Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2015/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 12 tháng 01 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 2275/TTr-STC-CSG ngày 10/10/2014; ý kiến của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 198/BC-STP ngày 22/9/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định một số nội dung về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành quy định một số nội dung quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Quy định này quy định một số nội dung về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong các lĩnh vực: Định giá của Nhà nước; kiểm tra yếu tố hình thành giá; đăng ký giá; kê khai giá; niêm yết giá; thẩm quyền về quản lý giá.
Các nội dung về quản lý giá không quy định trong bản Quy định này được thực hiện theo Luật giá và các văn bản pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
1. Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá cước vận chuyển hàng hóa do nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch không thông qua hình thức đấu thầu được thanh toán từ ngân sách nhà nước:
Sở Giao thông - Vận tải xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
2. Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước:
Sở Xây dựng căn cứ khung giá hoặc giá chuẩn của Chính phủ; khối lượng, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành để xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
3. Giá bán nước sạch cho sinh hoạt:
Đơn vị cấp nước xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của sở chuyên ngành về khối lượng, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
4. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật:
Doanh nghiệp, đơn vị cung ứng xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định về khối lượng, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của các sở, ngành có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
5. Giá rừng, giá cho thuê các loại rừng cụ thể trên địa bàn tỉnh:
Chủ rừng (hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện Dự án) có trách nhiệm lập phương án giá, phương án sử dụng rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của sở chuyên ngành về khối lượng, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
6. Giá các loại đất:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng thẩm định giá đất theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Giá cho thuê đất, thuê mặt nước:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng thẩm định giá đất theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Giá cho thuê tài sản là công trình kết cấu hạ tầng đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương:
Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
9. Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thuộc tỉnh:
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
11. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và Trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển:
Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị có liên quan xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
12. Giá các loại cây trồng phục vụ cho công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
13. Giá nhà cửa, vật kiến trúc làm căn cứ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất:
Sở Xây dựng xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.
Điều 4. Thẩm quyền quyết định giá khởi điểm các loại tài sản, hàng hóa của nhà nước để bán đấu giá.
Thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước để bán đấu giá và chế độ tài chính quy định về việc tổ chức bán đấu giá tài sản nhà nước.
Điều 5. Hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá.
Hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
Điều 6. Thời hạn thẩm định phương án giá và thời hạn quyết định giá
1. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá chậm nhất là 15 ngày làm việc (trong đó: thời gian lấy ý kiến thẩm định về tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật và các nội dung khác có liên quan của các Sở chuyên ngành chậm nhất là 7 ngày; thời gian Sở Tài chính thẩm định là 8 ngày) kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ phương án giá theo quy định.
2. Kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, thời hạn quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh tối đa là 10 ngày làm việc.
3. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá, quyết định giá thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định giá phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án biết; tuy nhiên thời hạn kéo dài không quá 15 ngày làm việc.
Điều 7. Điều chỉnh mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá
1. Khi các yếu tố hình thành giá trong nước và thế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. Trường hợp không điều chỉnh giá thì áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ và các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoạt động được bình thường và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá khi kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.
3. Trình tự, thời hạn điều chỉnh giá thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quy định này. Trường hợp không chấp nhận kiến nghị điều chỉnh giá thì phải trả lời cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bằng văn bản.
Mục 2. KIỂM TRA YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ
Điều 8. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kiểm tra yếu tố hình thành giá.
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
3. Hàng hóa, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 9. Tổ chức kiểm tra yếu tố hình thành giá.
Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
Điều 10. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá.
Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
Điều 11. Đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ.
1. Hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá: Các hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá trong trường hợp thực hiện bình ổn giá.
2. Đối tượng thực hiện đăng ký giá:
a) Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả các đại lý có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá) có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum mà không có tên trong danh sách thực hiện đăng ký giá của Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), không có tên trong văn bản hướng dẫn riêng về việc đăng ký giá của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành hoặc hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền;
b) Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phối trực tiếp với nhà cung cấp và mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá do nhà cung cấp quyết định) không phải đăng ký giá nhưng có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính tỉnh Kon Tum nơi chi nhánh, đại lý đặt trụ sở chính về việc chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá; cung cấp thông tin về mức giá của nhà cung cấp cho Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố sau khi nhận được quyết định hoặc thông báo điều chỉnh giá của nhà cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc cung cấp thông tin đó.
3. Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá:
a) Sở Tài chính tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trụ sở chính trên địa bàn các huyện, thành phố.
Điều 12. Cách thức thực hiện đăng ký giá.
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
Điều 13. Quy trình tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá.
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
Điều 14. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện đăng ký giá.
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
Điều 15. Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ.
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá
Hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
2. Đối tượng kê khai giá:
a) Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả các đại lý có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá) có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum mà không có tên trong danh sách thực hiện kê khai giá của Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), không có tên trong văn bản hướng dẫn riêng về việc kê khai giá của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành hoặc hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền;
b) Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phối trực tiếp với nhà cung cấp và mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá do nhà cung cấp quyết định) không phải kê khai giá nhưng có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính tỉnh Kon Tum nơi chi nhánh, đại lý đặt trụ sở chính về việc chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá; cung cấp thông tin về mức giá của nhà cung cấp cho Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố sau khi nhận được quyết định hoặc thông báo điều chỉnh giá của nhà cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc cung cấp thông tin đó.
3. Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá:
a) Sở Tài chính tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của UBND các huyện, thành phố có trụ sở chính trên địa bàn các huyện, thành phố.
Điều 16. Cách thức thực hiện kê khai giá.
Thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
Điều 17. Quy trình tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá.
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
Điều 18. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện kê khai giá.
Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá.
1. Địa điểm thực hiện niêm yết giá:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm);
b) Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
c) Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
d) Các điểm khác theo quy định của pháp luật.
2. Cách thức niêm yết giá:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết;
b) Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng;
c) Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ.
3. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc niêm yết giá bán hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn huyện, thành phố theo đúng quy định. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về niêm yết giá theo đúng quy định.
1. Sở Tài chính chủ trì:
a) Phối hợp với các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện giá các mặt hàng thuộc thẩm quyền quyết định của Trung ương, xây dựng hoặc thẩm định phương án giá đối với các mặt hàng thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định các biện pháp thực hiện bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn theo đúng quy định;
c) Tổ chức, phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra, thanh tra giá trên địa bàn; kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với danh mục hàng hóa, dịch vụ theo quy định của nhà nước.
2. Các Sở, Ngành có liên quan:
a) Thực hiện các văn bản quy định của Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách giá, nội dung quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc chấp hành đúng các chính sách, chế độ về quản lý giá của nhà nước;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các nội dung quản lý nhà nước về giá của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành của nhà nước;
d) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 6 chương II của quy định này.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách giá, nội dung quản lý nhà nước về giá của Trung ương và của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn các huyện, thành phố;
b) Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh để có những biện pháp bình ổn giá trên địa bàn theo đúng quy định;
c) Chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các nội dung quản lý nhà nước về giá, việc thực hiện niêm yết giá đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo đúng quy định; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành của nhà nước.
4. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, chính sách, mức giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định;
b) Thực hiện niêm yết giá bán bằng đồng Việt Nam và bán đúng giá đã niêm yết tại cửa hàng, nơi giao dịch mua bán;
c) Thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định của nhà nước.
Điều 21. Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu có vấn đề vướng mắc, chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 03/2011/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 52/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý giá áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Quyết định 97/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5Quyết định 41/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý giá và điều tiết giá trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 05/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định nội dung về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2020
- 1Quyết định 03/2011/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Quyết định 31/2016/QĐ-UBND sửa đổi Điều 3, Điều 15 và bãi bỏ khoản 10 Điều 3 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND; bãi bỏ Điều 3 Quyết định 51/2012/QĐ-UBND và Điều 3 Quyết định 60/2014/QĐ-UBND do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Quyết định 07/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định Quyết định 01/2015/QĐ-UBND và 31/2016/QĐ-UBND do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định nội dung về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật giá 2012
- 3Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 4Thông tư 56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 52/2014/QĐ-UBND về Quy định quản lý giá áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 6Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 7Quyết định 97/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 8Quyết định 41/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý giá và điều tiết giá trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 05/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Quyết định 01/2015/QĐ-UBND quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 01/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/01/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra