THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/2009/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2009 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn
1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế; trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật;
2. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có con dấu hình Quốc huy; là đơn vị dự toán ngân sách cấp II và có tài khoản riêng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
1. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm và các dự án, đề án quan trọng về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, phê duyệt việc xây dựng và kiểm tra kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện và tổ chức thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa thuộc phạm vi, địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo, huy động và điều phối lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương tham gia thực hiện tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước trong trường hợp thiên tai, thảm họa lớn, xảy ra trên diện rộng. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tham gia và phối hợp hoạt động hợp tác khu vực, quốc tế về tìm kiếm cứu nạn đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
4. Ban hành các văn bản chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn theo thẩm quyền và điều phối tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành quy định về công tác tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật.
5. Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước.
6. Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tìm kiếm cứu nạn ở các Bộ, ngành, địa phương.
7. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
8. Phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển (SAR 79) và các cam kết, hợp tác quốc tế và khu vực về tìm kiếm cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định pháp luật.
10. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch mua hàng tìm kiếm cứu nạn dự trữ quốc gia; tổ chức mua sắm, dự trữ tại các khu vực bảo đảm sẵn sàng cứu trợ, cứu nạn, viện trợ quốc tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
11. Chủ trì tổ chức, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc cấp phát, quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và thanh lý, xử lý trang thiết bị, phương tiện tìm kiếm cứu nạn theo Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn ban hành tại Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
12. Tham gia thẩm định các quy hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư trọng điểm của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
13. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn; quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được giao và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
14. Đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa; thực hiện chế độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tiến hành sơ kết, tổng kết, khen thưởng về công tác tìm kiếm cứu nạn.
15. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trong việc ứng phó một số tình huống cơ bản
1. Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức ứng phó tình huống bão, áp thấp, lũ lụt, sóng thần, lũ ống, lũ quét; sự cố vỡ đê, hồ, đập.
2. Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống cháy rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức ứng phó khi xảy ra cháy rừng.
3. Phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức ứng phó khi xảy ra cháy lớn ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất, sóng thần, sập đổ nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản.
5. Chỉ đạo các trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Công an, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức ứng phó, xử lý sự cố tràn dầu.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan ứng phó, xử lý sự cố rò rỉ, tán phát hóa chất độc hại.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, các cơ quan có liên quan và các địa phương tổ chức tìm kiếm cứu nạn trong tình huống tai nạn tàu, thuyền trên biển.
9. Phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan ứng phó sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn khí, khu chế xuất lọc dầu và các nhà máy điện khí.
10. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan tổ chức cứu nạn các tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hầm đặc biệt nghiêm trọng.
11. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó sự cố rò rỉ bức xạ hạt nhân.
Điều 4. Thành viên Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
1. Chủ tịch: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Phó Chủ tịch:
- 01 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực;
- 01 Thứ trưởng Bộ Công an;
- 01 Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- 01 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- 01 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
3. Các Ủy viên:
- 01 Thứ trưởng Bộ Công Thương;
- 01 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- 01 Thứ trưởng Bộ Y tế;
- 01 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao;
- 01 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- 01 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- 01 Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
- 01 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- 01 Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- 01 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- 01 Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- 01 Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam;
- 01 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Ủy viên thường trực.
Các thành viên Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Chủ tịch và Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thủ trưởng các cơ quan quy định tại
Điều 5. Cơ quan thường trực, giúp việc của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn
1. Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
2. Cơ quan chuyên trách giúp việc Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn là Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đặt tại Bộ Quốc phòng. Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chức năng; nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
1. Các Bộ, ngành Trung ương:
a) Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn tại các Bộ, ngành: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn của các Bộ, ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Ban Chỉ đạo do một lãnh đạo bộ, ngành làm Trưởng ban. Để bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, có hiệu quả, Ban Chỉ đạo này có thể kiêm nhiệm cả công tác phòng, chống lụt bão, phòng, chống cháy rừng và các nhiệm vụ khác liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
b) Thủ trưởng các Bộ, ngành nêu tại điểm a khoản 1 Điều này quyết định thành lập, kiện toàn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn của Bộ, ngành mình. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, địa bàn hoạt động để quyết định thành lập các Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn kiêm nhiệm của các đơn vị trực thuộc.
2. Các địa phương:
a) Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy Tìm kiếm Cứu nạn trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh). Để bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, có hiệu quả, Ban Chỉ huy này có thể kiêm nhiệm cả công tác phòng, chống lụt bão, phòng, chống cháy rừng và các nhiệm vụ khác liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn;
Ban Chỉ huy Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu sự chỉ đạo về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Ban Chỉ huy Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh do một lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, kiện toàn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Tìm kiếm Cứu nạn thuộc cấp mình; chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy Tìm kiếm Cứu nạn ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thuộc huyện.
3. Việc sáp nhập, tổ chức lại các Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn các Bộ, ngành, Ban Chỉ huy Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải thống nhất với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi xem xét, quyết định để bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
1. Các đơn vị chuyên trách
a) Bộ Quốc phòng:
- Cục Cứu hộ Cứu nạn (Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn);
- Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không;
- Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển;
- Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc;
- Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung.
b) Bộ Công an:
- Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.
c) Bộ Giao thông vận tải:
- Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu hạn Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực;
- Các Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không trực thuộc Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam;
- Các Trung tâm Cấp cứu khẩn nguy sân bay trực thuộc Tổng công ty Cảng Hàng không các khu vực;
- Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các Trung tâm Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt khu vực.
d) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam:
Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam.
đ) Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam:
Trung tâm Cấp cứu mỏ.
2. Các đơn vị kiêm nhiệm
a) Bộ Quốc phòng:
- Các trạm tìm kiếm cứu nạn tại một số huyện đảo: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang);
- Các Tiểu đoàn Công binh tìm kiếm cứu nạn, cứu sập đổ công trình;
- Các Đội ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân;
- Các Đội quân y cứu trợ thảm họa;
- Các Đội bay Tìm kiếm cứu nạn đường không;
- Các Đội tàu Tìm kiếm cứu nạn đường biển;
b) Bộ Công an:
- Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát giao thông;
- Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.
c) Bộ Giao thông vận tải:
Các Trung tâm Phối hợp cứu nạn đường bộ Việt Nam.
3. Thủ trưởng các Bộ, ngành nêu trên và các Bộ, ngành khác quy định tại
Điều 8. Nguồn tài chính bảo đảm
1. Đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thiên tai, thảm họa:
a) Ngân sách nhà nước cấp (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) theo quy định của pháp luật;
b) Các khoản hỗ trợ, viện trợ của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn;
c) Các khoản thu thông qua các hợp đồng dịch vụ, đền bù của cơ quan bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Đối với hoạt động cứu hộ:
Tổ chức, cá nhân được cứu hộ có trách nhiệm thanh toán kịp thời toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh, hợp lý, hợp lệ cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia cứu hộ theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định số 118/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp kinh phí, nhân lực, phương tiện, tài sản để tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Điều 9. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009; thay thế Quyết định số 63/2000/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 46/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 34/2007/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 118/2008/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 445/QĐ-UB năm 2009 về Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn ban hành
Quyết định 76/2009/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và hệ thống tổ chức tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành trung ương và địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 76/2009/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/05/2009
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 261 đến số 262
- Ngày hiệu lực: 01/07/2009
- Ngày hết hiệu lực: 05/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực