Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1004/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014, của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới;
Căn cứ Thông báo số 01/TB-VPCP ngày 5/01/2015 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-BNN-QLCL ngày 04/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội tại tờ trình số 28/TT - SNN ngày 11/02/2015 về việc Ban hành Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NĂM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1004/QĐ-UBND ngày 02 tháng 03 năm 2015 của UBND thành phố Hà Nội)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tạo chuyển biến rõ nét về đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, trọng tâm là sản phẩm rau, thịt và thủy sản nuôi.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau vượt ngưỡng giảm 10% so với năm 2014;
- Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10% so với năm 2014;
- Tỷ lệ mẫu giám sát ô nhiễm vi sinh trong thịt gia súc, gia cầm vượt ngưỡng giảm 10% so với năm 2014.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện phân công, phân cấp, cơ chế chính sách
- Rà soát, điều chỉnh phân công, phân cấp kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành về ATTP nông lâm thủy sản giữa các đơn vị thuộc Sở; giữa thành phố; quận, huyện và xã, phường, thị trấn.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định về giám sát ATTP nông lâm thủy sản, tập trung rau, thịt gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi.
- Rà soát, để xuất bổ sung cơ chế chính sách tạo động lực cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.
2. Tổ chức thực thi cơ chế chính sách, pháp luật
2.1. Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thực địa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực địa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tốt, trọng tâm là sử dụng đúng cách thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau; thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản trong chăn nuôi, nuôi trồng; giết mổ, vận chuyển, bày bán thịt gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP.
- Xử lý sự cố an toàn thực phẩm, cung cấp kịp thời thông tin kiểm chứng cho người tiêu dùng.
- Công khai cơ sở loại C (không đạt điều kiện đảm bảo ATTP), cơ sở sản xuất sản phẩm không an toàn và quảng bá sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm an toàn.
2.2. Kiểm tra, thanh tra và giám sát
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo pháp luật các hành vi lưu thông, mua bán hóa chất, kháng sinh cấm; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục.
- Kiểm tra điều kiện ATTP các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, trọng tâm là việc sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT và 51/2014/TT-BNNPTNT. Thanh tra xử lý vi phạm đối với cơ sở loại C, tái kiểm tra vẫn xếp loại C.
- Kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y, xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y; vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
- Tổ chức giám sát sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, đánh giá, cảnh báo nguy cơ và truy xuất, xử lý các trường hợp vi phạm.
3. Tổ chức lực lượng, nâng cao năng Iực
- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai nhiệm vụ theo phân công.
- Đầu tư, bổ sung trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đặc biệt trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường.
(Nội dung chi tiết và phân công theo Phụ lục kèm theo)
III. NGUỒN KINH PHÍ
1. Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Ngân sách nhà nước cho quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm.
3. Ngân sách nhà nước theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Trách nhiệm của các cơ quan
a. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Cơ quan được phân công chủ trì chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
- Định kỳ hàng tháng, cơ quan được phân công chủ trì báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (qua Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Hà Nội) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.
- Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội chủ trì theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND thành phố.
b. UBND quận, huyện, thị xã:
- Xây dựng, ban hành kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại địa phương và tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ hiệu quả.
- Định kỳ hàng tháng, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND thành phố (qua Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) kết quả thực hiện trong đó nêu rõ những việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện.
2. Sơ kết và tổng kết:
UBND thành phố chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết để đánh giá kết quả triển khai kế hoạch hành động; thống nhất giải pháp, biện pháp khắc phục khó khăn vướng mắc trong thực hiện làm cơ sở cho việc triển khai kế hoạch giai đoạn tiếp theo.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chủ động báo cáo UBND thành phố để xem xét, quyết định./.
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1004/QĐ-UBND ngày 02/03/2015 của UBND thành phố Hà Nội)
TT | Nhiệm vụ | Chủ trì | Phối hợp | Thời hạn hoàn thành |
1 | Hoàn thiện phân công phân cấp, cơ chế, chính sách, |
|
|
|
1.1 | Rà soát phân công, phân cấp các cơ quan quản lý ATTP trình UBND thành phố quyết định để đảm bảo hiệu quả triển khai công tác ATTP. | Chị cục QLCL | Phòng Tổ chức cán bộ; các Chi cục quản lý chuyên ngành | 31/3/2015 |
2.2 | Xây dựng đề án phổ biến áp dụng IPM, ưu tiên cho rau, quả, chè và lúa. | Chi cục BVTV | Phòng Trồng trọt Sở NN&PTNT, Chi cục QLCL, UBND quận, huyện, thị xã; | 31/3/2015 |
2 | Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thực địa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn |
|
|
|
2.1 | Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, kháng sinh nguyên liệu; không lạm dụng thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường. | Chi cục: Thủy sản, phòng Chăn nuôi, Trung tâm khuyến nông; | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
2.2 | Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng; phổ biến áp dụng phòng trị dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất rau. | Chi cục BVTV | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
2.3 | Truyền thông công khai cơ sở loại C, sản phẩm rau, thịt, thủy sản nuôi không an toàn | Chi cục Thú y, Chi cục BVTV, Chi cục Thủy sản, Chi cục QLCL; | UBND quận, huyện, thị xã; | Khi có kết quả giám sát, kiểm tra phân loại |
2.4 | Truyền thông, quảng bá các sản phẩm, các cơ sở sản xuất kinh doanh rau, thịt, thủy sản nuôi an toàn. | Chi cục Thú y, Chi cục BVTV, Chi cục Thủy sản, Chi cục QLCL; | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
2.5 | Triển khai chương trình chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội; | Sở NN&PTNT Tp. Hà Nội | Các Cục chuyên ngành: QLCL, TY, BVTV, Tổng cục TS; UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
3 | Giám sát, kiểm tra, thanh tra |
|
|
|
3.1 | Chuỗi sản phẩm thực vật, tập trung sản phẩm rau |
|
|
|
3.1.1 | Kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV, phân bón. | Chi cục BVTV; Thanh tra Sở, phòng Trồng trọt; | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
3.1.2 | Kiểm tra điều kiện ATTP các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, trọng tâm là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT và 51/2014/TT-BNNPTNT. Thanh tra xử lý vi phạm đối với cơ sở loại C, tái kiểm tra vẫn xếp loại C. | Chi cục BVTV, phòng Trồng trọt; | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
3.1.3 | Triển khai chương trình chuỗi cung ứng rau an toàn, kết hợp triển khai kiểm nghiệm nhanh tại một số chợ đầu mối | Chi cục BVTV | UBND quận, huyện, thị xã; Chi cục QLCL NLS&TS, Trung tâm PTCN CLSP | Từ 02/3/2015 |
3.3.4 | Tổ chức giám sát ATTP, đánh giá, cảnh báo nguy cơ và truy xuất, xử lý các trường hợp vi phạm. | Chi cục QLCL NLS&TS | UBND quận, huyện, thị xã; Chi cục BVTV | Trong năm |
3.2. | Chuỗi sản phẩm động vật, tập trung sản phẩm thịt gia súc, gia cầm |
|
|
|
3.2.1 | Kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. | Chi cục Thú y; Thanh tra Sở; phòng Chăn nuôi, | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
3.2.2 | Kiểm tra điều kiện ATTP các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, trọng tâm là việc sử dụng thuốc thú y, kháng sinh, thức ăn trong chăn nuôi; vệ sinh thú y trong giết mổ, vận chuyển, bày bán theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT và 51/2014/TT-BNNPTNT , Thanh tra xử lý vi phạm đối với cơ sở loại C, tái kiểm tra vẫn xếp loại C. | Chi cục Thú y, phòng Chăn nuôi, | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
3.2.3 | Triển khai chương trình chuỗi cung ứng thịt an toàn, kết hợp triển khai kiểm nghiệm nhanh tại một số chợ đầu mối | Chi cục Thú y | UBND quận, huyện, thị xã; Chi cục QLCL NLS&TS, Trung tâm Phân tích Chứng nhận chất lượng sản phẩm. | Từ 02/3/2015 |
3.2.4 | Tổ chức giám sát ATTP, đánh giá, cảnh báo nguy cơ và truy xuất, xử lý các trường hợp vi phạm. | Chi cục QLCL NLS&TS | UBND quận, huyện, thị xã; Chi Cục Thú y | Trong năm |
3.3 | Chuỗi sản phẩm thủy sản, tập trung vào thủy sản nuôi |
|
|
|
3.3.1 | Kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản | Chi cục Thủy sản; Thanh tra Sở | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
3.3.2 | Kiểm tra điều kiện ATTP các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản, trọng tâm là việc sử dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT và 51/2014/TT-BNNPTNT. Thanh tra xử lý vi phạm đối với cơ sở loại C, tái kiểm tra vẫn xếp loại C. | Chi cục Thủy sản | UBND quận, huyện, thị xã; | Trong năm |
3.3.3 | Tổ chức giám sát ATTP, đánh giá, cảnh báo nguy cơ và truy xuất, xử lý các trường hợp vi phạm. | Chi cục QLCL NLS&TS | UBND quận, huyện, thị xã; Chi cục Thủy sản; | Trong năm |
4 | Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực |
|
|
|
4.2 | Tổ chức lớp đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, thanh tra chuyên ngành cho cán bộ chuyên trách các cấp tại địa phương. | Chi cục QLCL NLS&TS, Thanh tra Sở, | UBND quận, huyện, thị xã; các Chi cục quản lý chuyên ngành; Trung tâm phân tích chứng nhận chất lượng sản phẩm | Trong năm |
4.3 | Mua sắm trang thiết bị kiểm tra, kiểm nghiệm cần thiết (theo nguồn kinh phí ngân sách đã được duyệt) | Trung tâm phân tích chất lượng; Các Chi cục chuyên ngành | UBND quận, huyện; các Chi cục quản lý chuyên ngành; | Trong năm |
- 1Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2013 về Dự án "Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 3083/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Quyết định 1290/QĐ-CTUBND năm 2006 về Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo mục tiêu bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 1244/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động thực hiện năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động Năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hà Nam
- 7Quyết định 5768/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt "Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020"
- 8Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2016 phối hợp triển khai Dự án nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng Quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Kế hoạch 228/KH-UBND công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2016
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1637/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2013 về Dự án "Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 3083/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 01/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 445/QĐ-BNN-QLCL năm 2015 ban hành Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 1290/QĐ-CTUBND năm 2006 về Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo mục tiêu bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Định
- 11Quyết định 1244/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động thực hiện năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 12Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động Năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Hà Nam
- 13Quyết định 5768/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt "Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020"
- 14Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2016 phối hợp triển khai Dự án nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng Quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 15Kế hoạch 228/KH-UBND công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2016
Quyết định 1004/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 1004/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/03/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra