Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHUẨN HÓA ĐỊA DANH PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
National technical Regulation on Standardization of Geographic name for mapping
MỞ ĐẦU
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ QCVN 37:2011/BTNMT do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 23/2011/TT-BTNMT ngày 06 tháng 7 năm 2011.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Các từ viết tắt và giải thích từ ngữ
3.1. Các từ viết tắt
3.2. Giải thích từ ngữ
PHẦN II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Chuẩn hóa địa danh
1.1. Nguyên tắc chung
1.2. Chuẩn hóa địa danh Việt Nam
1.3. Chuẩn hóa địa danh nước ngoài
2. Cơ sở dữ liệu địa danh
2.1. Cơ sở dữ liệu địa danh Việt Nam
2.2. Cơ sở dữ liệu địa danh nước ngoài
3. Danh mục địa danh
3.1. Danh mục địa danh Việt Nam
3.2. Danh mục địa danh nước ngoài
PHẦN III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chuẩn này áp dụng trong việc chuẩn hóa địa danh Việt Nam và địa danh nước ngoài phục vụ công tác thành lập bản đồ.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuẩn hóa địa danh Việt Nam và địa danh nước ngoài phục vụ công tác thành lập bản đồ.
3. Các từ viết tắt và giải thích từ ngữ
3.1. Các từ viết tắt
IPA (International Phonetic Alphabet): Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế.
UNGEGN (United Nations Group of Experts on Geographic Names): Nhóm Chuyên gia địa danh Liên hợp quốc.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
UBND: Ủy ban nhân dân.
DTTS: Dân tộc thiểu số.
3.2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.2.1. Địa danh là tên gọi các đối tượng địa lí, bao gồm danh từ chung và danh từ riêng.
3.2.2. Địa danh Việt Nam là địa danh thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.2.3. Địa danh nước ngoài là địa danh không thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.2.4. Địa danh nguyên ngữ là địa danh được ghi nhận bằng văn tự chính thức hoặc phát âm địa danh của quốc gia hoặc dân tộc có địa danh đó.
3.2.5. Địa danh Latinh hóa là địa danh đã được phiên chuyển sang tự dạng Latinh từ các địa danh có tự dạng không Latinh.
3.2.6. Tọa độ của địa danh là tọa độ địa lí của đối tượng trên bản đồ gắn với địa danh.
3.2.7. Phiên âm là chuyển âm của địa danh nguyên ngữ sang âm, vần theo cách đọc tiếng Việt.
3.2.8. Chuyển tự là chuyển tự dạng của địa danh nguyên ngữ hoặc địa danh Latinh hoá sang tự dạng tương ứng trong tiếng Việt.
3.2.9. Âm tiết hoá là chuyển tổ hợp phụ âm không có trong tiếng Việt của địa danh nước ngoài hoặc địa danh các dân tộc thiểu số Việt Nam thành một hoặc nhiều âm tiết trong tiếng Việt.
3.2.10. Chuẩn hóa địa danh là quá trình xác minh, tìm ra địa danh đúng về vị trí địa lí, ngữ âm, ngữ nghĩa và cách viết tiếng Việt.
3.2.11. Cơ sở dữ liệu địa danh là hệ thống các tư liệu, dữ liệu, thông tin về địa danh.
3.2.12. Mã ISO 3166-1mã địa lígồm hai ký tự chữ cái tiếng Anh đại diện cho các quốc gia và vùng lãnh thổ phụ thuộc được quy định trong tiêu chuẩn ISO 3166.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1.1. Nguyên tắc chung
1.1.1. Chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ phải đảm bảo tính dân tộc, tính hệ thống, tính phổ thông, tính kế thừa, tính hội nhập, tuân thủ các nguyên tắc của địa danh học, địa danh bản đồ học và các nguyên tắc có tính định hướng về phiên chuyể
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9487:2012 về Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn
- 2Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42:1990 về Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 - 1:1000 - 1:2000 - 1:5000 - 1:10000 - 1:25000 (phần trong nhà)
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2022/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 71:2022/BTNMT về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 72:2023/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000
- 1Thông tư 02/2007/TT-BTNMT hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Nghị định 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ
- 3Quyết định 124/2004/QĐ-TTg ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 23/2011/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9487:2012 về Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn
- 6Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42:1990 về Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 - 1:1000 - 1:2000 - 1:5000 - 1:10000 - 1:25000 (phần trong nhà)
- 7Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 70:2022/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
- 8Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 71:2022/BTNMT về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000
- 9Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 72:2023/BTNMT về Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 37:2011/BTNMT về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: QCVN37:2011/BTNMT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 06/07/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra