32.089 | 35.541 | 38.993 | 42.447 | 49.558 | 56.669 | 63.780 | 70.891 | 78.002 |
e | Cao đẳng | 10.722 | 12.822 | 14.922 | 17.022 | 19.122 | 21.223 | 25.189 | 29.155 | 33.121 | 37.087 | 41.054 |
f | Đại học | 18.829 | 20.723 | 22.617 | 24.511 | 26.405 | 28.298 | 34.133 | 39.968 | 45.803 | 51.638 | 57.475 |
h | Trên đại học | 245 | 260 | 275 | 290 | 305 | 320 | 340 | 360 | 380 | 400 | 420 |
3 | Cơ cấu theo trình độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Chưa qua đào tạo | 72,0 | 65,9 | 60,1 | 54,7 | 49,7 | 45,0 | 41,5 | 38,3 | 35,3 | 32,5 | 30,0 |
b | Đào tạo ngắn hạn | 16,5 | 18,9 | 21,1 | 23,2 | 25,1 | 27,0 | 27,1 | 27,2 | 27,3 | 27,4 | 27,4 |
c | Sơ cấp | 2,5 | 5,3 | 8,0 | 10,5 | 12,8 | 15,0 | 16,4 | 17,7 | 18,9 | 20,0 | 21,0 |
d | Trung cấp | 4,1 | 4,6 | 5,0 | 5,3 | 5,7 | 6,0 | 6,8 | 7,5 | 8,2 | 8,9 | 9,5 |
e | Cao đẳng | 1,8 | 2,0 | 2,3 | 2,6 | 2,8 | 3,0 | 3,5 | 3,9 | 4,3 | 4,7 | 5,0 |
f | Đại học | 3,1 | 3,3 | 3,5 | 3,7 | 3,8 | 4,0 | 4,7 | 5,3 | 5,9 | 6,5 | 7,0 |
h | Trên đại học | 0,040 | 0,041 | 0,043 | 0,044 | 0,044 | 0,045 | 0,047 | 0,048 | 0,049 | 0,050 | 0,051 |
Đơn vị tính : Người
TT | Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
I | Tổng số lao động làm việc | 316.666 | 318.236 | 319.814 | 321.400 | 322.994 | 324.595 | 326.204 | 327.821 | 329.446 | 331.079 | 332.721 |
II | Nhu cầu lao động qua đào tạo | 57.181 | 77.555 | 97.929 | 118.303 | 138.677 | 159.052 | 171.827 | 184.602 | 197.377 | 210.152 | 222.923 |
1 | Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc (%) | 18,1 | 24,4 | 30,6 | 36,8 | 42,9 | 49,0 | 52,7 | 56,3 | 59,9 | 63,5 | 67,0 |
2 | Số lượng theo các trình độ | 316.666 | 319.307 | 322.105 | 325.073 | 328.233 | 324.595 | 326.207 | 327.827 | 329.455 | 331.091 | 332.721 |
a | Chưa qua đào tạo | 259.485 | 241.752 | 224.176 | 206.770 | 189.556 | 165.543 | 154.380 | 143.225 | 132.078 | 120.939 | 109.798 |
b | Đào tạo ngắn hạn | 52.205 | 62.698 | 73.191 | 83.684 | 94.177 | 104.669 | 107.599 | 110.529 | 113.459 | 116.389 | 119.319 |
c | Sơ cấp | 1.838 | 10.787 | 19.736 | 28.685 | 37.634 | 46.583 | 54.724 | 62.865 | 71.006 | 79.147 | 87.286 |
d | Trung cấp | 2.106 | 2.594 | 3.082 | 3.570 | 4.058 | 4.544 | 5.698 | 6.852 | 8.006 | 9.160 | 10.314 |
e | Cao đẳng | 281 | 484 | 687 | 890 | 1.093 | 1.298 | 1.571 | 1.844 | 2.117 | 2.390 | 2.662 |
f | Đại học | 746 | 986 | 1.226 | 1.466 | 1.706 | 1.948 | 2.224 | 2.500 | 2.776 | 3.052 | 3.327 |
h | Trên đại học | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
3 | Cơ cấu theo trình độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Chưa qua đào tạo | 81,9 | 76,0 | 70,1 | 64,3 | 58,7 | 51,0 | 47,3 | 43,7 | 40,1 | 36,5 | 33,0 |
b | Đào tạo ngắn hạn | 16,5 | 19,7 | 22,9 | 26,0 | 29,2 | 32,2 | 33,0 | 33,7 | 34,4 | 35,2 | 35,9 |
c | Sơ cấp | 0,6 | 3,4 | 6,2 | 8,9 | 11,7 | 14,4 | 16,8 | 19,2 | 21,6 | 23,9 | 26,2 |
d | Trung cấp | 0,7 | 0,8 | 1,0 | 1,1 | 1,3 | 1,4 | 1,7 | 2,1 | 2,4 | 2,8 | 3,1 |
e | Cao đẳng | 0,1 | 0,2 | 0,2 | 0,3 | 0,3 | 0,4 | 0,5 | 0,6 | 0,6 | 0,7 | 0,8 |
f | Đại học | 0,2 | 0,3 | 0,4 | 0,5 | 0,5 | 0,6 | 0,7 | 0,8 | 0,8 | 0,9 | 1,0 |
h | Trên đại học | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,002 | 0,003 | 0,003 | 0,003 | 0,004 | 0,004 | 0,004 | 0,005 |
Phụ lục 9: Cơ cấu lao động qua đào tạo của ngành công nghiệp, xây dựng thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT | Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
I | Tổng số lao động làm việc | 105.327 | 112.128 | 119.369 | 127.078 | 135.284 | 151.020 | 162.305 | 174.434 | 187.469 | 201.478 | 216.534 |
II | Nhu cầu lao động qua đào tạo | 27.197 | 40.484 | 53.771 | 67.058 | 80.345 | 93.632 | 106.953 | 120.274 | 133.595 | 146.916 | 160.235 |
1 | Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc (%) | 25,8 | 36,1 | 45,0 | 52,8 | 59,4 | 62,0 | 65,9 | 69,0 | 71,3 | 72,9 | 74,0 |
2 | Số lượng theo các trình độ | 105.327 | 112.128 | 119.369 | 127.078 | 135.284 | 151.020 | 162.305 | 174.434 | 187.469 | 201.478 | 216.534 |
a | Chưa qua đào tạo | 78.130 | 71.644 | 65.598 | 60.020 | 54.939 | 57.388 | 55.352 | 54.160 | 53.874 | 54.562 | 56.299 |
b | Đào tạo ngắn hạn | 17.364 | 22.643 | 27.922 | 33.201 | 38.480 | 43.760 | 46.763 | 49.766 | 52.769 | 55.772 | 58.775 |
c | Sơ cấp | 3.064 | 8.794 | 14.524 | 20.254 | 25.984 | 31.714 | 35.332 | 38.950 | 42.568 | 46.186 | 49.803 |
d | Trung cấp | 3.929 | 5.108 | 6.287 | 7.466 | 8.645 | 9.823 | 12.770 | 15.717 | 18.664 | 21.611 | 24.558 |
e | Cao đẳng | 780 | 1.379 | 1.978 | 2.577 | 3.176 | 3.776 | 5.619 | 7.462 | 9.305 | 11.148 | 12.992 |
f | Đại học | 2.046 | 2.543 | 3.040 | 3.537 | 4.034 | 4.531 | 6.440 | 8.349 | 10.258 | 12.167 | 14.075 |
h | Trên đại học | 14 | 17 | 20 | 23 | 26 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 32 |
3 | Cơ cấu theo trình độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Chưa qua đào tạo | 74,2 | 63,9 | 55,0 | 47,2 | 40,6 | 38,0 | 34,1 | 31,0 | 28,7 | 27,1 | 26,0 |
b | Đào tạo ngắn hạn | 16,5 | 20,2 | 23,4 | 26,1 | 28,4 | 29,0 | 28,8 | 28,5 | 28,1 | 27,7 | 27,1 |
c | Sơ cấp | 2,9 | 7,8 | 12,2 | 15,9 | 19,2 | 21,0 | 21,8 | 22,3 | 22,7 | 22,9 | 23,0 |
d | Trung cấp | 3,7 | 4,6 | 5,3 | 5,9 | 6,4 | 6,5 | 7,9 | 9,0 | 10,0 | 10,7 | 11,3 |
e | Cao đẳng | 0,7 | 1,2 | 1,7 | 2,0 | 2,3 | 2,5 | 3,5 | 4,3 | 5,0 | 5,5 | 6,0 |
f | Đại học | 1,9 | 2,3 | 2,5 | 2,8 | 3,0 | 3,0 | 4,0 | 4,8 | 5,5 | 6,0 | 6,5 |
h | Trên đại học | 0,014 | 0,015 | 0,017 | 0,018 | 0,019 | 0,019 | 0,018 | 0,017 | 0,017 | 0,016 | 0,015 |
Phụ lục 10: Cơ cấu lao động qua đào tạo của ngành dịch vụ thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT | Chỉ tiêu | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
I | Tổng số lao động làm việc | 187.547 | 196.540 | 205.494 | 214.379 | 223.168 | 231.830 | 240.330 | 248.622 | 256.669 | 264.418 | 271.821 |
II | Nhu cầu lao động qua đào tạo | 86.293 | 96.317 | 106.341 | 116.365 | 126.389 | 136.411 | 147.449 | 158.487 | 169.525 | 180.563 | 191.595 |
1 | Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc (%) | 46,0 | 49,0 | 51,7 | 54,3 | 56,6 | 58,8 | 61,4 | 63,7 | 66,0 | 68,3 | 70,5 |
2 | Số lượng theo các trình độ | 187.547 | 196.540 | 205.494 | 214.379 | 223.168 | 231.830 | 240.330 | 248.622 | 256.669 | 264.418 | 271.821 |
a | Chưa qua đào tạo | 101.254 | 100.223 | 99.153 | 98.014 | 96.779 | 95.419 | 92.881 | 90.135 | 87.144 | 83.855 | 80.226 |
b | Đào tạo ngắn hạn | 30.920 | 33.188 | 35.456 | 37.724 | 39.992 | 42.261 | 43.265 | 44.269 | 45.273 | 46.277 | 47.282 |
c | Sơ cấp | 10.299 | 13.803 | 17.307 | 20.811 | 24.315 | 27.820 | 29.323 | 30.826 | 32.329 | 33.832 | 35.337 |
d | Trung cấp | 19.150 | 20.936 | 22.722 | 24.508 | 26.294 | 28.080 | 31.091 | 34.102 | 37.113 | 40.124 | 43.130 |
e | Cao đẳng | 9.661 | 10.960 | 12.259 | 13.558 | 14.857 | 16.149 | 18.000 | 19.851 | 21.702 | 23.553 | 25.400 |
f | Đại học | 16.037 | 17.193 | 18.349 | 19.505 | 20.661 | 21.819 | 25.470 | 29.121 | 32.772 | 36.423 | 40.073 |
h | Trên đại học | 226 | 237 | 248 | 259 | 270 | 282 | 300 | 318 | 336 | 354 | 373 |
3 | Cơ cấu theo trình độ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Chưa qua đào tạo | 54,0 | 51,0 | 48,3 | 45,7 | 43,4 | 41,2 | 38,6 | 36,3 | 34,0 | 31,7 | 29,5 |
b | Đào tạo ngắn hạn | 16,5 | 16,9 | 17,3 | 17,6 | 17,9 | 18,2 | 18,0 | 17,8 | 17,6 | 17,5 | 17,4 |
c | Sơ cấp | 5,5 | 7,0 | 8,4 | 9,7 | 10,9 | 12,0 | 12,2 | 12,4 | 12,6 | 12,8 | 13,0 |
d | Trung cấp | 10,2 | 10,7 | 11,1 | 11,4 | 11,8 | 12,1 | 12,9 | 13,7 | 14,5 | 15,2 | 15,9 |
e | Cao đẳng | 5,2 | 5,6 | 6,0 | 6,3 | 6,7 | 7,0 | 7,5 | 8,0 | 8,5 | 8,9 | 9,3 |
f | Đại học | 8,6 | 8,7 | 8,9 | 9,1 | 9,3 | 9,4 | 10,6 | 11,7 | 12,8 | 13,8 | 14,7 |
h | Trên đại học | 0,121 | 0,121 | 0,121 | 0,121 | 0,121 | 0,122 | 0,125 | 0,128 | 0,131 | 0,134 | 0,137 |
Phụ lục 11: Nhu cầu đào tạo của tỉnh Bình Thuận theo từng năm trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT | Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2015 | Tổng cộng từ năm 2016-2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2020 |
A | Tổng nhu cầu đào tạo | 54.078 | 56.766 | 59.451 | 62.140 | 64.824 | 60.961 | 62.993 | 65.023 | 67.050 | 69.069 | 297.259 | 325.096 | 622.355 |
1 | Đào tạo ngắn hạn | 25.074 | 26.337 | 27.600 | 28.863 | 30.126 | 20.285 | 20.771 | 21.257 | 21.742 | 22.228 | 138.000 | 106.283 | 244.283 |
2 | Sơ cấp | 19.095 | 20.186 | 21.276 | 22.368 | 23.460 | 19.629 | 20.424 | 21.221 | 22.016 | 22.811 | 106.385 | 106.101 | 212.486 |
3 | Trung cấp | 4.712 | 4.885 | 5.057 | 5.230 | 5.400 | 9.234 | 9.591 | 9.946 | 10.301 | 10.652 | 25.284 | 49.724 | 75.008 |
4 | Cao đẳng | 2.529 | 2.613 | 2.697 | 2.782 | 2.862 | 4.816 | 4.975 | 5.133 | 5.292 | 5.447 | 13.483 | 25.663 | 39.146 |
5 | Đại học | 2.646 | 2.722 | 2.798 | 2.873 | 2.952 | 6.968 | 7.202 | 7.435 | 7.668 | 7.899 | 13.991 | 37.172 | 51.163 |
6 | Trên đại học | 22 | 23 | 23 | 24 | 24 | 29 | 30 | 31 | 31 | 32 | 116 | 153 | 269 |
Đơn vị tính : Người
TT | Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2015 | Tổng cộng từ năm 2016-2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2020 |
A | Tổng nhu cầu đào tạo | 24.284 | 25.598 | 26.911 | 28.227 | 29.540 | 23.254 | 24.027 | 24.801 | 25.573 | 26.343 | 134.560 | 123.998 | 258.558 |
1 | Đào tạo ngắn hạn | 14.147 | 14.882 | 15.616 | 16.351 | 17.084 | 10.257 | 10.462 | 10.667 | 10.872 | 11.077 | 78.080 | 53.335 | 131.415 |
2 | Sơ cấp | 9.059 | 9.596 | 10.133 | 10.670 | 11.207 | 10.936 | 11.424 | 11.913 | 12.401 | 12.888 | 50.665 | 59.562 | 110.227 |
3 | Trung cấp | 593 | 618 | 642 | 667 | 689 | 1.381 | 1.439 | 1.497 | 1.554 | 1.612 | 3.209 | 7.483 | 10.692 |
4 | Cao đẳng | 214 | 222 | 230 | 239 | 249 | 325 | 336 | 347 | 358 | 368 | 1.154 | 1.734 | 2.888 |
5 | Đại học | 270 | 279 | 289 | 299 | 310 | 354 | 365 | 376 | 387 | 397 | 1.447 | 1.879 | 3.326 |
6 | Trên đại học | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 5 | 5 | 10 |
Phụ lục 13: Nhu cầu đào tạo của ngành công nghiệp, xây dựng theo từng năm thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT | Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2015 | Tổng cộng từ năm 2016-2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2020 |
A | Tổng nhu cầu đào tạo | 14.995 | 15.813 | 16.629 | 17.444 | 18.261 | 19.111 | 19.837 | 20.561 | 21.285 | 22.009 | 83.142 | 102.803 | 185.945 |
1 | Đào tạo ngắn hạn | 6.494 | 6.864 | 7.234 | 7.603 | 7.974 | 6.066 | 6.276 | 6.487 | 6.697 | 6.907 | 36.169 | 32.433 | 68.602 |
2 | Sơ cấp | 5.914 | 6.258 | 6.601 | 6.945 | 7.289 | 5.521 | 5.738 | 5.955 | 6.172 | 6.388 | 33.007 | 29.774 | 62.781 |
3 | Trung cấp | 1.375 | 1.434 | 1.493 | 1.552 | 1.610 | 3.438 | 3.586 | 3.733 | 3.880 | 4.028 | 7.464 | 18.665 | 26.129 |
4 | Cao đẳng | 630 | 654 | 678 | 702 | 727 | 1.994 | 2.068 | 2.141 | 2.215 | 2.290 | 3.391 | 10.708 | 14.099 |
5 | Đại học | 579 | 599 | 619 | 638 | 658 | 2.090 | 2.167 | 2.243 | 2.319 | 2.395 | 3.093 | 11.214 | 14.307 |
6 | Trên đại học | 3 | 4 | 4 | 4 | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 1 | 18 | 9 | 27 |
Phụ lục 14: Nhu cầu đào tạo của các ngành dịch vụ, thương mại theo từng năm thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Người
TT | Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2015 | Tổng cộng từ năm 2016-2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2020 |
A | Tổng nhu cầu đào tạo | 14.799 | 15.355 | 15.911 | 16.469 | 17.023 | 18.596 | 19.129 | 19.661 | 20.192 | 20.717 | 79.557 | 98.295 | 177.852 |
1 | Đào tạo ngắn hạn | 4.433 | 4.591 | 4.750 | 4.909 | 5.068 | 3.962 | 4.033 | 4.103 | 4.173 | 4.244 | 23.751 | 20.515 | 44.266 |
2 | Sơ cấp | 4.122 | 4.332 | 4.542 | 4.753 | 4.964 | 3.172 | 3.262 | 3.353 | 3.443 | 3.535 | 22.713 | 16.765 | 39.478 |
3 | Trung cấp | 2.744 | 2.833 | 2.922 | 3.011 | 3.101 | 4.415 | 4.566 | 4.716 | 4.867 | 5.012 | 14.611 | 23.576 | 38.187 |
4 | Cao đẳng | 1.685 | 1.737 | 1.789 | 1.841 | 1.886 | 2.497 | 2.571 | 2.645 | 2.719 | 2.789 | 8.938 | 13.221 | 22.159 |
5 | Đại học | 1.797 | 1.844 | 1.890 | 1.936 | 1.984 | 4.524 | 4.670 | 4.816 | 4.962 | 5.107 | 9.451 | 24.079 | 33.530 |
6 | Trên đại học | 18 | 18 | 18 | 19 | 20 | 26 | 27 | 28 | 28 | 30 | 93 | 139 | 232 |
Phụ lục 15: Nhu cầu vốn đầu tư bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT | Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2015 | Tổng cộng từ năm 2016-2020 | Tổng cộng từ năm 2011-2020 |
A | Tổng vốn đầu tư cho đào tạo | 315.650 | 329.681 | 343.659 | 357.688 | 371.664 | 490.887 | 508.322 | 525.709 | 543.061 | 560.302 | 1.718.342 | 2.628.281 | 4.346.623 |
1 | Đào tạo ngắn hạn | 50.148 | 52.674 | 55.200 | 57.726 | 60.252 | 40.570 | 41.542 | 42.514 | 43.484 | 44.456 | 276.000 | 212.566 | 488.566 |
2 | Sơ cấp nghề | 114.570 | 121.116 | 127.656 | 134.208 | 140.760 | 117.774 | 122.544 | 127.326 | 132.096 | 136.866 | 638.310 | 636.606 | 1.274.916 |
3 | Trung cấp | 56.544 | 58.620 | 60.684 | 62.760 | 64.800 | 110.808 | 115.092 | 119.352 | 123.612 | 127.824 | 303.408 | 596.688 | 900.096 |
4 | Cao đẳng | 35.406 | 36.582 | 37.758 | 38.948 | 40.068 | 67.424 | 69.650 | 71.862 | 74.088 | 76.258 | 188.762 | 359.282 | 548.044 |
5 | Đại học | 58.212 | 59.884 | 61.556 | 63.206 | 64.944 | 153.296 | 158.444 | 163.570 | 168.696 | 173.778 | 307.802 | 817.784 | 1.125.586 |
6 | Trên đại học | 770 | 805 | 805 | 840 | 840 | 1.015 | 1.050 | 1.085 | 1.085 | 1.120 | 4.060 | 5.355 | 9.415 |
B | Tổng vốn đầu tư cơ sở vật chất | 205.000 | 205.000 | 205.000 | 205.000 | 205.000 | 232.400 | 232.400 | 232.400 | 232.400 | 232.400 | 1.025.000 | 1.162.000 | 2.187.000 |
1 | Trường Đại học Phan Thiết - XHH | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 50.000 | 100.000 | 150.000 |
2 | Trường cao đẳng cộng đồng Bình Thuận (sau năm 2015 Trường Đại học Bình Thuận) | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 250.000 | 300.000 |
3 | Trường Cao đẳng Y tế | 11.000 | 11.000 | 11.000 | 11.000 | 11.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 50.000 | 55.000 | 250.000 | 305.000 |
4 | Trường trung cấp nghề Bình Thuận (trước năm 2015 Trường Cao đẳng nghề) | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 150.000 | 50.000 | 200.000 |
5 | Trường trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Công đoàn | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 20.000 | 30.000 | 50.000 |
6 | Trường cao đẳng du lịch quốc tế - XHH | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 100.000 | 50.000 | 150.000 |
7 | Trường Cao đẳng quản trị và công nghệ thông tin – XHH | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 100.000 | 50.000 | 150.000 |
8 | Trường cao đẳng công thương tại La Gi - XHH | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 100.000 | 50.000 | 150.000 |
9 | Trường trung cấp ngề của Công ty Cổ phần địa ốc Hoàng Quân- XHH | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 50.000 | 20.000 | 70.000 |
10 | Trường cao đẳng nghề (Tuy Phong)- XHH | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 100.000 | 50.000 | 150.000 |
11 | Trường trung cấp nghề Tánh Linh | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 50.000 | 20.000 | 70.000 |
12 | Trường trung cấp nghề Bắc Bình | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 4.000 | 50.000 | 20.000 | 70.000 |
13 | Trường Trung cấp chuyên nghiệp tại Hàm Tân | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 4.400 | 4.400 | 4.400 | 4.400 | 4.400 | 50.000 | 22.000 | 72.000 |
14 | Đầu tư nâng cấp các trung tâm dạy nghề | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 50.000 | 100.000 | 150.000 |
15 | Các trung tâm khác | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 20.000 | 50.000 | 100.000 | 150.000 |
C | Theo nguồn vốn đầu tư | 520.650 | 534.681 | 548.659 | 562.688 | 576.664 | 723.287 | 740.722 | 758.109 | 775.461 | 792.702 | 2.743.342 | 3.790.281 | 6.533.623 |
1 | Ngân sách Trung ương | 52.065 | 53.468 | 54.866 | 56.269 | 57.666 | 72.329 | 74.072 | 75.811 | 77.546 | 79.270 | 274.334 | 379.028 | 653.362 |
2 | Ngân sách Địa phương | 78.098 | 80.202 | 82.299 | 84.403 | 86.500 | 108.493 | 111.108 | 113.716 | 116.319 | 118.905 | 411.501 | 568.542 | 980.043 |
3 | Doanh nghiệp | 130.163 | 133.670 | 137.165 | 140.672 | 144.166 | 180.822 | 185.181 | 189.527 | 193.865 | 198.176 | 685.836 | 947.570 | 1.633.406 |
4 | Người được đào tạo | 208.260 | 213.872 | 219.464 | 225.075 | 230.666 | 289.315 | 296.289 | 303.244 | 310.184 | 317.081 | 1.097.337 | 1.516.112 | 2.613.449 |
5 | ODA | 52.065 | 53.468 | 54.866 | 56.269 | 57.666 | 72.329 | 74.072 | 75.811 | 77.546 | 79.270 | 274.334 | 379.028 | 653.362 |
- 1Quyết định 397/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 530/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Nghị quyết 52/NQ-CP về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Lệnh công bố Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 120/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2882/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020
- 8Quyết định 397/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 9Quyết định 2638/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 530/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Nghị quyết 52/NQ-CP về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 113/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011-2020
- Số hiệu: 113/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/01/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tiến Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực