Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2014/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 11 tháng 6 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, CỨU HỘ, CỨU NẠN TRONG NỘI ĐỊA TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão ngày 08/3/1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão ngày 24/8/2000;
Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24/8/2000;
Căn cứ Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương;
Căn cứ Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương;
Căn cứ Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Căn cứ Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa;
Theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Tờ trình số 439/TTr-BCH ngày 20/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong nội địa tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, CỨU HỘ, CỨU NẠN TRONG NỘI ĐỊA TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc chỉ đạo, chỉ huy, điều hành công tác khắc phục hậu quả; chế độ trực ban, thông tin, báo cáo; trách nhiệm của các ban, ngành, địa phương; nguồn tài chính, chế độ chính sách và khen thưởng xử phạt đối với hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong các sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động và làm việc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong trường hợp Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập hoặc là thành viên có quy định khác, thì áp dụng quy định của Điều ước Quốc tế đó.
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tìm kiếm: Là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn.
2. Cứu nạn: Là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm, đang bị đe dọa đến tính mạng; thực hiện các biện pháp y tế ban đầu và đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
3. Cứu hộ: Là các hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm đến nơi an toàn được thực hiện theo quy định của Pháp luật.
4. Công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn: Là tổng hợp các biện pháp tổ chức chỉ huy, điều hành lực lượng, phương tiện để xử lý, ngăn chặn, khắc phục tình trạng nguy hiểm do sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa gây ra.
5. Phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn: Là sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, chỉ huy, hành động; huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
6. Thiên tai: Là những hiện tượng khí hậu, thời tiết tự nhiên gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người, gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, mưa lớn, mưa đá, triều cường, giông sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở, động đất, sóng thần và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác.
7. Tai nạn: Là những tác động do con người hay sự vật gây nên, làm thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe, sinh hoạt, sản xuất, lưu thông của con người.
8. Thảm họa: Là những biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm hoặc do tác động của con người gây nên, làm thiệt hại nghiêm trọng về con người, tài sản và tác động xấu đến môi trường.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn
1. Công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi cá nhân trên địa bàn; phải được tiến hành chủ động, khẩn trương, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế tình huống diễn ra, theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Huy động, trưng dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
2. Khi có sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm điều hành, chỉ huy công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ban đầu; đồng thời phải báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn (sau đây viết tắt là Ban Chỉ huy PCLB và TKCN) cấp trên để kịp thời chỉ đạo, ứng cứu.
3. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phù hợp, sát tình hình thời tiết và đặc điểm, tính chất nhiệm vụ. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp cho hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn theo từng tình huống tai nạn, thiên tai, thảm họa và thích hợp theo từng địa bàn, khu vực, tính chất của sự cố.
4. Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất, phân công cụ thể và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
5. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp theo thẩm quyền, quyết định huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”. Khi điều động phương tiện của tổ chức, cá nhân tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở cấp nào, thì Trưởng Ban chỉ huy PCLB và TKCN cấp đó phải báo trước với tổ chức, cá nhân có phương tiện để chuẩn bị và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Các phương tiện, trang thiết bị của các tổ chức, đơn vị, cá nhân được huy động, trưng dụng vào hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn nếu bị hư hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa vượt quá khả năng xử lý của tỉnh, thì Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm, cứu nạn (UBQG TKCN) và các Bộ, ngành Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đề nghị hỗ trợ lực lượng, phương tiện tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
7. Bảo đảm an toàn tối đa cho lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong mọi trường hợp.
8. Hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn phải đảm bảo tính nhân đạo, công bằng, minh bạch.
CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, CỨU HỘ, CỨU NẠN
Điều 4. Tổ chức chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn
1. Cấp tỉnh
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh.
b) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Cảng Hàng không Đồng Hới, Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Quảng Bình, Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình.
2. Cấp huyện
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cấp huyện.
b) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành: Ban Chỉ huy Quân sự chủ trì, phối hợp với Công an, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), phòng Tài nguyên và Môi trường.
3. Cấp xã
a) Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cấp xã.
b) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành: Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã chủ trì, phối hợp với Công an cấp.
Điều 5. Tổ chức Sở Chỉ huy hiện trường
1. Trong trường hợp, khi có tai nạn, thiên tai, thảm họa nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thì người đứng đầu chính quyền địa phương hoặc Trưởng ban Chỉ huy PCLB và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện phải tổ chức ngay Sở Chỉ huy hiện trường và chỉ định người đứng đầu Sở Chỉ huy hiện trường để chỉ huy, điều hành thống nhất. Thành phần Sở Chỉ huy hiện trường gồm một số lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương tham gia. Người chỉ huy hiện trường là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Nhiệm vụ của Sở Chỉ huy hiện trường: Tổ chức điều hành các lực lượng tiến hành cứu hộ, cứu nạn; duy trì trật tự trị an trong khu vực xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa. Người chỉ huy hiện trường được quyền yêu cầu người đứng đầu chính quyền địa phương hoặc Trưởng Ban Chỉ huy PCLB và TKCN địa phương huy động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, mưa đá, lốc xoáy, sạt lở đất, sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa nước.
a) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành.
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.
- Cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Công an và các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.
- Cấp xã: Ban Chỉ huy Quân sự chủ trì, phối hợp với Công an và các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn (nếu có).
b) Lực lượng tham gia ứng cứu: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Đoàn Thanh niên, Y tế; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn; khi cần thiết có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại tàu, xuồng, ca nô, máy xúc, máy cưa, máy cắt kim loại, xe các loại, nhà bạt, áo phao, phao cứu sinh, các công cụ cầm tay thô sơ, các trang thiết bị chuyên dụng khác.
2. Cháy rừng
a) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành
- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.
- Cấp huyện: Ban Chỉ huy Các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), Hạt Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế), Ban Chỉ huy Quân sự, Công an, Ban Quản lý Rừng phòng hộ, các lâm trường và các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.
- Cấp xã: Ban Chỉ huy Các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và PCCCR, Kiểm lâm địa bàn chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Công an, các chủ rừng và các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn (nếu có).
b) Lực lượng tham gia ứng cứu: Kiểm lâm, Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, Y tế; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn; khi cần thiết có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Xe chữa cháy, máy bơm, các công cụ cầm tay thô sơ và các trang thiết bị chuyên dụng khác.
3. Cháy nổ, cháy nhà cao tầng.
a) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành
- Cấp tỉnh: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.
- Cấp huyện: Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh, Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, phòng Kinh tế - Hạ tầng, (Phòng Quản lý đô thị), Ban Quản lý các dự án, (Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng), các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.
- Cấp xã: Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh, Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn (nếu có).
b) Lực lượng tham gia ứng cứu: Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ; Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, Y tế; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn; khi cần thiết có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Xe chữa cháy, xe cứu hộ, xe thang, xe nâng kích, xe đầu kéo, xe cấp cứu, máy hút khói, máy khoan, cắt bê tông, máy cắt kim loại, các công cụ cầm tay thô sơ và các trang thiết bị chuyên dụng khác.
4. Động đất, sóng thần, sập đổ công trình và cứu hộ, cứu nạn trên sông khi xảy ra lụt, bão.
a) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành
- Cấp tỉnh: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Ban Chỉ huy PCLB-TKCN cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự chủ trì, phối hợp với Công an, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng, (Phòng Quản lý đô thị); các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.
- Cấp xã: Ban Chỉ huy Quân sự chủ trì, phối hợp với Công an xã, các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn (nếu có).
b) Lực lượng tham gia ứng cứu: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, Y tế; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn; khi cần thiết có thể huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Máy xúc, máy gạt, máy bơm, máy khoan, cắt bê tông, máy cắt kim loại, xe cẩu, xe nâng kích, xe đầu kéo, xe thang, tàu thuyền, ca nô, xe chữa cháy, xe cứu thương, nhà bạt cứu sinh, các công cụ cầm tay thô sơ và các trang thiết bị chuyên dụng khác.
5. Sự cố tràn dầu (trên sông, ven biển), rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, phóng xạ...
a) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành
- Cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các ban, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Công an, các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn và các ban, ngành liên quan.
- Cấp xã: Ban Chỉ huy Quân sự chủ trì, phối hợp với Công an, các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn (nếu có).
b) Lực lượng tham gia ứng cứu: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, Y tế; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn; khi cần thiết có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Xe máy chuyên dụng, tàu thuyền, phao quây dầu, thiết bị hút dầu, xe cứu hộ, xe chữa cháy, thuyền chữa cháy, máy bơm chữa cháy; quần áo, thiết bị phòng hóa, hóa chất, thiết bị tiêu tẩy, tiêu độc và các trang thiết bị chuyên dụng, dụng cụ cầm tay, thô sơ khác.
6. Tai nạn đường bộ, đường thủy nội địa.
a) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành.
- Cấp tỉnh: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các ban, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự và các ban, ngành liên quan, các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.
- Cấp xã: Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự và các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn (nếu có).
b) Lực lượng tham gia ứng cứu: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Giao thông Vận tải, Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, Y tế; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn; khi cần thiết có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cứu hộ, xe chữa cháy, xe cẩu, xe cứu thương; tàu, xuồng, ca nô, phao cứu sinh, thiết bị y tế, các công cụ cầm tay thô sơ, các trang thiết bị chuyên dùng khác.
7. Tai nạn đường sắt.
a) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành.
- Cấp tỉnh: Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh và các ban, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Công an cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và các ban, ngành liên quan.
- Cấp xã: Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Công an cấp xã, Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và các cơ quan, ban, ngành liên quan.
b) Lực lượng tham gia ứng cứu: Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Quảng Bình, lực lượng cứu hộ, cứu nạn không chuyên trách của ngành Giao thông Vận tải, Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, Y tế; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn; khi cần thiết có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cứu hộ, xe chữa cháy, xe cẩu, xe cứu thương, thiết bị y tế, các công cụ cầm tay thô sơ và các trang thiết bị chuyên dụng khác.
8. Tai nạn đường không.
a) Cơ quan thường trực chỉ huy, điều hành.
- Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Khẩn nguy hàng không tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Cảng Hàng không Đồng Hới, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông Vận tải và các ban, ngành liên quan.
- Cấp huyện: Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, các ban, ngành liên quan và các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.
- Cấp xã: Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và các đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn (nếu có).
b) Lực lượng tham gia ứng cứu: Lực lượng Cảng Hàng không Đồng Hới, lực lượng cứu hộ, cứu nạn không chuyên trách của ngành Giao thông Vận tải, Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, Y tế; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn; khi cần thiết có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để huy động lực lượng trên địa bàn khác đến cùng tham gia.
c) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cứu hộ, xe chữa cháy, xe cứu thương, thiết bị y tế, các công cụ cầm tay thô sơ, các trang thiết bị chuyên dụng.
Điều 7. Khắc phục sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa
1. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp, các ngành triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tổ chức công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người, tài sản, công trình, nhà ở ngay sau khi xảy ra sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa. Tập trung ưu tiên cứu người bị nạn, sơ cứu ban đầu và kịp thời chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Chủ động phối hợp và tích cực tìm kiếm người mất tích. Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo Ủy ban nhân dân hoặc Ban chỉ huy PCLB và TKCN cấp trên.
2. Các sở, ban, ngành, các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý, trong thời gian ngắn nhất tổ chức khắc phục các chướng ngại vật để bảo đảm giao thông, kịp thời cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo đảm nước sinh hoạt, khôi phục hệ thống điện, viễn thông, ngăn chặn phát sinh và lây lan dịch bệnh, phát tán hóa chất độc hại, khí độc; tổ chức tiêu độc, tiêu tẩy, khử trùng, phòng dịch, vệ sinh môi trường tại khu vực xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa. Tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do tai nạn, thiên tai, thảm họa gây ra đối với ngành, đơn vị, địa phương mình báo cáo Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cùng cấp.
3. Cơ quan chủ trì thường trực, chỉ huy, điều hành trên lĩnh vực được phân công tại Điều 6, tổ chức điều tra xác minh làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn, thảm họa; đánh giá kết quả hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn rút kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp xử lý khắc phục hậu quả, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.
4. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp, các ngành chỉ đạo công tác thống kê, đánh giá thiệt hại do tai nạn, thiên tai, thảm họa gây ra theo quy định và báo cáo Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cấp trên để chỉ đạo, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết.
5. Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cứu trợ nhân đạo lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết; hỗ trợ kinh phí giúp đỡ người bị nạn và nhân dân trong khu vực xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa.
CHẾ ĐỘ TRỰC BAN, THÔNG TIN, BÁO CÁO
Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp chỉ đạo cơ quan thường trực trên lĩnh vực đảm nhiệm duy trì chế độ trực chỉ huy, trực ban 24/24 giờ để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.
Điều 9. Chế độ cảnh báo, thông tin, báo cáo
1. Công tác dự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh tai nạn, thiên tai, thảm họa được thực hiện qua sóng phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh, thông tin hữu tuyến, vô tuyến, pháo hiệu và các phương tiện thông tin truyền thông khác để chính quyền và nhân dân được biết chủ động trú tránh, sơ tán ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa.
2. Việc thông tin liên lạc giữa Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp được thực hiện bằng hệ thống thông tin vô tuyến, hữu tuyến, thông tin quân sự và các phương tiện thông tin khác để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
3. Chủ tịch UBND hoặc Trưởng Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp là người chịu trách nhiệm công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa và kết quả hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Các trường hợp khác chỉ được phép công bố thông tin khi được ủy quyền của Chủ tịch UBND hoặc Trưởng Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cùng cấp.
4. Khi có tai nạn, thiên tai, thảm họa và hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn thuộc cấp nào thì Chủ tịch UBND hoặc Trưởng Ban chỉ huy PCLB và TKCN cấp đó phải báo cáo ngay bằng điện thoại và trong vòng 24 giờ phải báo cáo bằng văn bản về Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cấp trên.
5. Thiết lập “đường dây nóng” để cập nhật và xử lý thông tin về sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra tại Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các cấp.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 10. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh
1. Tham mưu giúp UBND tỉnh điều hành, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức Quốc tế chi viện, hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Chấp hành mọi sự chỉ đạo, huy động của bộ, ngành Trung ương khi ứng phó và khắc phục sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa.
3. Quyết định điều động lực lượng, phương tiện và tổ chức, chỉ đạo phối hợp lực lượng, phương tiện của các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, ứng phó với các sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa.
4. Chỉ đạo, nắm diễn biến và tổng hợp quá trình tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; công bố nguyên nhân, mức độ, số liệu thiệt hại; đề xuất các chủ trương, biện pháp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tiếp theo.
5. Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham mưu giúp Ban Chỉ huy PCLB và TKCN thực hiện một số nhiệm vụ được quy định tại Điều này theo phân cấp.
Điều 11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả trong các trường hợp xảy ra cháy rừng, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lốc xoáy, vỡ đê, đập hồ chứa nước.
2. Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, địa phương điều tra, tổng hợp số liệu thiệt hại về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, dịch lây lan trên thủy sản, gia súc, gia cầm; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm các điều kiện khôi phục sản xuất, chăn nuôi, ổn định đời sống nhân dân.
3. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để huy động tham gia, phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên lĩnh vực đảm nhiệm.
Điều 12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
1. Cơ quan Thường trực chủ trì về hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có động đất, sóng thần, sập đổ công trình; cứu hộ, cứu nạn trên sông khi xảy ra lũ, lụt; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong các trường hợp xảy ra cháy rừng, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lốc xoáy, vỡ đê, đập hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.
2. Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có cháy nổ, cháy nhà cao tầng tai nạn đường bộ, đường thủy nội địa, cứu hộ, cứu nạn trên sông khi xảy lũ lụt theo điều động của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh. Phối hợp với chính quyền địa phương sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
2. Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khám nghiệm hiện trường, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn, thảm họa. Phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn cất. Phối hợp xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, quản lý, điều hành giao thông khu vực bị tai nạn, thiên tai, thảm họa phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra.
Điều 14. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra trên địa bàn khu vực biên giới, nơi địa bàn các đồn Biên phòng đóng quân và các khu vực khác theo điều động của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh khi được sự đồng ý của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
2. Thường xuyên duy trì nghiêm túc chế độ trực; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra.
Điều 15. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, chỉ huy, điều hành hoạt động khắc phục các sự cố về môi trường; phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị xử lý, làm sạch môi trường khi xảy ra thiên tai, thảm họa, các sự cố cháy, nổ lớn; xử lý sự cố tràn dầu (trên sông, ven biển), sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, sự cố phóng xạ.
2. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để huy động tham gia, phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên lĩnh vực đảm nhiệm quản lý.
Điều 16. Sở Giao thông Vận tải
1. Chủ trì lập phương án PCLB và TKCN trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương hàng năm. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và địa phương thực hiện hoạt động xử lý, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong các sự cố đường bộ, đường sắt, đường không và trên các đường thủy nội địa, các sự cố liên quan đến cơ sở hạ tầng, thiết bị bảo đảm an toàn, cảnh báo trong lĩnh vực giao thông. Kịp thời khắc phục hậu quả do các sự cố tai nạn gây ra; phân luồng bảo đảm an toàn giao thông trong lụt, bão.
2. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để huy động tham gia, phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên lĩnh vực đảm nhiệm quản lý.
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và phòng Y tế cấp huyện thực hiện công tác cấp cứu, điều trị nạn nhân; phối hợp với Công an tỉnh thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân bị thiệt mạng không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn cất. Bảo quản và xác định danh tính nạn nhân bị thiệt mạng theo đúng quy định để bàn giao cho gia đình nạn nhân mai táng; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc mai táng các nạn nhân vô danh bị thiệt mạng do sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa gây ra.
2. Huy động lực lượng y, bác sỹ, thuốc, phương tiện y tế đảm bảo việc sơ cứu ban đầu và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất, thực hiện cấp cứu người bị nạn.
3. Phối hợp với các ban, ngành, địa phương để hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác tẩy trùng, vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh trong và sau khi có thiên tai, thảm họa xảy ra ảnh hưởng đến môi trường, có nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương giám định chất lượng công trình thuộc phạm vi quản lý để phục vụ cho công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường xác định nguyên nhân khi có sự cố tai nạn.
2. Chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng huy động các phương tiện, trang thiết bị để tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra.
Điều 19. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương tham mưu, đề xuất chính sách, chế độ cho người tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; cứu trợ kịp thời cho các hộ gia đình và người bị nạn.
Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện lập kế hoạch bảo đảm các mặt hàng thiết yếu để cứu trợ; tổ chức lưu thông, cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân ở khu vực xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa; kiểm tra, xử lý các hành vi lợi dụng việc xảy ra sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa để đầu cơ, nâng giá các mặt hàng thiết yếu làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Điều 21. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan thẩm định và tham mưu cho UBND tỉnh các dự án, kế hoạch thuộc lĩnh vực tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định và tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện thanh quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tại các địa phương, đơn vị theo quy định của Pháp luật.
Điều 23. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp thiết lập và đảm bảo mạng thông tin liên lạc thông suốt phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, xử lý tình huống trong hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
2. Hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở kịp thời thông tin, tuyên truyền, cảnh báo thiên tai và các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; các chủ trương, chính sách, chỉ thị về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn của Trung ương, các cấp ủy, chính quyền địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giải quyết các vấn đề lãnh sự, thông báo đến cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài và Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý khi có nạn nhân hoặc tài sản bị thiệt hại mang yếu tố nước ngoài. Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh khi nảy sinh vấn đề nhạy cảm trong quá trình xử lý.
Điều 25. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa xảy ra trong phạm vi, lĩnh vực thuộc sự quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
2. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cần thiết để tham gia các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa.
Điều 26. UBND các huyện, thành phố, thị xã
1. Chuẩn bị phương án, kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.
2. Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai ngay các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn; điều tra, thống kê, đánh giá thiệt hại, kịp thời báo cáo và đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục.
3. Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống; hỗ trợ kinh phí giúp đỡ người bị nạn, nhân dân trong khu vực xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa sớm ổn định đời sống.
Điều 27. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình
Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn và các cơ quan liên quan để đưa tin, thông báo, cảnh báo tình hình thiên tai, thảm họa; các chủ trương, biện pháp và diễn biến công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả tai nạn, thiên tai, thảm họa.
Điều 28. Công ty Điện lực Quảng Bình
Kịp thời cung cấp nguồn điện phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục các sự cố về điện; bảo đảm an toàn lưới điện và nguồn điện cho sinh hoạt của nhân dân, hoạt động sản xuất trong khu vực xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa.
Điều 29. Công ty TNHH MTV Quản lý đường sắt Quảng Bình
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, các ban, ngành có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về đường sắt thuộc địa bàn quản lý.
Điều 30. Cảng Hàng không Đồng Hới
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, các ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có sự cố về đường không xảy ra thuộc địa bàn quản lý.
Điều 31. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai khi được cảnh báo; kịp thời phối hợp phản ánh tình hình thiệt hại về người và tài sản của nhân dân do thiên tai, thảm họa gây ra; vận động nhân dân tạo điều kiện về phương tiện, vật chất giúp đỡ các đơn vị tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai, thảm họa.
2. Kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài hỗ trợ tiền, hàng hóa giúp đỡ nhân dân trong vùng bị thiên tai, thảm họa. Tiếp nhận, quản lý, phân bổ các nguồn kinh phí cứu trợ từ ngân sách Trung ương, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công bằng, công khai, minh bạch.
Điều 32. Đề nghị Hội Chữ thập đỏ tỉnh
1. Huy động đội ứng phó thảm họa thuộc Hội Chữ thập đỏ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ tham gia cứu hộ, cứu nạn, sơ cấp cứu và hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân; tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện nhằm bảo đảm nguồn máu cho cấp cứu và điều trị nạn nhân trong các tình huống khẩn cấp.
2. Đánh giá thiệt hại và nhu cầu nơi xảy ra thiên tai, thảm họa. Thực hiện công tác tiếp nhận, cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân trong khu vực xảy ra tai nạn, thiên tai, thảm họa.
Điều 33. Đề nghị Tỉnh đoàn Quảng Bình
Chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các Huyện đoàn, Thành đoàn, Thị đoàn, Đoàn trực thuộc tổ chức các đội hình thanh niên tình nguyện tập trung và tại chỗ phối hợp tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả khi có sự cố tai nạn, thiên tai, thảm họa. Phối hợp với các lực lượng chức năng tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.
Điều 34. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
1. Khi có tình huống thiên tai, thảm họa xảy ra trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn ban đầu. Khi được cấp có thẩm quyền thông báo huy động, trưng dụng nhân lực, phương tiện tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn thì phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và phối hợp tham gia cùng với các lực lượng của cơ quan chức năng.
2. Chế độ chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Quy chế này. Các phương tiện, trang thiết bị của các tổ chức, đơn vị, cá nhân được huy động, trưng dụng vào hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn nếu bị hư hại sẽ được bồi thường theo quy định của Pháp luật.
TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU HỘ, CỨU NẠN
Điều 35. Nguồn tài chính bảo đảm
1. Đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa.
- Ngân sách Nhà nước cấp (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) theo quy định của Pháp luật.
- Các khoản hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
- Các khoản thu thông qua các hợp đồng dịch vụ, đền bù của cơ quan bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật.
2. Đối với hoạt động cứu hộ.
Tổ chức, cá nhân được cứu hộ có trách nhiệm thanh toán kịp thời toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh, hợp lý, hợp lệ cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia cứu hộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 4 Quy chế Quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa ban hành kèm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp kinh phí, nhân lực, phương tiện, tài sản để tham gia vào hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
4. Công tác quản lý tài chính trong hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn thực hiện theo Quy chế Quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa Ban hành kèm theo Quyết định 118/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 36. Chế độ chính sách đối với hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn
1. Chế độ chính sách đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn thực hiện theo Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.
2. Người trực tiếp tham gia các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn được khen thưởng theo quy định của Pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; cản trở các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn hoặc lợi dụng công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Điều 39. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, các sở, ban ngành, UBND các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) để tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 40/2009/QĐ-UBND quy định chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân và lực lượng lao động tại địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Quyết định 33/2007/QĐ-UBND quy chế về tổ chức và hoạt động của Đội Tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 704/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 4Quyết định 30/2015/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1Nghị định 08/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão sửa đổi
- 2Quyết định 46/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 118/2008/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 76/2009/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành trung ương và địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 92/2009/TT-BTC hướng dẫn thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm hoạ do Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 14/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương
- 11Quyết định 40/2009/QĐ-UBND quy định chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân và lực lượng lao động tại địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 12Quyết định 33/2007/QĐ-UBND quy chế về tổ chức và hoạt động của Đội Tàu tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh Cà Mau
- 13Quyết định 704/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 14Quyết định 30/2015/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 15Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2016 tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do tỉnh Quảng Bình ban hành
Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong nội địa tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 06/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/06/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Văn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra