ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Bình Thuận, ngày 12 tháng 12 năm 2016 |
Ngay từ đầu năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Bên cạnh những thuận lợi, tình hình kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thách thức với những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế thế giới; sự hạn chế về chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm của tỉnh; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ; các khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời; tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến bất thường, tác động bất lợi cho sản xuất kinh doanh.
Dự báo thị trường hàng hóa thiết yếu, nhất là các mặt hàng nhiên liệu, năng lượng vẫn trong xu hướng ổn định. Đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm phục vụ Tết, do nguồn cung phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chịu tác động lớn của thời tiết trong năm và dịch bệnh nên có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát tốt; tình hình tội phạm, buôn lậu và gian lận thương mại, an toàn cháy nổ còn diễn biến phức tạp có nguy cơ gây tác động bất lợi đến thị trường, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Để bảo đảm chuẩn bị tốt các điều kiện cho người dân được đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ như sau:
a) Theo dõi sát diễn biến thị trường cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực hiện tốt công tác tổ chức thị trường, bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt nguồn hoặc tồn ứ hàng hóa sau Tết; phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, kênh phân phối nhằm chuẩn bị tốt các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để phục vụ cho các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, huyện Phú Quý với giá cả hợp lý và chất lượng tốt;
b) Tăng cường các hoạt động khuyến mại, giảm giá; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức phân phối hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng; tích cực tổ chức các chuyến hàng lưu động phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp và các khu dân cư có lao động thu nhập trung bình và thấp, tạo điều kiện cho người dân mua sắm thuận lợi trong dịp Tết; gắn kết việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình bình ổn thị trường, giá cả các hoạt động kết nối cung cầu, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận, các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; có biện pháp kiểm soát hoạt động phân phối, thu mua hàng hóa nhất là các mặt hàng nông sản, hải sản, thực phẩm thiết yếu (kể cả thương nhân nước ngoài); xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, các thủ đoạn gian lận đo lường, đóng gói để tăng giá nhằm thu lợi bất chính theo đúng quy định của pháp luật; kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường;
đ) Chỉ đạo Công ty Điện lực Bình Thuận, các đơn vị kinh doanh điện tích cực thực hiện các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nhất là trong dịp Lễ, Tết; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; chú trọng công tác phòng chống cháy nổ do chập điện tại các nơi công cộng, chợ, khu công nghiệp, khu vui chơi và khu dân cư.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau quả,…bảo đảm đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán; xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, gắn kết sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp với giá cả hợp lý;
b) Tăng cường công tác phối hợp để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, vận chuyển sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng đối với hàng hóa nông sản, thủy sản trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường;
c) Chủ động có biện pháp phòng, chống dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng, bảo vệ phát triển sản xuất có hiệu quả và kịp thời để không làm ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm; tăng cường công tác phòng chống phá rừng, cháy rừng;
d) Chỉ đạo tổ chức tốt các đợt ra quân khai thác hải sản, chủ động các biện pháp hỗ trợ ngư dân phòng tránh rủi ro, yên tâm vươn khơi bám biển trong mùa khai thác hải sản trước, trong và sau Tết Nguyên đán;
đ) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý của ngành Nông nghiệp.
a) Kiểm soát chặt chẽ mức giá đối với hàng hóa mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc được trợ giá hàng hóa, dịch vụ công ích, các yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá theo quy định; quản lý chặt chẽ các loại giá, phí của các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: nước sạch sinh hoạt, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón;
b) Đảm bảo kinh phí chi trả kịp thời trợ cấp Tết Nguyên đán cho cán bộ công chức, các đối tượng chính sách và các khoản đảm bảo an sinh xã hội theo quy định; đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương;
c) Tham gia phối hợp với Sở Công thương, các cơ quan quản lý có liên quan tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá;
d) Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc trợ cấp Tết cho cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng chính sách xã hội.
a) Chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải có biện pháp tổ chức vận chuyển, điều động, tăng cường phương tiện để phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, kiên quyết không để hành khách không kịp về đón Tết cùng gia đình do thiếu phương tiện, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đảo Phú Quý; có biện pháp khắc phục tình trạng ùn tắc tại các vị trí, tuyến giao thông trọng điểm; tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời;
b) Kiểm tra, rà soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; kiên quyết không cấp giấy phép cho các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn kỹ thuật lưu thông trên đường; đình chỉ hoạt động đối với các phương tiện không bảo đảm an toàn trước hết là xe, tàu, thuyền chở khách; cải tiến phương thức bán vé đảm bảo vé tàu, vé xe đến đúng đối tượng có nhu cầu đi lại trong dịp Tết; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương kiểm tra giá cước vận tải để phù hợp với diễn biến giá nhiên liệu nhằm hạn chế tình trạng neo giá, tăng giá bất hợp lý; xử lý nghiêm các hành vi chèn ép, đầu cơ vé tàu, vé xe;
c) Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn vận chuyển hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, gia súc, gia cầm, các sản phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế, nhất là trên các phương tiện vận tải hành khách đi, đến từ khu vực có dịch bệnh;
d) Kiểm tra, rà soát hệ thống biển báo; nâng cao điều kiện đảm bảo an toàn giao thông tại các nút giao thông, các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, các tuyến đường xung quanh trường học, các vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông và có biện pháp cảnh báo hoặc khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố trên các tuyến quốc lộ;
đ) Chú ý phương tiện vận tải đường biển tuyến Phan Thiết - Phú Quý trước, trong và sau Tết, có kế hoạch dự phòng khi diễn biến thời tiết xấu dài ngày xảy ra; xây dựng kế hoạch tăng chuyến, đảm bảo xe buýt phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện trong dịp Tết; tại các bến xe, nhà ga phải được chỉnh trang sạch đẹp, đảm bảo an ninh trật tự, lịch sự, văn minh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và du khách đi lại dễ dàng trong những ngày vui Xuân, đón Tết.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thực phẩm ở các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, hạn chế tối đa xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân;
b) Chủ động có biện pháp kịp thời phòng, chống các dịch bệnh; quản lý chặt chẽ giá thuốc, giá các dịch vụ y tế. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, đảm bảo sơ cứu, cấp cứu kịp thời bệnh nhân đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông;
c) Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên bố trí đội ngũ y, bác sĩ trực cấp cứu 24/24, bảo đảm tốt việc bảo vệ sức khỏe, cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện trong các ngày Tết, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng do bất cẩn hoặc chậm xử lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân; có kế hoạch chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng thực sự khó khăn đang điều trị tại các bệnh viện được đón Tết chu đáo.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và phong tục, tập quán của từng địa phương; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động thu lợi bất chính;
b) Có kế hoạch tổ chức và hướng dẫn các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các điểm vui chơi giải trí cho nhân dân trong dịp Tết, đặc biệt tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ vào đêm giao thừa; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vui chơi, biểu diễn văn hóa, văn nghệ theo tinh thần lành mạnh, bổ ích, an toàn. Chủ trì, phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch thu hút du khách. Hướng dẫn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tổ chức phục vụ tốt du khách đến Bình Thuận vui Xuân, đón Tết an toàn và đảm bảo an ninh trật tự;
c) Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra về giá cả dịch vụ du lịch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch trên địa bàn; kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa và dịch vụ trên địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo không để các hoạt động liên quan đến mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, các văn hóa phẩm đồi trụy phát sinh trong thời gian trước, trong và sau Tết.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận và các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn thực hiện tốt công tác thông tin, kịp thời, chính xác và đúng quy định để nhân dân hiểu rõ, tạo đồng thuận trong việc thực hiện các giải pháp, điều hành của Chính phủ, nhất là các chủ trương thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước, bình ổn giá cả, thị trường; cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, đốt pháo; đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin liên lạc thông suốt phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong dịp Tết.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với các sở, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách khác trước Tết Nguyên đán; phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể tiến hành chỉnh trang, tu bổ nghĩa trang và tổ chức viếng liệt sỹ; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở địa phương tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công, cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang trực Tết; giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi và thu gom những người lang thang, cơ nhỡ trên địa bàn… tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu đói, để tất cả mọi người, mọi nhà đều được đón Tết cổ truyền trong không khí vui tươi, đầm ấm. Việc tổ chức các đoàn đi thăm phải gọn nhẹ, tránh phô trương hình thức gây phiền hà cho các đơn vị và gia đình.
Chỉ đạo rà soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá.
Tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, kiên quyết không cho giải ngân thanh toán đối với các trường hợp không đầy đủ các điều kiện theo quy định.
11. Chi cục Hải quan Bình Thuận:
Phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, buôn lậu trên địa bàn.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận:
a) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đảm bảo cung ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước và sau Tết Nguyên đán; đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt của hệ thống máy ATM và đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền; sử dụng tiền nhỏ, lẻ hợp lý và tiết kiệm trong dịp Tết;
b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc tỷ giá ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm soát nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống;
c) Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá; tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tham gia chương trình tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi nhanh chóng, thuận lợi.
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; thường xuyên tổ chức các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát các địa bàn trọng yếu, các bến xe, bến tàu...; tăng cường các giải pháp phòng ngừa tội phạm; tập trung triệt phá các băng nhóm tội phạm, các loại tội phạm hình sự nguy hiểm; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, tệ nạn xã hội, ... bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống bình yên cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, pháo nổ; tăng cường kiểm tra, thanh tra bảo đảm an toàn cháy, nổ nhất là tại các địa bàn trọng điểm, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhà chung cư và khu dân cư đông người; chủ động công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra các tình huống phức tạp;
c) Tập trung chỉ đạo, áp dụng các biện pháp đồng bộ, quyết liệt để đảm bảo trật tự giao thông, giảm tai nạn giao thông ở mức thấp nhất. Tăng cường tuần tra, kiểm tra để mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn giao thông, nhất là việc tuân thủ quy định về an toàn kỹ thuật, chất lượng của các phương tiện lưu hành đường bộ, đường thủy, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các địa phương tập trung tuần tra, xử lý cương quyết các trường hợp thanh niên tập trung đua xe, lạng lách trên các tuyến đường;
d) Tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện đấu tranh ngăn chặn các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng dịp Tết Nguyên đán để thực hiện các hoạt động chống đối, phá hoại; công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực xuất, nhập cảnh, cư trú, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;
đ) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động, tổ chức cho nhân dân cam kết chấp hành nghiêm túc Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy và chữa cháy tại các điểm bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán sau khi có kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Triển khai có hiệu quả công tác nắm tình hình, có biện pháp đề phòng các diễn biến bất lợi liên quan đến chủ quyền, quốc phòng, an ninh quốc gia để kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định;
b) Phối hợp Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các lực lượng tổ chức tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu quan trọng; tổ chức bắn pháo hoa phục vụ cho nhân dân tỉnh nhà trong đêm giao thừa theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm an toàn về người và vũ khí trang bị.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Theo dõi sát tình hình diễn biến giá cả thị trường, rà soát cung cầu hàng hóa, chủ động làm việc với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến hoặc tung tin thất thiệt, gây thiệt hại cho người tiêu dùng;
b) Tập trung thực hiện các biện pháp đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, tăng cường quản lý chi ngân sách theo đúng quy định về tiêu chuẩn, chế độ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong việc tổ chức hội nghị, tổng kết cuối năm; bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ phục vụ an sinh xã hội;
c) Thực hiện kịp thời đầy đủ các chế độ, chính sách đồng thời tổ chức tốt việc thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo, hộ nghèo, đối tượng chính sách, người già, neo đơn trên địa bàn để mọi người đều no đủ, vui Xuân đón Tết; vận động khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng tham gia hỗ trợ cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa; hướng dẫn và theo dõi việc chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động;
d) Triển khai các biện pháp tấn công trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân; tăng cường các biện pháp phòng chống cháy nổ, nhất là tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư, nơi tập trung đông người;
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Ban Quản lý các chợ tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh tại các chợ để phục vụ Tết, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua, bán tại chợ; chú trọng kinh doanh phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
e) Ủy ban nhân dân huyện Phú Quý, chủ động phối hợp Sở Công thương xây dựng phương án dự trữ hàng hóa cụ thể theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo đảm dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu, phương tiện vận chuyển phục vụ huyện Phú Quý dịp Tết Nguyên đán và trong trong mùa thời tiết xấu năm 2017, trong đó chú ý việc tập trung tăng mức dự trữ hàng hóa tại chỗ và trong dân;
g) Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết tập trung chỉ đạo triển khai việc tổ chức tốt các hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ tại khu vực chợ đêm Tết, tiếp tục ổn định kinh doanh tại các chợ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo điều kiện mua bán thuận lợi và an toàn cho nhân dân trong dịp Tết.
a) Có hình thức hỗ trợ, đơn giản hóa thủ tục cho vay và tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm lợi thế của tỉnh;
b) Xây dựng hạn mức tín dụng, mức lãi suất cho vay theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh dành cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá với mức thấp nhất có thể so với lãi suất vay kinh doanh của các thành phần kinh tế cùng thời điểm; tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng thủ tục vay vốn và đảm bảo giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp tham gia chương trình.
a) Khẩn trương rà soát lại toàn bộ mạng lưới kinh doanh và hệ thống đại lý bán lẻ của doanh nghiệp trên các địa bàn, chủ động mở rộng kênh phân phối bán hàng với các điểm bán lẻ, đại lý, quầy hàng lưu động; nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường, tăng thời gian mở cửa bán hàng phục vụ nhiều hơn vào những ngày trước, trong và sau Tết;
b) Chủ động phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan chức năng thực hiện tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường để phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán 2017, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với cả giá hợp lý, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá;
c) Các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình bình ổn giá phải chuẩn bị tốt nguồn hàng để cung ứng sớm và đầy đủ theo kế hoạch nhằm phục vụ tốt nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân, nhất là tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, huyện Phú Quý;
d) Các chi nhánh doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có kế hoạch đảm bảo nguồn xăng dầu, LPG, tổ chức hệ thống phân phối đáp ứng đầy đủ các loại xăng dầu, LPG phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo số lượng và chất lượng;
đ) Các doanh nghiệp kinh doanh điện, nước có kế hoạch cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng nhân dân trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2017.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan đoàn thể liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Giao Sở Công thương thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn giá cả, ổn định thị trường, cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1905/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án thực hiện Chương trình bình ổn thị trường, giá cả kết hợp đưa hàng Việt về nông thôn trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu - 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Kế hoạch 9418/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn giá mặt hàng thiết yếu năm 2016 và 2017 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 4176/QĐ-UBND năm 2016 về Phương án bình ổn giá mặt hàng thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Kế hoạch 4657/KH-UBND năm 2016 kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Quyết định 6234/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Xúc tiến thương mại giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Quyết định 77/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Ninh Thuận
- 8Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn, an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Quyết định 3281/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, danh mục kê khai giá do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 10Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11Chỉ thị 01/CT-CTUBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 do tỉnh Sơn La ban hành
- 12Chỉ thị 37/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và sự kiện chính trị, lễ hội lớn trong năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 13Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2016 kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong, sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
- 2Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn giá cả, ổn định thị trường, cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 1905/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án thực hiện Chương trình bình ổn thị trường, giá cả kết hợp đưa hàng Việt về nông thôn trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu - 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Kế hoạch 9418/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn giá mặt hàng thiết yếu năm 2016 và 2017 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Quyết định 4176/QĐ-UBND năm 2016 về Phương án bình ổn giá mặt hàng thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Kế hoạch 4657/KH-UBND năm 2016 kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Quyết định 6234/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Xúc tiến thương mại giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Quyết định 77/2016/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Ninh Thuận
- 9Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn, an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 10Quyết định 3281/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, danh mục kê khai giá do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 11Quyết định 02/2017/QĐ-UBND Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 12Chỉ thị 01/CT-CTUBND về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 do tỉnh Sơn La ban hành
- 13Chỉ thị 37/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và sự kiện chính trị, lễ hội lớn trong năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 14Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2016 kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong, sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường; chống buôn lậu, gian lận thương mại và bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 17/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định