Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 03 tháng 01 năm 2014 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg , ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Quyết định số 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008 - 2015;
Theo Công văn số 4404/BVHTTDL-GĐ, ngày 22/12/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Quyết định số 334/QĐ-UBND ngày 10/02/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2009 - 2015;
Thực hiện Chỉ thị 10/CT-UBND , ngày 10/6/2008 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Xét Tờ trình số 229/TTr-SVHTTDL, ngày 11/11/2013 của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời tổng hợp, báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND, ngày 03/01/2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
1. Phát huy tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, của từng gia đình và mỗi cá nhân đối với việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó góp phần xây dựng đời sống lành mạnh cho mỗi cá nhân, mọi gia đình và toàn xã hội.
1. Bảo đảm thống nhất công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình từ tỉnh đến huyện, xã; sự tham gia tích cực của các cơ quan liên quan nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác này.
2. Hoạt động phối hợp liên ngành dựa trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình và trên cơ sở phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định.
3. Đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ gắn kết giữa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với các luật khác có liên quan như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi 2003), Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống mua bán người….
4. Công tác phối hợp phải dựa trên nguyên tắc đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm bằng kết quả thực tiễn; tăng cường việc thu thập dữ liệu có chất lượng cao nhằm hỗ trợ việc chia sẻ thông tin chính xác để xây dựng chính sách, quyết định, chương trình hành động, kế hoạch.
5. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp.
6. Cùng phối hợp bàn giải pháp và giải quyết các vấn đề phát sinh trên cơ sở kinh nghiệm và nguồn lực của các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan.
7. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan đảm bảo khách quan, khoa học theo luật định và các nội dung trong Kế hoạch này.
8. Tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các cá nhân nhằm phát huy tối đa các nguồn lực phục vụ hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Nội dung phối hợp do ngành văn hoá, thể thao và du lịch chủ trì:
a) Tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trình Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình; đưa các chỉ tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham mưu đưa kết quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình là một trong các tiêu chí để đánh giá, bình xét thi đua; hướng dẫn, tạo điều kiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể:
- Đề xuất xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
- Thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương, bao gồm: Tuyên truyền, phòng ngừa, hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, tư vấn, góp ý, phê bình, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình trong cộng đồng.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương;
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh và chủ động trao đổi, tổng hợp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình từ các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan.
- Tổ chức, hướng dẫn về đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chỉ đạo Phòng Văn hoá - Thông tin các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Uỷ ban nhân dân cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát và định kỳ kiểm tra, tổng kết báo cáo kết quả thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật.
- Chủ trì, hướng dẫn và phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan, các tổ chức xã hội trong việc truyền thông nâng cao nhận thức, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, để đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Các nội dung phối hợp do các cơ quan, ban ngành chủ trì thực hiện:
a) Nội dung phối hợp chung:
- Phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch cùng cấp phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản dưới luật cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý và toàn thể nhân dân tại địa phương.
- Phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch cùng cấp xây dựng kế hoạch hành động và ngân sách hoạt động nhằm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương quản lý, kể cả việc xây dựng các mục tiêu và chỉ số cụ thể để đánh giá kết quả đảm bảo tính chính xác trong báo cáo, xây dựng các chiến lược và hoạt động để tăng cường chất lượng hoạt động của cán bộ trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan và các tổ chức xã hội cùng cấp tham gia hoạt động liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Nội dung phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành:
* Ngành tư pháp:
Chủ trì, phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá hoạt động hoà giải ở cơ sở; nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác hoà giải, đặc biệt là hoà giải ở cơ sở để đáp ứng nhiệm vụ của pháp luật về hoà giải mâu thuẫn và hoà giải tranh chấp giữa các thành viên gia đình, góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình. Thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp hoà giải có liên quan đến bạo lực gia đình.
* Ngành công an, toà án, viện kiểm sát:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành mà chủ trì, phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch và các ngành chức năng liên quan cùng cấp:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các biện pháp thực hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Củng cố và tăng cường năng lực cho lực lượng công an, toà án, kiểm sát các cấp, đặc biệt cấp cơ sở trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình.
- Thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình;
* Ngành y tế:
Chủ trì, phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch cùng cấp:
- Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế và tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh.
- Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.
- Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu.
* Ngành lao động - thương binh và xã hội:
Chủ trì, phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch cùng cấp:
- Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình xoá đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội…
- Hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
* Ngành giáo dục và đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch nghiên cứu bổ sung vào chương trình giáo dục nội dung về phòng chống bạo lực gia đình phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.
* Ngành thông tin và truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch, ngành tư pháp dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo cùng cấp:
- Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng đa dạng hoá các hình thức truyền thông, phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; tăng thời lượng, tần suất, mở chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tham gia các hoạt động thông tin tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; thông tin tuyên truyền kịp thời, chính xác các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, những mô hình, tập thể, cá nhân, gia đình, dòng họ thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, những vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương.
* Ngành kế hoạch và ngành tài chính:
Chủ trì, phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch và các ngành liên quan cùng cấp:
- Xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách và đảm bảo nguồn chi tiêu thường xuyên cho việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan, đơn vị, ngành chức năng cùng cấp trong việc sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.
* Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức xã hội:
Chủ trì, phối hợp với ngành văn hoá, thể thao và du lịch cùng cấp:
- Tổ chức tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và văn bản dưới luật trong cán bộ công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp triển khai các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương.
- Chỉ đạo hệ thống, tổ chức cấp dưới, dưới sự chỉ đạo của UBND, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tham gia các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình.
- Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngành văn hoá, thể thao và du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
- Đề xuất với UBND cùng cấp trình Đảng bộ, Hội đồng nhân dân cùng cấp: Ban hành nghị quyết chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình; đưa các chỉ tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham mưu với UBND cùng cấp: Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương; đưa kết quả công tác phòng chống bạo lực gia đình là một trong các tiêu chí để đánh giá, bình xét, thi đua của các tập thể cũng như bố trí, tuyển chọn và đề bạt cán bộ ở địa phương; hướng dẫn, tạo điều kiện, kiểm tra và giám sát UBND cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Phối hợp thông qua các hình thức: Ký kết các chương trình phối hợp, ban hành các văn bản liên ngành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phối hợp; đồng chủ trì hội thảo, hội nghị, diễn đàn, chiến dịch truyền thông; liên kết mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; lồng ghép các nội dung, hình thức tuyên truyền… về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Phối hợp trực tiếp hoặc phối hợp dưới sự điều hành của UBND cùng cấp.
1. Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ:
- Cấp xã: Cán bộ văn hoá - xã hội cấp xã phối hợp các ban, ngành, đoàn thể liên quan lập báo cáo định kỳ (quý, 6 tháng, cả năm) gửi UBND cấp xã; Phòng Văn hoá và Thông tin cấp huyện vào ngày 05 của tháng cuối quý.
- Cấp huyện: Căn cứ báo cáo của cấp xã, Phòng Văn hoá và Thông tin cấp huyện phối hợp các phòng, ban, ngành liên quan cùng cấp lập báo cáo định kỳ (quý, 6 tháng, cả năm) gửi UBND huyện và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (thông qua Phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và Gia đình) vào ngày 10 của tháng cuối quý.
- Cấp tỉnh: Căn cứ báo cáo của cấp huyện, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp các sở, ban, ngành liên quan lập báo cáo định kỳ (quý, 6 tháng, cả năm) gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (thông qua Vụ Gia đình) vào ngày 20 của tháng cuối quý.
2. Báo cáo kết quả thực hiện hàng năm:
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình hàng năm được lập và báo cáo từ cấp xã, theo trình tự; cơ quan chuyên môn lập báo cáo trình UBND cùng cấp ký ban hành gửi UBND cấp trên trực tiếp (thông qua ngành chuyên môn cấp trên trực tiếp).
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình hàng năm của cấp tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch lập báo cáo gửi UBND tỉnh và Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch trước ngày 15 tháng 12.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỐI HỢP:
- Kinh phí thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực gia đình của các địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cấp (áp dụng Thông tư Liên tịch số 143/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 21/10/2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng chống bạo lực gia đình; kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập).
- Huy động nguồn lực từ các nguồn khác nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động phối hợp phòng, chống bạo lực gia đình.
Trên đây là Kế hoạch phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
- 1Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3Quyết định 62/2013/QĐ-UBND quy định hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 do tỉnh Nam Định ban hành
- 5Quyết định 422/QĐ-UBND về Kế hoạch tổ chức hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2014
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Bình đẳng giới 2006
- 3Bộ Luật Hình sự 1999
- 4Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 7Chỉ thị 16/2008/CT-TTg về tổ chức triển khai thi hành luật phòng, chống bạo lực gia đình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật phòng, chống mua bán người năm 2011
- 9Thông tư liên tịch 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập do Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Quyết định 4415/QĐ-BVHTTDL về kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của giai đoạn 2008- 2015 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 11Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 12Quyết định 334/QĐ-UBND năm 2009 về kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 - 2015
- 13Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 14Quyết định 62/2013/QĐ-UBND quy định hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 15Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2008 tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 16Kế hoạch 24/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 do tỉnh Nam Định ban hành
- 17Quyết định 422/QĐ-UBND về Kế hoạch tổ chức hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2014
Quyết định 01/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Số hiệu: 01/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/01/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra