Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG TRẦM TÍCH
National Technical Regulation on Sediment Quality
Lời nói đầu
QCVN 43:2025/BNNMT do Cục Môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành theo Thông tư số 01/2025/TT-BNNMT ngày 15 tháng 5 năm 2025.
QCVN 43:2025/BNNMT thay thế QCVN 43:2017/BTNMT.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG TRẦM TÍCH
National Technical Regulation on Sediment Quality
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng trầm tích nước mặt và trầm tích biển.
1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá, kiểm soát chất lượng trầm tích cho mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc môi trường, đánh giá chất lượng trầm tích trên đất liền và các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Trầm tích là các hạt vật chất có kích thước, hình dạng, khoáng chất khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau nằm ở đáy của khu vực nước mặt, biển. Trầm tích bao gồm đất sét, bùn, cát, sỏi, các chất hữu cơ phân hủy, vỏ sinh vật… Phương pháp lấy mẫu trầm tích được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc trầm tích và các phương pháp xác định quy định tại Quy chuẩn này.
1.3.2. Giá trị giới hạn các thông số trong trầm tích quy định trong quy chuẩn này là giá trị được sử dụng để làm mục tiêu kiểm soát chất lượng trầm tích tại khu vực nước mặt, biển. Khi giá trị thông số ô nhiễm vượt giá trị giới hạn quy định thì cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân cần thực hiện các nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về tác động sinh thái; thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc phát sinh chất ô nhiễm vào khu vực nước, đồng thời xem xét (nếu cần thiết) việc thực hiện các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ chất ô nhiễm trong trầm tích tại khu vực nước quản lý.
Giá trị tối đ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-15:2004 (ISO 5667-15: 1999) về chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 15: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6496:2009 (ISO 11047 : 1998) về Chất lượng nước - Xác định cadimi, crom, coban, chì, đồng, kẽm, mangan và niken trong dịch chiết đất bằng cường thủy - Các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và nhiệt điện (không ngọn lửa)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8882:2011 (ISO 16772 : 2004) về chất lượng đất - xác định thủy ngân trong dịch chiết đất cường thủy dùng phổ hấp thụ nguyên tử hơi - Lạnh hoặc phổ hấp thụ nguyên tử huỳnh quang hơi - Lạnh
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8467:2010 (ISO 20280:2007) về Chất lượng đất - Xác định asen, antimon và selen trong dịch chiết đất cường thủy bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử theo kỹ thuật nhiệt điện hoặc tạo hydrua
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-19:2015 (ISO 5667-19:2004) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 19: Hướng dẫn lấy mẫu trầm tích biển
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10883:2016 về Xác định dioxin và furan clo hóa từ tetra đến octa trong đất và trầm tích bằng phương pháp sắc ký khí - Khối phổ phân giải cao pha loãng đồng vị
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43:2025/BNNMT về Chất lượng trầm tích
- Số hiệu: QCVN43:2025/BNNMT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 15/05/2025
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra