Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHAI THÁC ĐƯỜNG SẮT
National technical regulations on railway operations
Lời nói đầu
QCVN 08: 2018/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018, thay thế QCVN 08: 2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHAI THÁC ĐƯỜNG SẮT
National technical regulations on railway operations
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với các công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, tổ chức chạy tàu trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia đang khai thác, khổ đường 1000 mm, khổ đường 1435 mm và đường lồng (khổ 1000 mm và 1435 mm), có tốc độ thiết kế dưới 120 km/h nhằm bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia.
2.1.1 Quy định chung đối với hạng mục công trình thuộc công trình đường sắt
2.1.1.1 Để duy trì khai thác vận tải đường sắt thường xuyên, đảm bảo an toàn, công trình đường sắt phải bao gồm:
a) Đường sắt;
b) Ga đường sắt;
c) Đề-pô;
d) Cầu, cống, công trình thoát nước;
đ) Hầm đường sắt;
e) Hệ thống thông tin;
g) Hệ thống tín hiệu;
h) Hệ thống báo hiệu cố định đường sắt;
i) Hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
2.1.1.2 Công trình đường sắt phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ và phải có hồ sơ, lý lịch kỹ thuật để theo dõi diễn biến trong quá trình sử dụng.
Nội dung, chế độ kiểm tra, báo cáo của các cấp quản lý và hồ sơ, lý lịch kỹ thuật của công trình đường sắt phải được thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2.1.1.3 Bất cứ bộ phận nào của công trình và thiết bị cố định hay di động (trừ các thiết bị quy định tại mục 2.1.1.4) đều không được phạm vào khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định trong Phụ lục A và Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn này để đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn công trình.
2.1.1.4 Những thiết bị có quan hệ trực tiếp với đầu máy, toa xe như cột giao nhận thẻ đường đang hoạt động được coi là ngoại lệ, được phạm vào khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc và phải theo quy định của Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
2.1.2 Quy định cụ thể đối với hạng mục công trình thuộc công trình đường sắt
2.1.2.1. Đường sắt
2.1.2.1.1 Mặt cắt dọc
2.1.2.1.1.1 Mặt cắt dọc của tuyến đường sắt
a) Độ dốc đỉnh ray của tuyến đường sắt không được vượt quá độ dốc hạn chế của tuyến (trừ trường hợp nêu tại điểm b mục này) và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tuyến đường.
b) Khi khối lượng vận tải của tuyến đường theo từng luồng hàng không cân bằng hoặc ở những nơi có bố trí nhiều đầu máy kéo trong một đoàn tàu thì được phép sử dụng độ dốc lớn hơn dốc hạn chế nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình chạy tàu.
c) Đối với các tuyến đường đang khai thác không thỏa mãn các yêu cầu tại điểm b mục này Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt trong quá trình khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt.
2.1.2.1.1.2 Mặt cắt dọc của đường ga
Ga phải được xây dựng trên đoạn đường bằng. Trường hợp cá biệt được phép xây dựng ga trên đường có độ dốc không quá 2,5 ‰ nhưng phải phù hợp với tác nghiệp của ga và phải bảo đảm an toàn khai thác. Gặp địa hình thật khó khăn, những ga không có dồn dịch được xây dựng trên độ dốc lớn hơn, nhưng phải xét đến sức cản của dốc khi tàu chuyển bánh để bảo đảm tiêu chuẩn trọng lượng tàu quy định trong khu đoạn và có biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác.
2.1.2.1.1.3 Bán kính đường cong nối dốc đứng được bố trí tại các vị trí đổi dốc có hiệu số đại số độ dốc lớn th
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2011/BGTVT về chạy tàu và công tác dồn đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2015/BGTVT về phương tiện giao thông đường sắt - Giá chuyển hướng toa xe - Yêu cầu kỹ thuật
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 93:2016/BGTVT về Vận hành, bảo trì đường sắt đô thị
- 1Thông tư 32/2018/TT-BGTVT về 02 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2011/BGTVT về chạy tàu và công tác dồn đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2015/BGTVT về Khai thác đường sắt
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 87:2015/BGTVT về phương tiện giao thông đường sắt - Giá chuyển hướng toa xe - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 93:2016/BGTVT về Vận hành, bảo trì đường sắt đô thị
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2018/BGTVT về Khai thác đường sắt
- Số hiệu: QCVN08:2018/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 15/05/2018
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra