Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1122/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 09 tháng 7 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CẮM MỐC PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phân định ranh giới rừng;
Căn cứ Quyết định số 1619/QĐ-UBND ngày 30/7/2018 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp và ba loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Quyết định số 286/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt số liệu hiện trạng rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp tỉnh Hà Giang năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 17/5/2019 của UBND tỉnh Hà Giang, về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán “Lập hồ sơ ranh giới, mốc giới; lập hồ sơ địa chính đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, các ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang”;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 147/TB-UBND ngày 30/6/2020 Phiên họp lãnh đạo UBND tỉnh ngày 22/6/2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 143/TTr-SNN-KL ngày 22/5/2020, kèm theo Văn bản số 134/TB-SXD ngày 11/11/2019 của Sở Xây dựng, thông báo kết quả thẩm định Phương án cắm mốc phân định ranh giới rừng tỉnh Hà Giang; Văn bản số 869/STC-HCSN ngày 27/4/2020 của Sở Tài chính, về việc dự toán kinh phí cắm mốc phân định ranh giới rừng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án cắm mốc phân định ranh giới rừng tỉnh Hà Giang với những nội dung chính như sau:
1. Tên công trình: Phương án cắm mốc phân định ranh giới rừng tỉnh Hà Giang.
2. Cơ quan chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
3. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang.
4. Đơn vị thực hiện (chủ đầu tư): Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang.
5. Quy mô: Triển khai thực hiện trên 10 huyện và 01 thành phố với 145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
6. Đối tượng: diện tích rừng phòng hộ, sản xuất, đặc dụng (chưa có chủ rừng).
7. Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong Quý II/2021
8. Mục tiêu dự án:
- Mục tiêu chung:
+ Hoàn thành công tác phân định và cắm mốc giới hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất tỉnh Hà Giang để tổ chức quản lý và thực thi sản xuất theo Luật Lâm nghiệp nói chung và quy chế quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất nói riêng.
+ Đảm bảo phát triển ổn định, bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và tăng khả năng thu hút đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái....
+ Phân định ranh giới nhằm xác định rõ ranh giới từng loại rừng, chủ rừng, vị trí mốc, bảng trên bản đồ và ngoài thực địa; làm cơ sở cho việc đóng mốc, bảng phục vụ công tác quản lý ổn định, bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với chức năng của từng loại rừng; đồng thời sử dụng diện tích từng loại rừng đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả theo quy hoạch được duyệt.
- Mục tiêu cụ thể
+ Phân định rõ ranh giới các loại rừng giữa bản đồ và thực địa, thực hiện từ đó xác định vị trí và tiến hành cắm bao nhiêu mốc, bao nhiêu bảng, khối lượng mốc, bảng để tiến hành công tác phân định và cắm mốc, bảng cho hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất tỉnh Hà Giang.
+ Bàn giao toàn bộ số mốc, bảng cho chính quyền địa phương và các chủ rừng trên thực địa để tổ chức quản lý theo quy chế quản lý 3 loại rừng và thực hiện công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng theo Luật Lâm nghiệp.
9. Kinh phí:
- Tổng mức kinh phí thực hiện dự án: 15.523.136.000 đồng. Trong đó:
STT | Hạng mục | Kinh phí | Ghi chú |
1 | Xây dựng Phương án cắm mốc phân định ranh giới rừng tỉnh Hà Giang |
| 137.500.000 (nguồn kinh phí dự phòng trong mục chi phí sản xuất, vận chuyển cắm mốc, bảng) |
2 | Phân định ranh giới rừng trên bản đồ; phân định ranh giới rừng và xác định vị trí mốc, bảng trên thực địa | 5.875.606.000 |
|
3 | Chi phí sản xuất, vận chuyển, cắm mốc, bảng | 9.647.530.000 |
|
- Nguồn kinh phí: Nguồn sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh
(Có phương án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm (Chủ đầu tư) tổ chức thực hiện các nội dung công việc theo Phương án cắm mốc phân định ranh giới rừng tỉnh Hà Giang được cấp thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư lập kế hoạch, triển khai thực hiện Phương án; phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện phương án. Chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh về chuyên môn, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của Phương án cắm mốc.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ vào Phương án được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với chủ đầu tư tham mưu cho UBND phân bổ kinh phí để tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ.
3. Các sở, ngành, đơn vị liên quan: Phối hợp cung cấp tài liệu liên quan, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Phương án theo chức năng nhiệm vụ được giao.
4. Chi cục Kiểm lâm (Chủ đầu tư): Phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung công việc theo phương án được duyệt, chịu trách nhiệm toàn bộ về việc tổ chức triển khai, nghiệm thu, hoàn thành công trình và chất lượng sản phẩm; chủ động phối hợp với đơn vị liên quan giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Phương án.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với chủ đầu tư tuyên truyền; tổ chức thực hiện việc phân định ranh giới, cắm mốc phân định ranh giới các loại rừng tại địa phương; kịp thời giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Phương án.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 10/2020/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác và trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Kế hoạch 1808/KH-UBND năm 2020 về cắm mốc giới theo Quy hoạch phân khu khu vực Đồi Cát Bay và khu vực phụ cận do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 600/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện cắm mốc giới theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2035
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Lâm nghiệp 2017
- 3Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 4Quyết định 1619/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch đất lâm nghiệp và ba loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2025
- 5Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 10/2020/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác và trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Kế hoạch 1808/KH-UBND năm 2020 về cắm mốc giới theo Quy hoạch phân khu khu vực Đồi Cát Bay và khu vực phụ cận do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 8Quyết định 600/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện cắm mốc giới theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2035
Quyết định 1122/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Phương án cắm mốc phân định ranh giới rừng tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 1122/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/07/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra