Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5768/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/5/2014;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BCT-BTNMT ngày 04/11/2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phối hợp giữa Sở Công Thương với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương;

Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18/02/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Căn cứ Quyết định số 4135/QĐ-BCT ngày 21/6/2013 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt các Đề án thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 16/9/2015 của UBND Thành phố ban hành “Quy định quản lý kinh phí khuyến công và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công thành phố Hà Nội”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 3597/TTr-SCT ngày 12/10/2015 và Báo cáo số 222/BC-SCT ngày 06/10/2015 về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2012-2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020" (Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Bộ Công Thương;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch: Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Ngọc Tuấn;
- VPUB: PCVP: NN Kỳ, PC Công, CT, TNMT, TH;
- Lưu VT, CT h, vân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Tuấn

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 5768/QĐ-UBND ngày 29/10/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Thực hiện: Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”; Quyết định số 1288/QĐ-TTg 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (SXSH) trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, như sau:

I. Mục tiêu tổng quát

Khuyến khích, hỗ trợ SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

II. Mục tiêu cụ thể

- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố áp dụng sản xuất sạch hơn. Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm từ 8 - 13 % mức tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp lớn có cán bộ đủ năng lực hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.

- 100% các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố; Ban quản lý các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố có cán bộ hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

III. Nội dung

1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng; nâng cao nhận thức lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các cấp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố.

2. Xây dựng, vận hành chuyên mục thông tin điện tử về SXSH trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố; cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp các thông tin về chính sách phát triển công nghiệp; mô hình thí điểm; mô hình trình diễn thông qua các hình thức: Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, trang thông tin điện tử, tờ rơi và các hình thức thông tin truyền thông khác.

3. Hỗ trợ xây dựng thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp.

4. Nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn đào tạo, hội thảo, hội nghị, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; đối tượng là cán bộ quản lý, chuyên môn trong cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

IV. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức

- Đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về lợi ích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; in ấn, biên tập, biên dịch, phát hành tài liệu, sổ tay, tờ rơi, panô, áp phích.

- Xây dựng và tổ chức hội nghị, hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

- Xây dựng các phóng sự, chuyên đề, tin bài trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và một số báo in, báo điện tử về chính sách ưu tiên áp dụng sản xuất sạch hơn của Nhà nước và Thành phố, về các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện thành công áp dụng sản xuất sạch hơn,...

2. Giải pháp về đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực về sản xuất sạch hơn

- Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia tư vấn đảm bảo đủ năng lực tư vấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn.

- Tổ chức các đoàn cán bộ quản lý, kỹ thuật, chuyên gia tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

- Phối hợp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

3. Giải pháp về xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu, chuyên mục thông tin điện tử

- Xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp sản xuất thuộc Khu công nghiệp và chế xuất, Cụm công nghiệp, Điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu các cơ sở sản xuất điển hình về áp dụng SXSH, các công nghệ tốt nhất hiện có và thực hành môi trường tốt nhất hiện có.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng công nghệ, mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, năng lượng các ngành công nghiệp chủ đạo của Thành phố.

- Cập nhật chuyên mục thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn, duy trì các cơ sở dữ liệu và cập nhật các thông tin về cơ chế chính sách, các hoạt động sản xuất sạch hơn trên địa bàn Thành phố, trong và ngoài nước.

4. Giải pháp về thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

- Hỗ trợ kỹ thuật đánh giá nhanh hoạt động sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất thuộc diện ưu tiên trên địa bàn Thành phố.

- Xây dựng, phổ biến sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

- Hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí xây dựng thí điểm mô hình, mô hình trình diễn kỹ thuật, mô hình nhân rộng áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

- Đẩy mạnh rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế, giải pháp thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố; Huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ, tài trợ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố áp dụng SXSH trong công nghiệp.

V. Kinh phí thực hiện

Giai đoạn 2016 - 2020, kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, dự kiến 17.700 triệu đồng (Mười bảy tỷ, bảy trăm triệu đồng chẵn), từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi cho hoạt động khuyến công Thành phố; thực hiện theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 16/9/2015 của UBND Thành phố ban hành “Quy định quản lý kinh phí khuyến công và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công thành phố Hà Nội” (Chi tiết dự kiến kinh phí tại Phụ lục kèm theo).

Căn cứ nội dung, giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch này và các chính sách liên quan, hàng năm Sở Công Thương chủ trì phối hợp các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã liên quan xây dựng nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; thống nhất Sở Tài chính, trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Công Thương (Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội) là cơ quan giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất sạch hơn trên địa bàn Thành phố; chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; trình UBND Thành phố phê duyệt các nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo từng năm; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch từng năm và cả giai đoạn; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng, một năm và theo yêu cầu của UBND Thành phố, Bộ Công Thương; thường xuyên theo dõi, rà soát cơ chế, chính sách, đề xuất UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Công Thương thống nhất, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn Sở Công Thương sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch đúng chế độ hiện hành của nhà nước và Thành phố.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính, Công Thương rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế, giải pháp huy động nguồn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố áp dụng SXSH trong công nghiệp; kêu gọi đầu tư tài trợ từ các dự án nước ngoài về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

4. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; UBND các quận, huyện, thị xã; Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất; Các đơn vị quản lý các Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố phối hợp Sở Công Thương tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

5. UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ, tình hình thực tế tại địa phương xây dựng Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 và từng năm; bố trí cán bộ, kinh phí từ kinh phí khuyến công hàng năm tại địa phương để thực hiện kế hoạch; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng, một năm và kết quả thực hiện cả giai đoạn gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Công Thương.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ảnh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 5768/QĐ-UBND ngày 29/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội)

Đơn vị tính: 1000 đồng

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Đơn giá

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tng cộng

Slượng

Thành tiền

Slượng

Thành tiền

Slượng

Thành tiền

Slượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

I

TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VSXSH TRONG CÔNG NGHIỆP

 

 

 

570,000

 

570,000

 

570,000

 

620,000

 

620,000

2,950,000

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về lợi ích áp dụng SXSH trong công nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; in ấn, biên tập, phát hành tài liệu, sổ tay, tờ rơi...

Năm

150,000

1

150,000

1

150,000

1

150,000

1

150,000

1

150,000

750,000

2

Tổ chức hội nghị, hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về SXSH trong công nghiệp

Hội thảo

80,000

3

240,000

3

240,000

3

240,000

3

240,000

3

240,000

1,200,000

3

Xây dựng và phát hành các phóng sự, bài viết về hiệu quả áp dụng SXSH trong công nghiệp

Phóng sự

40,000

4

160,000

4

160,000

4

160,000

5

200,000

5

200,000

880,000

Bài viết

2,000

10

20,000

10

20,000

10

20,000

15

30,000

15

30,000

120,000

II

ĐÀO TẠO NÂNG CAO NGUỒN NHÂN LỰC VSXSH TRONG CÔNG NGHIỆP

 

 

 

640,000

 

640,000

8

640,000

 

640,000

 

640,000

3,200,000

1

Tổ chức tập huấn SXSH cho các cán bộ quản lý nhà nước, lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp

Lớp

80,000

8

640,000

8

640,000

8

640,000

8

640,000

8

640,000

3,200,000

III

XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ VẬN HÀNH CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CHUYÊN MỤC THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VSXSH TRONG CÔNG NGHIỆP

 

 

 

400,000

 

200,000

 

200,000

 

200,000

 

200,000

1,200,000

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu về SXSH trong công nghiệp (dữ liệu về doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, công nghệ, mức tiêu hao, các điển hình áp dụng SXSH)

Trang tin

400,000

1

400,000

 

0

 

0

 

0

 

0

400,000

2

Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng các ngành công nghiệp chủ đạo của Thành phố Hà Nội

Ngành

100,000

 

0

1

100,000

1

100,000

1

100,000

1

100,000

400,000

3

Cập nhật và duy trì vận hành chuyên mục thông tin điện tử về SXSH

Năm

100,000

 

0

1

100,000

1

100,000

1

100,000

1

100,000

400,000

IV

ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG SXSH TRONG CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH

 

 

 

1,400,000

 

1,850,000

 

2,150,000

 

2,350,000

 

2,600,000

10,350,000

1

Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá SXSH, đề xuất các giải pháp SXSH cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố

DN

50,000

18

900,000

23

1,150,000

25

1,250,000

25

1,250,000

30

1,500,000

6,050,000

2

Xây dựng, phổ biến sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về SXSH trong công nghiệp

Năm

100,000

1

100,000

1

100,000

1

100,000

1

100,000

1

100,000

500,000

3

Hỗ trợ xây dựng dự án đầu tư triển khai áp dụng SXSH trong công nghiệp

DN

200,000

2

400,000

3

600,000

4

800,000

5

1,000,000

5

1,000,000

3,800,000

 

Tổng Cộng

 

 

 

3,010,000

 

3,260,000

 

3,560,000

 

3,810,000

 

4,060,000

17,700,000

Tổng tiền bằng chữ: Mười bảy tỷ bảy trăm triệu đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 5768/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt "Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020"

  • Số hiệu: 5768/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/10/2015
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản