- 1Thông tư 02/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 149/2004/NĐ-CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành
- 2Luật Tài nguyên nước 1998
- 3Nghị định 179/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
- 4Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Nghị định 149/2004/NĐ-CP qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- 6Nghị định 34/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
- 7Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2006/QĐ-UBND | Vị Thanh, ngày 30 tháng 03 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính Phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính Phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
Căn cứ Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất;
Căn cứ Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG |
VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Quy định này quy định về quản lý, bảo vệ, cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trừ nước khoáng và nước nóng thiên nhiên), xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Quy định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là tổ chức, cá nhân) hoạt động có liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 3. Các trường hợp không phải xin cấp giấy phép
Những trường hợp quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép:
Những trường hợp do thời tiết thay đổi bất thường gây khô hạn hoặc mưa bão gây ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp thì UBND các cấp có chủ trương chống hạn, chống úng hoặc hộ dân tự chống hạn, chống úng trong thời gian nhất định cho sản xuất nông nghiệp và việc khai thác sử dụng nước mặt có lưu lượng trong mức quy định cấp phép thì không phải lập thủ tục xin phép.
2. Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt, ăn uống, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp có lưu lượng khai thác dưới 20m3/ngày đêm.
3. Xả nước thải vào nguồn nước:
- Nước thải sinh hoạt trong gia đình có lưu lượng dưới 10m3/ngày đêm.
- Trường hợp nước thải sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến thuỷ, hải sản, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ có khối lượng nước thải dưới 10m3/ngày đêm nhưng phải xử lý theo quy định trước khi xả vào nguồn nước.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép đối với các trường hợp được quy định tại Điều 13 của Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ.
2. Căn cứ điều kiện tự nhiên về nước mặt, khả năng nguồn nước dưới đất đã được điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng nước, được quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng; hiện trạng quy mô khai thác từng khu vực và yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh xem xét cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép đối với các trường hợp sau:
d. Khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với các công trình, dự án cấp nước được duyệt với công suất thiết kế từ 20m3/ngày đêm đến 3.000m3/ngày đêm.
e. Khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với các công trình, dự án được duyệt phục vụ cho sản xuất công nghiệp, khu tái định cư, khu dân cư tập trung, khu kinh tế, sản xuất nước đóng chai có công suất thiết kế từ 20m3/ngày đêm đến 3.000m3/ngày đêm.
f. Xả nước thải vào nguồn nước:
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bệnh viện, khu trung tâm khám chữa bệnh và dịch vụ khác, các công trình dự án được phê duyệt có xả nước thải vào nguồn nước. Ngoài việc quy định phải báo cáo đánh giá tác động môi trường và có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả vào nguồn nước (sông, kênh rạch) đối với khối lượng nước thải từ 10m3/ngày đêm đến 5.000m3/ngày đêm thì phải lập thủ tục xin cấp phép theo quy định.
Điều 5. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh:
- Tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất.
- Tổ chức thực hiện quan trắc động thái nước dưới đất theo đúng quy trình kỹ thuật, xây dựng củng cố, quản lý các trạm quan trắc nước dưới đất nhằm phục vụ cho việc khai thác, bảo vệ nước ngầm trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Thời hạn, gia hạn giấy phép
Căn cứ quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, điều kiện nguồn nước mặt, nước dưới đất của tỉnh mà UBND tỉnh xem xét cấp phép, gia hạn giấy phép như sau:
- Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt không quá 20 năm, được cấp đổi lại giấy phép hoặc gia hạn không quá 10 năm.
- Thời hạn của giấy phép thăm dò nước dưới đất không quá 3 năm và được gia hạn không quá 2 năm.
- Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất không quá 15 năm, được cấp đổi lại giấy phép hoặc gia hạn không quá 10 năm.
- Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá 10 năm, được cấp đổi lại hoặc gia hạn không quá 5 năm.
Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, tại thời điểm xin gia hạn, cấp đổi lại giấy phép tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định và thời hạn của giấy phép cũ còn hiệu lực 03 tháng.
1. Thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung của giấy phép:
Việc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1.1 Đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a. Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
b. Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thuỷ văn thực tế và cấu trúc địa chất thuỷ văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
c. Khối lượng các hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng tương ứng đã được phê duyệt.
1.2 Đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a. Nguồn nước không đảm bảo việc cung cấp nước bình thường;
b. Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
c. Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
d. Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất.
1.3 Đối với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
a. Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải;
b. Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;
c. Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước.
2. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép trong các trường hợp sau:
Tổ chức, cá nhân được cấp phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép, hoạt động không theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước.
3. Thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân được cấp phép bị giải thể, bị Toà án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Giấy phép được cấp nhưng không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không có lý do chính đáng.
- Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, không thực hiện đúng các quy định về tài nguyên nước.
- Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
- Vì lý do an ninh - quốc phòng hoặc vì lợi ích cộng đồng.
4. Trả lại giấy phép.
Chủ giấy phép có quyền trả lại giấy phép được cấp; đồng thời có văn bản giải trình lý do.
1. Về quyền lợi:
Chủ giấy phép có các quyền sau đây:
- Được thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của giấy phép.
- Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
- Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn vì lý do quốc phòng - an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.
- Được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của mình về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.
- Trả lại giấy phép theo quy định.
- Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định hiện hành.
- Chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đầu tư vào việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.
2. Về nghĩa vụ:
- Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và quy định trong giấy phép.
- Nộp phí thẩm định thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, lệ phí giấy phép, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
- Cung cấp đầy đủ, trung thực dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực mình thăm dò khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước tại nơi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và năm cho Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước về số lượng công trình, khối lượng nước khai thác và kết quả phân tích chất lượng nước.
- Khi phát hiện những tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước phải báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời xử lý.
- Tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có trách nhiệm lắp đặt thiết bị đo lưu lượng nước theo đúng quy định.
- Thực hiện kiểm tra chất lượng nguồn nước, nước thải định kỳ 6 tháng một lần.
- Nghĩa vụ trám lấp giếng:
Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ trám lấp các giếng khoan, giếng đào bị hư hỏng không còn sử dụng hoặc không đạt yêu cầu khi kết thúc giai đoạn thăm dò, khai thác theo quy định.
Trước khi trám lấp tổ chức, cá nhân là chủ của công trình phải báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện ,thị để được kiểm tra, giám sát.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Thăm dò nước dưới đất có lưu lượng thiết kế dưới 3.000m3/ngày đêm:
1. Thủ tục:
Tổ chức, cá nhân xin cấp phép nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép thăm dò nước dưới đất.
- Đề án thăm dò nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm. Trường hợp công trình thăm dò nước dưới đất có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm thì phải lập thiết kế giếng thăm dò khai thác nước dưới đất.
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò.
2. Trình tự cấp phép:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 15 ngày làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường. Nếu đủ điều kiện theo quy định trình UBND tỉnh xem xét cấp phép, nếu không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 10. Khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Thủ tục:
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
- Đơn xin phép khai thác nước dưới đất.
- Đề án khai thác nước dưới đất.
- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất có tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000.
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với các công trình có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm và kết quả thi công giếng khai thác.
Trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động thì phải lập báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất theo quy định.
- Kết quả phân tích chất lượng nước cho mục đích sử dụng theo quy định tại thời điểm xin cấp phép.
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất tại nơi đăng ký khai thác.
- Đối với trường hợp nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
2. Trình tự cấp giấy phép:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì báo cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Đối với trường hợp đã có giếng khai thác, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, nếu đủ căn cứ cấp phép trình UBND tỉnh xem xét cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
- Đối với trường hợp chưa có giếng khai thác, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh ra văn bản cho thi công giếng khai thác.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tài liệu thi công giếng khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, nếu đủ căn cứ cấp phép theo quy định thì trình UBND tỉnh xem xét cấp phép khai thác; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 11. Khai thác, sử dụng nước mặt
1. Thủ tục:
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác sử dụng nước mặt nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
- Đơn xin phép khai thác nước mặt.
- Đề án khai thác, sử dụng nước mặt kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; trường hợp đã có công trình đang hoạt động thì lập báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước trước khi xử lý và sau khi xử lý cho mục đích sử dụng theo quy định tại thời điểm xin cấp phép.
- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước có tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000.
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất tại nơi đăng ký khai thác.
- Đối với trường hợp nơi đặt công trình khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
2. Trình tự cấp giấy phép:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, nếu đủ căn cứ cấp phép theo quy định thì trình UBND tỉnh xem xét cấp phép khai thác; trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 12. Cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
1. Thủ tục:
Tổ chức, cá nhân xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định, hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định tại thời điểm xin cấp phép.
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Trường hợp cơ sở đang xả nước thải vào nguồn nước thì phải có báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải theo tiêu chuẩn quy định.
- Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những trường hợp phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đặt công trình xả nước thải.
- Đối với trường hợp nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
2. Trình tự cấp phép:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, nếu đủ căn cứ cấp phép trình UBND tỉnh xem xét cấp phép; trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin phép và thông báo lý do không cấp phép.
1. Thủ tục:
- Đơn đề nghị gia hạn hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
- Giấy phép đã được cấp.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của nhà nước tại thời điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
- Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép.
- Đề án thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.
2. Trình tự cấp phép:
- Tổ chức, cá nhân xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép gửi 01 (một) bộ hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân xin gia hạn, thay đổi, điều chỉnh nội dung giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc thẩm định hồ sơ theo quy định, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết nếu đủ điều kiện gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép trình UBND tỉnh xem xét gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
Điều 16. Điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
Hành nghề khoan nước dưới đất phải có các điều kiện sau:
1. Năng lực nghề nghiệp của cán bộ kỹ thuật:
- Đối với hành nghề khoan bằng máy thủ công, khoan tay thì các lỗ khoan phải có đường kính nhỏ hơn 60mm, cán bộ kỹ thuật phải có trình độ trung cấp về chuyên ngành địa chất, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan nước dưới đất hoặc công nhân bậc 3/7 có ít nhất 3 năm kinh nghiệm khoan nước dưới đất.
- Đối với hành nghề khoan bằng máy thủ công lỗ khoan có đường kính đến 110mm, người chỉ đạo kỹ thuật phải là kỹ sư chuyên ngành địa chất có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoặc trung cấp chuyên ngành địa chất có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoan nước dưới đất, có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công giếng khoan quy mô nhỏ.
- Đối với hành nghề khoan công trình quy mô vừa và lớn bằng máy khoan công nghiệp, người chỉ đạo kỹ thuật phải có trình độ tối thiểu là kỹ sư chuyên ngành địa chất thuỷ văn, có khả năng lập đề án thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khoan khai thác, chỉ đạo thi công và lập báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
2. Máy, thiết bị thi công khoan phải đảm bảo tính năng kỹ thuật và an toàn hoạt động theo quy định hiện hành.
Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề khoan nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân được cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất có trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan, các quy định ghi trong giấy phép.
- Báo cáo định kỳ ba tháng một lần về Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã nơi cư trú về kết quả các công trình thăm dò, khai thác nước đã thi công.
- Không khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.
- Sử dụng vật tư đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Khi phát hiện những tổ chức, cá nhân hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất không có giấy phép hoặc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng theo quy định của pháp luật phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương xử lý kịp thời.
- Được tham gia đấu thầu các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất.
Điều 18. Thời hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
Thời hạn của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất không quá 03 năm. Được cấp đổi lại giấy phép, trường hợp này không áp dụng hình thức gia hạn.
Trong thời hạn 03 tháng trước khi giấy phép hết hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hành nghề khoan nước dưới đất phải làm hồ sơ xin cấp đổi lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (gồm giấy phép cũ, đơn, các chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, trong trường hợp cơ sở không có thay đổi về năng lực kỹ thuật cũng như cán bộ chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật).
Điều 19. Trình tự, thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
1. Thủ tục:
Tổ chức, cá nhân xin cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
- Đơn xin phép hành nghề khoan nước dưới đất.
- Bản sao có công chứng quyết định thành lập tổ chức, doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản tường trình năng lực kỹ thuật.
- Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận bậc tay nghề của người kỹ thuật chính.
2. Trình tự cấp phép:
- Trong thời hạn 05 ngày từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân xin phép hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra năng lực thực tế của tổ chức, cá nhân xin phép hành nghề, nếu đủ điều kiện trình UBND tỉnh ra quyết định cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép thì trả lại hồ sơ bên xin cấp phép và nêu rõ lý do.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Hồ sơ gồm: giấy phép, bộ hồ sơ liên quan giấy phép được cấp.
Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chính quyền địa phương liên quan về các loại giấy phép đã đăng ký và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật và quy định trong các loại giấy phép đó.
- Tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật hiện hành về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên nước tránh bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an ninh - trật tự an toàn xã hội.
- Phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra.
- Tuyên truyền, giám sát thi hành pháp luật về tài nguyên nước và quy định này.
- Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
- Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật (trường hợp ngoài thẩm quyền).
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi vi phạm các quy định về lĩnh vực tài nguyên nước, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật.
- 1Thông tư 02/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 149/2004/NĐ-CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành
- 2Luật Tài nguyên nước 1998
- 3Nghị định 179/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước
- 4Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Nghị định 149/2004/NĐ-CP qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- 6Nghị định 34/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
- 7Chỉ thị 02/2004/CT-BTNMT về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Quyết định 06/2006/QĐ-UBND về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- Số hiệu: 06/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/03/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực