Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2017/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 01 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1926/TTr-SCT ngày 21 tháng 11 năm 2016 và kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 222/BC-STP ngày 08 tháng 11 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2017 và thay thế Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Ban hành Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn quản lý và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh trong việc triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các sở, ngành, các cơ quan chức năng của tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước), UBND các huyện, thành phố;
b) Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh).
Điều 2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động
1. Về trách nhiệm
a) Thủ trưởng các sở, ngành, các cơ quan chức năng, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và phân công trách nhiệm trong quy chế này chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.
b) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, địa phương trực tiếp quản lý.
2. Về quan hệ phối hợp hoạt động
a) Quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố phải tuân thủ đúng quy định pháp luật; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau, tránh sơ hở, chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán hàng giả.
b) Trên từng địa bàn, lĩnh vực do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì chủ động tổ chức phối hợp hoạt động trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp, tham gia để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó phân định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính chủ trì và cơ quan phối hợp.
c) Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của các bên có liên quan.
d) Việc trao đổi thông tin, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải đảm bảo quy định về chế độ bảo mật.
e) Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tham mưu Trưởng ban chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành, các lực lượng trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Quy chế này trong phạm vi toàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh
Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, sở, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh và tùy theo tình hình diễn biến thị trường của tỉnh, yêu cầu cụ thể của công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xây dựng mối quan hệ phối hợp song phương với từng sở, ngành, địa phương của tỉnh, cụ thể:
a) Tổ chức công tác phối hợp theo các nội dung quy định tại Điều 5, Quy chế này để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh;
b) Rà soát, kiến nghị với UBND tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách liên quan đến quản lý kinh tế, quản lý thị trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
c) Kiến nghị với UBND tỉnh, các huyện, thành phố, các sở, ngành chức năng, thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh các giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu đối với các ngành hàng, địa bàn mà các đối tượng thường lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả; kiến nghị xử lý vi phạm đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều sở, ngành và huyện, thành phố theo yêu cầu của UBND tỉnh;
d) Theo dõi, đôn đốc các sở, ngành có chức năng, UBND các huyện, thành phố, thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, các giải pháp của cấp trên trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh báo cáo tình hình và kết quả hoạt động, dự báo tình hình để xây dựng chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình thực tế và thời gian cụ thể;
đ) Dự báo tình hình thị trường, đề ra các giải pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sát hợp, khả thi nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa;
e) Thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh hoặc một số địa bàn trọng điểm của tỉnh.
2. Sở Công Thương
a) Chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở, ngành chức năng liên quan trong công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, kinh doanh khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, chống bán phá giá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành và thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh công nghiệp, thương mại, lưu thông hàng hóa, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thương mại, chống đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt, tăng giá quá mức, không niêm yết giá và bán không đúng giá niêm yết, các hành vi gian lận thương mại và vi phạm pháp luật công nghiệp, thương mại khác;
- Chủ trì và phối hợp kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng công nghiệp lưu thông trên thị trường; phối hợp với Thanh tra chuyên ngành của các sở, ngành chức năng liên quan như Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm lưu thông trên thị trường; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm về sở hữu công nghiệp, đo lường, chất lượng hàng hóa, bản quyền tác giả, in sang, nhân bản lậu;
- Xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Chỉ đạo Thanh tra sở chủ trì và phối hợp với Thanh tra chuyên ngành của các sở, ngành chức năng liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý hoạt động công nghiệp, thương mại, khai thác khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và thực hiện các quy định của pháp luật về giá, thẩm định giá thuộc thẩm quyền theo quy định. Xử lý các hành vi vi phạm về giá, thẩm định giá theo thẩm quyền;
b) Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu, xác minh, xét nghiệm, kiểm nghiệm để xác định vi phạm, chi phí tiêu hủy, v.v... cho các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh.
4. Công an tỉnh
Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xây dựng phương án, kế hoạch, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả,... theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và hành vi chống người thi hành công vụ trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, cụ thể:
a) Xây dựng phương án, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm về buôn lậu...
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, dừng các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy để kiểm tra, phát hiện việc vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại.
c) Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi mua bán động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật vi phạm các quy định của pháp luật hình sự, môi trường.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chịu trách nhiệm chủ trì tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bờ biển, vùng biển, đảo, sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các tụ điểm, ổ nhóm, đường dây buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua đường biển với quy mô lớn, xuyên quốc gia. Đồng thời có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng khác trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và những vụ việc đối tượng chống người thi hành công vụ trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong khu vực biển. Cụ thể:
a) Chỉ đạo các Đồn Biên Phòng, các Phòng phòng chống ma túy và tội phạm, các Đội nghiệp vụ biên phòng phối hợp với cơ quan Hải quan, lực lượng Công an tại cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua khu vực biên giới biển, cảng biển;
b) Chỉ đạo các Đồn Biên Phòng phối hợp, hỗ trợ lực lượng quản lý thị trường phụ trách địa bàn trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và những vụ việc đối tượng chống người thi hành công vụ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở khu vực biên phòng; đồng thời, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm tại khu vực biên phòng, cửa khẩu và không tiếp tay, tham gia vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm qua biên giới, cửa khẩu.
6. Cục Hải quan Quảng Ngãi
a) Chịu trách nhiệm chủ trì kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan và phối hợp với các lực lượng chức năng khác trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu, cảng biển và các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan trong địa bàn hoạt động Hải quan, xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo các Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát Hải quan phối hợp với các cơ quan chức năng khác tổ chức triển khai công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, hàng giả ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của khu vực Hải quan khi có yêu cầu của các lực lượng chức năng.
7. Cục Thuế tỉnh
Chỉ đạo các Phòng chuyên môn của Cục và Chi cục Thuế các huyện, thành phố chủ trì thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, các quy định về việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của các ngành khác (Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Biên phòng) trong công tác phòng, chống gian lận thương mại về thuế theo thẩm quyền.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Chỉ đạo Thanh tra sở; Phòng Quản lý công nghệ, Thị trường công nghệ và Chuyên ngành và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh chủ trì, phối hợp với Thanh tra chuyên ngành của các sở, ngành chức năng liên quan, Chi cục Quản lý thị trường tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực được phân công.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu, động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ thực vật, động vật thủy sinh nguy cấp, quý hiếm;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo và sử dụng các loại nguyên liệu, vật tư phục vụ nông nghiệp và vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, thủy sản giả, kém chất lượng, cấm sử dụng và ngoài danh mục cho phép, nhập lậu giống vật nuôi, giống cây trồng (trừ phân bón vô cơ);
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản và muối theo quy định của pháp luật.
10. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
11. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo Thanh tra sở chủ trì phối hợp với các cơ quan Công an, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành của các sở, ngành chức năng liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý hoạt động nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hóa qua mạng bưu chính; xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái phép; kinh doanh dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo Thanh tra sở phối hợp với các cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Hải Quan trong công tác đấu tranh chống vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại qua đường bưu điện (hàng hóa gửi bằng gói, kiện qua đường bưu điện) và qua các cửa khẩu, cảng biển của tỉnh.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo Thanh tra sở chủ trì phối hợp với các cơ quan Công an, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành của các sở, ngành chức năng liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước trong công tác quản lý và công tác kiểm tra, kiểm soát về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật; về bản quyền phần mềm; chống buôn lậu văn hóa phẩm, in sang băng đĩa lậu; thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
13. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng các loại phương tiện vận tải; Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc Sở phối hợp với lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu, hàng giả trên các phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ; tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Cảng Sa Kỳ và các bến xe trong tỉnh.
14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Quảng Ngãi
Tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin bài, các chuyên mục, chuyên đề, về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tổ chức thị trường và các phóng sự về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên sóng phát thanh, truyền hình và Báo Quảng Ngãi.
Phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành của các sở ngành chức năng khác kịp thời thông tin những trường hợp vi phạm bị phát hiện, xử lý để răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm; cảnh báo, định hướng tiêu dùng cho nhân dân trong việc mua sắm và tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân tích cực hỗ trợ các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
15. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
1. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước và chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Chỉ đạo các ban, ngành chức năng của huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức phối hợp thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn quản lý trong việc chấp hành và thực hiện các quy định của pháp luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán hàng giả theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của tỉnh và UBND các địa phương khác trong tỉnh trong công tác quản lý thị trường, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
4. Phát hiện và có kiến nghị kịp thời về những bất cập lên UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh để tổng hợp, đề xuất, kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo tăng cường củng cố tổ chức, bộ máy, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc cho các ban ngành chức năng của huyện nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Theo yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn, trên từng lĩnh vực, địa bàn và theo chức năng, thẩm quyền trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát chủ động xác lập mối quan hệ phối hợp hoạt động trong một số công việc sau:
1. Phân định rõ phạm vi trách nhiệm quản lý và hoạt động của từng cơ quan.
2. Xây dựng qui chế, kế hoạch, phương án phối hợp, các biện pháp quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn; những vấn đề có liên quan đến các ngành, địa phương khác cần trao đổi, bàn bạc thống nhất về quan điểm chỉ đạo, cách thức triển khai và các biện pháp tổ chức thực hiện.
3. Thống nhất chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, hành chính, kinh tế và hình sự để đảm bảo tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả.
4. Thu thập, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, gồm:
a) Thông tin về dự báo tình hình thị trường, cung - cầu, lưu thông hàng hóa, diễn biến giá cả hàng hóa; về tình hình và kết quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của từng ngành trên địa bàn, trong từng giai đoạn. Khi phát hiện những vấn đề đột xuất, nổi cộm liên quan đến tình hình thị trường, cung - cầu, lưu thông hàng hóa, diễn biến giá cả hàng hóa, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh để báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo các địa phương và các ngành chức năng có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời;
b) Thông tin về những quy định mới của pháp luật trong hoạt động quản lý biên giới, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước, chính sách đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu bảo thuế, chính sách đối với cư dân biên giới, chính sách quản lý đối với từng ngành hàng, mặt hàng trong từng giai đoạn;
c) Thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, quy luật, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng vi phạm; về các tổ chức, ổ nhóm, đường dây, các tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, các hành vi gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm;
d) Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tính nghiệp vụ của các ngành, địa phương; những khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, các hành vi gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm;
đ) Thông tin về tiến bộ khoa học, kỹ thuật có thể áp dụng, trang bị cho các lực lượng có chức năng chống buôn lậu khi thực thi nhiệm vụ và các thông tin, tài liệu khác theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khi có yêu cầu.
5. Chỉ đạo và tổ chức phối hợp tuần tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, cung cấp thông tin về đối tượng, tư vấn, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ để phối hợp kiểm tra, xử lý vụ việc vi phạm.
a) Phối hợp trong quá trình điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các hoạt động của các cơ quan chức năng như: điều tra, xác lập chuyên án cần phối hợp của nhiều lực lượng;
b) Khi xử lý vụ việc vi phạm có sự trao đổi, bàn bạc, thống nhất giữa các ngành, các lực lượng tham gia phối hợp; Công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý tránh chồng chéo, trùng lắp, kéo dài thời gian gây phiền hà, khó khăn cho đối tượng được kiểm tra;
c) Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện tổ chức, cá nhân được kiểm tra có những hành vi vi phạm ngoài chức năng, thẩm quyền xử lý của mình, cơ quan, lực lượng kiểm tra thông báo và bàn giao hồ sơ vụ việc cho cơ quan, lực lượng có chức năng, thẩm quyền để thụ lý, xem xét xử lý đúng quy định của pháp luật;
d) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả lớn, phức tạp có thể tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát liên ngành để phối hợp kiểm tra. Cơ quan quản lý nhà nước chủ trì sự phối hợp kiểm tra liên ngành có trách nhiệm chính trong việc xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. Các cơ quan tham gia phối hợp hỗ trợ lực lượng, chuyên môn, phương tiện, trang bị trong quá trình kiểm tra và xử lý vụ việc có tính chất phức tạp;
đ) Trong trường hợp vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan, cơ quan chủ trì phối hợp kiểm tra liên ngành bàn bạc, thống nhất hình thức, mức xử lý vụ vi phạm với các cơ quan có lực lượng phối hợp, trình Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý hoặc bàn giao hồ sơ vụ việc cho Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh chủ trì để tổ chức phối hợp, xem xét xử lý hoặc đề nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật;
6. Phối hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật khi phát sinh những vấn đề mới trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để trình UBND tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
7. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng lực lượng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, kỹ năng thực thi công vụ; tổ chức giao lưu, tuyên truyền, biểu dương những tổ chức, cá nhân cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc, điển hình tiên tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
8. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các Hiệp hội ngành hàng, các Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh để:
a) Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, để nhân dân và thương nhân biết và chấp hành;
b) Kịp thời thông tin, cảnh báo quần chúng nhân dân về phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm, xâm phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân tham gia phòng chống các hành vi vi phạm và các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại;
c) Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nắm bắt thông tin về các dấu hiệu phân biệt hàng giả, hàng thật, các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm, xâm phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng để có biện pháp phối hợp kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Điều 6. Các mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quan hệ phối hợp
1. Các mối quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gồm:
a) Phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan chức năng ở tỉnh;
b) Phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan chức năng ở tỉnh với các địa phương trong tỉnh (huyện, thành phố );
c) Phối hợp giữa các tuyến, địa bàn trọng điểm: Biên giới biển, tuyến biển, cửa khẩu cảng biển, địa bàn trọng điểm. Đơn vị chủ trì xây dựng phương án, kế hoạch phối hợp để triển khai thực hiện.
2. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố để triển khai mối quan hệ phối hợp.
a) Đối với cơ quan chủ trì cấp tỉnh chịu trách nhiệm:
- Triển khai thực hiện trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Quy chế này;
- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình công tác, kế hoạch, phương án, đề án kiểm tra, kiểm soát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đối với lĩnh vực được phân công;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều sở, ngành, địa phương thuộc lĩnh vực địa bàn do sở, ngành, địa phương phụ trách;
- Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với lĩnh vực được phân công, báo cáo đầy đủ, kịp thời lên UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, và Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh;
- Kiến nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các sở ngành chức năng liên quan các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phù hợp với tình hình thực tế của ngành và địa phương;
- Tổ chức phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cấp có thể yêu cầu các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ về lực lượng, phương tiện để kịp thời trấn áp, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và có hành vi chống đối người thi hành công vụ.
b) Đối với cơ quan chủ trì cấp huyện chịu trách nhiệm:
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn do mình quản lý; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của huyện, thành phố phối hợp trong việc:
+ Tổ chức vận động nhân dân cam kết không tham gia, tiếp tay cho hành vi vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, các hành vi gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán hàng giả;
+ Xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án kiểm tra, kiểm soát nhằm đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả; triển khai các biện pháp quản lý đối với các đường dây, ổ nhóm có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm.
3. Trách nhiệm của các cơ quan phối hợp cấp tỉnh và cấp huyện để triển khai mối quan hệ phối hợp quy định tại Khoản 1, Điều này.
a) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất với cơ quan chủ trì phối hợp theo quy định về tình hình thị trường, kết quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của cơ quan, đơn vị mình;
b) Cử cán bộ tham gia phối hợp liên ngành khi có yêu cầu; trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị phối hợp thì cử cán bộ, điều động phương tiện để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ các vụ việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác;
c) Tham dự các cuộc họp do các sở, ngành chức năng chủ trì phối hợp mời và chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung cuộc họp theo yêu cầu;
d) Tham gia xử lý các vụ việc vi phạm liên quan đến lĩnh vực phụ trách, địa bàn quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
4. Đoàn Kiểm tra liên ngành ở tỉnh và các huyện, thành phố:
a) Căn cứ nhiệm vụ được giao hoặc tình hình đột xuất, cơ quan chủ trì quyết định thành lập các Đoàn Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh hoặc cấp huyện, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp, cử cán bộ tham gia tiến hành kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
b) Trong quá trình kiểm tra, các Đoàn Kiểm tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ cụ thể của Đoàn Kiểm tra liên ngành theo quy định của pháp luật và do cơ quan, đơn vị chủ trì quy định.
Điều 7. Công tác báo cáo, khen thưởng và kỷ luật
1. Công tác báo cáo, sơ kết, tổng kết
a) Các sở, ngành chức năng thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tiến hành sơ kết định kỳ 6 tháng, tổng kết định kỳ hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp theo quy định của Quy chế này và đưa vào báo cáo công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh để tổng hợp báo cáo về Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
b) Hình thức sơ kết, tổng kết
- Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh chủ trì sơ kết, tổng kết các nội dung phối hợp hoạt động theo quy định của Quy chế này;
- Các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phối hợp theo Quy chế này trong mối quan hệ phối hợp theo chức năng và song phương trên tuyến, địa bàn trọng điểm đã ký kết.
2. Khen thưởng, kỷ luật
a) Khen thưởng:
Định kỳ hoặc đột xuất, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tổ chức bình xét và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Thủ tướng Chính phủ khen thưởng theo quy định đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp, mang lại hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
b) Kỷ luật:
Trong quá trình tổ chức phối hợp nếu tập thể, cá nhân nào vi phạm Quy chế này hoặc có hành vi bao che, bảo kê, thông đồng, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Kinh phí phục vụ cho hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Kinh phí đảm bảo điều kiện hoạt động, trang bị phương tiện tuần tra và các chi phí khác có liên quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xác minh, xét nghiệm, kiểm nghiệm, tiêu hủy hàng cấm, hàng giả thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg ngày 11/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
1. Căn cứ Quy chế này, Thủ trưởng các sở, ngành chức năng, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm:
Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể hàng năm, trong đó có nội dung quan hệ phối hợp để tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thuộc lĩnh vực sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, bất cập kịp thời phản ảnh về Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
- 2Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường; chống buôn lậu, gian lận thương mại và bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đặc biệt là buôn lậu thuốc lá do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 2462/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6Quyết định 10/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 7Quyết định 09/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 1Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 19/2016/QĐ-TTg Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 20/2016/QĐ-TTg Quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường; chống buôn lậu, gian lận thương mại và bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đặc biệt là buôn lậu thuốc lá do tỉnh Bình Phước ban hành
- 7Quyết định 01/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 2462/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 9Quyết định 10/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 10Quyết định 09/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 11Quyết định 18/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 02/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/01/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra