Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2013/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 08 tháng 5 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Căn cứ vào Hiệp định vay (khoản vay số 2789-VIE) ngày 02/12/2011 giữa Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB);
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 399/TTr-SGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2013 về việc đề nghị ban hành Quy định về chính sách, trình tự thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quy định về bộ đơn giá bồi thường về nhà ở; công trình xây dựng, vật kiến trúc và Bộ đơn giá bồi thường cây cối hoa màu và tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút, tỉnh Yên Bái,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Quy định về chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút, tỉnh Yên Bái.
2. Quy định về bộ đơn giá bồi thường về đất; nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút, tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Trấn Yên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên; người bị thu hồi đất và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHÍNH SÁCH, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG YÊN BÁI - KHE SANG, ĐOẠN YÊN BÁI – TRÁI HÚT, TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 08/5/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
1. Qui định này quy định về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất; quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và người bị thu hồi đất trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút, tỉnh Yên Bái.
2. Những nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và trình tự thủ tục không quy định trong văn bản này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các quy định khác của nhà tài trợ.
1. Uỷ ban nhân dân các huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái; cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai và việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút, tỉnh Yên Bái.
2. Người sử dụng đất bị thu hồi, người sở hữu tài sản trên đất bị thu hồi và tổ chức, cá nhân có liên quan để phục vụ việc xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái, Trái Hút.
Điều 3. Nguyên tắc bồi thường về đất
1. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới mà có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền.
2. Mục đích sử dụng đất được bồi thường xác định theo một trong những căn cứ sau:
a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trường hợp hiện trạng sử dụng đất khác với mục đích sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận đã cấp thì căn cứ qui hoạch sử dụng đất chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt, căn cứ thời điểm thông báo thu hồi đất, căn cứ thời điểm sử dụng đất theo hiện trạng, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) sở tại để xem xét và xác định loại đất được bồi thường đối với từng trường hợp cụ thể theo khoản 6 Điều 13 Qui định này. Trường hợp đủ điều kiện được bồi thường theo hiện trạng thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện phải làm thủ tục chỉnh lý mục đích sử dụng đất trên giấy chứng nhận đã cấp trước khi trình thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ;
c) Đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Đất đang sử dụng ổn định phù hợp với qui hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
đ) Trường hợp không có căn cứ theo các điểm a, b, c và d khoản này thì xác định loại đất theo hiện trạng sử dụng ổn định.
Hiện trạng sử dụng đất ổn định do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với ủy ban nhân dân cấp xã xác định để lập phương án bồi thường, hỗ trợ trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt".
3. Tất cả các trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân (trừ các trường hợp bị thu hồi đất quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai) thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường 100% giá đất nhưng trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật đối với diện tích đất bị thu hồi thì phải trừ đi khoản nghĩa vụ tài chính phải thực hiện vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ về đất để hoàn trả ngân sách nhà nước (không khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ về tài sản, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ tái định cư). Nghĩa vụ tài chính bao gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thu về xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Trường hợp các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp lớn hơn tiền bồi thường, hỗ trợ về đất thì số tiền được khấu trừ tối đa bằng số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất.
4. Diện tích đất để xem xét bồi thường, hỗ trợ là diện tích được xác định bằng đo đạc tại thực địa của từng người sử dụng đất thể hiện trên bản đồ đã được cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.
Điều 4. Điều kiện để được bồi thường đất
Người bị thu hồi đất có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các giấy tờ sau:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể như sau:
a.1. Giấy của Hợp tác xã nông nghiệp cấp từ trước ngày 28/6/1971 (ngày ban hành Nghị quyết 125/CP của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất);
a.2. Giấy cấp đất của Uỷ ban nhân dân xã từ trước ngày 18/12/1980.
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân huyện) cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Cụ thể như sau:
c.1. Giấy tờ thừa kế theo quy định của pháp luật;
c.2. Giấy tờ tặng cho nhà đất có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân xã) tại thời điểm tặng cho;
d) Giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức giao nhà và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã;
đ) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
e) Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật mà nhà ở gắn liền với đất ở đó thuộc sở hữu Nhà nước. Cụ thể như sau:
e.1. Có giấy tờ thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước trước ngày 05/7/1994 (ngày ban hành Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở);
e.2. Có giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức đoàn thể của nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chuyên quản nhà ở bán theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
e.3. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nêu tại điểm e.1 và e.2 khoản này gồm nhà ở được tạo lập bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; nhà ở được tạo lập bằng tiền theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; các nhà ở khác thuộc sở hữu nhà nước;
g) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, gồm:
g.1. Bằng khoán điền thổ;
g.2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ;
g.3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ;
g.4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận;
g.5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp;
g.6. Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành;
g.7. Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã trình, Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận.
h) Giấy cấp đất của Uỷ ban Xây dựng cơ bản tỉnh, của Sở Xây dựng từ năm 1979 đến trước ngày 31/7/1990 (ngày ban hành Quyết định số 78/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn về tăng cường công tác quản lý đô thị); Giấy phép sử dụng đất, Quyết định giao đất hoặc các giấy tờ về giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã cấp theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Qui định này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được bồi thường, không phải trừ tiền sử dụng đất. Căn cứ thời điểm nhận chuyển quyền, người bị thu hồi đất phải trừ thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
5. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có hộ khẩu thường trú và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (trừ các trường hợp đang sử dụng đất theo hình thức thuê đất hoặc thuộc diện phải chuyển sang thuê đất từ trước ngày quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật), được Uỷ ban nhân dân xã sở tại xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp tại xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
7. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
8. Hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì tuỳ theo từng trường hợp để xem xét và thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Qui định này.
Điều 5. Những trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện để được bồi thường quy định tại Điều 4 Qui định này.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003.
Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với đất bị thu hồi quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
5. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
6. Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Đối với diện tích đất sử dụng làm đường đi nằm ngoài phạm vi thửa đất của hộ gia đình, cá nhân (là đường đi chung do cộng đồng đang sử dụng ổn định) mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Qui định này thì không được bồi thường.
Điều 6. Giá đất để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại
1. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng của loại đất bị thu hồi đủ điều kiện bồi thường theo Qui định này.
2. Nguyên tắc áp dụng giá đất được thực hiện theo Qui định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về phân loại đường phố, vị trí và giá các loại đất tỉnh Yên Bái tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Xử lý một số trường hợp cụ thể về giá đất để bồi thường, hỗ trợ
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhưng không có lối đi trực tiếp ra đường chính, ra ngõ mà thực tế phải đi nhờ qua đất của người khác thì xác định giá đất để bồi thường theo ngõ của người có đất cho đi nhờ;
b) Đối với đường mới mở sau thời điểm quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì không áp dụng bồi thường theo đường mới;
c) Đối với đường mới nâng cấp cải tạo và được điều chỉnh giá đất sau ngày có quyết định thu hồi đất thì không áp dụng bồi thường theo giá mới điều chỉnh;
d) Trường hợp một thửa đất có chiều sâu lớn mà phần đất tiếp giáp mặt tiền là đất nông nghiệp, diện tích đất ở nằm phía sau (không tiếp giáp mặt đường) thì giá đất ở vẫn phải tính theo nguyên tắc áp dụng giá đất đối với thửa đất có chiều sâu lớn do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất;
e) Diện tích làm đường đi riêng của một hộ gia đình, cá nhân mà đường đi đó nằm trong thửa đất nông nghiệp của chính hộ gia đình, cá nhân đó thì được bồi thường, hỗ trợ theo quy định đối với đất nông nghiệp (trừ diện tích đường đi trong khuôn viên thửa đất có nhà ở và được xác định là đất ở theo quy định của pháp luật).
g) Trường hợp thửa đất có mồ mả trên đất thì diện tích chiếm đất của mồ mả được bồi thường theo giá đất của thửa đất đó.
4. Chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP là các chi phí thực tế hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được. Các khoản chi phí đầu tư vào đất phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thực tế chứng minh. Chi phí đầu tư vào đất còn lại được xác định bằng (=) tổng chi phí thực tế hợp lý tính thành tiền đã đầu tư vào đất trừ (-) đi số tiền đầu tư phân bổ cho thời gian đã sử dụng đất. Các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm:
a) Tiền sử dụng đất của thời hạn chưa sử dụng đất trong trường hợp giao đất có thời hạn, tiền thuê đất đã nộp trước cho thời hạn chưa sử dụng đất (theo chứng từ hóa đơn nộp tiền);
b) Các khoản chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất được giao, được thuê và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trường hợp thu hồi đất mà đã được bồi thường về đất thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất.
Điều 7. Bồi thường, hỗ trợ đất ở
1. Đối với đất ở mà người đang sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 4 Qui định này thì bồi thường, hỗ trợ theo loại đất, mục đích sử dụng đất ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất.
2. Bồi thường, hỗ trợ đất ở mà người đang sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Qui định này.
a) Đất ở có nguồn gốc sử dụng trước ngày 15/10/1993 mà không thuộc một trong các trường hợp vi phạm về sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì được bồi thường bằng 100% giá đất ở đối với diện tích đất ở theo hiện trạng thực tế, nhưng diện tích được bồi thường tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở mới do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
Đối với diện tích hiện trạng là đất ở nhưng vượt hạn mức giao đất ở mới (nếu có) thì được bồi thường bằng giá đất trồng cây lâu năm cao nhất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và hỗ trợ 30% giá đất ở của thửa đất bị thu hồi (nếu thửa đất có chiều sâu lớn thì áp dụng hệ số theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh) nhưng tổng giá trị bồi thường và hỗ trợ không lớn hơn giá trị tính theo giá đất ở do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định đối với vị trí đó.
Nếu diện tích đất ở hiện trạng nhỏ hơn hạn mức giao đất ở mới mà còn đất vườn, ao trong cùng thửa đất đó thì được cộng thêm đất vườn, ao cho bằng hạn mức giao đất ở mới và được bồi thường theo giá đất ở, không phải giảm trừ tiền sử dụng đất;
b) Đất ở có nguồn gốc sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 mà không thuộc một trong các trường hợp vi phạm về sử dụng đất quy định tại 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP , thì lập phương án bồi thường 100% giá đất ở đối với diện tích hiện trạng là đất ở, nhưng diện tích đất ở được bồi thường tối đa không vượt quá hạn mức giao đất ở mới do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và giá trị bồi thường phải trừ đi tiền sử dụng đất bằng 50% giá đất ở.
Đối với diện tích hiện trạng là đất ở nhưng vượt hạn mức giao đất ở mới (nếu có) thì được bồi thường bằng giá đất trồng cây lâu năm cao nhất do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
Nếu diện tích đất ở hiện trạng nhỏ hơn hạn mức giao đất ở mới mà còn đất vườn, ao trong cùng thửa đất đó thì được cộng thêm đất vườn, ao cho bằng hạn mức giao đất ở mới và lập phương án bồi thường 100% giá đất ở nhưng phải giảm trừ tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất vườn, ao được bồi thường là đất ở.
c) Đối với đất ở sử dụng từ ngày 01/7/2004 trở về sau thì lập phương án bồi thường 100% giá đất ở và thực hiện giảm trừ tiền bồi thường để nộp ngân sách theo quy định sau:
- Nếu người có đất bị thu hồi đã nộp đủ tiền sử dụng đất theo quy định tại thời điểm nộp tiền (có giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) thì được bồi thường và không phải giảm trừ tiền sử dụng đất;
- Nếu người có đất bị thu hồi chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền sử dụng đất thì phải giảm trừ vào tiền bồi thường để nộp ngân sách nhà nước. Mức giảm trừ thực hiện như mức thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó.
Điều 8. Bồi thường đất ở có vườn, ao
1. Người bị thu hồi đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở mà có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất ở thì xác định diện tích đất ở có vườn, ao theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất để thực hiện bồi thường.
2. Người bị thu hồi đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất ở thì bồi thường đất ở có vườn, ao như quy định tại khoản 2 Điều 7 Qui định này.
3. Xác định lại đất ở có vườn, ao để bồi thường.
Người bị thu hồi đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà diện tích đất ở ghi trong giấy chứng nhận nhỏ hơn diện tích đất ở có vườn, ao xác định theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì thực hiện xác định lại diện tích đất ở có vườn, ao để bồi thường như sau:
a) Đối với trường hợp trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh thì mức diện tích đất ở xác định lại được thực hiện theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất;
b) Đối với trường hợp trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh thì bồi thường đất ở có vườn, ao như quy định tại khoản 2 Điều 7 Qui định này.
Điều 9. Bồi thường đất phi nông nghiệp không phải đất ở của hộ gia đình, cá nhân
1. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng ổn định, lâu dài hoặc đất phi nông nghiệp có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường theo giá đất ở và phải giảm trừ nghĩa vụ tài chính vào tiền bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước (nếu có nghĩa vụ tài chính).
2. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao sử dụng có thời hạn thì được bồi thường theo giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho hoặc do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
4. Trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước cho thuê thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (bao gồm cả tiền thuê đất đã trả trước còn lại).
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi diện tích đang sử dụng ổn định và trong hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì được bồi thường (diện tích để tính hạn mức gồm đất nông nghiệp ngoài khu dân cư và đất nông nghiệp, đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở; đất nông nghiệp trong khu dân cư).
Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của người có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn khác thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng làm văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân xã nơi người bị thu hồi đất đăng ký hộ khẩu thường trú gửi văn bản xác nhận diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình đó đang sử dụng tại địa phương và những địa phương khác (nếu có) để làm căn cứ lập phương án bồi thường về đất (nếu diện tích đất bị thu hồi không phải là diện tích vượt hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai) hoặc không lập phương án bồi thường về đất (nếu diện tích đất bị thu hồi là diện tích vượt hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai, trừ trường hợp tại điểm a khoản 2 Điều này).
Uỷ ban nhân dân xã nơi người bị thu hồi đất nông nghiệp đăng ký hộ khẩu thường trú có trách nhiệm làm văn bản xác nhận và gửi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng vượt hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, thì thực hiện như sau:
a) Những trường hợp được bồi thường
a.1. Trường hợp diện tích vượt hạn mức có nguồn gốc nhận chuyển quyền hợp pháp mà diện tích nhận chuyển quyền không thuộc diện tích đang thuê của Nhà nước hoặc không thuộc diện tích phải chuyển sang hình thức thuê đất của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
a.2. Diện tích đất vượt hạn mức là do khai hoang phù hợp với qui hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc diện tích khai hoang nơi chưa có qui hoạch mà sử dụng ổn định, không có tranh chấp;
b) Những trường hợp không được bồi thường
Diện tích vượt hạn mức của các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp được bồi thường
a.1) Trường hợp trong cùng thửa đất có nhà ở mà có một phần diện tích hiện trạng là đất nông nghiệp, đất vườn, ao nhưng không được công nhận là đất ở thì được bồi thường đối với diện tích trong hạn mức giao đất quy định tại Điều 70 Luật Đất đai và khoản 1 Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
a.2) Trường hợp đất nông nghiệp đang sử dụng là đất nhận chuyển quyền hợp pháp mà diện tích nhận chuyển quyền không thuộc diện tích đang thuê của Nhà nước hoặc không thuộc diện tích phải chuyển sang hình thức thuê đất của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Đối với diện tích không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì không được bồi thường đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
5. Đối với đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hợp đồng khoán thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường về cây trồng trên đất. Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất lâm nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất đó mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo Qui định này thì đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chính từ sản xuất nông nghiệp mà thiếu đất sản xuất, nếu địa phương có quĩ đất nông nghiệp thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, giao đất mới phù hợp với tình hình quĩ đất và điều kiện thực tế của địa phương.
Điều 11. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn
Trường hợp đất thu hồi thuộc quĩ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ với mức giá bằng 80% giá đất bị thu hồi. Tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn. Tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Điều 12. Bồi thường đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức
1. Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người sử dụng đất hợp pháp mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được bồi thường.
2. Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức bị thu hồi đất thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất nếu phải di chuyển đến địa điểm mới thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét, lập phương án, chuyển đến cơ quan thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xem xét quyết định thực hiện hỗ trợ hay không thực hiện hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể để thực hiện dự án đầu tư tại địa điểm mới; trường hợp được thực hiện hỗ trợ thì hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 100% giá trị đất bị thu hồi.
Số tiền hỗ trợ này được coi như vốn đầu tư của ngân sách, tổ chức bị thu hồi đất được sử dụng để đầu tư vào địa điểm mới theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt. Việc quản lý, sử dụng khoản kinh phí trên phải theo đúng quy định hiện hành.
Tổ chức thuộc diện phải thuê đất hoặc phải thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không thực hiện hỗ trợ theo khoản này.
4. Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, đất đang thuê hoặc đất nhận chuyển quyền không đúng quy định của pháp luật thì không được bồi thường đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Điều 13. Một số vấn đề khác về bồi thường
1. Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần thửa đất ở của hộ gia đình, cá nhân, nếu hộ gia đình, cá nhân không có thửa đất liền kề hoặc có nhưng không hợp thửa để làm đất ở được mà phần diện tích còn lại của thửa đất ở bị thu hồi (gồm cả diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở đó) nhỏ hơn 50m2 đối với trường hợp thu hồi đất tại các phường, nhỏ hơn 80m2 đối với trường hợp thu hồi đất tại các thị trấn và nhỏ hơn 120 m2 đối với trường hợp thu hồi đất tại các xã hoặc diện tích còn lại lớn hơn các mức nêu trên nhưng kích thước, hình thể thửa đất còn lại không đủ điều kiện để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trường hợp thu hồi một phần thửa đất nông nghiệp mà phần còn lại của thửa đất có diện tích nhỏ, không thuận lợi cho việc tiếp tục canh tác, nếu hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị thu hồi hết diện tích còn lại đó thì Chủ đầu tư và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét từng trường hợp cụ thể. Sau khi có sự thống nhất bằng văn bản giữa Chủ đầu tư và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt về những trường hợp cần tiếp tục thu hồi, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập văn bản báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo lập hồ sơ thu hồi đất đối với diện tích còn lại và lập phương án bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên diện tích đất đó. Chi phí bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản được tính vào chi phí của Dự án.
Sau khi thực hiện thu hồi và bồi thường, hỗ trợ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao diện tích đất bên ngoài ranh giới đất của dự án cho Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý theo qui hoạch.
2. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng không được bồi thường đất, nếu không còn nơi ở nào khác mà người bị thu hồi đất có đơn đề nghị thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét giao đất ở mới không qua đấu giá quyền sử dụng đất. Người được giao đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
3. Bồi thường khi thu hồi đất nằm trong hành lang an toàn công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn
a) Khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng mà đất đó đã sử dụng trước thời điểm quy định hành lang công trình thì được bồi thường, hỗ trợ. Việc bồi thường, hỗ trợ cụ thể đối với từng loại đất thực hiện theo Qui định này và các quy định của pháp luật hiện hành.
b) Khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng mà đất đó sử dụng từ thời điểm quy định hành lang công trình và đã công bố, cắm mốc trở về sau thì không được bồi thường, hỗ trợ.
4. Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn do bị hạn chế khả năng sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước không thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất:
a.1. Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, từ đất ở sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở), giữa giá đất ở với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng;
a.2. Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì tiền bồi thường bằng (=) chênh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) với giá đất nông nghiệp nhân (x) với diện tích bị thay đổi mục đích sử dụng.
b) Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất (nhà ở, công trình đủ điều kiện tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn của công trình) nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế. Mức bồi thường cụ thể do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét, lập phương án trình cấp thẩm quyền phê duyệt cho phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể nhưng mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 30% giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đó.
c) Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không lớn hơn 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích đất có nhà ở, công trình còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
5. Bồi thường trong trường hợp có sự sai khác giữa diện tích đo đạc thực tế tại thời điểm thu hồi đất với diện tích ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế tại thời điểm thu hồi đất;
b) Trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai đăng ký hết diện tích đất nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với người sử dụng đất liền kề, không do lấn chiếm hoặc do người sử dụng đất khai hoang hoặc do người sử dụng đất nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế tại thời điểm thu hồi đất.
Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xác nhận rõ nguồn gốc, thời điểm sử dụng vào mục đích đất ở để xác định nghĩa vụ tài chính của người bị thu hồi đất đối với phần chênh lệch giữa diện tích đo đạc thực tế tại thời điểm thu hồi và diện tích ghi trong giấy tờ về quyền sử dụng đất. Việc xác định nghĩa vụ tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm thu hồi đất.
c) Không bồi thường đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có.
6. Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Qui định này (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận) mà hiện trạng sử dụng đất khác với mục đích sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để giải quyết như sau:
a) Trường hợp loại đất thực tế đang sử dụng và loại đất ghi trong giấy chứng nhận đều là đất nông nghiệp mà loại đất nông nghiệp đang sử dụng có giá cao hơn giá của loại đất ghi trong giấy chứng nhận đã cấp
- Với nơi chưa có qui hoạch sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân viết đơn xin chỉnh lý loại đất ghi trên giấy chứng nhận sang loại đất theo hiện trạng. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất làm thủ tục chỉnh lý biến động về loại đất trên giấy chứng nhận làm cơ sở lập phương án bồi thường theo giá của loại đất đã được chỉnh lý. Bản sao giấy chứng nhận đã chỉnh lý phải được bổ sung vào hồ sơ bồi thường.
- Với nơi đã có qui hoạch sử dụng đất được duyệt mà loại đất hiện trạng đang sử dụng không phù hợp với mục đích sử dụng đất theo qui hoạch thì căn cứ vào thời điểm bắt đầu sử dụng của loại đất đó do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận để thực hiện như sau:
+ Đất đã sử dụng trước ngày qui hoạch sử dụng đất được phê duyệt và công bố công khai thì thực hiện như đối với trường hợp chưa có qui hoạch sử dụng đất tại đoạn 1 Điểm này.
+ Đất sử dụng sau ngày qui hoạch sử dụng đất được phê duyệt và công bố công khai thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo loại đất ghi trên giấy chứng nhận. Cây trồng trên đất được bồi thường theo hiện trạng.
b) Trường hợp loại đất ghi trong giấy chứng nhận là đất nông nghiệp nhưng hiện trạng là đất phi nông nghiệp (chưa thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định) thì căn cứ vào qui hoạch, căn cứ vào thời điểm chuyển sang đất phi nông nghiệp để xem xét, giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:
- Nếu đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được bồi thường đất phi nông nghiệp sau khi đã chỉnh lý trên giấy chứng nhận và phải trừ nghĩa vụ tài chính (nếu có) vào tiền bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Nếu không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chỉ được bồi thường theo mục đích đất nông nghiệp ghi trong giấy chứng nhận.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã không được xác nhận các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sau thời điểm qui hoạch đã công bố công khai hoặc sau thời điểm thông báo thu hồi đất để yêu cầu bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo loại đát phi nông nghiệp.
7. Việc thu hồi và xử lý giấy chứng nhận khi Nhà nước thu hồi đất
a) Nguyên tắc thực hiện thu hồi giấy tờ về quyền sử dụng đất
Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế thì việc thu hồi giấy chứng nhận chỉ thực hiện sau khi đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ.
Trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, đối với trường hợp cần và có đủ căn cứ cho việc chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất phải hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân viết đơn trình bày và xin chỉnh lý nội dung trên giấy chứng nhận. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận, làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ, bảo đảm quyền lợi cho người bị thu hồi đất. Bản sao giấy chứng nhận đã chỉnh lý phải được kèm trong hồ sơ phương án bồi thường, hỗ trợ làm căn cứ thẩm định và phê duyệt phương án.
b) Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc thu giấy chứng nhận và chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các thủ tục đối với giấy chứng nhận thu hồi theo quy định. Trường hợp chỉ thu hồi một phần diện tích đã cấp thì hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân làm thủ tục để cấp giấy chứng nhận mới đối với diện tích đất còn lại của thửa đất.
Điều 14. Xác định nguồn gốc đất đai đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Nguyên tắc thực hiện xác định nguồn gốc sử dụng đất.
a) Việc xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và các nội dung liên quan phải xác định đầy đủ, rõ ràng cho từng thửa đất theo tờ mẫu do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cung cấp;
b) Trường hợp có hồ sơ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất thì xác định theo giấy tờ đó;
c) Trường hợp có hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ nhưng nội dung các hồ sơ, giấy tờ đó không thống nhất về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất thì xác định theo giấy tờ có độ tin cậy pháp lý cao nhất. Nếu không xác định được giấy tờ có độ tin cậy pháp lý cao nhất thì xác định theo giấy tờ ghi thời điểm bắt đầu sử dụng đất sớm nhất.
Giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận phải được sao công chứng và đóng kèm trong hồ sơ bồi thường.
d) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân yêu cầu bồi thường đối với diện tích đang do cộng đồng thôn, bản sử dụng ổn định mà hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đó thì không được làm thủ tục xác nhận nguồn gốc sử dụng đất và không được bồi thường;
đ) Văn bản xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất phải do Uỷ ban nhân dân xã xác nhận. Người ký xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu nội dung xác nhận sai trái hoặc không đầy đủ, không rõ ràng, gây khó khăn, làm chậm tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc gây thất thoát kinh phí bồi thường, hỗ trợ.
2. Căn cứ để xác định nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng đất đối với trường hợp bị thu hồi đất mà không có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất là một trong các giấy tờ sau:
a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất sớm nhất;
b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;
c) Quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;
d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hoà giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất;
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;
e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn liền với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh có ghi địa chỉ của nhà ở liên quan đến thửa đất;
g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;
h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;
k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.
3. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều này hoặc có nhưng trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích bị thu hồi trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư, nơi có đất bị thu hồi và phải được niêm yết công khai về nguồn gốc trước khi xác nhận thời gian 15 ngày.
Điều 15. Nguyên tắc bồi thường tài sản
1. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất bao gồm (nhà, công trình xây dựng đơn chiếc; nhà, công trình vật kiến trúc xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất, cây trồng trên đất) khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường.
2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.
3. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.
4. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường.
5. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có Văn bản thông báo thu hồi đất đã được công bố thì không được bồi thường.
6. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.
Điều 16. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất
1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Giá trị bồi thường của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, khối lượng, số lượng của công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình theo bộ đơn giá quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
a) Giá trị bồi thường : Gđb = Nxd x Sxd x Hxd.
Trong đó: Gđb : Giá trị bồi thường.
Nxd : Giá xây dựng công trình mới.
Sxd : Số lượng, khối lượng công trình.
Hxd : Hệ số khu vực.
Đối với nhà kiên cố từ 2 tầng trở lên: Tầng 1, Nxd, Sxd được tính theo m2 xây dựng, các tầng tiếp theo Nxd, Sxd được tính theo diện tích sàn (m2).
b) Diện tích xây dựng, diện tích sàn để tính bồi thường được xác định như sau (theo TC XDVN):
b.1. Diện tích xây dựng, diện tích sàn để tính bồi thường là diện tích tính theo các kích thước phủ bì của tường ngoài, dãy cột có mái che hoặc kích thước phủ bì kết cấu chịu lực chính có mái che, cầu thang ngoài nhà của tầng 1.
Đối với nhà gỗ, diện tích tính theo các kích thước phủ bì của dãy cột có mái che hoặc kích thước phủ bì kết cấu chịu lực chính có mái che phía trước nhà.
b2. Diện tích hè xung quanh nhà và công trình vỉa hè, nơi trồng cây xanh, cống rãnh thoát nước thì không được tính là diện tích xây dựng.
b3. Diện tích sàn để tính bồi thường là toàn bộ diện tích sàn nhà (kể cả diện tích phụ kèm theo) gồm cả tường bao hoặc phần tường chung thuộc về công trình.
2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường theo mức sau:
a) Mức bồi thường nhà, công trình | = | Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại | + | Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình |
b) Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại quy định tại điểm a khoản này được xác định bằng tỷ lệ % chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại : Gđb = Kxd x Dxd x Tcl.
Gđb : Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại.
Kxd : Số lượng, khối lượng công trình.
Dxd : Đơn giá quy định cho số, khối lượng.
Tcl : tỷ lệ % còn lại của công trình.
Xác định tỷ lệ % còn lại của công trình; được xác định bằng phương pháp tính bình quân gia quyền tỷ lệ còn lại của các kết cấu chính hình thành nên công trình.
Bảng 1: Tỷ lệ giá trị các kết cấu chính so với tổng giá trị của các ngôi nhà
SốTT | Loại nhà | Tỷ lệ giá trị các kết cấu chính (%) | ||||
Móng | Tường | Nền sàn | Kết cấu đổ mái | Mái | ||
1 | Một tầng cấp 2-3: có khu phụ | 10 | 15 | 10 | 9 | 16 |
2 | Một tầng cấp 2-3: không có khu phụ | 10 | 18 | 6 | 9 | 16 |
3 | Hai tầng mái ngói: không có khu phụ | 10 | 16 | 12 | 8 | 16 |
4 | Hai tầng mái ngói: có khu phụ | 10 | 18 | 13 | 6 | 10 |
5 | Hai tầng mái bằng: không có khu phụ | 10 | 16 | 10 | 0 | 26 |
6 | Hai tầng mái bằng: có khu phụ | 10 | 18 | 13 | 0 | 16 |
7 | Ba tầng : không có khu phụ | 9 | 16 | 10 | 0 | 22 |
8 | Ba tầng : có khu phụ | 9 | 18 | 14 | 0 | 13 |
Bảng 2: Cách đánh giá % tỷ lệ chất lượng còn lại của các kết cấu
Số TT | Kết cấu | Tỷ lệ chất lượng còn lại | |||||
> 80% | 70-80% | 60-70% | 50-60% | 40-50% | <40% | ||
1 | Kết cấu bằng bê tông cốt thép | Lớp trát bảo vệ bị bong tróc, bê tông bắt đầu bị nứt | Bê tông bị nứt, cốt thép bắt đầu rỉ | Có nhiều vết nứt cốt thép có chỗ cong vênh | Cốt thép bắt đầu cong vênh | Rạn nứt nhiều chỗ, cốt thép bị đứt nhiều chỗ | Kết cấu mất khả năng chống đỡ cần phải sửa hoặc phá bỏ |
2 | Kết cấu xây gạch hoặc đá | Lớp trát bắt đầu bong có vết nứt nhỏ | Lớp nứt rộng sâu | Bong lớp trát, nhiều vết nứt rộng | Kết cấu bị thấm nước, nhiều chỗ bị mục | Nhiều vết nứt sâu cong vênh đổ cục bộ | Nhiều vết nứt chỗ bị đổ hay hỏng hoàn toàn |
3 | Kết cấu bằng gỗ hoặc sắt | Bắt đầu bị mối mọt hoặc rỉ | Bị mối mọt hoặc rỉ nhiều chỗ | Bị mục hoặc rỉ ăn sâu, nhiều chỗ bắt đầu bị cong vênh | Cong vênh nhiều có chỗ bắt đầu bị đứt | Cong vênh nhiều chỗ đứt rồi | Nhiều chỗ đứt rối mất khả năng chịu lực cần sửa chữa hoặc phá bỏ |
Tỷ lệ còn lại của công trình (GCL) bằng tổng tỉ lệ còn lại của các kết cấu chính (GKC) nhân với tỉ lệ tổng giá trị công trình (GCT) = 100% chia cho tổng tỉ lệ các kết cấu chính trong tổng giá trị công trình.
%GCL = | |
c) Một khoản tiền quy định tại điểm a khoản này được tính bằng tỷ lệ 20% theo giá trị hiện có của nhà, công trình, nhưng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.
3. Đối với nhà, công trình khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được; hoặc nhà, công trình xây dựng bị phá dỡ làm ảnh hưởng đến công trình khác trong cùng một khuôn viên đất nhưng vẫn tồn tại song không thể sử dụng được theo thiết kế, quy hoạch xây dựng ban đầu thì được bồi thường cho toàn bộ công trình theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này; trường hợp nhà, công trình khác bị phá dỡ một phần, nhưng phần còn lại vẫn tồn tại và sử dụng được thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và hỗ trợ chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại.
4. Tài sản gắn liền với đất thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7, 10 Điều 38 Luật Đất đai thì không được bồi thường;
5. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai được xử lý theo quy định tại Điều 35 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Điều 17. Một số trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình
1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng trên đất có đủ điều kiện bồi thường thì được bồi thường theo Điều 16 của Quy định này.
2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng thì tuỳ theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà và công trình được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định như sau:
a) Nhà, công trình khác xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường và xây dựng trước ngày 01/7/2004 thì được bồi thường theo Điều 16 Quy định này. Nếu xây dựng từ ngày 01/7/2004 trở về sau, xây dựng không đúng với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường.
Trường hợp đặc biệt, Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
b) Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố công khai hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường quy định tại Điều 16 Quy định này;
c) Nhà, công trình khác xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc, thì không được bồi thường; trường hợp đặc biệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.
3. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường mà khi xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng thì không được bồi thường, không được hỗ trợ; người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự phá dỡ và tự chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ.
4. Trường hợp bị thu hồi đất ở có nhà ở nhưng vẫn còn tài sản là công trình xây dựng, vật kiến trúc bên ngoài phạm vi thu hồi mà phần diện tích còn lại không thể tiếp tục sử dụng được hoặc không thể sửa chữa để tiếp tục sử dụng theo mục đích ban đầu (phải tháo dỡ, di chuyển), nếu người sở hữu tài sản đó có đơn đề nghị về việc, bồi thường, hỗ trợ các tài sản còn lại đó thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xem xét từng trường hợp cụ thể để lập phương án trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định sau:
a) Đối với tài sản có thể tháo dỡ và di chuyển đến địa điểm mới thì được hỗ trợ tháo dỡ, di chuyển tài sản theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về bộ đơn giá bồi thường nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
b) Đối với tài sản không thể tháo dỡ và di chuyển (vì công trình kiên cố hoặc trường hợp nếu tháo dỡ sẽ hư hỏng tài sản) thì lập phương án bồi thường tài sản đó;
Điều 18. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
1. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức hỗ trợ được là 50% chi phí đã đầu tư theo đơn giá Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ thì được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; diện tích thuê mới tại nơi tái định cư tương đương với diện tích thuê cũ; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới; mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Trường hợp có nhà tái định cư để bố trí nhưng người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước không thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền.
Điều 19. Bồi thường về di chuyển mồ mả
Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Mức bồi thường cụ thể về mồ mả thực hiện theo Quy định về bộ đơn giá bồi thường tài sản tại thời điểm quyết định thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.
Các trường hợp đặc biệt về phong tục tập quán, Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án quyết định từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và cơ quan thẩm định.
Điều 20. Bồi thường đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu
Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, đền, am, miếu trong các trường hợp phải di chuyển thì việc bồi thường cho việc di chuyển các di tích lịch sử, công trình văn hoá, nhà thờ, đình, chùa, đền, am, miếu do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với công trình do trung ương quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đối với công trình do địa phương quản lý theo đề nghị của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và cơ quan thẩm định.
Điều 21. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
2. Mức bồi thường đối với cây có thời gian sinh trưởng nhiều năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá trị ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Giá trị hiện có của vườn cây để tính bồi thường được xác định như sau:
a) Đối với cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian kiến thiết cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;
b) Đối với loại cây lâu năm thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường, chỉ hỗ trợ công khai thác;
c) Đối với loại cây lâu năm thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa . . .) đang ở thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ đi (-) giá trị thu hoạch (nếu có);
d) Đối với cây đã đến thời hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.
Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ tại điểm này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể đối với từng loại cây (theo bảng giá quy định tại bộ đơn giá).
đ) Việc bồi thường cây cối hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất được tính toán, xác định như sau:
đ.1) Đối với diện tích đồi, vườn có toàn bộ các loài cây trồng trên diện tích này đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản (đã trồng lâu năm, đang trong thời gian cho sản phẩm thu hoạch) thì được tính bồi thường thiệt hại cho toàn bộ số lượng cây hiện có trên diện tích đất bị thu hồi.
đ.2) Đối với diện tích đồi, vườn trồng các loại cây đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản có trồng xen lẫn các cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây mới trồng) thì được xác định ưu tiên tính bồi thường thiệt hại cho toàn bộ số lượng cây trồng đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản và trên cơ sở mật độ của các cây trồng đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản xác định diện tích chiếm đất của cây này; nếu diện tích chiếm đất của cây trồng đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản đủ và vượt so với diện tích đất thu hồi sẽ không được tính bồi thường thiệt hại cho các cây trồng đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản; trường hợp diện tích đất của cây trồng đã qua thời kỳ kiến thiết cơ bản nhỏ hơn so với diện tích đất bị thu hồi thì trên cơ sở mật độ để tính cho loài cây đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản có giá trị cao nhất, nếu còn diện tích thì tính cho các loài cây có giá trị thấp hơn tiếp theo cho đến hết diện tích đất bị thu hồi.
3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.
4. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo quản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
5. Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao đất là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, trừ đi giá trị thu hồi (nếu có).
6. Đối với vật nuôi (nuôi trồng thuỷ sản) được bồi thường theo quy định sau:
a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường;
b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất mà chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; Mức hỗ trợ cụ thể do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định, cơ quan thẩm định xem xét trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phù hợp với thực tế.
7. Mức bồi thường cụ thể về cây trồng do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
Đối với cây trồng dưới 01 năm tuổi (< 12 tháng) mức bồi thường được tính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (Mức bồi thường = Giá cây giống + Chi phí trồng, chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất).
Riêng những cây trồng, hoa màu không có trong Bộ đơn giá ban hành kèm theo Qui định này thì căn cứ vào giá trị thực tế tại địa phương, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng đơn giá bồi thường cụ thể trình cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư xem xét, phê duyệt.
Điều 22. Bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
Tổ chức bị Nhà nước thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước giao quản lý sử dụng; phải di dời đến cơ sở mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không sử dụng hết thì số tiền còn lại được nộp ngân sách Nhà nước. Số tiền bồi thường tài sản này do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất sau khi thu hồi chi trả;
Điều 23. Bồi thường cho người lao động do ngừng việc
Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao động, bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì người lao động được áp dụng bồi thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 49 của Bộ luật lao động; mức bồi thường bằng tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm; hỗ trợ các khoản kinh phí phần doanh nghiệp phải đóng cho người lao động bao gồm: Bảo hiểm xã hội 15% tiền lương cấp bậc cộng các khoản phụ cấp; bảo hiểm y tế 2% tiền lương cấp bậc cộng các khoản phụ cấp; kinh phí công đoàn 2% tiền lương cấp bậc cộng các khoản phụ cấp.
Đối tượng được bồi thường là người lao động quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 22 của Bộ luật lao động (là người lao động, phải được giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm). Thời gian tính bồi thường là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không quá 6 tháng. Thời gian ngừng sản xuất kinh doanh được xác định theo thực tế do Cơ quan làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định, cơ quan thẩm định xem xét trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định cho từng dự án cụ thể.
Điều 24. Nội dung hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm
1. Hỗ trợ di chuyển.
2. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp bị thu hồi đất ở có nhà ở
3. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất.
4. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp, trừ diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ theo Điều 29 Qui định này.
5. Hỗ trợ khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở.
6. Hỗ trợ khác.
Điều 25. Hỗ trợ di chuyển và hỗ trợ thuê nhà ở trong thời gian tạo lập nơi ở mới
1. Hỗ trợ di chuyển
a) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở có nhà ở mà phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh Yên Bái được hỗ trợ 6.000.000 đồng/hộ; nếu di chuyển sang tỉnh khác, có đơn xin di chuyển của hộ gia đình và xác nhận của chính quyền địa phương nơi chuyển đến thì được hỗ trợ 8.000.000 đồng/hộ. Trường hợp hộ gia đình có số nhân khẩu từ 10 người trở lên cùng chung sống trong một nhà (trong cùng sổ hộ khẩu) thì được hỗ trợ bằng 1,5 lần mức hỗ trợ nêu trên.
b) Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở thì được hỗ trợ chi phí thực tế tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt theo dự toán được cơ quan thẩm định xem xét, trình uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
2. Hỗ trợ thuê nhà trong thời gian tạo lập chỗ ở mới
Người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà không còn chỗ ở nào khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được hỗ trợ tiền thuê nhà ở. Mức hỗ trợ thuê nhà ở tại các xã, thị trấn là 250.000 đồng/tháng/01 khẩu nhưng không ít hơn 600.000 đồng/tháng/hộ gia đình; tại các phường là 300.000 đồng/tháng/01 khẩu nhưng không ít hơn 800.000 đồng/tháng/hộ gia đình. Thời gian thuê nhà được hỗ trợ là 6 tháng. Trường hợp quá 6 tháng kể từ ngày người bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng mà Nhà nước chưa giao được đất cho người có đăng ký nhu cầu tái định cư theo quy định thì Hội đồng bồi thường xem xét, xây dựng phương án bổ sung tiền hỗ trợ thuê nhà ở trình Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền quyết định.
Điều 26. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp bị thu hồi đất ở có nhà ở
1. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở có nhà ở (thu hồi để thực hiện dự án và trường hợp thu hồi đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, thuộc diện phải di chuyển chỗ ở và thu hồi đất để bảo đảm an toàn theo quy định) thì được xem xét hỗ trợ tái định cư theo điểm a, điểm b khoản 2 Điều này khi có đủ những điều kiện sau đây:
a) Đất ở bị thu hồi đủ điều kiện bồi thường theo Điều 4, Điều 7 và Điều 8 Qui định này;
b) Trên đất ở bị thu hồi phải có nhà ở và phải di chuyển chỗ ở (Nhà ở đó phải là nhà ở độc lập, không sử dụng chung với hộ gia đình khác, tối thiểu phải gồm có diện tích để ở, để phục vụ sinh hoạt và đời sống riêng của một hộ gia đình. Trường hợp có từ hai hộ trở lên đang ở chung trong một nhà thì chỉ tính cho một hộ có giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật); được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi xác nhận là không có nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn tính đến thời điểm quyết định thu hồi đất;
c) Chủ sử dụng đất bị thu hồi phải có hộ khẩu riêng (phải có bản sao Sổ hộ khẩu riêng), địa chỉ đất ở bị thu hồi phải phù hợp với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
d) Người bị thu hồi đất ở có nhà ở có đơn đăng ký vào khu tái định cư của dự án theo Qui định này;
e) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải căn cứ hiện trạng sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi thực tế và lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này, có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại.
2. Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở đủ điều kiện xem xét hỗ trợ tái định cư nêu tại khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ tái định cư theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đăng ký vào khu tái định cư của dự án mà tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ gồm: tiền bồi thường đất ở; tiền hỗ trợ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở; tiền hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư xã, thị trấn và đất nông nghiệp tại phường mà nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại điểm b khoản này thì hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ khoản chênh lệch đó (không phải nộp khoản chênh lệch giữa giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất theo phương án được phê duyệt với giá trị suất tái định cư tối thiểu).
Trường hợp giá trị suất tái định cư tối thiểu nhỏ hơn số tiền sử dụng đất tái định cư thì hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở phải chi trả khoản chênh lệch đó trước khi được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tái định cư. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có khó khăn về việc nộp tiền sử dụng đất, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thì được xem xét cho ghi nợ tiền sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành
b) Suất tái định cư tối thiểu được quy định như sau:
b.1. Suất tái định cư tối thiểu tại các xã là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b.2. Suất tái định cư tối thiểu tại các thị trấn là 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng;
b.3. Suất tái định cư tối thiểu tại các phường là 70.000.000 (bảy mươi triệu) đồng.
c) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào hồ sơ thu hồi đất, đơn xin giao đất ở tại khu tái định cư để lập danh sách các trường hợp nộp đơn trong thời hạn quy định; niêm yết công khai và lập biên bản về kết quả công khai và giải quyết các ý kiến; sau khi thời gian niêm yết và giải quyết các ý kiến, Uỷ ban nhân dân xã xác nhận danh sách làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư. Danh sách này phải gửi đến cơ quan thẩm định cùng phương án bồi thường, hỗ trợ để thẩm định.
d) Trường hợp chỉ bị thu hồi đất ở mà không có nhà ở, nếu hộ gia đình, cá nhân được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là không còn đất ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn thì được đăng ký giao đất có thu tiền tại khu tái định cư nhưng không được hỗ trợ khoản chênh lệch với Suất tái định cư tối thiểu theo điểm a, điểm b khoản này.
3. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một hoặc nhiều thửa đất ở đang có nhà ở và phải di dời chỗ ở, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có chỗ ở nào khác trong địa bàn cấp xã nơi bị thu hồi đất. Nếu chủ hộ gia đình, cá nhân có đơn đăng ký tự lo chỗ ở mới và nộp đơn tại Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được mẫu đơn đăng ký do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cung cấp thì được hỗ trợ để tự lo chỗ ở mới theo địa bàn thu hồi đất như sau:
a) Trường hợp thu hồi đất ở có nhà ở tại các xã thì hỗ trợ 40.000.000 (bốn mươi triệu triệu) đồng/hộ gia đình, cá nhân;
b) Trường hợp thu hồi đất ở có nhà ở tại các thị trấn thì hỗ trợ 45.000.000 (bốn mươi lăm triệu) đồng/hộ gia đình, cá nhân;
c) Trường hợp thu hồi đất ở có nhà ở tại các phường thì hỗ trợ 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng/hộ gia đình, cá nhân;
d) Sau 15 ngày kể từ ngày cung cấp mẫu đơn đăng ký cho người bị thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thu đơn đăng ký, lập danh sách các hộ đăng ký tự lo chỗ ở mới và danh sách các hộ đăng ký xin giao đất có thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư. Các danh sách này phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
4. Những trường hợp không được hỗ trợ theo khoản 3 Điều này
a) Người không có đơn đăng ký tự lo chỗ ở mới hoặc có đơn đăng ký nhưng nộp đơn không đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lý do chính đáng;
b) Trường hợp bị thu hồi đất ở nhưng không có nhà ở trên đất hoặc có nhà ở nhưng đã hư hỏng không sử dụng quá 12 tháng liên tục tính đến ngày có văn bản thông báo thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại xác nhận thời gian không sử dụng nhà ở liên tục tại điểm này;
c) Trường hợp đất ở có nhà ở sau ngày thông báo thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
5. Trường hợp trong một dự án mà một hộ gia đình bị thu hồi từ hai (02) thửa đất ở có nhà ở trở lên thì chỉ được hỗ trợ tái định cư cho một chỗ ở.
6. Trường hợp trong một nhà ở trên đất ở bị thu hồi có từ hai hộ trở lên cùng chung sống (có sổ hộ khẩu riêng) thì chỉ một hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hoặc đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất ở được hỗ trợ.
7. Trường hợp hộ đã làm nhà ra ở riêng nhưng chưa làm thủ tục tách sổ hộ khẩu riêng hoặc trường hợp đã làm nhà ở trên đất nhận chuyển quyền của người khác nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã làm nhà ra ở riêng từ trước ngày thông báo thu hồi đất và đất đó đủ điều kiện bồi thường đất ở thì cũng thuộc đối tượng xem xét hỗ trợ theo khoản 3 Điều này; nếu làm nhà ra ở riêng từ ngày thông báo thu hồi đất trở về sau hoặc đất đã làm nhà không đủ điều kiện bồi thường đất ở thì không thuộc đối tượng xem xét hỗ trợ theo khoản 3 Điều này.
8. Để được hỗ trợ theo khoản 3 Điều này thì nhà đó phải là nhà chính để ở của hộ gia đình, cá nhân.
9. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nộp đơn đăng ký mua đất tái định cư tập trung của dự án theo khoản 3 Điều này nhưng sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn, hộ đó lại có đơn đề nghị tự lo chỗ ở mới thì không được nhận tiền hỗ trợ tại khoản 3 Điều này".
Điều 27. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1. Hỗ trợ do bị thu hồi đất nông nghiệp.
a) Đối tượng được hỗ trợ do bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ 10% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng xác định theo điểm b khoản này trở lên thì những người có tên trong sổ hộ khẩu và sống bằng nghề nông nghiệp được hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất. Tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà hộ gia đình không có sổ hộ khẩu thì tính hỗ trợ theo số nhân khẩu do công an xã xác nhận. Những người sống bằng nghề nông nghiệp được hỗ trợ bao gồm người đang trực tiếp lao động nông nghiệp, người đã hết tuổi lao động, người chưa đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên, bộ đội nghĩa vụ, những người khác sống bằng nghề nông nghiệp, kể cả những người đang đi làm ăn xa nhưng vẫn có tên trong sổ hộ khẩu. Trường hợp người mới sinh chưa có tên trong sổ hộ khẩu do chưa làm thủ tục đăng ký vào sổ hộ khẩu, nếu được công an xã xác nhận là nhân khẩu trong hộ gia đình thì cũng được hỗ trợ; trường hợp có tên trong sổ hộ khẩu nhưng đã chết thì không được hỗ trợ.
- Người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, người đang hưởng lương hưu, người đang hưởng lương từ doanh nghiệp, người đang hưởng lương từ các tổ chức khác của Nhà nước và những người khác mà nguồn sống chính không phải từ sản xuất nông nghiệp thì không được hỗ trợ ổn đình sản xuất, ổn định đời sống.
b) Xác định diện tích đang sử dụng và diện tích bị thu hồi.
b.1. Xác định tổng diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng.
Tổng diện tích đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được xác định theo các căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. Trường hợp không có căn cứ xác định theo Điều 14 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT thì thực hiện như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân kê khai diện tích đất nông nghiệp còn lại sau khi đã trừ diện tích bị thu hồi để thực hiện dự án. Kê khai diện tích còn lại trên cơ sở kê khai diện tích từng thửa đất, từng loại đất theo từng địa điểm sử dụng đất thực tế của hộ gia đình, cá nhân. Trưởng thôn (hoặc tương đương) và Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại xác nhận vào tờ khai của hộ gia đình, cá nhân.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm cung cấp mẫu tờ khai đảm bảo yêu cầu nội dung theo Qui định này.
b.2. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để tính hỗ trợ căn cứ Quyết định thu hồi đất chi tiết của uỷ ban nhân dân cấp huyện.
b.3. Diện tích hộ gia đình đang sử dụng bằng tổng của diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và diện tích đất nông nghiệp còn lại.
b.4. Tờ khai về diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng của hộ gia đình, cá nhân do trưởng thôn (hoặc tương đương) và uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Kết quả xác định lần đầu theo Qui định này về diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng của hộ gia đình, cá nhân phải được lưu lâu dài tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trở về sau. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện nội dung kê khai không chính xác thì các cơ quan liên quan trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định có trách nhiệm xem xét và xử lý đối với từng trường hợp cụ thể cho phù hợp.
b.5. Kể từ ngày Qui định này có hiệu lực thi hành mà một hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp nhiều lần thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi từ lần thứ hai trở đi được cộng vào diện tích thu hồi của những lần trước đó để tính tổng diện tích bị thu hồi, tỷ lệ diện tích bị thu hồi và lập phương án hỗ trợ theo tỷ lệ bị thu hồi tại điểm c khoản này.
b.6. Phương án hỗ trợ trong dự án phải có tính kế thừa các phương án hỗ trợ các dự án trước đó và phải bảo đảm: Tổng mức hỗ trợ và tiền hỗ trợ của một hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án từ ngày Qui định này có hiệu lực trở về sau không vượt quá mức hỗ trợ tương đương với trường hợp bị thu hồi trên 70% đất nông nghiệp đang sử dụng.
b.7. Xử lý đối với các trường hợp đất nông nghiệp bị thu hồi có nguồn gốc nhận chuyển quyền của người khác mà không có hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp
Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào thực tế sử dụng ổn định, hồ sơ kê khai, hồ sơ qui chủ khi đo đạc và các hồ sơ khác có liên quan để lập danh sách và tổ chức niêm yết công khai tại điểm sinh hoạt tổ nhân dân, khu phố, thôn, bản và tương đương để xác định tính xác thực của việc chuyển quyền và thời điểm chuyển quyền trước khi Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận vào hồ sơ và phương án bồi thường, hỗ trợ. Việc tổ chức công khai phải có biên bản kết thúc công khai, danh sách kết quả kết thúc công khai và phải được đính kèm trong hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.
Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã ký xác nhận phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình.
b.8. Các nội dung tại các tiết b.1; b.2; b.3; b.4 điểm này phải được lưu lâu dài tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để quản lý công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất về sau.
c. Mức hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất.
c.1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi từ 10% đến 30% diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đó đang sử dụng, thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở, hỗ trợ 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển từ nơi khác đến các xã, thôn, bản thuộc danh sách xã, thôn, bản thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 của Chính phủ thì được hỗ trợ 18 tháng.
c.2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi từ trên 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đó đang sử dụng, thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở, hỗ trợ 18 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển từ nơi khác đến các xã, thôn, bản thuộc danh sách xã, thôn, bản thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 của Chính phủ thì được hỗ trợ 24 tháng.
c.3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đó đang sử dụng, thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 18 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở, hỗ trợ 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển từ nơi khác đến các xã, thôn, bản thuộc danh sách xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ thì được hỗ trợ 30 tháng.
c.4. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 1 nhân khẩu/1 tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương tại thời điểm phê duyệt phương án hỗ trợ.
2. Hỗ trợ do bị ngừng sản xuất kinh doanh
Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 30% thu nhập 01 năm sau thuế. Mức thu nhập 01 năm sau thuế bằng bình quân thu nhập sau thuế của 03 năm liền kề trước đó hoặc thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan Thuế, được cơ quan Thuế xác nhận.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ bằng 50% giá đất nhân với diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá 5.000m2/dự án; trường hợp một hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhiều lần để thực hiện nhiều dự án thì tổng diện tích các loại đất nông nghiệp được hỗ trợ không vượt quá 03ha. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi lập sổ theo dõi diện tích được hỗ trợ của hộ gia đình, cá nhân trong từng dự án và lưu lâu dài để thực hiện theo quy định tại điểm này".
4. Hỗ trợ vượt nghèo.
Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp còn giá trị trong thời gian thực hiện thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và giải phóng mặt bằng của dự án hoặc trường hợp không có Giấy chứng nhận hộ nghèo nhưng được Uỷ ban nhân dân cấp huyện xác nhận là hộ nghèo, thì được hỗ trợ để vượt nghèo theo quy định tại điểm a, b, c khoản này. Mức hỗ trợ bằng tiền cho một nhân khẩu/1 tháng tương đương giá trị 15 kg gạo tính theo giá gạo trung bình tại địa phương tại thời điểm phê duyệt phương án hỗ trợ. Thời gian hỗ trợ là 03 năm (36 tháng). Riêng đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ thì thời gian hỗ trợ là 05 năm (60 tháng), cụ thể như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở thì được hưởng 100% giá trị hỗ trợ tính cho 100% số nhân khẩu hiện có;
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 10% diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đó đang sử dụng trở lên (tổng diện tích để tính tỷ lệ phần trăm bao gồm cả diện tích bị thu hồi và diện tích những thửa đất khác không bị thu hồi) thì được hỗ trợ vượt nghèo như sau:
- Thu hồi từ 10% đến 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hưởng 30% giá trị hỗ trợ tính cho 100% số nhân khẩu hiện có;
- Thu hồi từ trên 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hưởng 70% giá trị hỗ trợ tính cho 100% số nhân khẩu hiện có;
- Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hưởng 100% giá trị hỗ trợ tính cho 100% số nhân khẩu hiện có.
c) Một hộ đồng thời là đối tượng hỗ trợ tại điểm a và điểm b khoản này thì chỉ được hỗ trợ theo điểm a khoản này".
5. Hỗ trợ cho nhóm hộ gia đình bị ảnh hưởng dễ bị tổn thương do có nguy cơ mất nguồn lực
Hộ gia đình cá nhân thuộc đối tượng được hỗ trợ tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu là đối tượng bị ảnh hưởng dễ bị tổn thương do có nguy cơ mất nguồn lực thì ngoài việc hỗ trợ theo khoản 1 Điều này còn được hỗ trợ theo quy định sau:
5.1. Nhóm hộ gia đình bị ảnh hưởng dễ bị tổn thương do có nguy cơ mất nguồn lực bao gồm:
a, Hộ là chủ hộ là nữ và có người ăn theo (Chủ hộ là nữ tức là không có chồng tại thời điểm thu hồi và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng do đã ly hôn, qua đời hoặc có chồng là người già từ 60 tuổi trở lên mà không phải là người được hưởng lương hưu theo quy định hoặc có chồng là người tàn tật; người ăn theo là người già, người tàn tật hoặc trẻ em chưa đủ 18 tuổi);
b, Hộ có chủ hộ là người già mà không phải là người được hưởng lương hưu theo quy định, và không có nơi nương tựa (người già bao gồm: nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên);
c, Hộ có chủ hộ là người tàn tật được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xác nhận (phải là người tàn tật có tên trong danh sách an sinh xã hội của xã, phường, thị trấn);
d, Hộ dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo có sổ là hộ có chủ hộ hoặc vợ hoặc chồng của chủ hộ là người dân tộc thiểu số.
5.2. Chủ hộ là người đăng ký chủ hộ gia đình trong sổ hộ khẩu;
5.3. Mức hỗ trợ: Hộ gia đình có ít nhất một (1) trong bốn (4) điều kiện nêu tại điểm 5.1 khoản này thì được hỗ trợ 12.000.000 đồng/hộ.
5.4. Mức hỗ trợ 12.000.000 đồng/hộ sẽ không chi trả trực tiếp cho các hộ gia đình thuộc diện dễ bị tổn thương, nhưng sẽ được hỗ trợ dưới hình thức Hỗ trợ trong Chương trình Khôi phục thu nhập của Dự án xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút..
6. Hỗ trợ cho gia đình, cá nhân bị thiệt hại thu nhập vì phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh do bị thu hồi đất:
- Hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại thu nhập vì di dời cơ sở sản xuất kinh doanh (kể cả người sử dụng nhà làm cơ sở sản xuất, kinh doanh, trừ trương hợp cơ sở sản xuất kinh doanh hình thành từ sau ngày có văn bản thông báo thu hồi đất của UBND huyện, thành phố) được hỗ trợ 6.000.000 đồng/hộ. Đối tượng được hỗ trợ tại khoản này gồm những trường hợp đang có cơ sở sản xuất kinh doanh trên diện tích đất bị thu hồi và đã có thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định.
7. Các trường hợp được hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất theo Điều này được chi trả 01 lần theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 28. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
1. Đối tượng và hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
a) Đối tượng
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại xã, thị trấn, nếu không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm;
b) Hình thức hỗ trợ
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được thực hiện theo một trong các hình thức: bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc bằng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp".
2. Qui định cụ thể về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
a) Đất nông nghiệp bị thu hồi được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm phải có đủ các điều kiện sau:
- Thuộc xã, thị trấn và nằm ngoài phạm vi khu dân cư xác định theo khoản 4 Điều 29 Qui định này;
- Do hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng ổn định;
- Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất;
- Đất nông nghiệp bị thu hồi đã được hỗ trợ theo
b) Hỗ trợ bằng tiền: Mức hỗ trợ bằng 02 lần giá đất của loại đất nông nghiệp bị thu hồi nhân với diện tích bị thu hồi nhưng diện tích được hỗ trợ của một hộ gia đình, cá nhân trong một dự án không vượt quá 3.000m2; trường hợp bị thu hồi nhiều loại đất nông nghiệp thì diện tích của loại đất có giá cao hơn được áp dụng hỗ trợ trước, diện tích của loại đất có giá thấp hơn áp dụng hỗ trợ sau.
Trường hợp một hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhiều lần để thực hiện nhiều dự án thì tổng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 70 Luật Đất đai. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi lập sổ theo dõi diện tích được hỗ trợ của hộ gia đình, cá nhân trong từng dự án và lưu lâu dài để thực hiện theo quy định tại điểm này;
c) Hỗ trợ bằng đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Trường hợp giá trị hỗ trợ của hộ gia đình, cá nhân tính theo quy định tại điểm b khoản này mà bằng hoặc lớn hơn giá trị thu tiền giao đất của một suất đất ở hoặc một suất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà người thuộc đối tượng được hỗ trợ có đơn đề nghị hỗ trợ bằng đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ tình hình quĩ đất ở, quĩ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để xem xét, quyết định hình thức hỗ trợ và phê duyệt danh sách hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ bằng một suất đất ở hoặc một suất đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hỗ trợ theo điểm b khoản này với giá trị đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được thanh toán bằng tiền".
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở nhưng không được công nhận là đất ở; đất nông nghiệp tại các phường; đất nông nghiệp tiếp giáp địa giới hành chính phường; đất nông nghiệp tiếp giáp khu dân cư tại xã, thị trấn thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp bị thu hồi, người bị thu hồi đất còn được hỗ trợ như sau:
1. Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp tại xã, thị trấn.
a) Đối với đất vườn, ao trong thửa đất có nhà ở trong khu dân cư; đất vườn, ao trong thửa đất có nhà ở lẻ tẻ; đất vườn, ao trong thửa đất có nhà ở dọc kênh mương; đất vườn, ao trong thửa đất có nhà ở ven đường giao thông mà không được công nhận là đất ở thì được hỗ trợ theo đơn giá bằng 30% giá đất ở của thửa đất vườn, ao đó; nếu 30% giá đất ở của thửa đất vườn, ao đó mà thấp hơn 30% giá đất ở trung bình trong khu vực thu hồi đất thì được áp dụng theo đơn giá bằng 30% giá đất ở trung bình trong khu vực thu hồi đất;
Diện tích hỗ trợ cho một hộ gia đình, cá nhân trong một dự án là diện tích thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá 800m2;
b) Đối với đất nông nghiệp còn lại trong khu dân cư tại xã, thị trấn (trừ diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở đã được hỗ trợ theo điểm a khoản này) thì được hỗ trợ theo đơn giá bằng 30% giá đất ở trung bình của khu vực thu hồi đất đó. Phạm vi khu vực thu hồi đất do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng xác định cho phù hợp thực tế.
Diện tích hỗ trợ cho một hộ gia đình, cá nhân trong một dự án là diện tích thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá 800m2;
c) Trường hợp giá hỗ trợ cho 01m2 đất theo điểm a, điểm b khoản này mà thấp hơn 02 lần giá đất nông nghiêp bị thu hồi thì được hỗ trợ thêm cho bằng 02 lần giá đất nông nghiệp bị thu hồi;
d) Đối với thửa đất nông nghiệp tiếp giáp khu dân cư tại thị trấn, thửa đất nông nghiệp tiếp giáp khu dân cư tại xã, thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường thì được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trung bình của khu vực thu hồi đất.
Diện tích hỗ trợ cho một hộ gia đình, cá nhân trong một dự án là diện tích thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá 400m2.
2. Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp tại phường.
a) Đối với đất vườn, ao trong thửa đất có nhà ở tại phường nhưng không được công nhận là đất ở thì được hỗ trợ theo đơn giá bằng 30% giá đất ở của thửa đất vườn, ao đó; nếu 30% giá đất ở của thửa đất vườn, ao đó thấp hơn 30% giá đất ở trung bình trong khu vực thu hồi đất thì được áp dụng theo đơn giá bằng 30% giá đất ở trung bình trong khu vực thu hồi đất;
Diện tích hỗ trợ cho một hộ gia đình, cá nhân trong một dự án là diện tích thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá 600m2;
b) Đối với đất nông nghiệp còn lại trong địa giới hành chính phường (trừ diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở đã được hỗ trợ theo điểm a khoản này) thì được hỗ trợ theo đơn giá bằng 30% giá đất ở trung bình trong khu vực thu hồi đất đó. Phạm vi khu vực thu hồi đất do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng xác định cho phù hợp thực tế.
Diện tích được hỗ trợ của một hộ gia đình, cá nhân trong một dự án là diện tích thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá 800m2;
c) Trường hợp giá hỗ trợ cho 01 m2 đất theo điểm a, điểm b khoản này mà thấp hơn 02 lần giá đất nông nghiêp bị thu hồi thì được hỗ trợ thêm cho bằng 02 lần giá đất nông nghiệp bị thu hồi;
d) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp tại phường, nếu sau khi thực hiện hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản này nhưng chưa hết diện tích bị thu hồi mà diện tích đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất thì được hỗ trợ theo đơn giá bằng 02 lần giá đất bị thu hồi, diện tích được hỗ trợ của một hộ gia đình, cá nhân trong một dự án không vượt quá 3.000m2.
Trường hợp một hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhiều lần để thực hiện nhiều dự án thì tổng diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 70 Luật Đất đai. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân cấp xã nơi có đất bị thu hồi lập sổ theo dõi diện tích được hỗ trợ của hộ gia đình, cá nhân trong từng dự án và lưu lâu dài để thực hiện theo quy định tại điểm này".
3. Xác định giá đất ở trung bình trong khu vực thu hồi đất.
Căn cứ bảng giá đất ở do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng giá đất ở trung bình trong khu vực thu hồi đất của từng dự án, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trước khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
4. Xác định khu dân cư tại xã, thị trấn.
a) Việc xác định khu dân cư thực hiện như sau:
- Đối với nơi đã có qui hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phạm vi khu dân cư được xác định theo quy hoạch; trường hợp hiện trạng là khu dân cư nhưng được qui hoạch vào mục đích khác thì phạm vi khu dân cư để thực hiện bồi thường, hỗ trợ xác định theo hiện trạng ranh giới thửa đất có nhà ở ngoài cùng của cộng đồng dân cư;
- Đối với nơi chưa có quy hoạch thì phạm vi khu dân cư xác định theo hiện trạng ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của cộng đồng dân cư;
b) Đất nông nghiệp gồm những cánh đồng, những quả đồi, núi nằm liền kề với các khu dân cư xác định theo điểm a khoản này thì không được xác định là đất nông nghiệp trong khu dân cư. Tại những nơi đó, chỉ những thửa đất có ít nhất một cạnh thửa tiếp giáp với khu dân cư xác định theo điểm a khoản này mới được hỗ trợ là đất nông nghiệp tiếp giáp khu dân cư theo điểm d khoản 1 Điều này;
c) Trước khi tiến hành kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải căn cứ vào quy định tại điểm a, điểm b khoản này và bản đồ địa chính thu hồi đất để xác định rõ ranh giới, phạm vi khu dân cư, thể hiện trên bản đồ thu hồi đất, gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định; Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận vào bản đồ, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt bản đồ phạm vi khu dân cư làm căn cứ thực hiện".
Điều 30. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước
1. Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước nếu có hợp đồng thuê nhà từ trước ngày quyết định thu hồi đất mà khi thu hồi đất phải phá dỡ nhà đang thuê và phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ di chuyển bằng mức quy định tại khoản 1 Điều 25 Quy định này.
2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất phi nông nghiệp, có hợp đồng thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày quyết định thu hồi đất, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong 03 tháng theo số nhân khẩu, mỗi nhân khẩu được hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kg gạo/01 tháng theo thời giá trung bình tại địa phương.
3. Trường hợp những người con trong một gia đình đã lập gia đình riêng, đã làm sổ hộ khẩu riêng từ trước ngày thông báo thu hồi đất ít nhất sáu (06) tháng nhưng đang ở nhà bố mẹ hoặc anh chị em ruột mà nhà đó bị phá dỡ do bị thu hồi đất ở thì cũng được hỗ trợ ổn định đời sống theo khoản 2 Điều này.
1. Ngoài việc hỗ trợ quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28, 29 và 30 Quy định này, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và tình hình cụ thể của mỗi dự án, Uỷ ban nhân dân các huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái xây dựng phương án hỗ trợ khác gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trường hợp cần thiết thì xin ý kiến các cơ quan có liên quan trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn sống chính từ sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng mà không đủ điều kiện để được bồi thường theo quy định tại Điều 4 và Điều 10 Quy định này thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc Tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ cho phù hợp nhưng mức hỗ trợ không vượt quá 30% giá trị đất nông nghiệp bị thu hồi tính theo giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành; diện tích hỗ trợ cho một hộ gia đình, cá nhân trong một dự án không vượt quá 5.000m2".
LẬP, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 32. Lập dự án tái định cư
1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt và đơn của người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở về việc đăng ký tái định cư tập trung hoặc đăng ký tự bố trí tái định cư, Chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện lập dự án và thực hiện tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có đăng ký nhu cầu tái định cư theo quy định.
Trường hợp trong một dự án có ít hơn 03 hộ bị thu hồi đất ở có nhà ở nộp đơn xin tái định cư tập trung thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ý kiến bằng văn bản để thực hiện bố trí vào những khu vực đã có quĩ đất (nếu có) mà không lập dự án xây dựng khu tái định cư mới.
Trường hợp địa phương không có sẵn quĩ đất để bố trí thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại xem xét hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân nộp đơn đăng ký tự lo chỗ ở mới thông qua nhận chuyển quyền sử dụng đất của người khác hoặc chuyển mục đích sử dụng đất (không có đầu tư của các Dự án) và được hỗ trợ theo khoản 1 Điều 31 Qui định này.
2. Việc lập dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư và xây dựng.
Điều 33. Lập phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và thông báo thu hồi đất; tổ chức kê khai, kiểm kê và chuẩn bị cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ chi tiết.
1. Phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Chủ đầu tư lập có sự phối hợp của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và là một phần trong nội dung của Dự án đầu tư.
Nội dung phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
a) Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi;
b) Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;
c) Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nguồn vốn thực hiện;
d) Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);
đ) Dự kiến bồi thường, hỗ trợ và di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư (nếu có);
e) Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.
Việc thẩm định và phê duyệt phương án tổng thể, bổi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện đồng thời trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
g) Đối với những dự án đã được phê duyệt mà chưa có nội dung về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì chủ đầu tư dự án phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất thu hồi lập bổ sung phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trình thẩm định, phê duyệt theo quy định sau:
- Trường hợp dự án đầu tư đã được phê duyệt trước ngày 01 tháng 10 năm 2009 (ngày nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ có hiệu lực thi hành) thì gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị chỉ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt đối với các dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; gửi phòng Tài nguyên và Môi trường để chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt đối với dự án đầu tư do các cơ quan, đơn vị khác phê duyệt theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái;
- Trường hợp dự án đầu tư được phê duyệt từ ngày 01 tháng 10 năm 2009 trở về sau thì phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gửi đến cơ quan thẩm định dự án đầu tư theo phân cấp hiện hành để chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xem xét, phê duyệt;
- Sau khi phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới tiến hành phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết;
- Trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do nhà thầu lập.
2. Sau khi có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư, Chủ đầu tư gửi văn bản đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị thực hiện các nội dung sau:
a) Ra văn bản Thông báo thu hồi đất và tổ chức niêm yết công khai văn bản;
b) Thành lập, giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quĩ đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Chủ đầu tư dự án xây dựng, trình uỷ ban nhân dân xem xét, phê duyệt kế hoạch chi tiết giải phóng mặt bằng;
d) Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoàn thành các nội dung tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư dự án.
3. Thông báo thu hồi đất.
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ra văn bản về việc thông báo thu hồi đất;
b) Nội dung của Thông báo thu hồi đất gồm:
- Lý do thu hồi, vị trí và diện tích khu đất thu hồi (trên cơ sở bản đồ địa chính đã có hoặch qui hoạch chi tiết xây dựng được duyệt);
- Dự kiến về kế hoạch di chuyển, giải phóng mặt bằng;
- Yêu cầu về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại và của người sử dụng đất trong phạm vi sẽ thu hồi đất;
- Các nội dung khác theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
c) Việc công khai Văn bản thông báo thu hồi đất thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương (loa truyền thanh), niêm yết công khai tại trụ sở uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi họp thôn, bản khu vực thu hồi đất;
d) Văn bản thông báo thu hồi đất phải được gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường 01 bộ trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra thông báo để thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
4. Tiến hành kê khai, kiểm kê, lập phương án.
Sau khi có văn bản thông báo thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung cần thiết cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định. Sau khi dự án đầu tư được duyệt hoặc chấp thuận, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai cho người sử dụng đất trong phạm vi phải thu hồi kê khai về đất đai và tài sản trên đất sẽ bị thu hồi, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến đất đai có thông báo bị thu hồi; tổ chức kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai, tài sản theo nội dung và trình tự, thủ tục sau:
a) Chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày ký văn bản thông báo thu hồi đất, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn niêm yết công khai văn bản thông báo thu hồi đất và phổ biến cho người dân biết.
b) Sau khi Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng mở hội nghị triển khai công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp mẫu tự kê khai về đất đai và tài sản, mẫu đơn đăng ký tái định cư và các mẫu hồ sơ, tài liệu có liên quan, người có đất được thông báo thu hồi đất thực hiện tự kê khai về đất đai, tài sản trên đất sẽ bị thu hồi; tình hình thu hồi và tình hình sử dụng đất nông nghiệp; đăng ký tái định cư tập trung hay tự lo chỗ ở mới theo mẫu do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cung cấp và hướng dẫn. Nội dung tự kê khai phải rõ ràng, không tẩy xoá và người kê khai phải chịu trách nhiệm về nội dung tự kê khai của mình.
Thời gian thực hiện kê khai và nộp kết quả cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kể từ ngày nhận được mẫu tờ khai là 10 ngày đối với tờ khai về đất đai và tài sản trên đất bị thu hồi, 15 ngày đối với đơn đăng ký tự lo chỗ ở mới hoặc đơn xin tái định cư tập trung;
c) Đồng thời với việc tự kê khai của người có đất sẽ bị thu hồi, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc kiểm đếm chi tiết về đất đai, tài sản trên đất của từng người tại thực địa và làm việc với Uỷ ban nhân dân xã và các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các nội dung:
c.1. Kiểm tra nội dung tự kê khai của người có đất sẽ bị thu hồi;
c.2. Uỷ ban nhân dân xã xác định nguồn gốc sử dụng đất sẽ bị thu hồi;
c.3. Xác định các trường hợp được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các nội dung khác có liên quan, làm căn cứ để lập phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
c.4. Kết quả kiểm đếm chi tiết (bản gốc) phải lập trên giấy viết tay, trực tiếp ngoài thực địa có sự chứng kiến, ký nhận vào biên bản kiểm kê của chủ hộ gia đình, cá nhân có đất, tài sản (hoặc người được chủ sử dụng đất bị thu hồi uỷ quyền hợp pháp) và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có), đại diện Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất, cán bộ địa chính cấp xã, đại diện của phòng tài nguyên và môi trường huyện tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cán bộ và lãnh đạo của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
c.5. Các trường hợp đặc biệt như có tranh chấp đất đai và tài sản, lấn chiếm đất đai, vi phạm về xây dựng cơi nới và trồng cây cối hoa màu hoặc trường hợp chủ hộ gây khó khăn không cho thực hiện kiểm đếm hoặc những trường hợp đặc biệt khác thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải quay phim hoặc chụp ảnh toàn bộ hiện trạng tài sản trên đất của toàn bộ diện tích đất sẽ thu hồi (đối với nhà và công trình phải quay phim hoặc chụp ảnh cả mặt ngoài và phía trong công trình), làm căn cứ để tiến hành kiểm kê, lập phương án bồi thường về tài sản.
Việc quay phim, chụp ảnh phải hoàn thành trong thời gian 02 ngày và được lập thành biên bản ghi rõ thời gian, lý do và nội dung lập biên bản, có sự tham gia, chứng kiến ký tên của chủ hộ gia đình, trưởng thôn hoặc tương đương, ít nhất 02 người dân trong cùng khu vực thu hồi đất. Biên bản phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại. Kết quả quay phim, chụp ảnh là một phần không tách dời của hồ sơ, tài liệu về bồi thường và phải được lưu lâu dài tại tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Điều 34. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Trên cơ sở kết quả kiểm đếm chi tiết, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP) và theo nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc, tình trạng pháp lý, tình trạng tranh chấp, khiếu nại tố cáo của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
đ) Việc bố trí tái định cư;
e) Việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư;
g) Việc di dời mồ mả.
2. Lấy ý kiến về phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
a) Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người có đất sẽ thu hồi và những người có liên quan tham gia ý kiến;
b) Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất sẽ thu hồi;
c) Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.
3. Hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
a) Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định;
b) Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.
Điều 35. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thu hồi đất; phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Sau khi tiếp thu ý kiến và hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã hoàn chỉnh;
b) Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 34 Qui định này (bao gồm đầy đủ các hồ sơ, tài liệu làm căn cứ lập phương án và các hồ sơ tài liệu hình thành trong quá trình lập, công khai và hoàn thiện phương án);
c) Biên bản kết thúc công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó có nội dung về:
- Tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất sẽ thu hồi;
- Các khó khăn, vướng mắc, các trường hợp tồn tại (nếu có) và biện pháp giải quyết của đơn vị;
- Các nội dung kiến nghị các cơ quan thẩm quyền giải quyết;
d) Các loại hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định cấp huyện để thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tất cả các dự án trong địa bàn, không phân biệt phạm vi, qui mô thu hồi đất và mức kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trường hợp một dự án thu hồi đất tại hai huyện, thị xã, thành phố trở lên thì đất bị thu hồi thuộc phạm vi huyện, thị xã, thành phố nào do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đó phê phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Thành phần Hội đồng thẩm định gồm các cơ quan: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do cơ quan Tài nguyên và Môi trường chủ trì. Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định phải nêu rõ nội dung thẩm định và trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan trong Hội đồng. Hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập và gửi đến các cơ quan thành viên của Hội đồng thẩm định.
Các cơ quan thành viên của Hội đồng thẩm định phải lập báo cáo kết quả thẩm định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được phân công, gửi về Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”.
3. Nội dung thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm:
a) Thẩm định về tính đầy đủ của thủ tục hồ sơ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b) Căn cứ vào hồ sơ do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chuyển đến để thẩm định các nội dung sau:
- Diện tích, loại đất, vị trí đất bồi thường, hỗ trợ;
- Thủ tục xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất;
- Đất được bồi thường, hỗ trợ hay không được bồi thường, hỗ trợ; diện tích được bồi thường, hỗ trợ;
- Số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm (%), chất lượng còn lại của tài sản bị thu hồi;
c) Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định hiện hành;
d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
đ) Việc bố trí tái định cư;
e) Thẩm định các nội dung khác trong việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất.
Cơ quan tài nguyên và môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất theo quy định sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
b) Đồng thời trong quá trình thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Phòng Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư".
5. Trình và phê duyệt hồ sơ thu hồi đất; phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
a) Sau khi hoàn thành công tác thẩm định, Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp ký quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường nội dung tổng thể về kết quả thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nêu rõ các trường hợp có vướng mắc, nội dung vướng mắc và biện pháp giải quyết, đồng thời đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ trình của cơ quan tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo quy định.
b) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền, Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thẩm định.
c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình và phương án của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
6. Tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi được phê duyệt.
Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi trong thời gian ít nhất là 10 ngày; đồng thời gửi nội dung phê duyệt bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, hình thức bố trí tái định cư (mua đất tại khu tái định cư hoặc mua nhà, đất tái định cư hoặc tự lo chỗ ở mới); sau khi niêm yết công khai phải lập biên bản kết thúc công khai, trong đó nêu rõ số lượng ý kiến, kết quả đã xem xét giải quyết các ý kiến đó, các vấn đề chưa giải quyết và lý do, nội dung kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp giải quyết; lập kế hoạch về thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, thời gian bàn giao đất bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
7. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo Điều 36 Qui định này.
8. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chi trả xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp việc bồi thường được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ để triển khai dự án.
9. Trường hợp chủ đầu tư và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật bằng văn bản thống nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khu đất thu hồi không phải giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
Điều 36. Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
1. Sau khi thực hiện công khai phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập kế hoạch chi trả, gửi giấy báo nhận tiền bồi thường đến từng hộ theo phương án đã được duyệt và phối hợp với các cơ quan hữu quan để tổ chức chi trả trực tiếp đến từng người được nhận bồi thường, hỗ trợ trong phương án.
Trường hợp người được bồi thường, hỗ trợ uỷ quyền cho người khác nhận thay thì phải làm giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp bố trí tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm bàn giao đất ở và tổ chức thực hiện lập hồ sơ, trình cơ quan tài nguyên và môi trường giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người được bố trí tái định cư.
3. Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, không nhận đất tái định cư thì phải lập biên bản, nêu rõ lý do người dân không nhận tiền. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản mà người dân vẫn không nhận tiền thì số tiền đó được chuyển vào tài khoản do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng mở tại Ngân hàng và giữ nguyên đất tái định cư để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại sau này (nếu có).
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải có biện pháp bảo đảm việc chi trả tiền bồi thường đúng đối tượng, tránh xảy ra tranh chấp tiền bồi thường, hỗ trợ.
Điều 37. Cưỡng chế thu hồi đất
Thực hiện theo Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.
1. Khuyến khích người bị thu hồi đất ở tự lo chỗ ở mới. Người bị thu hồi đất ở tự lo chỗ ở mới phải đăng ký bằng văn bản.
2. Trường hợp dự án có bố trí tái định cư tập trung theo Qui định này thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thông báo bằng văn bản cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai phương án dự kiến tại trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện, trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và nơi họp tổ nhân dân (hoặc tương đương) nơi có đất bị thu hồi trong thời gian ít nhất là 10 ngày.
Nội dung niêm yết gồm:
- Địa điểm bố trí tái định cư, dự kiến giá đất tái định cư;
- Danh sách các hộ bố trí vào khu tái định cư;
- Diện tích giao đất ở tại khu tái định cư cho từng hộ.
Trong thưòi gian niêm yết phải thông báo những nội dung chính trên loa truyền thanh (nếu có) ít nhất 03 lần. Sau khi niêm yết 10 ngày, phải lập biên bản kết thúc công khai; xem xét và hoàn chỉnh phương án trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án.
3. Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư thực hiện theo bảng giá đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm giao đất tái định cư. Trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh bảng giá đất để thực hiện giao đất tái định cư thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng phương án bổ sung, điều chỉnh; gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, lấy ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định
4. Việc bố trí đất ở tại khu tái định cư thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Giá đất của từng thửa đất phải tương ứng với mức độ thuận lợi của vị trí (nếu có sự khác nhau);
b) Ưu tiên cho người gương mẫu và chấp hành tốt công tác giải phóng mặt bằng được chọn vị trí thửa đất tái định cư trong khu tái định cư. Sau khi xem xét và giải quyết xong đối tượng ưu tiên thì tổ chức bốc thăm để xác định thửa đất cho từng trường hợp tái định cư còn lại.
5. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất tại nơi tái định cư phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và được thực hiện trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ; nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán bằng tiền phần chênh lệch đó theo quy định.
Đối với hộ gia đình, cá nhân có khó khăn thì Uỷ ban nhân dân xã đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện xem xét và giải quyết cho ghi nợ tiền sử dụng đất trên giấy chứng nhận theo quy định. Khi thanh toán nợ, người sử dụng đất phải trả theo giá đất tại thời điểm trả nợ và được xoá nợ tiền sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận.
Điều 39. Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư
1. Khu vực đất ở tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn về xây dựng.
2. Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở
1. Quyền của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở
a) Đăng ký mua đất ở tại khu tái định cư bằng văn bản;
b) Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai;
c) Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí;
d) Đăng ký tự bố trí nơi ở mới và được hỗ trợ theo khoản 1 Điều 31 Qui định này.
2. Nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở
a) Thực hiện giao mặt bằng đất bị thu hồi theo đúng kế hoạch của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
b) Xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Nộp tiền sử dụng đất cho việc sử dụng đất tại khu tái định cư theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Tổ chuyên trách giải phóng mặt bằng
1. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và Tổ chuyên trách giải phóng mặt bằng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quyết định thành lập. Thành phần chủ yếu như sau:
a) Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã làm Chủ tịch Hội đồng;
- Lãnh đạo cơ quan Tài nguyên và Môi trường - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng;
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Chủ đầu tư - Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Lãnh đạo cơ quan Tài chính - Kế hoạch - Uỷ viên thường trực;
- Lãnh đạo Ban Quản lý dự án trực tiếp quản lý Dự án (nếu có) - Uỷ viên;
- Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất trong xã, phường, thị trấn từ một đến hai người do Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn giới thiệu bằng văn bản;
Một số thành viên khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
b) Thành phần Tổ chuyên trách giải phóng mặt bằng giúp việc Hội đồng
- Các thành viên của Tổ chuyên trách gồm cán bộ các phòng chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành phần và nhiệm vụ các thành viên của Tổ chuyên trách cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 42. Trách nhiệm của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư bảo đảm đúng chính sách và yêu cầu về tiến độ của Dự án.
2. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 43. Trách nhiệm của cấp huyện và cấp xã
1. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi.
a) Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và vận động mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc thẩm quyền.
b) Xác định vị trí, quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, qui hoạch xây dựng đô thị, qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. Trường hợp chưa có đủ căn cứ thì làm văn bản xin ý kiến Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan để xác định vị trí, qui mô khu tái định cư cho phù hợp với qui hoạch phát triển chung của địa phương trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
c) Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm đúng chế độ, chính sách và tiến độ; chủ động, phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết kịp thời, tại chỗ các khó khăn, vướng mắc và ý kiến của người bị thu hồi đất; thực hiện tiếp nhận, xử lý và trả lời ý kiến của công dân theo đúng quy định;
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và Chủ đầu tư thực hiện dự án để xây dựng phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
e) Định kỳ hàng tháng báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện công tác thu hồi đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng (qua Sở tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung toàn tỉnh).
2. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cấp huyện.
Các cơ quan cấp huyện bao gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Phòng Lao động và Thương binh xã hội, Phòng Công thương, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan khác có liên quan. Nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn cấp huyện bao gồm:
a) Thực hiện nhiệm vụ thẩm định theo Điều 35 Qui định này;
b) Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong địa bàn theo Qui định này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh xem xét, giải quyết; phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Qui định này tại địa phương.
3. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
a) Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;
b) Cử lãnh đạo Uỷ ban nhân dân và cán bộ địa chính tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện;
c) Chủ trì, phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện xác nhận về đất đai, tài sản của người bị thu hồi và phải chịu trách nhiệm chính về việc xác nhận đó.
d) Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng.
đ) Xác nhận các thông tin về người bị thu hồi đất, về đất bị thu hồi và tài sản trên đất làm căn cứ cho việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng người bị thu hồi đất trong địa bàn theo quy định.
e) Chỉ đạo các trưởng thôn phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng.
4. Trách nhiệm Công an cấp xã
a) Xác nhận về hộ khẩu, số lượng nhân khẩu của hộ gia đình, cá nhân;
b) Tham gia bảo đảm về trật tự, trị an trong quá trình giải phóng mặt bằng;
c) Các nội dung khác có liên quan.
Điều 44. Nhiệm vụ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và chủ đầu tư
1. Nhiệm vụ chung của các sở, ban, ngành của tỉnh.
a) Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Qui định này; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định những vấn đề phát sinh; phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Qui định này; hướng dẫn về chính sách và chuyên môn, nghiệp vụ khi cần thiết.
b) Thực hiện các nhiệm vụ trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý và thẩm quyền của mình.
2. Một số nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Hướng dẫn việc xác định diện tích đất, loại đất, điều kiện đất được bồi thường, đất không được bồi thường.
- Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đất nông nghiệp tại Điều 29 Qui định này và hỗ trợ khác tại Điều 31 Qui định này;
- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách; việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Hướng dẫn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ ổn định sản xuất, ổn định đời sống; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; hỗ trợ tái định cư;
- Kiểm tra việc tra việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách khác có liên quan;
c. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Hướng dẫn việc xác định quy mô, khối lượng, tính chất hợp pháp, giá của nhà ở, các công trình xây dựng, vật kiến trúc gắn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách khác có liên quan;
d. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Hướng dẫn việc thực hiện về bồi thường, hỗ trợ, phương pháp kiểm đếm, bảng giá bồi thường đối với cây trồng, hoa màu, vật nuôi và các nội dung liên quan theo chức năng của ngành;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách khác có liên quan".
đ. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và thẩm định việc lập và thực hiện công tác tái định cư của dự án theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
e) Chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức phổ biến, tuyên truyền và tập huấn chính sách, chuyên môn, nghiệp vụ giải phóng mặt bằng;
- Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trong việc tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng và phương án đã được phê duyệt;
- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng bảo đảm tiến độ; tạo điều kiện để Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy định; giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng.
Điều 45. Trách nhiệm của người bị thu hồi đất
Người bị thu hồi đất được hưởng các quyền lợi theo Qui định này và các quy định khác của pháp luật và có trách nhiệm trong công tác giải phóng mặt bằng như sau:
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Giao nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu thu hồi hết diện tích đất đã được cấp trên các giấy tờ đó. Trường hợp không thu hồi hết diện tích đất trên giấy tờ đó thì đến UBND cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện làm thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
2. Tự kiểm tra, giám sát việc kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của hộ gia đình, cá nhân mình cũng như của người khác có liên quan. Nếu có thắc mắc, kiến nghị về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, về việc áp dụng chính sách hoặc về các nội dung khác có liên quan thì phản ánh kịp thời, trung thực với Tổ kiểm kê bồi thường để được xem xét giải quyết. Trường hợp thấy không thoả đáng và cần thiết thì tiếp tục phản ánh lên Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và các cơ quan hữu quan để được xem xét, giải quyết.
3. Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền phê duyệt, phải khẩn trương thực hiện phương án để giao mặt bằng đúng thời gian.
Nếu có thắc mắc thì vẫn phải chấp hành Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền và có quyền khiếu nại để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Các nội dung khác về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người bị thu hồi đất
Ngoài trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung tại Qui định này, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân còn có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 47. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Nguyên tắc thực hiện.
a) Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Điều này gồm chi phí cho việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng của dự án (bao gồm cả việc bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư và việc bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng tại các khu tái định cư mà không bao gồm chi phí quản lý dự án để xây dựng các khu tái định cư).
b) Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo các quy định đó;
c) Đối với cá khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì lập dự toán cho phù hợp với thực tế và điều kiện cụ thể của từng dự án.
2. Nội dung của dự toán.
Dự toán chi phí cho công tác thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập bao gồm các nội dung sau:
a) Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án;
b) Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc diện tích đất, kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác;
c) Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
đ) Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy định về bồi thường, giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường;
e) Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và cơ quan thẩm định (nếu có);
g) Chi in ấn và văn phòng phẩm;
h) Chi phí trả lương, bảo hiểm xã hội cho việc thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
i) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quyết định. Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có thể ứng trước kinh phí tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng địa điểm thực hiện dự án đầu tư và bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng các khu tái định cư (không bao gồm kinh phí xây lắp các khu tái định cư và chi phí đo đạc lập bản đồ thu hồi đất). Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo nhu cầu chi phí và khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường quyết định kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng dự án theo quy định của pháp luật.
6. Phân bổ kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng 70%;
b) Kinh phí cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 10%;
c) Kinh phí cho các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là 15%;
d) Kinh phí cho các công tác khác liên quan là 5%.
7. Việc lập dự toán thực hiện như sau:
a) Sau khi có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc sau khi có văn bản của cấp thẩm quyền về việc giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cho tổ chức phát triển quĩ đất, chủ đầu tư có văn bản đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan lập dự toán theo quy định sau:
- Tổ chức được giao thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán chi phí tại điểm a và điểm d khoản 6 Điều này;
- Cơ quan tài nguyên và môi trường lập dự toán chi phí tại điểm b khoản 6 Điều này.
- Đối với phần kinh phí 15% tổng kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phân bổ như sau:
+ Ban Chỉ đạo tỉnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được sử dụng 5%.
+ Các cơ quan quản lý huyện, thị xã, thành phố và cấp xã được sử dụng 10%;
+ Căn cứ dự toán tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí cho công tác của Ban Chỉ đạo tỉnh (5% kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án) vào tài khoản của Ban Chỉ đạo tỉnh mở tại Kho Bạc Nhà nước tỉnh Yên Bái.
Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các khoản kinh phí nêu trên được thực hiện theo quy định của pháp luật và Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
b) Các cơ quan, đơn vị và tổ chức có liên quan có trách nhiệm lập dự toán chi tiết phù hợp các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá (nếu có), phù hợp với thực tế và điều kiện cụ thể của từng dự án nhưng không vượt quá tỷ lệ phân bổ tại các điểm a, b, c, d khoản 6 và điểm a khoản này; gửi chủ đầu tư để tổng hợp và gửi cơ quan tài chính trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
8. Sau khi kết thúc công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí quy định tại khoản 6 Điều này phải lập báo cáo quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, gửi Chủ đầu tư để báo cáo cơ quan tài chính. Báo cáo quyết toán phản ánh đúng những nội dung trong Quy định này và các văn bản khác có liên quan.
9. Chi phí cho việc chỉnh lý bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng và làm trích lục bản đồ địa chính đối với những nơi có bản đồ địa chính chính quy hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính chính quy để lập bản đồ địa chính thu hồi đất không nằm trong kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trường hợp trong dự toán chi phí dự án lập ban đầu không có hoặc cần bổ sung kinh phí cho công tác chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính, lập bản đồ thu hồi đất thì chủ đầu tư dự án phải lập dự toán bổ sung; phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để chi trả cho đơn vị tư vấn thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo lập bản đồ địa chính thu hồi đất.
Điều 48. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Người bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý với quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại và trình tự giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai và Điều 162, 163, 164 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
1. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc hoặc những nội dung mới phát sinh thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và các cơ quan chức năng báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
2. Đối với những hộ gia đình cá nhân gưỡng mẫu chấp hành tốt chính sách và bàn giao mặt bằng sớm hơn thông báo thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định khen thưởng đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có thành tích tốt thì được xem xét khen thưởng; người có vi phạm thì tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
VỀ BỘ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT; NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, VẬT KIẾN TRÚC, CÂY CỐI HOA MÀU VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG YÊN BÁI - KHE SANG, ĐOẠN YÊN BÁI - TRÁI HÚT, TỈNH YÊN BÁI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-UBND ngày 08/5/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
1. Qui định này quy định bồi thường và Bộ đơn giá bồi thường nhà cửa, công trình, vật kiến trúc; bồi thường và Bộ đơn giá bồi thường cây cối hoa màu và tài sản khác trên đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút, tỉnh Yên Bái.
2. Những nội dung không quy định trong văn bản này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Uỷ ban nhân dân các huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái; cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng và nông nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bồi thường, nhà cửa, công trình và vật kiến trúc và cây cối hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Người sử dụng đất bị thu hồi, người sở hữu tài sản trên đất bị thu hồi và tổ chức, cá nhân có liên quan.
QUI ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG VÀ BỘ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG VỀ NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, VẬT KIẾN TRÚC
Điều 3. Đơn giá bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
1. Nhà ở
a. Nhà cấp 4 mái lợp
- Móng xây gạch chỉ hoặc đá hộc có giằng móng 220 x 220mm bê tông cốt thép, đảm bảo chịu lực.
- Tường xây gạch chỉ có chiều dày tường 110mm hoặc 220mm vữa xi măng hoặc vữa tam hợp (chiều cao tường từ 3,3m đến 4m), trát vữa xi măng hoặc vữa tam hợp, quét vôi ve 3 nước (1 nước trắng 2 nước màu). Có giằng tường kiêm lanh tô và ô văng qua cửa.
- Mái lợp: lợp fibrô xi măng hoặc mái ngói, mái tôn liên doanh chiều dày tối thiểu bằng 0,35mm. Vì kèo xà gồ bằng gỗ nhóm IV, V hoặc bằng thép định hình, không có trần.
- Cửa đi, cửa sổ nhóm III, IV một lớp không có khuôn, cửa sổ có hoa sắt. Nền bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng.
Khi nền lát bằng gạch lát các loại thì áp dụng đơn giá như sau:
- Nếu lắp đơn giá nền bê tông gạch vỡ lát gạch hoa xi măng hoặc gạch ceramic thì lấy giá công tác đó trừ đi giá nền bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng theo đơn giá trong tập đơn giá này.
- Nếu lắp đơn giá lát nền gạch ceramic các loại thì được tính bổ sung vào giá nhà và trừ đi giá láng nền không đánh màu dày 3cm trong tập đơn giá này.
- Tường xây 110mm bổ trụ, đơn giá: 1.810.000 đ/m2
- Tường xây 220mm, đơn giá : 2.085.000 đ/m2
- Hệ thống điện, chiếu sáng được hỗ trợ: Tháo dỡ di chuyển và hao hụt đơn giá 25.000 đ/m2 đối với nhà cấp 4 mái lợp.
- Nhà có kết cấu mái đơn giản: Xà gồ, cầu phong, bằng gỗ tạp, tre, vầu được tính theo đơn giá nhà cấp 4 nhân với hệ số 0,97.
- Đối với nhà cấp 4 xây gạch không nung (gạch bavanh...) đơn giá xây dựng được tính bằng đơn giá nhà xây gạch chỉ tường 110mm bổ trụ nhân với hệ số 0,92.
b. Nhà xây kiên cố 1 tầng mái bằng
- Móng xây gạch chỉ hoặc đá hộc có giằng móng 220 x 220mm bê tông cốt thép, đảm bảo chịu lực.
- Tường xây gạch chỉ có chiều dày tường 220mm vữa xi măng hoặc vữa tam hợp (chiều cao tường từ 3,3m đến 4m), trát vữa xi măng hoặc vữa tam hợp, quét vôi ve 3 nước (1 nước trắng 2 nước màu). Có giằng tường kiêm lanh tô và ô văng qua cửa.
- Mái đổ bê tông cốt thép tại chỗ đảm bảo chịu lực.
Cửa đi, cửa sổ nhóm III, IV một lớp không có khuôn, cửa sổ có hoa sắt. Nền bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng.
Khi nền lát bằng gạch lát các loại thì áp dụng giá nền lát gạch thực tế trừ đi giá nền bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng theo đơn giá trong tập đơn giá này.
- Nhà mái bằng 1 tầng, đơn giá: 2.500.000 đ/m2.
Đối với nhà mái bằng tường xây gạch có chiều dày tường 110mm bổ trụ đơn giá xây dựng được tính bằng đơn giá nhà xây gạch chỉ tường 220mm nhân với hệ số 0,92.
Đối với nhà mái bằng xây gạch không nung (gạch bavanh..) đơn giá xây dựng được tính bằng đơn giá nhà xây gạch chỉ tường 110mm nhân với hệ số 0,92.
c. Nhà xây kiên cố từ 2 tầng trở lên
Có kết cấu chính tương tự kết cấu nhà kiên cố 1 tầng có móng rộng đảm bảo chịu lực.
Diện tích để tính đền bù bằng diện tích xây dựng tầng 1 cộng với diện tích sàn của các tầng còn lại.
- Đơn giá tầng 1 là: 2.785.000 đ/m2.
Từ tầng thứ 2 trở lên đơn giá áp dụng như đơn giá tầng 1 nhân với hệ số 0,9. Nếu tầng trên cùng cũng chỉ có mái lợp bằng fibrô xi măng, ngói hoặc tôn thì đơn giá phần diện tích sàn tầng đó được áp dụng như nhà cấp 4 có kết cấu tương đương nhân hệ số 0,7.
d. Những quy định trên áp dụng cho nhà có chiều cao 3,3m £ h £ 4m. Đối với nhà có chiều cao h>4 m được tính thêm khối lượng tường xây theo thực tế với đơn giá trong bảng kèm theo.
Nhà có chiều cao 2,5m £ h < 3,3m sau khi tính đền bù theo diện tích xây dựng hoặc diện tích sàn sẽ trừ đi khối lượng tường xây (so với chiều cao quy định) nhân với đơn giá trong bảng kèm theo.
Các nhà ở có chiều cao tầng £ 2,5m thì không tính đền bù theo diện tích sàn hoặc m2 xây dựng mà chỉ tính tổng giá trị cụ thể của các khối lượng xây lắp cấu thành, theo đơn giá quy định.
e. Nhà xây kết cấu chịu lực là khung bê tông cốt thép: áp dụng hệ số 1,3 so với giá loại công trình tương ứng. Đối với nhà khung kết hợp hai loại tường 110mm và 220mm thì áp dụng đơn giá của nhà xây tường 110mm, các tường xây dày 220mm, hoặc dày hơn thì khối lượng phần tường còn lại được tính vận dụng theo đơn giá xây tường 110mm trong bảng đơn giá kèm theo.
f. Nếu nhà sử dụng cửa 2 lớp và có khuôn cửa gỗ được hỗ trợ 30% giá trị thực tế còn lại của lớp cửa trong và khuôn cửa.
Hệ thống điện, chiếu sáng được hỗ trợ tháo dỡ di chuyển và hao hụt đơn giá: 32.000 đ/m2 đối với nhà mái bằng kiên cố.
2. Các công trình phụ trợ có mái che khác
Công trình có chiều cao từ 2,5m trở lên có kết cấu tương ứng với các loại nhà quy định ở trên được áp dụng đơn giá như nhà ở có hình thức kết cấu tương đương nhân với hệ số 0,9.
Công trình có chiều cao dưới 2,5m thì không tính đền bù theo diện tích sàn hoặc xây dựng, mà chỉ tính tổng giá trị cụ thể của các khối lượng xây lắp cấu thành, theo đơn giá quy định.
3. Các quy định khác
Trên đây là đơn giá 1 m2 xây dựng mới của nhà ở và các công trình phụ trợ có dạng kết cấu công trình thường gặp, được xây dựng theo quy trình công nghệ thi công phổ biến và sử dụng các loại vật liệu thông dụng có trên thị trường. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình trong bộ đơn giá này.
Trường hợp gặp dạng kết cấu khác biệt hoặc sử dụng các loại vật liệu xây dựng đặc biệt Hội đồng giải phóng mặt bằng xem xét lập biên bản tính toán riêng trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Điều 4. Giá hỗ trợ tháo dỡ, di chuyển các công trình có thể tháo dỡ di chuyển
Giá trị hỗ trợ được tính bằng đơn giá này nhân với khối lượng công tác di chuyển, nhân với hệ số nếu có.
1. Nhà ở
a. Nhà tạm (gỗ bất cập phân, tranh, tre, nứa, lá, nền đất không bó vỉa), đơn giá: 255.000đ/m2.
b. Nhà mộc kỹ (cột tròn hoặc vuông), gỗ nhóm 4-6 mái ngói, đơn giá: 435.000 đ/m2.
Nhà mộc kỹ mái lợp fibrô, lợp cọ, lợp gianh: đơn giá 415.000 đ/m2.
Nhà cột bê tông cốt thép mái lợp cọ, lợp gianh hoặc lợp fibrô, lợp tôn vách tooc xi được áp dụng đơn giá nhà mộc kỹ mái lợp fibrô, lợp cọ, lợp gianh: đơn giá 415.000 đ/m2 nhân với hệ số K = 1,2.
c. Nhà sàn, gỗ nhóm 4-6 mái ngói, sàn tre, diễn băm, vách nứa:
- Cột vuông, đơn giá : 650.000 đ/m2.
- Cột tròn, đơn giá: 575.000 đ/m2.
Nhà sàn, gỗ nhóm 4-6 mái fibrô, mái cọ, sàn tre, diễn băm, vách nứa:
- Cột vuông, đơn giá: 635.000 đ/m2.
- Cột tròn, đơn giá: 560.000 đ/m2.
Nhà sàn cột bê tông cốt thép có kết cấu mái, sàn, vách thì tính bằng đơn giá các loại nhà sàn gỗ nêu trên nhân với hệ số K = 1,2
2. Công trình phụ có mái tre khác : áp dụng giá nhà có kết cấu tương ứng nhân với hệ số: 0,9
3. Lều quán bằng tranh, tre, nứa lá: Có khả năng sử dụng < 5 năm đơn giá 95.000 đ/m2.
4. Các loại nhà trên: Nhà vách lịa ván hoặc lát ván sàn dầy 1.5cm-:-2cm đơn giá 210.000đ/m2.
Nhà vách toóc xi đơn giá 32.000 đ/m2 toóc xi;
Nhà vách trát bằng rơm đất đơn giá bằng 15.000 đ/m2.
Điều 5. Giá các kết cấu xây dựng
Nhà ở các công trình phụ ngoài kết cấu đã nêu trên nếu phần hoàn thiện hoặc những kết cấu xây dựng riêng biệt được cộng (+) hoặc trừ (-) thêm trong giá trị đền bù theo đơn giá sau:
Số TT | Tên công tác | Đơn giá |
1 | Nền, sàn (kể cả sân, đường) bê tông gạch vỡ láng vữa xi măng | 95.000 đ/m2 |
2 | Nền sàn bê tông gạch vỡ lát gạch xi măng hoa | 148.000đ/m2 |
3 | Nền, sàn bê tông gạch vỡ lát gạch Ceramic 30x30 | 175.000đ/m2 |
4 | Nền bê tông gạch vỡ M50 dày 10cm | 52.000đ/m2 |
5 | Nền láng vữa xi măng M75 dày 3cm | 40.000đ/m2 |
6 | Lát gạch chỉ | 90.000đ/m2 |
7 | Đầm đất + vôi xỉ | 50.000đ/m2 |
8 | Nền bê tông sỏi (hoặc đá dăm) đổ tại chỗ | 1.050.00đ/m3 |
9 | Nền lát gạch bê tông đúc sẵn | 75.000đ/m2 |
10 | Ốp gạch Ceramic 20x25 | 230.000đ/m2 |
11 | Ốp gạch Ceramic 30x30 | 200.000đ/ m2 |
12 | Trát granitô các loại | 280.000đ/ m2 |
13 | Ốp đá Hoa cương vào tường DT£ 0,16m2 | 705.000đ/m2 |
14 | Ốp đá Hoa cương vào tường DT£ 0,25m2 | 680.000đ/m2 |
15 | Lát nền gạch Ceramic 20x20 chống trơn | 132.000đ/m2 |
16 | Lát nền gạch Ceramic 30x30 | 125.000đ/ m2 |
17 | Lát nền gạch Ceramic 40x40 | 120.000đ/m2 |
18 | Lát nền gạch Ceramic 45x45 | 113.400đ/m2 |
19 | Lát nền gạch Granít 40x40 | 185.000đ/m2 |
20 | Lát nền gạch Granít 50x50 | 195.000đ/m2 |
21 | Xây tường bằng gạch ba vanh | 595.000đ/m3 |
22 | Trát đá rửa (tường, trụ, cột, lan can, chắn nắng) | 305.000đ/m2 |
23 | Xây các kết cấu bằng gạch chỉ Tường 110 | 1.205.00đ/m3 |
24 | Xây các kết cấu bằng gạch chỉ Tường £ 330 | 1.015.00đ/m3 |
25 | Xây móng bằng gạch chỉ đặc dày > 330 | 1.050.00đ/m3 |
26 | Xây móng bằng gạch chỉ đặc dày <= 330 | 1.100.00đ/m3 |
27 | Xây móng bằng đá dầy £ 60 | 750.000đ/m3 |
28 | Xây tường bằng đá dầy £ 60 | 800.000đ/m3 |
29 | Trần nhựa xương gỗ | 190.000đ/ m2 |
30 | Trần nhựa khung thép | 180.000đ/ m2 |
31 | Trần cót ép | 110.000đ/m2 |
32 | Trần bọc simili, mút, giả da | 550.000đ/m2 |
33 | Sàn gỗ nhóm III | 455.000đ/m2 |
34 | Ốp gỗ tường gỗ nhóm III, dầy 1cm, cao 0,9m | 415.000đ/ md |
35 | Trần Lati gỗ nhóm III, Nhà mái lợp | 620.000đ/ m2 |
36 | Trần Lati gỗ nhóm III, Nhà mái bằng | 535.000đ/m2 |
37 | Sơn công nghệ cao có bả ma tít | 60.000đ/m2 |
38 | Sơn công nghệ cao không bả ma tít | 30.000đ/m2 |
39 | Làm mái tôn liên doanh, xà gồ thép dập | 186.800đ/m2 |
40 | Làm mái Fibrô, xà gồ thép dập | 132.600đ/m2 |
41 | Làm mái Fibrô, xà gồ gỗ | 122.500đ/m2 |
Điều 6. Bồi thường các vật kiến trúc
1. Hệ thống điện trong nhà và phục vụ sinh hoạt
1.1 Hệ thống điện chiếu sáng
Đối với hệ thống dây điện và thiết bị ngầm, chôn tường đơn giá hỗ trợ đối với nhà mái bằng được nhân hệ số 1,3.
Hỗ trợ công tác di chuyển công tơ theo đơn giá được quy định của Sở Điện lực. Hỗ trợ 30% giá trị cột điện, đường dây cấp điện theo thực tế.
Hỗ trợ công tác di chuyển Điện thoại cố định theo đơn giá được quy định của Sở Bưu chính viễn thông.
1.2 Thiết bị điện phục vụ sinh hoạt.
Các thiết bị điện, thiết bị vệ sinh phục vụ sinh hoạt được hỗ trợ một phần tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt:
- Điều hoà: 360.000đ/máy.
- Bình nóng lạnh : 95.000 đ/bình.
- Chậu rửa: 360.000 đ/bộ
- Thuyền tắm: 360.000 đ/bộ
- Xí bệt: 280.000 đ/bộ
- Xí xổm: 280.000 đ/bộ
- Tiểu nam, nữ: 205.000 đ/bộ
- Hương sen tắm: 40.000 đ/bộ
- Vòi rửa: 30.000 đ/bộ
- Gương soi, kệ kính: 40.000 đ/bộ
- Bồn nước (téc nước) từ 1m3 - 2m3: 360.000 đ/bộ
- Bồn nước (téc nước) từ 2m3 - 4m3: 450.000 đ/bộ
- Công tác lắp đặt đường cấp nước và công tơ nước theo đơn giá hợp đồng của Nhà máy nước.
2. Hệ thống cấp thoát nước, các sản phẩm phục vụ sinh hoạt và vệ sinh
Đơn giá các sản phẩm và phụ kiện phục vụ sinh hoạt và vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước trong, ngoài nhà được bồi thường theo thực tế tại công trình, đơn giá bồi thường tính bằng đơn giá quy định tại đơn giá dự toán XDCT 2703/UBND-XD ngày 19/12/2009, đơn giá dự toán XDCT 2704/UBND-XD ngày 19/12/2008 của UBND tỉnh Yên Bái và giá khảo sát thị trường tại thời điểm áp giá nhân với tỉ lệ % giá trị còn lại do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định.
3. Giếng nước
a. Đào đất
- Giếng đào đường kính £ 1m độ sâu: Từ 1¸3 m: 260.000 đ/m3
- Giếng đào đường kính > 1m độ sâu: Từ 1¸ 3m: 175.000 đ/m3
Hai loại giếng đào trên có độ sâu lớn hơn quy định trên thì được nhân với hệ số K điều chỉnh như sau:
- Độ sâu Từ 3¸ 6m: K = 1,2
- Độ sâu > 6m: K = 1,5
b. Phần xây tính như các kết cấu xây dựng
4. Ao hồ
Xác định khối lượng đào đắp đất ao hồ phải căn cứ vào cao độ đất tự nhiên trước khi đào để đắp bờ giữ nước.
- Cần phải tính khối lượng đắp bờ, xác định độ cao đập từ đó mới xác định chiều sâu của ao để tính khối lượng đất đào hợp lý.
- Nếu ao sử dụng địa hình thiên nhiên cần phải xác định tỉ lệ giảm khối lượng đào phù hợp điều kiện cụ thể.
- Đất đào: 55.000 đ/m3
- Đất đắp: 50.000 đ/m3
- Đắp bờ ngăn khe (khối lượng đắp bờ): 70.000 đ/m3
- Công trình cấp thoát nước trong ao, hồ, tính đền bù như các kết cấu xây dựng.
5. Bể chứa nước
Bể chứa nước có thể tích 2m3
- Đáy đổ bê tông M200 hoặc xây gạch chỉ đảm bảo chịu lực, tường bể bằng bê tông M200 chiều dầy tối thiểu 100mm hoặc xây bằng gạch chỉ đặc dày 220mm vữa xi măng M75, trát vữa XM trong ngoài, phía trong có đánh màu. Đối với bể có thể tích £ 3 m3 tường bể xây gạch chỉ dày 110 vẫn được vận dụng theo đơn giá bể có kết cấu như trên.
Đơn giá : 1.250.000 đ/m3 - Bể chứa nước không có nắp đậy bê tông.
Trường hợp Bể lớn hơn 6m3 thì căn cứ vào thực tế lập dự toán áp dụng đơn giá trong bảng kèm theo để tính toán.
6. Di chuyển mồ mả
a. Loại đã sang cát :
- Loại không xây : 3.850.000đ/mộ
- Loại xây gạch, đá bê tông :
+ Diện tích xây ≤ 1m2 : 5.350..000đ/mộ
+ Diện tích xây > 1m2 và nhỏ hơn hoặc bằng 2 m2 : 6.375.000đ/mộ
+ Diện tích xây > 2 m2 : 8.250.000đ/mộ
b. Loại chưa sang cát:
-Loại hơn hoặc bằng 3 năm nhưng chưa sang cát : 4.550.000đ/mộ
-Loại chưa đến kỳ sang cát (<3 năm) nếu phải di chuyển áp dung mức giá: 10.180.000đ/mộ. Trường hợp đặc biệt khác Hội đồng bồi thường lập dự toán trình duyệt riêng.
7. Hệ số đền bù đối với các công trình xây dựng kiên cố (kết cấu xây dựng bằng gạch, đá, bê tông, cốt thép) bằng 1.
Điều 7. Bảng danh mục và đơn giá bồi thường nhà cửa - Vật kiến trúc
Số TT | Danh mục đền bù | Đơn vị tính | Đơn giá |
A | Nhà cửa: |
|
|
1 | Nhà kiên cố |
|
|
1.1 | Nhà xây 1 tầng mái ngói (Phiprô ximăng) |
|
|
A | Tường xây 110mm bổ trụ | đ/m2 | 1.810.000 |
B | Tường xây 220mm | đ/m2 | 2.085.000 |
1.2 | Nhà xây 1 tầng mái bằng | đ/m2 | 2.500.000 |
1.3 | Nhà xây 2 tầng trở lên (đơn giá tầng 1) | đ/m2 | 2.785.000 |
2 | Nhà tháo dỡ, di chuyển |
|
|
2.1 | Nhà tạm | đ/m2 | 255.000 |
2.2 | Nhà mộc kỹ mái ngói | đ/m2 | 435.000 |
2.3 | Nhà mộc kỹ mái fibrô, mái cọ | đ/m2 | 415.000 |
2.4 | Nhà sàn gỗ, mái ngói - Cột vuông | đ/m2 | 650.000 |
Nhà sàn gỗ, mái ngói - Cột tròn | đ/m2 | 575.000 | |
2.5 | Nhà sàn gỗ, mái Fibrô - Cột vuông | đ/m2 | 635.000 |
Nhà sàn gỗ, mái Fibrô -Cột tròn | đ/m2 | 560.000 | |
2.6 | Lều quán tạm | đ/m2 | 95.600 |
2.7 | Vách lịa gỗ dày 1.5cm-:-2cm | đ/m2 | 210.000 |
B | Giá kết cấu xây dựng: |
|
|
1 | Nền, sàn (kể cả sân, đường) BTGV láng VXM | đ/m2 | 95.000 |
2 | Nền bê tông gạch vỡ M50 dày 10cm | đ/m2 | 52.000 |
3 | Nền láng vưa xi măng M75 dày 3cm | đ/m2 | 40.000 |
4 | Nền sàn bê tông gạch vỡ lát gạch xi măng hoa | đ/m2 | 148.000 |
5 | Nền, sàn BTGV lát gạch Ceramic 30x30 | đ/m2 | 175.000 |
6 | Lát gạch chỉ | đ/m2 | 90.000 |
7 | Đầm đất + vôi xỉ | đ/m2 | 50.000 |
8 | Nền bê tông sỏi (hoặc đá dăm) đổ tại chỗ | đ/m3 | 1.050.000 |
9 | Nền lát gạch bê tông đúc sẵn | đ/m2 | 75.000 |
10 | Ốp gạch Ceramic 20x25 | đ/m2 | 230.000 |
11 | Ốp gạch Ceramic 30x30 | đ/m2 | 200.000 |
12 | Trát granitô các loại | đ/m2 | 280.000 |
13 | Ốp đá Hoa cương vào tường DT £ 0,16m2 | đ/m2 | 705.000 |
14 | Ốp đá Hoa cương vào tường DT £ 0,25m2 | đ/m2 | 680.000 |
15 | Lát nền gạch Ceramic 20x20 chống trơn | đ/m2 | 132.000 |
16 | Lát nền gạch Ceramic 30x30 | đ/m2 | 125.000 |
17 | Lát nền gạch Ceramic 40x40 | đ/m2 | 120.000 |
18 | Lát nền gạch Ceramic 45x45 | đ/m2 | 113.400 |
19 | Lát nền gạch Granít 40x40 | đ/m2 | 185.000 |
20 | Lát nền gạch Granít 50x50 | đ/m2 | 195.000 |
21 | Xây tường bằng gạch ba vanh | đ/m3 | 595.000 |
22 | Trát đá rửa (tường, trụ, cột, lan can, chắn nắng) | đ/m2 | 305.000 |
23 | Xây móng tường bằng gạch chỉ đặc dày ≤ 330 | đ/m3 | 1.100.000 |
24 | Xây móng bằng gạch đặc chỉ dày > 330 | đ/m3 | 1.050.000 |
25 | Xây các kết cấu bằng gạch chỉ Tường 110 | đ/m3 | 1.205.000 |
26 | Xây các kết cấu bằng gạch chỉ Tường £ 330 | đ/m3 | 1.015.000 |
27 | Xây móng bằng đá dầy £ 60 | đ/m3 | 750.000 |
28 | Xây tường bằng đá dầy £ 60 | đ/m3 | 800.000 |
29 | Trần nhựa xương gỗ | đ/m2 | 190.000 |
30 | Trần nhựa khung thép | đ/m2 | 180.000 |
31 | Trần cót ép | đ/m2 | 110.000 |
32 | Sàn gỗ nhóm III | đ/m2 | 455.000 |
33 | ốp gỗ tường gỗ nhóm III, dầy 1cm, cao 0,9m | đ/m | 415.000 |
34 | Trần Lati gỗ nhóm III, Nhà mái lợp | đ/m2 | 535.000 |
35 | Trần Lati gỗ nhóm III, Nhà mái bằng | đ/m2 | 620.000 |
36 | Sơn công nghệ cao có bả ma tít | đ/m2 | 60.000 |
37 | Sơn công nghệ cao không bả ma tít | đ/m2 | 30.000 |
38 | Hỗ trợ tháo dỡ di chuyển mái tôn liên doanh, xà gồ thép dập | đ/m2 | 180.000 |
39 | Hỗ trợ tháo dỡ di chuyển mái Fibrô, xà gồ thép dập | đ/m2 | 140.000 |
40 | Hỗ trợ tháo dỡ di chuyển mái Fibrô, xà gồ gỗ | đ/m2 | 125.000 |
41 | Trần bọc simili, mút, giả da | đ/m2 | 550.000 |
42 | Vách toóc xi | đ/m2 | 70.000 |
43 | Ốp gạch men sứ Ceramic 25x40 | đ/m2 | 200.000 |
44 | Ốp gạch chân tường gạch Ceramic 40x90 | đ/m2 | 200.000 |
C | Các vật kiến trúc khác: |
|
|
1 | Giếng nước |
|
|
1.1 | Giếng khoan | đ/m | 150.000 |
1.2 | Đào đất |
|
|
| Giếng đào đường kính ≤1m độ sâu từ 1-3m (có điều chỉnh hệ số nếu có) | đ/m3 | 260.000 |
| Giếng đào đường kính >1m độ sâu từ 1-3m (có điều chỉnh hệ số nếu có) | đ/m3 | 175.000 |
1.3 | Phần xây: |
|
|
| Tính các kết cấu xây dựng (Như điều 5) |
|
|
2 | Bể chứa nước có thể tích 2m3 ≤ V ≤ 6m3 | đ/m3 | 1.250.000 |
3 | Ao, hồ |
|
|
3.1 | Phần đào, đắp |
|
|
| Đất đào | đ/m3 | 55.000 |
| Đất đắp | đ/m3 | 50.000 |
| Đắp bờ, ngăn khe | đ/m3 | 70.000 |
3.2 | Phần xây: |
|
|
| Tính các kết cấu xây dựng (Như mục III) |
|
|
4 | Di chuyển mồ mả: |
|
|
4.1 | Loại đã sang cát |
|
|
| - Loại không xây | đ/mộ | 3.850.000 |
| - Loại xây gạch, đá, bê tông |
|
|
| Diện tích xây ≤ 1m2 | đ/mộ | 5.350.000 |
| Diện tích xây > 1m2 và ≤ 2m2 | đ/mộ | 6.375.000 |
| Diện tích xây > 2 m2 | đ/mộ | 8.250.000 |
4.2 | Loại chưa đến kỳ sang cát > hoặc =3 năm | đ/mộ | 4.550.000 |
4.3 | Loại chưa đến kỳ sang cát <3 năm nếu phải di chuyển | đ/mộ | 10.180.000 |
Các công tác, kết cấu không có trong tập đơn giá này được áp dụng theo tập đơn giá số 2703/2008/QĐ-UBND ngày 19/12/2008; đơn giá dự toán XDCT 2704/2008/QĐ-UBND ngày 19/12/2008 của UBND tỉnh Yên Bái.
QUI ĐỊNH BỘ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG VỀ CÂY CỐI, HOA MÀU
Điều 8. Cây lâu năm không phải cây lấy gỗ
Số TT | Loại cây | Đơn vị tính | Sản lượng, quy cách, chất lượng | Phân loại | Đơn giá bồi thường (đồng) |
1 | Cây vải ta |
|
|
|
|
| - Phân loại: | Cây | ≥ 60 kg quả (ĐK tán > 3m) | A | 680.000 |
|
| Cây | ≥ 40 kg quả (ĐK tán ≤ 3m) | B | 420.000 |
|
| Cây | < 40 kg quả (1m<ĐK tán < 2m) | C | 270.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | D | 135.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1- 2 năm. Mật độ 250 cây/ha | E | 20.000 |
2 | Cây vải thiều |
|
|
|
|
| - Phân loại: | Cây | ≥ 60 kg quả (ĐK tán >3m) | A | 950.000 |
|
| Cây | > 30 kg quả (ĐK tán ≤3m) | B | 680.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (1m<ĐK tán <2m) | C | 420.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | D | 210.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm (cành chiết, ghép). Mật độ 450 cây/ha | E | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm bằng hạt. Mật độ 450 cây/ha | F | 10.000 |
3 | Táo, mơ, mận, móc thép |
|
|
|
|
| - Phân loại: | Cây | > 30 kg quả (ĐK tán ≥3m) | A | 270.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (1m< ĐK tán <3m) | B | 160.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 650 cây/ha | D | 13.000 |
4 | Lê, đào, na, lựu |
|
|
|
|
| - Phân loại: | Cây | > 20 kg quả (ĐK tán >3m) | A | 420.000 |
|
|
| ≤ 20 kg quả (ĐK tán <3m) | B | 270.000 |
|
|
| Sắp bói, mới bói | C | 130.000 |
|
|
| Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 600 - 1.000 cây/ha | D | 13.000 |
5 | Nhãn |
|
|
|
|
| - Phân loại: | Cây | ≥ 80 kg quả (ĐK tán ≥3m) | A | 1.950.000 |
|
| Cây | > 50 kg quả (ĐK tán <3m) | B | 1.550.000 |
|
| Cây | ≤ 50 kg quả (1m<ĐK tán <2m) | C | 1.350.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | D | 420.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm bằng cành chiết, ghép. Mật độ 200 cây/ha | E | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm bằng hạt. Mật độ 200 cây/ha | F | 13.000 |
6 | Hồng các loại |
|
|
|
|
| - Phân loại: | Cây | > 30 kg quả (ĐK tán ≥3m) | A | 950.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (ĐK tán <3m) | B | 680.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 420.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm bằng cành chiết, ghép. Mật độ 280 cây/ha | D | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm bằng hạt. Mật độ 280 cây/ha | E | 13.000 |
7 | Mít |
|
|
|
|
| Phân loại: | Cây | > 30 kg quả (ĐK gốc ≥30 cm) | A | 455.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (ĐK gốc <30 cm) | B | 335.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 100.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 250 cây/ha | D | 10.000 |
8 | Thị, trứng gà, vú sữa, chay |
|
|
|
|
| - Phân loại: | Cây | > 30 kg quả (ĐK gốc ≥30 cm) | A | 270.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (ĐK gốc <30 cm) | B | 100.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 26.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 200 - 300 cây/ha | D | 10.000 |
9 | Sấu, ổi, dâu da, roi |
|
|
|
|
| - Mật độ | Cây/ha | 300 |
|
|
| - Phân loại | Cây | > 30 kg quả (ĐK tán ≥3m) | A | 335.000 |
|
|
| ≤ 30 kg quả (2m<ĐK tán <3m) | B | 210.000 |
|
|
| Sắp bói, mới bói | C | 50.000 |
|
|
| Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 300 cây/ha | D | 10.000 |
10 | Xoài, muỗm, quéo |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | > 30 kg quả (ĐK tán ≥3m) | A | 550.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (2m< ĐK tán <3m) | B | 280.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 135.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm bằng cành chiết, ghép. Mật độ 500 cây/ha | D | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm bằng hạt. Mật độ 500 cây/ha | E | 13.000 |
11 | Cam, quýt các loại |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | > 30 kg quả (ĐK tán ≥3m) | A | 950.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (1m< ĐK tán <3m) | B | 680.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 400.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm bằng cành chiết, ghép. Mật độ 600 cây/ha | D | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm bằng hạt. Mật độ 600 cây/ha | E | 13.000 |
12 | Chanh, quất, hồng bì |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | > 15 kg quả (ĐK tán ≥3m) | A | 270.000 |
|
| Cây | ≤ 15 kg quả (ĐK tán <3m) | B | 135.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 1.000 cây/ha | D | 13.000 |
13 | Đu đủ |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | > 20 kg quả (ĐK gốc ≥30cm) | A | 210.000 |
|
| Cây | ≤ 20 kg quả (10cm<ĐKgốc<30cm) | B | 135.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 40.000 |
|
| Cây | Mới trồng. Mật độ 4.000 cây/ha | D | 8.000 |
14 | Trám đen, trám trắng |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | > 40 kg quả (ĐK gốc ≥30 cm) | A | 420.000 |
|
| Cây | ≤ 40 kg quả (15 cm< ĐK gốc <30 cm) | B | 270.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 400 cây/ha | D | 20.000 |
15 | Bưởi, bòng, phật thủ |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | > 50 kg quả (ĐK tán ≥3m) | A | 680.000 |
|
| Cây | ≤ 50 kg quả (2m< ĐK tán <3m) | B | 460.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 270.000 |
|
| Cây | Mới trồng 2 năm bằng cành chiết, ghép. Mật độ 400 cây/ha | D | 50.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm bằng hạt. Mật độ 400 cây/ha | E | 13.000 |
16 | Khế, nhót |
|
|
|
|
| Phân loại | Cây | > 15 kg quả (ĐK tán >3m) | A | 120.000 |
|
| Cây | ≤ 15 kg quả (ĐK tán ≤3m) | B | 80.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 40.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 500 - 600 cây/ha | D | 13.000 |
17 | Dâu ăn quả, lấy lá |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | ĐK gốc > 2 cm | A | 26.000 |
|
| Cây | 1cm< ĐK gốc ≤ 2cm | B | 13.000 |
|
| Cây | Mới trồng. Mật độ 12.000 cây/ha | C | 4.000 |
18 | Trẩu, sở, lai, dọc, bứa |
|
|
|
|
| Phân loại | Cây | > 30 kg quả (ĐK gốc >30 cm) | A | 120.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (15cm< ĐK gốc ≤30 cm) | B | 80.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 40.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 400 - 500 cây/ha | D | 13.000 |
19 | Bồ kết |
|
|
|
|
| Phân loại | Cây | > 30 kg quả (ĐK tán >3m) | A | 270.000 |
|
| Cây | ≤ 30 kg quả (2m< ĐK tán ≤3m) | B | 210.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 80.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 400 - 500 cây/ha | D | 13.000 |
20 | Cà phê |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | > 5 kg quả tươi (ĐK tán >3m) | A | 65.000 |
|
| Cây | ≤ 5 kg quả tươi (ĐK tán ≤3m) | B | 40.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói | C | 26.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 năm. Mật độ 4.000 cây/ha | D | 13.000 |
21 | Dừa |
|
|
|
|
| Phân loại | Cây | > 40 quả, cao trên 5m | A | 335.000 |
|
| Cây | ≤ 40 quả, cao ≤ 5m | B | 270.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói (6-7 tuổi) | C | 130.000 |
|
| Cây | Mới trồng 2-5 năm | D | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 năm. Mật độ 180 - 250 cây/ha. | E | 35.000 |
22 | Cau |
|
|
|
|
| Phân loại | Cây | > 15 kg quả (cao >5m) | A | 220.000 |
|
| Cây | ≤ 15 kg quả (cao ≤5m) | B | 135.000 |
|
| Cây | Sắp bói, mới bói (6-7 tuổi) | C | 65.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 500 - 600 cây/ha | D | 20.000 |
23 | Cọ lợp nhà |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | Từ 5 đến 10 tuổi (cao ≤8m) | A | 135.000 |
|
| Cây | Trên 10 tuổi (cao >8m) | B | 80.000 |
|
| Cây | Dưới 5 tuổi, cao dưới 2,5m | C | 50.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1 - 2 năm. Mật độ 400 - 500 cây/ha | D | 13.000 |
24 | Chè vùng thấp |
|
|
|
|
| - Phân loại | m2 | > 8 tấn/ha/năm (ĐK tán >1m) | A | 23.000 |
| (Đối với chè giâm cành thuộc giống chè Bát Tiên và Phúc Vân Tiên được nhân thêm hệ số 1,3 lần đơn giá này) | m2 | Từ 5-8 tấn/ha/năm (ĐK tán 0,7 đến 1m) | B | 17.000 |
| m2 | <5 tấn/ha/năm (ĐK tán 0,5 đến 0,7 m) | C | 13.000 | |
| m2 | Mới trồng 2 - 3 năm (ĐK tán < 0,5m). Mật độ 18.000 cây/ha | D | 8.000 | |
| m2 | Mới trồng 1 năm (chè hạt). Mật độ 18.000 cây/ha | E | 3.000 | |
| m2 | Mới trồng 1 năm (chè cành). Mật độ 18.000 cây/ha. | F | 8.000 | |
25 | Chè tuyết Shan vùng cao |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | Cây cổ thụ | A | 1.950.000 |
|
| Cây | SL 30 kg/cây/năm (ĐK tán≥3m) | B | 680.000 |
|
| Cây | SL<30kg/cây/năm (ĐK tán<3m) | C | 420.000 |
|
| Cây | Mới trồng 3-5 năm | D | 135.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm (chè hạt). Mật độ 3.000 cây/ha | E | 7.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm (chè cành). Mật độ 3.000 cây/ha | F | 9.000 |
26 | Sơn ta |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | >5 năm (ĐK tán ≥3m) | A | 65.000 |
|
| Cây | Từ 3 - 5 năm (ĐK tán <3m) | B | 40.000 |
|
| Cây | Mới trồng 1-2 năm. Mật độ 2.500 cây/ha | C | 13.000 |
|
|
| |||
1 | Cây sắn củ |
| Mật độ 10.000 cây/ha |
|
|
| - Phân loại | Cây | Trên 9 tháng tuổi, hỗ trợ khai thác | A | 1.500 |
|
| Cây | Từ 4 đến 9 tháng tuổi | B | 2.500 |
|
| Cây | Dưới 4 tháng tuổi | C | 1.000 |
2 | Dứa |
| Mật độ 45.000 cây/ha |
|
|
| - Phân loại | Khóm | > 5 cây, mỗi cây có ≥10 lá | A | 8.000 |
|
| Khóm | <5 cây, mỗi cây có <10 lá | B | 6.000 |
|
| Khóm | Mới trồng | C | 2.000 |
3 | Mía |
| Mật độ 25.000 – 30.000 cây/ha |
|
|
| Phân loại | Khóm | >9 tháng tuổi, hỗ trợ | A | 2.000 |
|
| Khóm | Từ 7 đến 9 tháng tuổi | B | 6.000 |
|
| Khóm | Từ 4 đến 6 tháng tuổi | C | 8.000 |
|
| Khóm | <4 tháng tuổi | E | 3.000 |
4 | Chuối |
| Mật độ 1.500 - 2.000 cây/ha |
|
|
| Phân loại | Khóm | Có 1 cây mẹ + 2 cây con cao >1m | A | 40.000 |
|
| Khóm | Có 1 cây mẹ + 1 cây con cao >1m | B | 30.000 |
|
| Khóm | Mới trồng, đánh đi trồng lại | C | 7.000 |
5 | Sắn dây, củ mài |
| Mật độ 2.500 cây/ha |
|
|
| (Sắn dây tính gấp 2 lần đơn giá này) | Gốc | Từ 6 - 10 tháng tuổi, hỗ trợ khai thác | A | 13.000 |
| Gốc | Dưới 6 tháng tuổi | B | 20.000 | |
6 | Khoai các loại, củ đậu, củ từ, đao, dong riềng, gừng, nghệ |
|
| ||
| Phân loại | m2 | Đã có củ, hỗ trợ khai thác | A | 2.000 |
|
| m2 | Mới trồng dưới 3 tháng tuổi | B | 4.000 |
7 | Các loại rau |
|
|
|
|
| Phân loại | m2 | Rau xanh tốt, năng suất, chất lượng (xu hào, cà chua, bắp cải...) | A | 20.000 |
|
| m2 | Rau thường | B | 9.000 |
8 | Đậu đũa, đậu cô ve |
|
|
|
|
| Phân loại | m2 | Loại xanh tốt, năng suất >5kg | A | 10.000 |
|
| m2 | Loại bình thường | B | 7.000 |
9 | Các loại rau quả leo giàn |
|
|
|
|
| Phân loại | Khóm | Mỗi khóm có 2 gốc trở lên | A | 75.000 |
|
| Khóm | Khóm có 1- 2 gốc | B | 50.000 |
10 | Trầu không |
|
|
|
|
| Phân loại | Khóm | Diện tích giàn ≥4 m2 | A | 75.000 |
|
| Khóm | Diện tích giàn <4 m2 | B | 40.000 |
11 | Lạc, vừng đậu các loại |
|
|
|
|
| Phân loại | m2 | Loại xanh tốt, năng suất cao ≥ 3 tấn/ha | A | 7.000 |
|
| m2 | Loại bình thường < 3 tấn/ha | B | 4.000 |
12 | Lúa nước |
|
|
|
|
| Phân loại | m2 | Loại năng suất từ ≥ 4 tấn/ha trở lên | A | 5.000 |
|
| m2 | Loại năng suất <4 tấn/ha | B | 4.000 |
13 | Lúa nương |
|
|
|
|
| Phân loại | m2 | Loại năng suất ≥ 1 tấn/ha | A | 2.000 |
|
| m2 | Loại năng suất < 1 tấn/ha | B | 1.000 |
14 | Ngô |
|
|
|
|
| Phân loại | m2 | Loại năng suất ≥ 3 tấn/ha | A | 3.000 |
|
| m2 | Loại năng suất < 3 tấn/ha | B | 2.000 |
|
|
| |||
1 | Tre, mai, diễn, luồng |
|
|
|
|
|
| Cây | Cây bánh tẻ, cây già hỗ trợ công chặt (Riêng cây tre gai hỗ trợ công chặt gấp đôi) | A | 7.000 |
| Cây | Cây non | B | 13.000 | |
2 | Cây vầu, hóp |
|
|
|
|
| Phân loại | Cây | Cây bánh tẻ, cây già hỗ trợ công chặt | A | 5.000 |
|
| Cây | Cây non | B | 10.000 |
3 | Cây quế |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | Cây trên 10 tuổi, ĐK gốc >15 cm (hỗ trợ công khai thác) | A | 26.000 |
|
| Cây | Cây từ 5 – 10 năm tuổi (ĐK gốc từ 10 - 15 cm) | B | 130.000 |
|
| Cây | Cây từ 3 - 5 năm tuổi (ĐKgốc >2,5 cm) | C | 65.000 |
|
| Cây | Cây trồng từ 1 - 3 năm tuổi. Mật độ 5.000 cây/ha | D | 7.000 |
4 | Bồ đề |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | Cây trên 7 tuổi (hỗ trợ công khai thác) | A | 7.000 |
|
| Cây | Từ 5 - 7 tuổi (ĐK gốc 5-8 cm) | B | 20.000 |
|
| Cây | Cây dưới 5 tuổi. Mật độ 3.000 - 4.000 cây/ha | C | 7.000 |
5 | Bạch đàn, keo, thông, mỡ, xoan |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | Cây trên 6 tuổi (hỗ trợ công khai thác) | A | 7.000 |
|
| Cây | Cây từ 3 - 6 tuổi, ĐK gốc ≥12 cm | B | 20.000 |
|
| Cây | Cây từ 2 -3 năm tuổi, ĐK gốc < 12 cm | C | 13.000 |
|
| Cây | Cây 1 - 2 năm tuổi. Mật độ 1.660 - 2.000 cây/ha | D | 10.000 |
6 | Thông - sa mộc |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | Cây trên 15 năm tuổi, ĐK gốc ≥ 20 cm (hỗ trợ công chặt) | A | 10.000 |
|
| Cây | Cây từ 10 - 15 tuổi, ĐK gốc < 20 cm | B | 26.000 |
|
| Cây | Cây từ 5 – 10 năm tuổi | C | 13.000 |
|
| Cây | Cây dưới 5 năm tuổi. Mật độ 1.660 cây/ha | D | 10.000 |
7 | Cây rừng tự nhiên |
|
|
|
|
| - Phân loại | Cây | Cây có ĐK gốc > 20 cm (hỗ trợ công chặt) | A | 10.000 |
|
| Cây | Cây có ĐK gốc từ 10 - 20 cm | B | 26.000 |
|
| Cây | Cây có ĐK gốc < 10 cm | C | 7.000 |
8 | Măng tre Bát độ |
|
|
|
|
| - Phân loại | Khóm | Khóm có 3 gốc trở lên (ĐK gốc >7cm) | A | 200.000 |
|
| Khóm | Khóm có dưới 3 gốc | B | 135.000 |
|
| Khóm | Khóm mới trồng. Mật độ 830 - 900 cây/ha | C | 40.000 |
|
| ||||
1 | Cây Mạch môn |
|
|
|
|
- | Phân loại | m2 | Loại xanh tốt, năng suất cao (chiều dài lá >20 cm; chiều rộng lá > 0,3 cm) | A | 40.000 |
|
| m2 | Loại bình thường ≥ 1 năm tuổi | B | 25.000 |
|
| m2 | Loại mới trồng dưới 1 năm. Mật độ 25 cây/m2 | C | 6.000 |
2 | Cây hoa, cây cảnh, cây làm thuốc trồng dưới đất khác |
|
|
|
|
| -Loại thân gỗ, trồng đơn lẻ (như thân gỗ) |
|
|
|
|
| Phân loại | Cây | Cây có ĐK gốc ≥ 20 cm | A | 65.000 |
|
| Cây | Cây có ĐK gốc < 20 cm | B | 50.000 |
|
| Cây | Cây mới trồng 1- 2 năm tuổi | C | 20.000 |
| - Loại thân mềm, dây leo |
|
|
|
|
| Phân loại | m2 | Đường kính cây hoặc khóm từ 20 cm | A | 50.000 |
|
| m2 | Đường kính cây hoặc khóm <20 cm | B | 30.000 |
|
| m2 | Mới trồng 1- 2 năm tuổi | C | 13.000 |
* | Trồng theo khóm bụi |
|
|
|
|
| Phân loại | Khóm | Khóm có 3 gốc trở lên | A | 50.000 |
|
| Khóm | Khóm có dưới 3 gốc | B | 40.000 |
|
| Khóm | Khóm mới trồng | C | 13.000 |
3 | Cây hoa, cây cảnh, cây làm thuốc trồng trong chậu |
|
|
|
|
| Phân loại | Chậu | Chậu đường kính ≥ 1 m | A | 30.000 |
|
| Chậu | Chậu có ĐK 0,5 m< ĐK <1 m | B | 20.000 |
|
| Chậu | Chậu có ĐK ≤ 0,5 m | C | 9.000 |
QUI ĐỊNH BỘ ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG VỀ ĐẤT ĐAI
Điều 12. Giá các loại đất nông nghiệp tại vị trí 1 trên tuyến đường đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút:
Số TT | Loại đất | Giá đất nông nghiệp (đồng/m2) |
1 | Đất trồng lúa nước | 30.000 |
2 | Đất nuôi trồng thủy sản | 25.000 |
3 | Đất trồng cây hàng năm khác | 20.000 |
4 | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác, đất trồng lúa nương, đất cỏ dùng vào chăn nuôi | 14.000 |
5 | Đất trồng cây lâu lăm | 18.000 |
6 | Đất trồng rừng sản xuất | 10.000 |
Điều 13. Giá đất ở tại vị trí 1 trên tuyến đường đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút:
Giá đất ở để tính bồi thường cho tuyến đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút, tỉnh Yên Bái được điều tra, khảo sát và lập tại thời điểm tháng 12 năm 2012.
Số TT | Tên xã, phường, thị trấn/Loại đất | Giá đất ở (đồng/m2) |
I | Thành phố Yên Bái |
|
1 | Phường Nguyễn Phúc (Đường Nguyễn Phúc) |
|
| Đoạn từ ngã ba ông Tượng đến hết ranh giới Công ty Chế biến lâm sản xuất khẩu | 1.800.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết ranh giới phường Nguyễn Phúc | 1.200.000 |
2 | Xã Tuy Lộc |
|
| Đường Nguyễn Phúc (Từ ranh giới phường Nguyễn Phúc đến cầu Bốn Thước) | 900.000 |
| Từ cầu Bốn Thước đến gặp đường thôn Minh Đức nhánh I | 400.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất nhà ông Cường | 400.000 |
| Đoạn tiếp theo đến ranh giới xã Tuy Lộc | 300.000 |
II | Huyện Trấn Yên |
|
1 | Xã Nga Quán |
|
| Đoạn giáp ranh xã Tuy Lộc đến cách trụ sở UBND xã 100m. | 400.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Nga Quán | 600.000 |
| Đoạn tiếp theo đến ranh giới cây xăng | 800.000 |
| Đoạn tiếp theo đến giáp ranh thị trấn Cổ Phúc | 1.000.000 |
2 | Thị trấn Cổ Phúc |
|
| Đoạn tiếp giáp xã Nga Quán đến đường sắt cắt đường bộ | 1.200.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết ranh giới cây xăng thị trấn Cổ Phúc. | 2.500.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất trụ sở UBND thị trấn Cổ Phúc. | 1.800.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất nhà ông Tiến thôn 2 | 1.400.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Nghĩa Phương (cầu Đất) | 1.000.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất nhà ông Long thôn 4 | 800.000 |
| Đoạn tiếp theo đến ranh giới xã Việt Thành | 350.000 |
3 | Xã Việt Thành |
|
| Đoạn từ giáp thị trấn Cổ Phúc đến cống tiêu nước (giáp nhà ông Hải thôn 5) | 250.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất nhà ông Điền (thôn 6) | 300.000 |
| Đoạn tiếp theo đến giáp ranh xã Đào Thịnh | 150.000 |
4 | Xã Đào Thịnh |
|
| Đoạn giáp ranh xã Việt Thành đến hết đất nhà ông Doãn Văn Hạnh | 150.000 |
| Đoạn tiếp theo đến đường vào nhà ông Bùi Văn Kính | 200.000 |
| Đoạn tiếp theo đến đường vào nhà ông Lê Lâm Tiến | 200.000 |
| Đoạn tiếp theo qua đường ra khu tái định cư dự án đường sắt đến giáp nhà ông Phạm Văn Khánh | 200.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Đào Thịnh | 400.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất trụ sở UBND xã Đào Thịnh | 400.000 |
| Đoạn tiếp theo đến giáp đường đường ra bến đò | 300.000 |
| Đoạn tiếp theo qua cầu Thác Thủ đến giáp ranh xã Báo Đáp | 200.000 |
5 | Xã Báo Đáp |
|
| Đoạn giáp ranh xã Đào Thịnh đến cổng nhà ông Lê Văn Sơn thôn 12. | 500.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cổng nhà ông Nguyễn Đức Nghi thôn 14 | 500.000 |
| Đoạn tiếp theo đến đường sắt cắt đường bộ | 700.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Hóp | 1.000.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết Bưu Cục Ngòi Hóp | 1.700.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất nhà ông Nguyễn Tiện thôn Phố Hóp | 1.000.000 |
| Đoạn tiếp theo đến giáp ranh huyện Văn Yên | 500.000 |
III | Huyện Văn Yên |
|
1 | Xã Yên Hưng |
|
| Đoạn từ ranh giới đât Trấn Yên và Văn Yên đến hết đất nhà ông, bà Hùng Thuận | 55.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết nhà ông, bà Mẫn Khang | 250.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất nhà ông, bà Thái Tám | 100.000 |
| Đoạng tiếp theo đến hết đất nhà ông, bà Hải Thanh | 250.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Tây | 250.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cống ông Bảo | 150.000 |
| Đoạn tiếp theo đến đỉnh Dốc Trạng | 100.000 |
2 | Xã Yên Thái |
|
| Đoạn từ dốc 6000 đến dốc Lu | 200.000 |
3 | Thị trấn Mậu A |
|
| Đường Lý Thường Kiệt |
|
| Đoạn từ cầu Ngòi A đến đường rẽ vành đai thị trấn Mậu A | 1.800.000 |
| Đường Trần Hưng Đạo |
|
| Đoạn từ cây Xăng đến hết đất nhà ông Vị | 600.000 |
| Đoạn tiếp theo đến Đường Ngang | 500.000 |
| Đoạn tiếp theo đến hết đất nhà ông Dũng | 400.000 |
| Đoạn tiếp theo đến giáp đất Yên Thái | 300.000 |
4 | Xã Mậu Đông |
|
| Đoạn từ cầu Ngòi A đến hết đất nhà ông Bút | 350.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cổng UBND xã | 220.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cổng nhà ông Khánh | 270.000 |
| Đoạn tiếp theo đến đường ra bến đò Tân Hợp | 250.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Ngòi Khai | 200.000 |
5 | Xã Đông Cuông |
|
| Đoạn từ Cầu Ngòi Khai đến Km50 + 200 | 350.000 |
| Từ Km50 + 200 đến giáp đất nhà ông Khanh Bắc | 300.000 |
| Đoạn tiếp theo đến giáp đất nhà Hoan Son | 550.000 |
| Đoạn tiếp theo đến giáp đất nhà Dũng Viễn | 400.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Lẫm | 500.000 |
| Đoạn tiếp theo đến đường ngang An Bình | 350.000 |
6 | Xã An Bình |
|
| Đoạn từ Barie đường sắt đến hết đất cây xăng | 1.000.000 |
| Đoạn tiếp theo đển cổng Công An | 2.000.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Cà Lồ | 2.500.000 |
| Đoạn tiếp theo đến cầu Trái Hút | 1.700.000 |
- Các loại đất khác không được quy định trong bộ đơn giá này (như đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp …) được xác định, thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và hướng dẫn của UBND tỉnh Yên Bái.
- Trong quá trình thực hiện xây dựng công trình mà phát sinh việc thu hồi đất tại các thời điểm khác nhau mà giá đất tại khu vực bị thu hồi có biến động thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư xây dựng công trình điều tra, khảo sát giá thay thế làm cơ sở lập phương án bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo quy định của pháp luật.
Các công trình, vật kiến trúc, các cây trồng và tài sản khác trên đất chưa có trong Qui định này, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ vào thực tế tại địa phương xây dựng đơn giá bồi thường, hỗ trợ, lập văn bản giải trình rõ nội dung, căn cứ xây dựng đơn giá, trình Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố xem xét, phê duyệt để thực hiện./.
- 1Quyết định 20/2003/QĐ-UB ban hành Quy định chính sách bồi thường đất và đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Quy định về bộ đơn giá bồi thường về nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc và bộ đơn giá bồi thường cây cối hoa màu và tài sản khác gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Quyết định 04/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 4Quyết định 28/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về sửa đổi chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 5Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2007 về đơn giá bồi thường, tài sản, cây cối hoa màu và chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về việc đền bù thay cho mức hỗ trợ Xí bệt đối với các hộ giải tỏa dự án đường nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc (trên địa bàn quận Hải Châu) do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 7Quyết định 38/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định kèm theo Quyết định 2380/2010/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 8Quyết định 891/2011/QĐ-UBND về bảng giá bồi thường cây cối, hoa màu và thủy sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 9Thông báo 232/TB-UBND năm 2013 đính chính Quyết định 10/2013/QĐ-UBND bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do tỉnh Phú Yên ban hành
- 10Quyết định 77/2007/QĐ-UBND về bản quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất tài sản trên đất và tái định cư để giải phóng mặt bằng thi công công trình xây dựng sân vận động huyện Phú Giáo do tỉnh Bình Dương ban hành
- 11Quyết định 15/2013/QĐ-UBND quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 12Quyết định 3788/2009/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- 13Quyết định 53/2013/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất khi Nhà nước thu hồi đất do Công ty TNHH Một thành viên Tổng công ty cao su Đồng Nai sử dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 14Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 15Quyết định 34/2013/QĐ-UBND về Bảng giá bồi thường, hỗ trợ hoa màu cây trái và vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 16Quyết định 482/2008/QĐ-UBND về Quy định mật độ cây trồng,đơn giá và nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ cây cối hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 17Quyết định 1851/QĐ-UBND năm 2013 về chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản Cánh Đồng Năng, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- 18Quyết định 2068/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định Bộ đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 19Quyết định 2216/QĐ-UBND năm 2013 sửa đổi Điểm b, Khoản 4, Điều 1 Quyết định 631/QĐ-UBND do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 20Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc và di chuyển mồ mả khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 21Quyết định 17/QĐ-UBND năm 2014 quy định chính sách hỗ trợ khác khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện công trình Khu tái định cư dự án Nâng cấp đô thị thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
- 22Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2014 quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình phụ và cây trái, hoa màu khi thực hiện Dự án cung cấp điện cho hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh - giai đoạn 2
- 23Quyết định 01/2014/QĐ-UBND quy định giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc trên đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 24Quyết định 2488/2013/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 25Quyết định 947/QĐ-UBND năm 2014 về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Quốc lộ 53 và Quốc lộ 54 - Hợp phần A thuộc Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (dự án WB5) tại Trà Vinh, hạng mục Phà Láng Sắt (Phà Tà Nị)
- 26Quyết định 17/2014/QĐ-UBND hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 27Công văn 4856/UBND-ĐTMT năm 2014 giải pháp để hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án sử dụng vốn ngân sách có Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt trước ngày 01/7/2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 28Quyết định 30/2014/QĐ-UBND về bộ đơn giá bồi thường nhà và công trình xây dựng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 29Quyết định 164/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần đến 31/12/2014
- 30Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 17/2014/QĐ-UBND hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2Quyết định 164/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần đến 31/12/2014
- 3Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 2Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 3Nghị định 61-CP năm 1994 về việc mua bán và kinh doanh nhà ở
- 4Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 80/2003/TTLT-BNN-BTC hướng dẫn Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật Đất đai 2003
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 9Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- 10Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 11Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 12Nghị định 123/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- 13Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 14Thông tư 14/2009/TT-BTNMT về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 15Quyết định 20/2003/QĐ-UB ban hành Quy định chính sách bồi thường đất và đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 16Thông tư 57/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 17Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Quy định về bộ đơn giá bồi thường về nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc và bộ đơn giá bồi thường cây cối hoa màu và tài sản khác gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 18Quyết định 04/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 19Quyết định 28/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2011/QĐ-UBND về sửa đổi chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 02/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 20Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2007 về đơn giá bồi thường, tài sản, cây cối hoa màu và chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 21Quyết định 01/2009/QĐ-UBND về việc đền bù thay cho mức hỗ trợ Xí bệt đối với các hộ giải tỏa dự án đường nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Sơn Trà - Điện Ngọc (trên địa bàn quận Hải Châu) do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 22Quyết định 38/2012/QĐ-UBND sửa đổi quy định kèm theo Quyết định 2380/2010/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 23Quyết định 891/2011/QĐ-UBND về bảng giá bồi thường cây cối, hoa màu và thủy sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 24Thông báo 232/TB-UBND năm 2013 đính chính Quyết định 10/2013/QĐ-UBND bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do tỉnh Phú Yên ban hành
- 25Quyết định 77/2007/QĐ-UBND về bản quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất tài sản trên đất và tái định cư để giải phóng mặt bằng thi công công trình xây dựng sân vận động huyện Phú Giáo do tỉnh Bình Dương ban hành
- 26Quyết định 15/2013/QĐ-UBND quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 27Quyết định 3788/2009/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- 28Quyết định 53/2013/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất khi Nhà nước thu hồi đất do Công ty TNHH Một thành viên Tổng công ty cao su Đồng Nai sử dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 29Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 30Quyết định 34/2013/QĐ-UBND về Bảng giá bồi thường, hỗ trợ hoa màu cây trái và vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 31Quyết định 482/2008/QĐ-UBND về Quy định mật độ cây trồng,đơn giá và nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ cây cối hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 32Quyết định 1851/QĐ-UBND năm 2013 về chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản Cánh Đồng Năng, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh
- 33Quyết định 2068/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định Bộ đơn giá xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 34Quyết định 2216/QĐ-UBND năm 2013 sửa đổi Điểm b, Khoản 4, Điều 1 Quyết định 631/QĐ-UBND do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 35Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc và di chuyển mồ mả khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 36Quyết định 17/QĐ-UBND năm 2014 quy định chính sách hỗ trợ khác khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện công trình Khu tái định cư dự án Nâng cấp đô thị thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
- 37Quyết định 85/QĐ-UBND năm 2014 quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình phụ và cây trái, hoa màu khi thực hiện Dự án cung cấp điện cho hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh - giai đoạn 2
- 38Quyết định 01/2014/QĐ-UBND quy định giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc trên đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 39Quyết định 2488/2013/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 40Quyết định 947/QĐ-UBND năm 2014 về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Quốc lộ 53 và Quốc lộ 54 - Hợp phần A thuộc Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (dự án WB5) tại Trà Vinh, hạng mục Phà Láng Sắt (Phà Tà Nị)
- 41Công văn 4856/UBND-ĐTMT năm 2014 giải pháp để hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án sử dụng vốn ngân sách có Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt trước ngày 01/7/2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 42Quyết định 30/2014/QĐ-UBND về bộ đơn giá bồi thường nhà và công trình xây dựng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Quyết định 09/2013/QĐ-UBND Quy định chính sách, trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Quy định bộ đơn giá bồi thường về nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc và bộ đơn giá bồi thường cây cối hoa màu và tài sản khác gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình đường Yên Bái - Khe Sang, đoạn Yên Bái - Trái Hút, tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 09/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/05/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Phạm Duy Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra